You are on page 1of 3

Tiết 78,79,80

Văn bản: CỐ HƯƠNG


Lỗ Tấn
(Không học phần chữ nhỏ)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Lỗ Tấn (1881-1936) quê Chiết Giang - Trung Quốc.
- Ông là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới với
những công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương đồ sộ, đa dạng.
2. Tác phẩm:
“ Cố Hương” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập “Gào thét”
(1923).
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật tôi (Tấn):
a. Trên đường về quê:
Cảnh thôn xóm hoang phế, tiêu điều, u ám, lạnh lẽo làm tan biến ký ức đẹp về
làng quê, làm nhân vật tôi hụt hẫng, thương cảm, buồn se lại nhưng đành chấp
nhận.
b. Tâm trạng của “tôi” trong những ngày ở quê:
Chứng kiến sự đổi thay, sa sút, nhếch nhác của con người vì nghèo đói, vì lễ
giáo phong kiến cổ hũ, khiến “tôi” càng buồn hơn, đau xót hơn, cô đơn hơn.
c. Cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên thuyền rời cố
hương:
Lòng “tôi” không chút lưu luyến cố hương. Bởi vì tất cả hy vọng, niềm tin
đều đặt vào con đường đã chọn, vào tương lai, vào thế hệ trẻ sẽ đem đến
những đổi thay cho quê hương.
2. Nhân vật Nhuận Thổ:
Nhuận Thổ trong quá khứ và Nhuận Thổ hiện tại đã thay đổi toàn diện từ
hình dáng đến lời nói, cử chỉ, tuy nhiên vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp đáng
quý.
Sự thay đổi của Nhuận Thổ, chị Hai Dương ... là những minh chứng cụ thể
khác nhau về sự nghèo đói, sa sút, điêu tàn, lạc hậu của nông thôn Trung Quốc
đầu thế kỷ 20.
3. Hình ảnh con đường:
Con đường là hình ảnh mang tính triết lý. Đó là con đường đến tự do, hạnh
phúc của con người do chính con người tạo dựng nên.
4. Hình ảnh cố hương:
Cố hương hình ảnh thu nhỏ của của quê hương, đất nước, phản ánh điển
hình sự biến đổi của xã hội Trung Quốc 20 năm đầu thế kỷ 20.
III. Tổng kết: Với nghệ thuật đặc sắc (xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng; kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được
kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc), thông qua việc thuật lại chuyến về quê
lần cuối cùng và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cố
hương, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đồng thời
đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của xã hội Trung Quốc để mọi
người cùng suy ngẫm.

Tiết 81,82,83
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba
huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù
Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng
của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.

Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của
Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vườn quốc gia Cát
Tiên với tổng diện tích là 73.878 ha.

Các hợp phần: Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi
là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác một sừng. Phần trên
địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu
vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc
huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,…

Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng
khoảng 137,6 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước
theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125m) ở Nam Cát Tiên.
Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.

Lịch sử: Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2
khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng
được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác này đã
làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Một cuốn hút khác của
rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng
khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm
và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá.

Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa
dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ
Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra
dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của
quân đội Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày
nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng
thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống
quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến
rừng.

Đa dạng sinh học: Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh,
40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng,
voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai…
Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh
trắng, chim mỏ sừng lớn…

Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc
biệt là loài tê giác do cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng
chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược. Ngoài lượng động vật phong phú, Cát
Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan. Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là
“Khu dự trữ sinh quyển”.

You might also like