You are on page 1of 3

1.

D
2. A
3. D
4. Nhân vật Lão Khúng và con Khoang đen gợi nhớ đến nhân vật Lão Hạc và cậu Vàng
trong truyện "Lão Hạc" của Nam Cao. Cả hai nhân vật chính đều có trái tim vô cùng nhân hậu và
trong sạch, đều bị dày vò lương tâm đau đớn và đều có sự bao dung, thương cảm, coi động vật
nuôi trong nhà như người bạn đời. Cậu Vàng và con Khoang Đen đều là những con vật trung
thành và thông minh, đóng vai trò làm người bạn, người thân đồng hành cùng nhân vật chính.
5. Lão Khúng coi con Khoang Đen là người bạn đời làm ăn thân thiết vì cả hai người đã gắn bó
với nhau từ những ngày đầu "khai phá vùng đất mới" vô cùng vất vả, khó khăn. Không chỉ vậy,
suốt một đời, con Khoang Đen đã "nai lưng ra kéo cày để nuôi sống gia đình lão".
6. Lão Khúng biết trân trọng, yêu thương và thấu hiểu được công sức vất vả nhiều năm tháng của
con Khoang Đen.
Lão hành xử rất nhân đạo: lão quyết định giải thoát cho con vật, trả nó về thế
giới tự do, để nó được sống sung sướng những ngày cuối đời
7. Qua chi tiết con Khoang Đen không đi vào rừng mà quay trở lại với lão Khúng, nhà văn
Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm thông điệp: Khi số phận nô lệ đã ăn sâu vào trong tiềm thức
thì kể cả khi được trao cơ hội tự do, chưa chắc nó đã chấp nhận lựa chọn đấy mà thay vào đó tự
nguyện trở về với nguồn gốc của mình.
8. Phân tích tác dụng của việc sử dụng điểm nhìn bên trong:
– Trong toàn bộ đoạn trích, tác giả đã đặt điểm nhìn vào nhân vật lão Khúng qua những lời
tường thuật câu chuyện xuyên từ ý thức, độc thoại nội tâm của nhân vật.
Qua đó, tác giả đã cho ta thấy những suy nghĩ bên trong nội tâm nhân vật:
+ Đó là những suy nghĩ nhân đạo khi lão quyết trả tự do cho con Khoang Đen.
+ Đó là những lời nói âu yếm với con bò khi lão xua nó về với thế giới tự do, và lão cũng cảm
thấy như đang giải thoát cho chính lão.
+ Đó là tâm trạng sầu não và phiền muộn khi thấy con Khoang Đen quay trở lại, từ chối sự tự do
mà lão đã ban cho.

– Từ cách dặt điểm nhìn bên trong, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão
Khúng: một người nông dân chất phác nhưng lại có những suy nghĩ vô cùng nhân văn và sâu sắc,
biết yêu thương loài vật như yêu thương một con người.
9. Qua đoạn trích, tác giả như muốn nhắn nhủ ta phải biết chia sẻ tình cảm, quý mến loài vật và
luôn tôn trọng những gì người khác làm cho ta.

10. Sự tự do là một yếu tố tất yếu trong cuộc sống của mỗi con người. Nó không chỉ mang lại
cảm giác thoải mái, vô tư mà còn tạo điều kiện cho chúng ta tự khám
phá bản thân, theo đuổi những đam mê, sở thích của riêng ta. Ngoài ra, sự tự do
còn giúp con người trở nên có trách nhiệm với mỗi suy nghĩ, hành động của mình
đối với xã hội và cộng đồng. Không chỉ vậy, tự do còn giúp con người được giải
phóng năng lượng và khả năng tư duy, từ đó phát huy tối đa tiềm năng và sáng tạo.Qua đó, việc
tôn trọng và bảo vệ sự tự do cá nhân không chỉ là trách nhiệm của mỗi người mà còn là nhiệm vụ
của toàn bộ cộng đồng vì chỉ khi mỗi
người có được sự tự do thì cuộc sống mới trở nên trọn vẹn hơn.

11.
Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam
1954 - 1975. Bằng bút pháp tinh tế, chân thực cùng với sự nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ
của ông, Nguyễn Minh Châu đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả qua những tác phẩm
văn học đầy sâu sắc như Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Cửa sông...

Tác phẩm truyện ngắn "Phiên chợ Giát" sáng tác năm 1989, in trong tập "Cỏ lau" được coi là tác
phẩm cuối cùng trong sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Minh Châu và là một trong những tác
phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

Câu chuyện kể về lão Khúng đi chợ bán con bò đã già, không còn sức lao động cho hàng thịt ở
cầu Giát. Nhưng sau khi nhận định lại tình hình, lão Khúng đi đến một kết luận bất ngờ: "lão
quyết định giải thoát cho con vật". Việc quyết định thả tự do cho con bò là một hành động hiếm
gặp, và suy nghĩ của lão Khúng lại càng làm người đọc ngỡ ngàng: "Cả một đời con vật nai lưng
ra kéo cày để nuôi sống gia đình lão, và bây giờ lão đền ơn trả nghĩa cho con vật bằng việc đem
bán nó cho người ta giết thịt? Lão thấy lão không còn là giống người nữa". Dù chỉ là một người
nông dân, suy nghĩ của lão ta lại vô cùng thấu đáo, nhân văn. Khác thường thay, hành trình thả
con vật về với tự do lại trở thành cuộc xua đuổi “Con đường đi đến thế giới tự do của con
Khoang Đen thật chẳng khác nào con đường đi đày. Sau lưng nó, lão Khúng lúc nào cũng hầm
hầm hè hè giơ cao thanh roi sẵn sàng quất vào mông đến đau điếng nếu nó dừng lại, hoặc ngoái
nhìn trở lại.”
Qua tình huống có chút khác thường, người đọc thấu hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của lão Khúng:
một người nông biết yêu động vật, quý trọng công sức, quãng thời gian lao động cực nhọc cùng
lão nên lão đã nghĩ cách trả ơn cho nó: lão bỏ ý định bán nó đi mà lại đi thả nó về rừng già, để nó
được thoải mái sống tự do, sung sướng. Hành trình đi đến tự do của con Khoang Đen thật lạ
thường thay: nó không dám từ bỏ lối sống nô lệ, không giám bước ra khỏi vòng an toàn vốn có,
không giám tìm đến những điều mới mẻ ở ngoài kia. Do đó, vì đã không đủ bản lĩnh sống cho ra
cuộc đời mình, nó đã từ bỏ chính sự tự do của bản thân mà tình nguyện tìm về ách nô lệ ngày
trước.

You might also like