You are on page 1of 2

Mỗi người tồn tại trên thế gian này đều có thiên chức riêng: hoạ sĩ tô điểm cuộc

sống
bằng những bức tranh đầy gam màu, nhạc sĩ cho ra những bản nhạc êm tai, còn những lời văn
đáng quý được tạo nên bởi “nghệ sĩ” của nghệ thuật ngôn từ, nhà văn. Tựa như nghệ sĩ Trần
Duy Phiên, một người con của vùng đất cố đô Huế và là một nhà văn nổi bật trước năm 1975
của nền văn học Việt Nam, đã “góp nhặt” những mảnh chữ của đời để viết nên tác phẩm “Kiến
và Người”. Tác phẩm đã nêu lên một vấn đề rất ý nghĩa, sâu sắc: sự chung sống hoà hợp với môi
trường tự nhiên.
Tác phẩm “Kiến và Người” đã thông qua việc xây dựng mẫu chuyện nhỏ về cuộc chiến
giữa con vật và loài người để người đọc phải trăn trở về sự mất mát mà họ sẽ nhận khi phá huỷ
môi trường tự nhiên và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Với việc kể lại sự tấn
công mà cả gia đình gặp phải từ đàn kiến do phá rừng xây nhà, tác giả đã phác hoạ lên một cuộc
chiến vô tận với đàn kiến. Trong hoàn cảnh khắc khổ ấy, Kiến giống như một thế lực hùng mạnh,
to lớn khiến người bố phải thao thức tìm mọi cách chặn đường chúng, người con và đứa em trai
giúp bố bịt kín mọi ngóc ngách và người mẹ đầy lo lắng, sợ hãi. Để rồi đến cuối cùng, cả gia đình
quyết định thêu rụi ngôi nhà và tháo chạy bằng cách thoa dầu lên người nhưng họ vẫn chẳng
thể nào ngăn cản được sự tấn công mãnh liệt của loài Kiến. Sau cuộc hỗn chiến, những gì còn lại
chỉ là mất mát và đau thương. Việc khắc hoạ rõ nét cái mất mát mà gia đình này trải qua, nhà
văn Trần Duy Phiên nhấn mạnh được sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường đồng thời cho ta
thấy rõ mối quan hệ giữa thiên nhiên và loài người vô cùng chặt chẽ, là sự cộng sinh để cùng
tồn tại và phát triển.
Vậy con người có đang chung tay bảo vệ hệ sinh thái? Trước hết, ta có thể thấy được
qua văn bản trên con người hiện nay vẫn không hoàn toàn ý thức được sự nghiêm trọng của
việc phá hoại môi trường tự nhiên. Vì lẽ đó mà họ không tiếc phá rừng, chặt cây để trục lợi cho
mình, đáp ứng những nhu cầu cá nhân như: xây dựng nhà cửa, chăn nuôi gia súc,… Tựa như gia
đình trong tác phẩm, vì để có nơi ở mà họ không tiếc chặt cây, xây nhà, tiêu diệt nơi ở của loài
kiến. Để rồi cái kết mà họ nhận lại là vô cùng cay đắng và đau thương, sự thêu rụi của nhà cửa
“Từ xa nhìn tới, nhà cửa, vườn rẫy,… cháy sạch. Một bãi hoang tro than mênh mông.”, và sự mất
mát của người thân “Mẹ cháu chết vì nọc kiến”. Việc phát hoạ lên hình ảnh mất mát đầy đau
thương như thế, nhà văn phát huy tối đa việc truyền tải thông điệp đến với đọc giả: Nếu không
trân trọng và bảo vệ thiên nhiên thì ta sẽ phải đón nhận những kết quả vô cùng tàn khốc.
Quan trọng hơn cả, ngoài việc nhận thức rõ thực trạng, ta phải cho ra những biện pháp
để tăng cường ý thức bảo vệ thiên nhiên và khuyến khích mối quan hệ cộng sinh. Để không xảy
ra những nạn phá rừng như trong tác phẩm Kiến và Người, ta cần kiến nghị và phối hợp với các
cơ quan công an, chính quyền địa phưởng để tổ chức rà soát, thống kê các đối tượng có hoạt
động khai thái, vận chuyển lâm sản trái với pháp luật. Khi phát hiện ra, việc ban hành những
hình phạt nặng như phạt tiền hoặc phạt tù cần được thực hiện để răn đe những người có âm
mưu buôn bán lâm sản, rộng hơn cả là phá hoại tài sản thiên nhiên. Điển hình là việc đối tượng
Phạm Văn Điếc đã bị xử phạt hơn 112 triệu đồng về hành vi vận chuyển, mua bán lâm sản trái
pháp luật tại Quãng Ngãi. Vụ việc này đã khiến cho những hành vi tương tự giảm đi đáng kể do
sự lo sợ trước hình phạt khắc khe của chính quyền địa phương. Nếu không cho ra biện pháp cụ
thể mà chỉ mong chờ sự có ý thức của người đân thì cho dù có trải qua bao mất mát họ vẫn
không hoàn toàn khuất phục mà vẫn thực hiện hành vi trái phép. Như hình ảnh người bố trong
tác phẩm, dù đã trải qua mất mât từ việc mất vợ, mất của, ông vẫn tiếp tục lênh đênh trên biển
và không chịu khuất phục. “Bố cháu đào một con sông ngược vào núi. Bố đi từ cái sai này đến
cái sai khác.”
Có ý kiến cho rằng con người không cần phải sống hoà hợp với thiên nhiên vì ta lớn
mạnh hơn chúng. Tuy nhiên, đây là một quan niệm vô cùng sai lầm. Nếu không có thiên nhiên,
sẽ không có chúng ta. Hơi thở của ta gắn liền với thiên nhiên. Nhờ có chúng mà ta mới có thể
tồn tại và phát triển. Điển hình như thời tiền sử khi máy móc vẫn chưa phát triển, ta tồn tại nhờ
vào việc săn bắt, hái lượm và đó như là nguồn thức ăn chính để ta sinh sống qua ngày. Nếu một
mai thiên nhiên bị tiêu diệt hoàn toàn, con người cũng vì thế mà bị diệt vong. Vì thế chỉ khi ta
còn tồn tại thì môi trường sống còn nắm một vai trò quan trọng trong đời sống.
Để tồn tại và phát triển, ta phải biết cách sống hoà hợp với môi trường tư nhiên hay nói
cách khác là bảo vệ và trân trọng chúng. Đó là thông điệp ý nghĩa nhất mà tác phẩm đã trao
tặng chúng ta. Dù năm tháng có trôi qua, thông điệp này vẫn sẽ ở lại theo thời gian và đóng góp
một ý nghĩa to lớn cho nhân loại, nhằm xây dựng nhận thức của con người về việc trân quý môi
trường sống.

You might also like