You are on page 1of 3

I) Mở Bài:

- Giới thiệu tác giả Trần Duy Phiên


+ Trần Duy Phiên sinh năm 1942, tại Thừa Thiên Huế
+ Ông là nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam trước năm 1975
- Giới thiệu tác phẩm kiến và người
+ “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng
=> Vấn đề nghị luận cách chung sống hòa hợp với môi trường tự nhiên
II) Thân Bài
Luận điểm 1: sơ lược tác phẩm
- Nội dung chính: Xoay quanh cuộc chiến giữa con người và loài kiến
để bảo vệ lãnh thổ của mình.
- Nhân vật: Gia đình nhân vật chính và đàn kiến
- Tóm tắt truyện kiến và người
+ Gia đình đã bỏ nhà, tới phá rừng để canh tác đất và sinh sống
+ Cả gia đình phải đối mặt với những con kiến khổng lồ đang xâm
nhập vào nhà của họ và tấn công họ.
+ Cả nhà ra sức chống lại đàn kiến
+ Khi đàn kiến đã vào được căn nhà, cả gia đình đành phải bỏ lại nơi
ở để bỏ trốn.
+ Gia đình phải chịu nhiều tổn thất và nọc kiến đã gây ra cái chết cho
người mẹ.
- Tác phẩm củng cố mối quan hệ của con người và thiên nhiên.
=> Vấn đề nghị luận: Đưa ra tầm quan trọng của cuộc sống hòa hợp của
con người với môi trường tự nhiên
- Ý 1: Giải thích:
- Ý 2: Vì sao phải sống hòa hợp với thiên nhiên ( Thực trạng -> Nhận
thức được tầm quan trọng của thiên nhiên )
- Y3: Thế nào là sống hòa hợp với thiên nhiên
- Y4: Cách chung sống hòa hợp với thiên nhiên
- Ý5: Bài học nhận thức
Luận điểm 2: Giải thích vấn đề nghị luận về cách chung sống hoà hợp
với thiên nhiên.
- Thiên nhiên :Thiên nhiên là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự
tồn tại của tất cả các sinh vật, các hiện tượng tự nhiên, và môi trường
xung quanh chúng ta
- Tại sao phải sống hoà hợp với thiên nhiên: bởi vì Thiên nhiên là cội
nguồn của sự sống, là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Thiên nhiên
cung cấp cho chúng ta mọi điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và
phát triển. Thiên nhiên còn mang lại cho con người vẻ đẹp, để con người
tận hưởng cuộc sống tốt lành, thơi thả tâm hồn sau những công việc đầy
khó nhọc
=> Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống
của con người, con người vốn không thể tách mình khỏi thiên nhiên vì
thế nên ta phải học cách chung sống hoà hợp với thiên nhiên
Luận điểm 3: Thực trạng môi trường tự nhiên hiện nay:
- Nguồn nước bị ô nhiểm trầm trọng
- Nạn đốt, phá rừng diển ra thường xuyên
- Ô nhiễm môi trường đất, cạn kiệt tài nguyên
=> Môi trường bị tàn phá nặng nề
Luận điểm 4: Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan:
- Do nhu cầu nơi ở vì dân số tăng của con người nên buộc phải khai
phá rừng.
+ Trong tác phẩm “Kiến và người” gia đình đã phá rừng chiếm vùng
đất sống của loài kiến vì vậy đã làm cho thiên nhiên nổi giận
- Do sự tham lam mà con người khai thác tự nhiên quá mức, săn bắt
giết hại loài vật.
- Do sự thiếu ý thức của con người.
Nguyên nhân khách quan:
- Khí hậu khô nóng, dễ gây cháy rừng.
- Động đất, núi lửa phun trào.
Hậu quả:
- Biến đổi khí hậu.
- Động vật mất nơi ở buộc phải di chuyển vào nơi ở của con người( kể
cả những con vật nguy hiểm).
+ Gia đình trong tác phẩm”Kiến và người” khi đối mặt với bầy kiến
đã phải chịu nhiều mất mát và gây ra cái chết của người mẹ
- Tuyệt chủng hàng loạt ở động vật.
- Sức khoẻ của con người bị đe doạ nghiêm trọng.
- Thiên tai, thiếu lương thực nghiêm trọng.
=> Sự chống trả của thiên nhiên đối với sự tàn phá nặng nề của con
người, do đó con người cần sống hoà hợp với thiên nhiên.
Luận điểm 5:bài học nhận thức và giải pháp
- Nêu lại vấn đề nghị luận đã được nêu ra từ tác phẩm “kiến và người”.
Thông qua hình ảnh trận chiến giữa loài kiến tượng trưng cho thiên
nhiên và gia đình cậu bé tượng trưng cho con người đã cho ta thấy được
hậu quả nghiêm trọng của việc chống lại thiên nhiên
=> bài học nhận thức: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên và
biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên nếu không thì sẽ phải đối mặt với
những hậu quả to lớn
- Giải pháp: nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của
thiên nhiên, xây dựng môi trường sống xanh sạch, trồng thêm cây, bảo
vệ các loài động vật….
III.Kết bài
- khẳng định vấn đề nghị luận đã được nêu ra từ tác phẩm “kiến và
người”

You might also like