You are on page 1of 2

Mỗi người tồn tại trên thế gian này đều có thiên chức riêng: hoạ sĩ tô điểm cuộc

sống
bằng những bức tranh đầy màu sắc, nhạc sĩ cho ra những bản nhạc êm tai, còn những lời văn
đáng quý được tạo nên bởi “nghệ sĩ” của nghệ thuật ngôn từ, nhà văn. Tựa như nghệ sĩ Bảo
Ninh, một người con Xứ Nghệ đã gây ra vô vàn tiếng vang lớn với các tác phẩm như: “Nỗi buồn
của chiến tranh”,… Ông đã “góp nhặt” những mảnh chữ của đời để viết nên truyện ngắn “Bí ẩn
của làn nước”. Tác phẩm đã nêu lên một vấn đề rất ý nghĩa, sâu sắc: sự khắc nghiệt của thiên
nhiên đối với đời sống con người.
Mẫu truyện “Bí ẩn của làn nước” đã khiến người đọc phải trầm tư, suy nghĩ về sự tàn
khốc của chiến tranh, đặc biệt là sự khắc nghiệt của thiên nhiên và những hậu quả mà ta phải
hứng chịu. Với việc kể lại sự mất mát và đau thương mà ngôi làng trải qua khi dòng nước lũ
cuốn trôi đi vạn vật trong làng, Bảo Ninh đã phác hoạ nên một hình ảnh - nhân loại đang đối
đầu với thiên nhiên. Trong bức tranh đầy thảm khốc ấy, không chỉ nỗi đau mà còn là tình yêu
thương giữa người với người được đặc tả qua từng tình cảnh. Cũng chính trong bức tranh đấy,
làn nước đã cuốn trôi người chồng và người vợ cùng với đứa con vào thân đa trước đình làng
nhưng rất may họ đã bám vào cành cây đa và với sự hỗ trợ nhiệt tình từ dân làng, họ đã leo
được lên cành. Trong lúc người chồng đang cố gắng cứu người phụ nữ ở dưới dòng nước lũ,
cành cây chao mạnh đã khiến người vợ hoảng hốt và vô tình làm rớt đứa trẻ xuồng dòng nước.
Bởi vì thương con, người vợ liền nhảy xuống và bị cuốn trôi đi. Thấy thế, người chồng vội lao
xuống dòng nước để cứu lấy vợ và đứa con trai của mình nhưng vì nước chảy xiết, anh chỉ cứu
được người con. Qua sáng hôm sau, khi tỉnh dậy sau cơn ngất vì mệt, anh nhìn vào khuôn mặt
đang oà khóc của con rồi sửng sốt và khóc nức lên vì anh biết đứa bé anh cứu không phải là đứa
con trai của anh. Và rồi bí ẩn mãi mãi được chôn sâu vào làn nước năm ấy. Bí ẩn ấy đã khắc hoạ
rõ nét hơn về sự khắc nghiệt của thiên nhiên đối với con người.
Vâỵ con người có đang phải đối đầu với các vấn đề của thiên nhiên? Trước hết, ta có thể
thấy được rằng dù là quá khứ hay hiện tại, các thiên tai như lũ lụt, sạt lỡ, động đất,….vẫn luôn là
vấn nạn trong cuộc sống và ta vẫn luôn phải đối đầu với chúng hằng năm. Tựa như cơn lũ đã càn
quét mọi thứ vào tháng 10 năm 2023, làm rúng động cả đất nước Việt Nam. Những người dân
sinh sống ở các tỉnh miền Trung như Huế, Đã Nắng,…đã phải hứng chịu dòng nước lũ dữ dội. Họ
bất lực chứng kiến cảnh nhà cửa, tài sản và thậm chí là người thân bỏ mạng vì dòng nước ấy.
Mùa lũ lụt năm 2023 đã gây ra vô vàn thiệt hại về cả người lẫn của, nó đã cướp đi 169 mạng
sống và gây ra tổn thất lên tới hàng trăm tỷ đồng. Dường như sự khắc nghiệt của thiên nhiên
vẫn luôn hiện hữu và ta, những con người nhỏ bé, đang cố gắng chống cự lại.
Quan trọng hơn cả, hậu quả đầu tiên mà ta hứng chịu từ các thiên tai là sự mất mát của
của cải vật chất. Những thùng gạo tích trữ giờ đây đã bị dòng nước lũ cuốn trôi đi, tựa như cuốn
trôi đi bao công sức và nỗ lực của người nông dân trong một năm vừa qua. Dòng nước ấy đã
cạn nhưng để lại đó là sự đói khát, tình cảnh đã nghèo nay lại càng nghèo thêm của biết bao
người dân. Theo Báo Lao Động, đã có hơn 200.000 ngôi nhà tại Quảng Trị, Quãng Bình, Hà Tĩnh,
Thừa Thiên Huế bị cuốn trôi đi và trong đó là biết bao tài sản của người dân. Đâu chỉ dừng lại ở
đó, hậu quả mà ta nhận lại còn là sự mất mát về người. Những dòng nước lũ đã phá tan đi một
gia đình hạnh phúc, một tình yêu vĩnh cữu và để lại vô vàn chấn thương tâm lý không bao giờ
phai nhoà. Qua một mùa lũ, bao nhiều đứa trẻ hạnh phúc lại trở thành những trẻ em mồ côi,
bao nhiêu cặp đôi lãng mạn giờ đây chỉ còn là sự khóc thương cho người ra đi và sự đau khổ
cho người ở lại. Thiên tai đã khiến người người phải đau khổ và rơi nước mắt bởi sự tàn nhẫn
và ác độc của nó.
Tuy thiên tai đã gây ra vô vàn mất mát và thiệt hại cho người dân nhưng cũng trong
chính hoàn cảnh đầy nghiệt nghã ấy, tình yêu thương giữa người với người lại nổi bật hơn bao
giờ hết, đó cũng chính là nét đẹp hiếm hoi trong sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Chỉ trong hoàn
cảnh khó khăn, ta mới có thể chứng kiến được hình ảnh người dân Việt Nam trên khắp cả nước
cùng chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung chống lại lũ lụt hay chống lại các cơn bão lớn. Đã
có vô vàn mạnh thường quân kêu gọi giúp đỡ trên khắp cả nước, các quỹ từ thiện và dự án
được thành lập với mục đích cùng chung tay phòng chống lũ lụt. Các fanpage và trang web lập
ra để cập nhật tình hình miền Trung và cũng bao người không góp tiền thì góp sức trong đợt lũ
vừa qua. Trong tình cảnh khắc nghiệt, dường như tinh thần đoàn kết đã xoá tan đi bầu không
khí ảm đạm mà mùa lũ mang lại. Tinh thần ấy mang lại và khơi dậy bao hi vọng, niềm tin của
những con người đang chịu sự tổn thật nặng nề do lũ lụt hay các loại hình thiên tai khác.
Sự nghiệt nghã mà thiên nhiên mang lại không chỉ tồn tại trong đời sống mà nó còn
được phác hoạ vô cùng đặc biệt trong đoạn trích “Bí ẩn của làn nước” của Bảo Ninh. Qua chi
tiết dòng nước lũ dâng cao tới nóc nhà và cuốn trôi cái mái ra cây đa đầu làng, ta phần nào khắc
hoạ rõ nét về sự dữ dội và tàn ác của thiên tai. Những tiếng ai oán, kêu cứu dần dà cũng biến
mất trong dòng nước lũ, tất cả còn lại chỉ là những tiếng nức nở của những người sống sót,
“Cứu mẹ con tôi mấy…cứu mấy, người ơi…” Và trong vài khoảnh khắc, ta tận mắt chứng kiến sự
ra đi của người thân trong gia đình. Tựa như việc người chồng hoảng hốt lao xuống nước để
cứu vợ và con trai nhưng chỉ cứu được đứa con. Theo làn nước ấy, theo sự khắc nghiệt của lũ
lụt, có những mất mát và bí ẩn được chôn vùi. Dù cố gắng đối đầu với thiên tai, nhưng người
chồng vẫn tội nghiệp làm sao khi anh không cứu được cả vợ lẫn con mình. Sự nhỏ bé của người
chồng trước cơn lũ được tác giả phác hoạ vô cùng nổi bật, nổi bật như sự bất lực và không
khuất phục của anh trước dòng nước lũ, “Con tôi…..- Tôi khóc, đỡ lấy bọ chăn, - Con tôi”. Sự đau
khổ khi đứa bé mà anh cứu lại không phải là của anh và chỉ trong một đêm chỉ còn lại mình anh
trên thế gian này. Vậy liệu chúng ta sẽ không bao giờ thắng được thiên tai và luôn hứng chịu
mọi hậu quả mà chúng mang lại?
Sự tàn khốc của thiên nhiên là vấn đề nan giải và luôn được lấy ra làm đề tài nghiên cứu
để tìm ra biện pháp phòng chống. Vấn đề ấy có thể thấy rất rõ trong cuộc sống lẫn văn chương.
Qua tác phẩm “Bí ẩn của làn nước”, tác giả Bảo Ninh đã làm nổi bật lên sự yếu thế của con
người trước những hiểm hoạ của thiên nhiên cũng như khắc hoạ rõ sự khắc nghiệt mà thiên
nhiên đem lại. Từ đó, tôi tự nhận thức được rằng thiên nhiên đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong đời sống con người, và chúng ta với thiên nhiên có một mối quan hệ vô cùng chặt
chẽ và gắn bó. Bởi lẽ thế, tôi nên có ý thức bảo vệ thiên nhiên như trồng cây, không chặt phá
rừng, không xả rác,… để có thể phát triển mối quan hệ cộng sinh giữa ta và môi trường sinh
thái.

You might also like