You are on page 1of 2

ÔNG CẢ ĐẶNG VĂN TRƯỚC

TIỂU SỬ :
- Ông Đặng Văn Trước có tên huý là Đặng Uý Dừa (người xưa gọi là ông Cả
Trước) quê ở Bình Định. Năm 1811, ông bắt đầu công cuộc Nam tiến. Sau
khi đến vùng đất thuộc Trảng Bàng ngày nay, ông đã cùng với nhiều người
dân tiến hành khai hoang, lập ấp. Người dân các nơi đã tìm đến đây sinh
sống khiến cho dân số ngày càng đông đúc. Ông Cả Trước quyết định tìm
cách mở rộng thêm ranh giới. Năm 1818, ông cùng với những người khác
đến làng Bình Tịnh xin thêm đất để lập Phước Lộc Thôn (nay là phường Gia
Lộc). Lưu dân các nơi nghe tiếng đã tìm về nơi đây cùng nhau mở đường,
đào kênh, lập chợ, biến một vùng đất hoang vu trở thành một khu vực trù
phú về nông nghiệp và phát triển thương nghiệp. Rạch Trảng Bàng cùng với
chợ cũ Trảng Bàng ra đời từ đó.
- Ngày 5 – 3 – 1826 (âm lịch), ông Đặng Văn Trước qua đời. Để tỏ lòng thành
kính đối với người đã có công mở đất, đào kênh, lập làng, chợ,… nhân dân
trong vùng đã xây mộ và lập đền thờ ông
ĐÓNG GÓP :
- Năm 1811, ông Đặng Văn trước dừng chân ở Bến Đồn để khai khẩn đất đai,
làm ăn sinh sống do tính chất đất có nhiều sỏi cát, khó trồng trọt. Năm
1818, ông Trước và một số thân hào nhân sĩ đến làng Bình Tịnh ( thị xã
Trảng Bàng ngày nay )làm đơn xin nhượng lại một số lô đất để khai khẩn lập
làng với tên gọi là Phước Lộc thôn. Những năm sau đó, lưu dân các nơi tụ
về Phước Lộc thôn sinh sống. Thời điểm đó, Trảng Bàng là một vùng đất
rừng rậm hoang vu, nhiều thú dữ. Năm 1821, ông Trước chỉ huy dân chúng
đào một con kênh thông ra rạch Trảng Bàng để mở đường buôn bán và lập
một ngôi chợ tại đây. Ông mở mang thêm đường sá, lập chợ, biến một vùng
đất hoang vu trở thành một ku vực trù phú về ngông nghiệp và phát triển
về thương nghiệp. Cùng vs nhu cầu phát triển của cư dân, ông mua thêm
phần dât nữa để mở rộng giới địa của Phước Lộc thôn
- Năm 1836, thôn Phước Lộc đổi thành Gia Lộc ( ngày nay phường Gia Lộc,
thị xã Trảng Bàng ). Vào thời điểm này, giặc Miên thường hay vượt biên giới
sang quấy nhiễu và cướp tài sản của nhân dân, nhưng đều được ông cả
Đặng Văn Trước và dân binh dẹp tan.
Ý NGHĨA/ GIÁ TRỊ :
- Công cuộc khai hoang ở những vùng biên giới đề hình thành nên những
vùng dân cư ở đó. Việc làm đó nhằm gắn lợi ích kinh tế với lợi ích quốc
phòng an ninh và lợi ích xã hội. Những vùng khai hoang gần biên giới giống
như những phên dậu bảo vệ đất nước trước những con mắt nhòm ngó và
âm mưu xâm lược.

You might also like