You are on page 1of 4

Chris Maser đã từng nói “Những gì chúng ta đang làm với các khu rừng trên thế giới

chỉ là một tấm


gương phản chiếu những gì chúng ta đang làm cho chính mình và cho nhau.”Phải chăng thiên nhiên bao
la ấy giường như cũng có một sợi dây liên kết vô hình với mỗi con người chúng ta? Có lẽ, vì nghe thấy
tiếng nói rất đỗi thân thuộc và chân thành ấy của từng cánh rừng, từng sinh linh, mà Nguyễn Huy Thiệp
đã chắp bút viết lên câu truyện “ Con thú lớn nhất” . Dù đây không phải tác phẩm đầu tiên của ông viết
về đề tài thiên nhiên, nhưng lại là một trong những tác phẩm thành công nhất trong việc bộc lộ cảm
quan cùng triết lý sống đầy sinh động và lay thức. Nó không chỉ mang giá trị nghệ thuật trong cách xây
dựng tình huống truyện đặc sắc mà hơn cả còn thể hiện giá trị tư tưởng sâu sắc về cách ứng xử của con
người đối với thế giới tự nhiên.

Tác giả của câu truyện là Nguyễn Huy Thiệp. Ông là một trong những nhà văn đương đại Việt Nam, nổi
tiếng trong các thể loại kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết thuyết, với những góc nhìn mới mẻ đầy táo bạo.
Sau những năm 1970, sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu để lại dấu ấn đậm nét trong cả làng văn
học trong lẫn ngoài nước.Với một số tác phẩm tiêu biểu được xuất bản ra sách như: Tướng về hưu,
Những ngọn gió Hua Tát, Giăng lưới bắt chim, Chảy đi sông ơi…Bàn về phong cách sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp, nhà văn Nguyễn Văn Thọ từng nhận định: “Nguyễn Huy Thiệp là một tiếng nói đầy khác biệt.
…Nguyễn Huy Thiệp phản ánh trật tự bị đổ vỡ trong những giai đoạn của đất nước, những bi kịch của xã
hội, những vấn đề cần khắc phục để vươn lên xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, một xã hội đòi hỏi
phải giữ vững văn hoá lâu bền của người Việt…”.Có thể thấy các tác phẩm của ông bóc tách đời sống
một cách đầy thẳng thắn,trần trụi nhưng ở đâu đó trong con chữ vẫn chứa đựng những trăn trở với đạo
làm người và phản ánh một cuộc sống đầy chân thực. Chính sự mộc mạc, song vô cùng sâu sắc, ẩn ý ấy
đã tạo ra chất văn rất riêng biệt của người nghệ sĩ. “ Con thú lớn nhất” Là câu truyện thứ hai trong tập
“Những ngọn gió hua tát”, được viết vào năm tác giả khoảng 23-24 tuổi, và đến 27 tuổi, ông hoàn chỉnh
mười truyện ngắn liên hoàn. Sau này, khi in sách (1989), ông đổi tên thành Những ngọn gió Hua Tát. Từ
câu chuyện lấp lánh bản sắc của người miền núi, pha trộn chất huyền thoại của Nguyễn Huy Thiệp, nỗi
buồn sinh thái ám trên những trang văn mang theo nỗi bất an của con người trong chính những năm
tháng thực tại. Truyện kể về hai vợ chồng ngụ cư ở bản làng Hua Tát,trong đó người chồng chính là 1 tay
thợ săn cự phách được mệnh danh là hiện thân của thần chết.Tuy nhiên lão không hài lòng vì chưa bao
giờ săn được con thú lớn.Trong 1 năm Hua Tát động rừng khiến cho cuộc sống của dân làng đã vất vả
giờ lại thêm đói khổ.Người vợ chẳng còn sức để vào rừng cùng chồng nên nhóm bếp đợi chồng ở
nhà.Sau 1 tuần,người chồng lại tay không trở về sau đó quyết định vào rừng một lần nữa.Bỗng lão thấy
một con công—Đùng,một tiếng la hét lên.Đó chính là vợ lão.Sau đó lão quyết định dùng vợ lão làm mồi
dụ thú.Thế nhưng cái chết vẫn đến với lão.Ba ngày sau,người ta lôi xác lão từ trong bụi ra chỉ có 1 vết
đạn xuyên qua trán.Vậy là lão đã săn được con thú lớn nhất đời mình rồi-con thú trong người lão.

Qua tác phẩm “Con thú lớn nhất” cho ta thấy được hình ảnh lão thợ săn và vợ lão đã đối
xử với thế giới tự nhiên như thế nào. Cách ứng xử đó chính là cách thể hiện các hành
vi,lời lẽ thái độ và cách xử sự của con người chúng ta. Nói như Nguyễn Minh Châu, cuộc sống
như những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó chính là cuộc sống con người. Trong rất nhiều mối
quan hệ với thế giới, con người không thể nào tách mình khỏi mối quan hệ với tự nhiên. Câu truyện “
Con thú lớn nhất” chính là tiếng nói đầy phê phán sự tàn phá thiên nhiên của con người. Khắc họa một
xã hội vì lòng tham mà sẵn sàng đuổi cùng giết tận những sinh vật nhỏ bé, vô tội. Con người nằm trọn
trong vòng tay của bà mẹ nhiên giới, trong chiếc nôi đu đưa của núi rừng đại ngàn. Đó là mối quan hệ
hài hòa trong tình người và đất. Song, chính sự xâm hại của con người đối với thiên nhiên núi rừng đã
biến Cuộc săn ấy là một vòng tròn luẩn quẩn, con người tàn phá hủy hoại tự nhiên rồi sau đó tự nhiên
rượt đuổi lại con người Bởi thế, trong tận cùng sự đau đớn và phẫn nộ, bà mẹ thiên nhiên đã lên tiếng
như một sự trừng phạt đối với những hành vi xâm hại và hủy hoại tự nhiên ấy của chúng ta.

Có thể nói Giết hại động vật là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái.
Số lượng động vật hoang dã suy giảm theo từng năm khiến chúng ta tự mình đặt ra câu hỏi “ Tại sao con
người ta lại có xu hướng săn bắn bất chấp đến thế?” . Ông Lê Quôc Vinh chia sẻ “Văn hóa muốn vượt
trội, lên trên mọi người, được hưởng thụ những thứ mà người khác không có là lý do người ta săn lùng
động vật hoang dã" . Có lẽ một chiếc sừng tê giác cả tỉ đồng, những chiếc túi, áo khoác da trở thành xu
hướng và thước đo để định giá sự giàu có con người. Nó kích thích ham muốn của con người trở nên nổi
bật, trở nên vượt trội và khẳng định quyền lực, hào quang sâu thẳm trong mỗi con người. Từ lúc hình
thành, con người luôn là sinh vật đứng đầu trong muôn loài, cho nên Theo các nhà tâm lí học, “khoái
cảm săn bắn” là một trong những hành vi bóc lột xuất phát từ tự nhiên. Nó giường như là một bản năng
thú tính trong tiềm thức khó tránh khỏi. Như trong câu Truyện, lão già không ngần ngại giương súng
bắn một con công đang xòe cánh múa, “con công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhòe máu”.
Công là biểu tượng cho cái đẹp tinh khôi, tuyệt mĩ. Giết con công đang xòe cánh múa là hủy hoại cái đẹp,
bức hại môi sinh. Dấn thân vào cuộc đi săn, bản năng trong con người trỗi dậy dữ tợn như con thú bị
đánh thức. Dường như trước nòng súng, tất cả đều trở thành tham muốn chinh phục, săn được rồi, lại
muốn nhiều hơn nữa, lại muốn to hơn nữa. Để rồi cuối cùng trước mắt ta chỉ còn lại nỗi đau và tiếng rên
xiết của thiên nhiên núi rừng. Trong thời kì hiện nay, dù cuộc sống đã phát triển, nhưng nạn săn bắn vẫn
diễn ra, với cường độ thậm chí dày đặc và đáng báo động hơn. Vô vàn những mục đích phục vụ cho đời
sống và sở thích cá nhân, chúng ta không ngừng giết chóc động vật đầy tàn bạo, không nương tay.Động
vật hoang dã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng và sự phát triển của các hệ sinh thái.
Chúng tham gia vào chu trình thức ăn, phân giải chất hữu cơ, lan truyền hạt giống và tạo ra một môi
trường sống đa dạng cho các loài khác. Dù thế nhưng Theo báo cáo đánh giá toàn cầu Ủy ban Liên chính
phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (IBPES) năm 2019, có khoảng 1 triệu loài động thực vật
đang bị đe dọa tuyệt chủng với tốc độ gấp nhiều lần so với lịch sử tiến hóa của sinh giới. So với thời
điểm đầu thế kỷ 19, khoảng 20% các loài động thực vật trên cạn đã biến mất. Việt Nam là một trong 16
quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao nhất thế giới nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng
suy giảm. Một trong những nguyên nhân chính đó chính là nạn săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài
động thực vật hoang dã. Trong tác phẩm “Con thú lớn nhất” Tác giả khắc họa cho chúng ta một hình
dung về thực trang săn bắn ấy “Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt,
không có dấu chân một con thú nào trong rừng. Đến một con chim sâu, thậm chí một con bướm lão
cũng không thấy”, “lông chim, xương thú chất đầy thành đống. Những đống lông chim xơ xác đen xỉn
màu mực tàu, còn những đống xương thú màu đá vôi thì thì lốm đốm những vệt nước tủy vàng khè, hôi
hám”.Với thế giới hiện thực khốc liệt cũng như thế;việc mất cân bằng hệ sinh thái, giảm mật độ cá thể
của hầu hết các loài dẩn đến nhiều loài bị biến mất hoặc trở thành rất hiếm, nó sẽ tạo ra gánh nặng cho
thế hệ sau trong việc phục hồi các hệ sinh thái. Ngoài tê giác, voi, hổ, nhiều loài động vật nhỏ hơn cũng
đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Có lẽ bởi vì chúng quá quen thuộc đến nỗi chúng ta cứ nghĩ
chúng thật bình thường như cái lẽ của tự nhiên mà chẳng có một chút lòng biết ơn nào đối với chúng cả.
Giữa con người, tự nhiên, vũ trụ luôn có sự hòa hợp trong mối tương quan sinh tồn.Có thể thấy được
tác phẩm đã khắc họa điều hoàn toàn trái ngược trong hiện thực và cũng mang ngụ ý rằng những hành
động tàn nhẫn của con người đang là một mối đe dọa đối với thế giới tự nhiên.
Thiên nhiên trong tập truyện mang gương mặt dữ dằn, khắc nghiệt. Dường như đó là sự lên tiếng của tự nhiên
trước hành vi tàn sát của con người.Tham vọng chinh phục tự nhiên của con người là quá lớn và chính tham
vọng ấy đã dẫn con người ta đến bước đường cùng. “Chúng ta giờ biết được rằng hầu hết mọi thứ đều
có thể đo lường trên thế gian này, trừ giới hạn tham vọng của con nguời! “– Jules Verne. Cũng chính vì lẽ
đó mà Lão già trong câu truyện luôn dằn vặt và bức rứt, khi một người thợ săn kì cựu như lão, suốt đời
cũng chỉ săn được những con vật nhỏ, những gì lão muốn có hơn là những con thú lớn 3,4 tạ. Tác giả ví
lão ta như một tên thần chết trong khurừng.Điều này hoàn toàn là điều có dụng ý bởi “ít khi có con thú
rừng nào thoát chết”. Trình độ bắnsúng của lão khiến cho nhiều cánh thợ săn của cánh thợ săn phải
ghen tị.Đáng sợ hơn Nguyễn HuyThiệp còn kể rằng:”Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng
của mình”. Cái vẻ đáng sợ,dữtợn của lão thợ săn khiến cái nghề của lão trở nên tàn nhẫn hơn.Người ta
không còn xem việc lão tađi săn là công việc kiếm sống bình thường nữa. Mà tất cả dường như trở thành
tham vọng muốn chinh phục thiên nhiên to lớn của Lão. Nếu như trong tác phẩm “ Ông già và biển cả”-
Khát vọng chinh phục thiên nhiên ấy là sự bản lĩnh, kiên cường đầy cao đẹp, thì với ông lão trong câu
truyện “ Con thú lớn nhất” ham muốn khuất phục thiên nhiên của ông lại quá đỗi tham lam cùng tàn
nhẫn, nó không còn là hành trình chinh phục thiên nhiên dũng mãnh nữa mà dường như trở thành sự
hủy hoại, tàn phá ngôi nhà của vạn vật. Thú tính tàn độc của hắn càng được tô đậm khi lão đã ra tay bắn
chết một con công đang múa :“Một con công đang múa nhé: cái đầu công như lá lúa, cái đuôi xòe nửa
vòng cung với đủ màu sắcđôi chân kheo khéo lượn vòng”. Công vốn là loài vật tượng trưng cho vẻ đẹp
thanh cao, tinh túy củathiên nhiên, nhưng lại chẳng lúc nào khác, lão lại ra tay ngay lúc nó đang múa-lúc
nó tỏa sáng nhất,đẹp đẽ nhất. Không phải lão không thể nhìn ra vẻ rực rỡ ấy ở con công, một người vốn
sinh ra và lớn lên trong không gian núi rừng, sao lại có thể không cảm nhận được vẻ đẹp thiết tha của
nó. Nhưng lão vẫn quyết định nổ súng, Lão bắn đâu phải vì vật chất, đâu phải để thử cảm giác được một
lần bắn chết con thú đầu đời. Mà có lẽ bản năng tàn nhẫn của lão đã lấp đi trái tim lương thiện của con
người trong lão. Hành vi đó dẫn đến bi kịch của cuộc đời ông lão. phải chăng chính lão thợ săn là con thú
lớn nhất trong đời mình. Đó là hình dung cho thú tính độc ác trong chính lão ngay cả sẵn sàng lấy xác vợ
làm mồi nhử để đạt được khát vọng, ước mơ, săn con thú lớn nhất đời mình. Để rồi kết truyện, lão chết
một cách thê thảm dưới chính mũi đạn của mình, nhưng cùng đồng thời thực hiện được nhưng khát
vọng mà bản thân mình theo đuổi. Đó chính là luật nhân quả trong cuộc sống. cái chết của các nhân vật
lại là sự trừng phạt quyết liệt đối với họ khi thiên nhiên nổi giận. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con
người tình thương đầy dịu dàng, song chính chúng ta lại làm người nổi dận. Trên thực tế, hàng năm biết
bao trận sóng thần, hạn hán, lũ lụt, sạt lở,... xảy ra trên khắp thế giới, tước đi mạng sống của hàng vạn
nười. Con người chúng ta chỉ trách cứ, thiên nhiên sao dã man quá, nhưng lại chẳng bao giờ nhìn nhận
cách con người đối sử với thiên nhiên. Cho nên những tai ương mà chúng ta phải chịu, cũng chính là
đang nhận lại hậu quả do chính mình gây ra. Nhà văn Nga Leonid Leonov đã nói một câu thâm thúy:
“Thật chưa đủ khi chỉ gọi rừng và thiên nhiên là những người bạn tốt của chúng ta. Còn hơn thế, đó là
những người bạn nhẫn nại. Họ sẽ chẳng phàn nàn với ai. Họ chỉ thầm lặng ra đi, thầm lặng biến mất nếu
bị chúng ta coi thường những nhu cầu của họ. Chính vì vậy chúng ta, những người làm chủ thiên nhiên,
chúng ta phải có một thái độ biết điều sơ đẳng (đối với bạn bè)”. Muốn thiên nhiên ưu ái hay thịnh nộ,
có lẽ chỉ chúng ta mới có thể trả lời được!

Không có thiên nhiên có lẽ con người ta cũng sẽ không tồn tại. Cho nên Bảo vệ thiên nhiêncũng là bảo vệ
sự sống của nhân loại. Môi trường hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng, nạn săn bắt thú rừng vô tội vạ
xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng về sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống của người dân, vậy nên việc bảo vệ thiên nhiên cũng như động vật hiện đang là việc cấp bách mà
mỗi người dân đều phải có trách nhiệm. Để giảm thiểu được thực trạng tàn phá thiên nhiên một cách vô
tội vạ chúng ta cần những giải pháp thiết thực hơn để cải thiện tình trạng này như không săn bắt động
vật bừa bãi, trồng nhiều cây xanh cũng là một cách góp phần nào đó vào việc bảo vệ động vật hoang dã,
vì rừng là môi trường sống lý tưởng của sinh vật, nên việc tàn phá rừng có thể dẫn đến việc động vật bị
tuyệt chủng. Đặc biệt là phải nâng cao ý thức của con người. Ngoài ra, để bảo vệ cũng như hạn chế tình
trạng săn bắn thú rừng bừa bãi, pháp luật cũng đưa ra các bộ luật như theo điều 243, bộ luật bảo vệ và
phát triển rừng, việc săn bắn các loài động vật thuộc vào loài quý hiếm sẽ bị phát lên đến 12 năm tù.
Nếu ai đủ “lặng” thì có thể hiểu được hương thơm của một bông hoa giá trị thế nào; nếu ai đủ “lặng” thì
có thể biết được dòng suối mát lạnh sẽ mang đến cho con người hạnh phúc ra sao; nếu ai đủ “lặng” thì
có thể biết được mùi vị sảng khoái như thế nào khi một cơn gió hiu hiu mát rượi thổi vào thân thể ta. Đó
là tiếng nói của thiên nhiên. Chỉ khi con người đủ “lặng” thì mới hiểu được vẻ đẹp cao quý của chúng,
hiểu được tiếng nói kỳ lạ của chúng và khám phá ra ý nghĩa độc đáo của chúng dành cho con người mà
thôi. Hãy dành một khoảng lặng của cuộc sống để có thể nghe được tiếng nói thi vị của thiên nhiên. Hãy
dành một khoảng lặng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vĩ lạ lùng. Hãy dành một khoảng lặng
để biết ơn thiên nhiên; biết ơn một tiếng nói tuy chỉ thì thào đơn sơ, giản dị nhưng là cả một sức sống
bao la, chan chứa.

You might also like