You are on page 1of 4

Nhân vật người đàn bà:

- Xuất hiện hết sức mờ ảo, không tên tuổi, sống cam chịu dưới cồn cát đã nhiều năm
- Cuộc sống của chị là những ngày dài nhàm chán nối tiếp nhau, đêm đào cát, ngày thì ngủ
- Chị là một người phụ nữ rất kiên cường
- Là người biết trân trọng danh dự nhân phẩm của mình như bao người con gái
Nhân vật người đàn ông:
- Anh đã nhận ra một điều răng chiếc thang dây- cầu nối duy nhất của ngôi nhà trong hố cát này với thế
giới bên ngoài đã biến mất-> tìm đến lối thoát-> thất bại
- Cái anh thiếu thốn nhất là sứ tự do, là tiếng nối cộng đồng là cuộc sống trước kí của anh-> khao khát tự
do
- Cuộc sống tù túng niềm mong mỏi giao lưu với thế giới bên ngoài làm anh bất chấp mọi luân thường đạo
lí-> anh sẵn sàng làm tình với chị trước mặt mọi người để đổi lấy một chút tự do nhỏ nhoi
- Anh chấp nhận lamg một thành viên trong cái tổ ấm mà “ ngước mắt lên chỉ thấy cát và trời xanh”-> sự
ân cần chu đáo và tình cảm chân thành của chị đã làm anh cảm động và gắn bó với chị từ lúc nào anh
cũng không hay biết…
Kết luận:
- ở người đàn bà trong cồn cát, người đọc khó mà phân định được thực hư, người nào là kẻ chạy trốn,
người nào là kẻ lùng bắt, ai biết đâu là ranh giới giữa hư ảo và hiện thực
- koboabe đã giải thích những vẫn đề tâm sinh lí, ý thức và tiềm thức… để cố gắng truyền đạt đến người
đọc một ccahs cụ thể những hiện tượng có thực ở vùng sâu kín trong hay dưới tầng ý thức. ông chú trọng
đến ảnh hưởng của tiềm thức và vô thức đối với hành vi của con người
- qua người đàn bà trong cồn cát, abe đac sử dụng mọi dạng mặt cảm xúc của con người, từ niềm tự hào và
nỗi sợ hãi tới những khao khát tình dục và cả nỗi thất bại ê chề- tất cả đều dồn vaof nhân vật chính trong
câu chuyện, rồi thì qua đó mặc cho bạn đọc tiến hành một sự tự nhận thức về sự phi lí của thân phận con
người.
Câu truyện nói về Niki Jinpei, một nhà côn trùng học, trong lúc đi tìm một mẫu côn trùng đã lạc bước vào xứ cát.
Người ta đưa anh xuống hố cát qua đêm cùng với một người nữ. Sáng ra người ta rút mất thang dây. Và Jinpei
tuyệt vọng, nỗ lực tìm cách vượt thoát. Và một lần anh đã suýt vượt thành công. Sau khi bị bắt lại, anh làm việc
một cách vô hồn, và chỉ tìm vui khi phát kiến ra cái bẫy nước. Anh cùng với người nữ yêu thương nhau, tìm vui
trong lao động để mua một chiếc radio, một chiếc gương soi. Sau cùng người phụ nữ có thai ngoài tử cung phải
đưa đi cấp cứu. Jinpei trong thế lưỡng khả giữa vượt thoát và ở lại, đã chấp thuận nhận xứ cát này làm quê
hương…
Truyện chỉ có vậy. Nhưng chỉ có vậy là thế nào? Những tình tiết đơn giản mở ngỏ ra vô vàn các khả năng. Có một
sự tương hợp lạ kỳ giữa tư tưởng của Abe Kobo gửi gắm qua tác phẩm với tiến trình suy tưởng của Heidegger.
Khi nhận thấy điều đó, thoạt đầu chúng tôi kinh hoảng nhưng sau khi bớt choáng váng, chúng tôi quyết định đặt
hai tác gia này trong một cuộc tương thoại khả năng. Có thể đây là một hành động liều lĩnh và dại dột nữa. Nhưng
như chúng tôi đã nói, nếu triệt để suy tư, chúng ta sẽ thấy cuộc tương thoại này mở ngỏ ra vô vàn các khả năng
mà tự chúng soi chiếu lẫn nhau trong các bước đi uyển chuyển của tư duy triệt để…
Thoạt kỳ thủy là như thế. Con người là một hữu thể bị quăng ném vào cõi nhân sinh. Đó là khởi điểm suy tư của
Heidegger. Và đó cũng là quang cảnh mở đầu câu truyện Người đàn bà trong cồn cát 3 của Abe Kobo. Niki
Junpei, người mà đến cuối truyện chúng ta mới biết tên qua thông báo tin mất tích của Tòa án Nội Vụ, chợt bị
quăng ném vào một hố cát - hố thẳm vực sâu của vùng vẫy cưỡng kháng ở khoảng giữa chấp nhận và chối từ, một
chốn ngụ cư của Hữu - tại - thế và Hữu - quy - tử. Thoạt đầu anh rất ngạc nhiên, và chỉ có mình anh là ngạc nhiên
thôi, mọi người khác thì bình thản. Chúng ta cần phải nhớ rằng ngạc nhiên chính là khởi điểm của suy tư. Sự ngạc
nhiên xô đẩy Jinpei tìm hiểu vấn nạn mình đang mắc phải. Và điều đầu tiên anh tìm thấy chính là sự phi lý của
thân phận, của hiện tại. Anh không biết tại sao mình bị bỏ rơi ở chốn này, anh không không hiểu tại sao người
khác cứ mặc nhiên chấp nhận hoàn cảnh bỏ rơi này mà không hề ngạc nhiên, không hề tức giận, để vẫn tồn tại
hồn nhiên như cỏ cây. Sự hiểu biết thoạt tiên sẽ đưa đến niềm tuyệt vọng và cùng với nó là sự kiếm tìm giải pháp
giải thoát. Sự hiểu biết, do đó, đã gợi mở ra một con đường… “Đường về thơ giắt sau lưng, biết rằng tài mệnh đi
chung một đường…”. Dĩ nhiên khi chúng ta gọi tên và dàn bày phơi mở thể tính của con đường thì cùng lúc ấy
“đường” vừa là khởi điểm và “đường” cũng sẽ là chung cục, tức là con đường sẽ cùng lúc vừa ở phía trước vừa ở
phía sau ta. Con người sẽ rơi vào một tình huống lưỡng khả: đi về trước có thể sẽ bị rớt lại đằng sau và đi thụt lùi
dọ dẫm thì có khả năng tiến về trước để triển nở thân phận và kiện toàn nhân vị. Cho nên khi chuẩn bị kêu gọi
khởi sự lên đường mà nghe như hàm hồ nghịch nghĩa “còn không một bận quay về, đường xưa có ánh trăng thề
vàng gieo” (Bùi Giáng) là vì lẽ ấy. Cái đó là cái mà Husserl gọi là “dẫn thoái”. Và điều đó là cho kẻ khởi sự lên
đường nhiều khi phải hoang mang “Tình buồn ngồi khóc lìa tan, ta buồn từ thuở hoang mang lối về, đời như nhạn
lạc đáy khe, bay lên bay xuống vẫn nghe lưng chừng…” (Hoàng Long).
Bắt đầu từ đó, con người, ở đây là Jinpei, mới thành tâm suy tư và tìm kiếm qua những hành động có thể tái ban
phát cho đời mình một ý nghĩa sống, để tìm kiếm lại chính mình. “Tìm thấy ta rồi, sằng sặc cười, nước mắt cả một
đời, thành một dòng hư ảo, thế thôi?” (Hoàng Hưng).
Và cái vấn nạn mà Abe Kobo đặt ra và khai triển qua nhân vật Jinpei liệu có giúp chúng ta đào sâu và tát cạn hết ý
nghĩa của tình thế để làm hành trang vào đời giữa lòng nhân loại hôm nay?
Hành động then chốt của Jinpei sau một lần vượt thoát không thành đó là chấp nhận cư ngụ với hiện tại ở chốn
này. Anh phải chấp nhận nơi lưu đày này làm chốn an cư. Đó là điều mà Heidegger cũng nói tới. Con người
không biết vì sao mình bị bỏ rơi tại thế giới này và không biết mình sẽ đi về đâu, nên thế giới lưu đày này cũng
đồng thời là chốn an cư. Nhưng con người phải tìm lại cho mình một ý nghĩa sống. Theo Heidegger, vì lẽ đó mà
con người khởi sự suy tư. Còn Abe Kobo cho Jinpei tựu thành thể tính con người qua việc sáng chế ra cái bẫy
nước giữa vùng hoang mạc. Đó là hành động căn để, mang tính then chốt của tác phẩm. Hành động này cần được
soi sáng trong chính nó. Vũ Quần Phương, khi viết bài tựa cho bản dịch Việt ngữ, cũng đã nhận thấy điều này,
nhưng chúng ta thật ngạc nhiên khi thấy ông phân tích xiết bao hời hợt về hành động cốt tử đó. Mượn cách nói
của triết gia V. Soloviev thì ông "đã “bơi nông” một cách đáng kinh ngạc”. Vũ Quần Phương viết: “Anh (tức
Jinpei) nấn ná ở lại chính vì cái bẫy nước. Anh đã phát hiện ra cách lấy nước giữa vùng khô khát này. Anh phải
trao lại cái phát minh đó cho một ai đó. Cái phát minh đó, ác thay, chỉ có ý nghĩa với dân sở tại. Trước kia, anh
chạy trốn họ, bây giờ anh đợi gặp họ. Tất cả sự thâm thúy của cuốn truyện nằm ở chi tiết này" 4.
Nếu sự “thâm thuý” của câu truyện này chỉ có thế thì còn gì là Abe Kobo? Chúng tôi có cảm giác như Vũ Quần
Phương lấy xẻng đâm vài nhát xuống bề mặt tác phẩm rồi kết luận “thật là thâm thuý”, và chẳng cần bậm tâm đến
việc đào sâu và tát cạn ý nghĩa tác phẩm của mình đã “cạn” như thế nào cả. Xin thưa rằng việc phát minh ra cái
bẫy nước không phải là cớ để Jinpei ở lại chốn lưu đày chờ dân sở tại đến để “trao truyền y bát” mà hành động đó
chỉ có ý nghĩa lớn với riêng Jinpei, và chỉ có Jinpei mà thôi. Dân sở tại không cần biết đến điều đó. Jinpei đã tìm
kiếm lại được thể tính con người qua hành động phát minh, đưa phẩm giá con người lên một chiều kích nhân bản
cao nhất. Sáng tạo, tư duy và phát minh là để tồn tại, là ban cho đời người một ý nghĩa sống. Và trong việc chọn
lựa ý nghĩa ấy, con người đạt đến một chiều kích hoàn toàn tự do (mà yếu tính của chân lý là tự do và tự do là một
đặc tính của con người. Heidegger nói thế 5). Tự do ấy không phải từ trên trời rơi xuống mà phải được và chỉ
được tựu thành thông qua hành động của con người. Rồi nhịp tự do ấy, may chăng sẽ nối kết một nhịp cầu tương
giao vốn đã từng gãy đổ nhiều phen với cuộc sống này trong suốt chiều dài thế kỷ đau thương. Hành động phát
minh sáng tạo là lời khẳng nhận quyết liệt của con người nhận chốn lưu đày này làm quê hương đích thực. Bởi thế
mà Goethe đã cho Faust dịch câu mở đầu của Thánh Kinh “Khởi thủy là lời” thành “Khởi thủy là hành động”.
Phải hành động, hành động quyết liệt, hành động triệt để.
Nói như một lời quyết liệt của Albert Camus “Vì muốn làm người nên chối từ làm thần thánh”. Sáng tạo là chiến
thắng của con người trước nghịch cảnh đau thương của tự nhiên và của giới hạn trong vòng da máu của thân xác
vật. Nên cuối cùng, Jinpei ở lại hố cát, dù có cơ hội thoát đi. Anh nhủ thầm chờ đến lần sau sẽ thoát. Nhưng
chúng ta ai cũng biết rằng sẽ không có lần sau nào nữa. Jinpei đã qua cái bẫy nước đã làm lễ tuyên thệ kết hôn với
đời sống này, với hy vọng vào một niềm tin mai hậu của chiến thắng con người. Thế là quá đủ cho một kiếp sống
hoang vu và nhỏ bé giữa lòng hố thẳm nhân gian. Sự tự thắng vượt đó còn hướng con người đến một chiều kích
siêu việt khác nữa. Con người được thanh tẩy để đạt chiều kích nhân bản cao nhất, gột rửa dần tính thô lậu của
thân xác vật để vươn lên nhân tính trong huy hoàng và rực rỡ. Đó chẳng phải là niềm vui sướng tột đỉnh của kiếp
người hay sao?
Thế nhưng tại sao tên của Jinpei không được nhắc tới ở tiêu đề truyện? Tại sao là Người đàn bà trong cồn cát mà
không phải là “người đàn ông trong cồn cát”? Tại sao là “Suna no onna” mà không phải là “Suna no otoko”? Đó
là một ẩn ngữ nữa của Abe Kobo. Ta cần phải hiểu rằng hình ảnh người đàn bà chính là hình ảnh của đời sống.
Chị chính là hình ảnh của một đời sống tối trầm lặng. Tự cuộc sống không có một ý nghĩa nào cả. Ta phải đánh
thức cuộc sống bằng những hành động có ý nghĩa của cuộc đời ta. Và chính qua những hành động đánh thức ấy,
con người ta triển nở toàn vẹn. Tại sao cuối cùng lại có hình ảnh người phụ nữ chửa ngoài dạ con. Cái thai đã
thành hình nhưng chưa thành dạng nhân tính. Chúng chỉ cần so sánh với tác phẩm Faust của Goeth là ý nghĩa này
ngay lập tức sáng tỏ chói rạng trước mắt ta. Tại sao đứa con của Faust và nàng Helena lại cũng chết yểu? Bởi vì
chúng ta còn lưỡng lự chưa dám dấn thân thực sự để kết hôn với đời sống. Jinpei chưa thực sự chấp nhận cuộc
sống. Chấp nhận của Jinpei mới chỉ là nửa vời. Anh vẫn nuôi ý định vượt thoát vào một ngày nào đó.
Có một sự trùng lặp nào ngẫu nhiên ở đây không khi Jinpei vừa được dạo bước bên ngoài hố cát thì trên chiếc xe
cứu thương người phụ nữ đang quằn quại vì đau đớn. Dĩ nhiên với một bậc thầy như Abe Kobo thì chẳng có ngẫu
nhiên nào ở đây cả. Chi tiết này hẳn phải có dụng ý gì chứ. Câu trả lời hẳn nhiên là khi anh vẫn còn có ý ly khai
với cuộc sống thì những hoa trái mà anh thu lượm tích cóp bao năm và những nhịp cầu tương giao bấy lâu anh tạo
dựng bỗng chốc sẽ phải gãy đổ tan tành. Anh phải dấn thân toàn vẹn, phải ngỏ lời giao ước quyết liệt với cuộc
sống bằng một cái thân xác này trăm năm. Jinpei chế tạo được cái bẫy nước để tìm lại mình và ban cho đời mình
một ý nghĩa sống thì người phụ nữ có thai. Jinpei nuôi ý định vượt thoát và thực sự đã dạo bước ngoài hố cát thì
người phụ nữ quằn quại hư thai. Còn ẩn dụ nào rõ ràng hơn thế nữa? Các biểu tượng tự tương chiếu soi sáng lẫn
nhau lấp lánh khôn hàn như thế mà sao một người như Vũ Quần Phương lại không cần biết tới và cứ tự huyễn
hoặc rằng mình đã đào sâu đến mức trầm tích cuối cùng. Cùng hội cùng thuyền văn chương với nhau “đôi lứa bên
trời chung lận đận” như thế mà còn ngộ nhận nhau một cách tàn khốc như thế thì trách làm sao ta không than một
lời của Khổng Tử cho được: “Cây lương mộc có lẽ đổ chăng? Người quân tử có lẽ nguy chăng?”. Và làm sao mà
người quân tử không gửi tấm lòng u uất của mình vào cỏ cây, và để trên trán mình khắc ghi những ngọn sóng bạc
đầu?
Và khi ta hiểu được tình tiết trang trọng ưu liệt của việc khám phá ra cái bẫy nước của Jinpei, thì tác phẩm vụt trở
nên rực rỡ trong một giản đơn tính bùng sáng. Và ta sẽ hiểu truyện này có một liên hệ tam giác giữa Jinpei, cái
bẫy nước và người đàn bà. Đó là mối liên hệ thiết thân giữa con người và cuộc sống. Bằng chính cái bẫy nước,
Jinpei đã tuyên thệ hứa hôn với đời sống, vui vẻ xây dựng một đời sống an cư giữa chốn đọa đày. Cái bẫy nước
chính là sợi dây siết chặt Jinpei vào người đàn bà. Và như thế, người đàn bà đã níu kéo được Jinpei. Và như thế
Jinpei đã níu kéo được chính mình. Và như thế, con người (qua hình tượng Jinpei) không còn tìm cách chạy trốn
khỏi cuộc sống (qua biểu tượng người đàn bà) và hoàn cảnh (qua biểu tượng hố cát), mà tìm cách chung sống với
chính nó, bằng chính khả năng của mình, bằng chính sự chấp nhận của mình đầy can đảm.
Và đến đây, ta có thể nói rằng “truyện chỉ có thế thôi”. Một câu kết luận nhẹ tựa lông hồng mà để đi đến đó chúng
ta phải mệt mỏi trèo qua bao nhiêu ngọn núi của tư duy. Đó mới chính là cốt tủy của những lời nhẹ nhàng mà
trầm trọng sau đây của Tô Đông Pha: “Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều, vị đáo bình sinh hận bất tiêu, đáo đắc
bản lai vô biệt sự, Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều”.
Vâng, vẫn là “khói tỏa Lô Sơn sóng Chiết Giang” thôi. Vâng, và hiện tượng lúc nào cũng như nhau thôi. Chỉ có
bản chất, tâm thế giờ đây đã đổi khác. Và ai đã qua mấy dặm “đoạn trường”, thì mới biết con đường đến được
một bến bờ cũng thật sự trầm kha?
Người đọc sẽ trách cứ người viết là tại sao phải dùng Martin Heidegger để soi chiếu với Abe Kobo. Thưa rằng từ
Abe Kobo đến Oe Kenzaburo đều trải qua những tháng năm của chiến tranh thế giới thứ hai nên dễ dàng thấm
thía vị cay đắng giòn mỏng của thân phận con người trong guồng quay của lịch sử. Và vì thế mà trong tác phẩm
của mình, họ xoáy sâu vào sự hiện sinh của con người là điều tất nhiên thôi.
Một thiền sư Trung Hoa đã có một nhận xét thoạt nghe qua thấy rất hàm hồ “Thiên hạ bảo Quách Tượng chú giải
Trang Chu. Riêng ta lại cho rằng Trang Chu chú giải cho Quách Tượng” 6. Mượn cách nói ấy, ta cũng có thể bảo
rằng “dường như không phải Abe Kobo chú giải Heidegger mà chính Heidegger chú giải cho Abe Kobo vậy…”.
Một cách nói thật hàm hồ.

Người đàn bà trong cồn cát ra đời vào năm 1962, giữa thời kỳ nước Nhật đang đẩy mạnh công nghiệp hóa và tái
thiết mạnh mẽ. Thế nhưng đời sống công nghiệp hóa với tốc độ điên cuồng lại cuốn thân thể con người theo nhịp
quay guồng máy, để lại một nội tâm lạc lõng không kịp thích ứng. Cuốn sách nói về những đấu tranh nội tâm của
con người, những nỗi bất an, những câu hỏi xoay vần trong tâm trí, rằng có nên cố gắng hay từ bỏ, rằng mục đích
của tất cả mọi công việc “lặp đi lặp lại” này là gì, rằng chúng ta đang đi về đâu… Để rồi cuối cùng, chúng ta phải
đưa ra lựa chọn, hay kỳ thực ra là chúng ta không đưa ra lựa chọn, mà Thượng đế đã đặt lựa chọn vào tay chúng
ta.
Cả câu chuyện như một đề bài mở, một đề bài mà mỗi chúng ta sẽ có một lời giải cho cuộc đời mình, tùy thuộc
vào trải nghiệm và hoàn cảnh của mỗi người. Vẫn là Niki Jumpei – người đàn ông đi lạc, vẫn là cái kết ấy; nhưng
sau cùng, anh đầu hàng hay thích nghi, đó hoàn toàn tùy thuộc vào lăng kính của độc giả. Và đó lại chính là cái
hay, cái thú mà người ta tìm đến văn chương Abe Kobo, nơi mà bạn đọc có thể trả lời những câu hỏi của riêng
mình.
Nhưng ngẫm cho kỹ, cách nói ấy hàm hồ thật chăng? Ta không biết chắc. “Nhân gian tận kiến thiên sơn hiểu,
thùy thính cô viên đề xứ thâm?” (Tuệ Trung Thượng Sĩ). (Nhân gian đều thấy nghìn non sáng, ai lắng nghe ra
tiếng vượn trầm?”). Câu nói xa vắng này có gợi mở một khải thị nào chăng?
Ta chỉ biết rằng qua cách nói tưởng chừng như hàm hỗn song trùng nhị bội ấy có nói lên một điều là tuy văn
chương và triết lý cư ngụ trên những đỉnh núi tách biệt hẳn nhau nhưng đều quy nhìn về một hướng duy nhất.
Hướng đích nền tảng ấy mang tên Thân - Phận - Con - Người.
Tóm tắt nội dung:
Những năm 60 của thể kỷ XX, khi mà nước Nhật đang trong thời kỳ công nghiệp hóa mạnh mẽ, tái thiết sau chiến
tranh, Niki Jumpei, một giáo viên, một viên chức thành thị quyết định rời bỏ thành phố vài ngày để ngao du về
một miền biển và thỏa mãn thú vui sưu tập côn trùng. Anh vô tình bị lạc vào trong một ngôi làng, nơi quanh năm
hứng chịu những trận bão cát. Người dân nơi đây, để bảo vệ nơi ở của mình, mỗi ngày họ đều phải dọn cát, việc
dọn cát đã trở nên thường thức hơn cả những nhu cầu cơ bản của con người.
Anh tá túc, hay nói đúng hơn là mắc kẹt ở nhà một thiếu phụ. Cuộc sống lặp đi lặp lại của dân làng nói chung và
của người đàn bà kia nói riêng khiến anh cảm thấy tẻ nhạt đến phát ghét. Nhưng trớ trêu thay, ngôi nhà của người
thiếu phụ lọt thỏm trong một hố cát mà ngay cả chị cũng không có ý định thoát ra. Niki cảm thấy bí bách và tù
túng, anh cố để thoát ra khỏi cái hố khổ sở, nơi chỉ có một người đàn ông và một người đàn bà. Nhưng rồi anh lại
bị dân làng bắt lại để tiếp tục công việc dọn cát.
Thời gian trôi đi, anh bắt đầu quen dần với lối sống của dân làng, những ý muốn trốn chạy khỏi thực tại cũng dần
nhụt đi, anh đã bị áp đảo, đã bắt đầu nảy sinh những niềm vui nhỏ trong cuộc sống mà anh từng xem lại địa ngục,
anh lại bắt đầu thấy ổn trong cái hố khổ sở. Câu chuyện để lại những câu hỏi lớn cho người đọc. Phải chăng anh
đã đầu hàng? Hay đó là một lựa chọn thích nghi?

You might also like