You are on page 1of 4

I.

“ Khi trời trong gió nhẹ , sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá .

Cái nền cho bức tranh là một khung cảnh đẹp và trong sáng : sông nước mênh
mông , đất trời khoáng đạt , buổi sớm mai trong lành , gió nhẹ , ánh mặt trời bình
minh rạng rỡ . Khung cảnh thơ mộng được khắc họa bởi một ngòi bút lãng mạn
bay bổng , báo hiệu một ngày lao động khởi sắc và may mắn cho những người dân
chài . Vẻ đẹp của thiên nhiên sông nước có lẽ cũng tiếp thêm hứng khởi cho đoàn
thuyền ra khơi , cho những người lao động làm việc hăng say hơn :

“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo , mạnh mẽ vượt trường giang.”

Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên
cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự
hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự
dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa,
vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh,
những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón
biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Con
thuyền , cánh buồm và những trai tráng trên thuyền đang chèo lái , đang giương
buồm , tất cả như hòa vào một , trở thành một sinh thể sống mạnh mẽ – một sinh
thể có tâm hồn .

Cánh buồm giường to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió . ”

“ Cánh buồm giường to như mảnh hồn làng ” , hình ảnh so sánh độc đáo , bất
ngờ thể hiện sức liên tưởng khác người của hồn thơ Tế Hanh , khi cái thực , cái
hữu hình được so sánh với cái ảo ( vô hình ) , vậy mà lại làm cho cái “ vô hình ”
trở nên hữu hình , sinh động . Cánh buồm vật lý là công cụ đón gió, chèo lái hướng
đi của đoàn thuyền, còn cánh buồm tâm tưởng – mảnh hồn quê , nơi neo giữ những
lời cầu nguyện, lời chúc của người thân danh cho những người ra khơi – là sức
mạnh dẫn hướng con thuyền đề sóng dữ vượt trường giang, dẫn hướng những đoàn
thuyền trở về , đồng thời là tín hiệu báo tin vui cho người ở lại trông ngóng . Câu
thơ đã thể hiện một suy tư có phần lãng mạn nhưng cũng rất sâu sắc : hành trang
lớn lao nhất mà mỗi chúng ta mang theo trong mỗi chuyến đi có khi chính là
những giá trị vô hình như " mảnh hồn làng ” đó .

II.

Cuộc sống rạo rực ấy chỉ xuất hiện trong tâm trí con người . Sự náo nức và rạo
rực của mùa hè chỉ là tiếng vọng về từ quá khứ và chỉ đến từ những hình dung về
thế giới bên ngoài . Bốn câu thơ cuối đánh dấu sự biến đổi trong mạch cảm xúc của
bài thơ , là lúc tâm trí nhân vật trữ tình quay trở lại đối diện với thực tại :

“ Ta nghe hè dậy trong lòng

Mà chân muốn đập tan phòng , hè ôi !

Ngột làm sao , chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! ”

Càng yêu mến cuộc sống , càng khát khao tự do , nhà thơ càng phẫn uất trước
cảnh giam hãm tù đày. Với cách ngắt nhịp độc đáo: “ Mà chân muốn đạp tan
phòng / hè ôi ( 6/2 ) ; ngột làm sao / chết uất thôi ( 3/3 ) và việc sử dụng các động
từ, tính từ mạnh ( đạp tan, ngột, uất ), đoạn thơ là tiếng kêu phẫn uất tiếng thét căm
phẫn của một con người mất tự do. Tâm trạng này khác biệt hoàn toàn với tâm
trạng náo nức say mê ở khổ thơ đầu nhưng có sự thống nhất, bởi cả sự náo nức say
mê lẫn sự phẫn uất căm giận đều bắt nguồn từ lòng yêu tự do, yêu cuộc sống, từ
một tâm hồn trẻ trung, sôi nổi của chàng trai 19 tuổi . Nỗi nhớ cuộc đời, khát sống,
mong mỏi tự do đã xuất hiện từ khổ thơ trước, đến đây trở nên da diết, quặn thắt ,
bức bối phải được bộc bạch , tất yếu dẫn đến hành động mạnh mẽ quyết liệt : “ Mà
chân muốn đạp tan phòng ” . Căn phòng đó vừa là phòng giam đang giam giữ
người thanh niên trẻ tuổi yêu đời, yêu tự do, cũng đại diện cho những gông cùm vô
hình đang bao trùm cuộc đời mà nhà thơ khao khát phá tung, đập bỏ. “ Đạp tan
phòng không chỉ là khát khao giải thoát bản thân, mà còn là khát vọng đầu tranh
cho tự do.

Bài thơ bắt đầu và kết thúc đều bằng tiếng chim tu hú. Mở đầu là tiếng chim tu
hú “ Khi con tu hú gọi bầy” gợi nhắc tới cuộc sống bên ngoài, để rồi kết thúc là
“Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” . Mở đầu là âm thanh của hoài niệm, kết lại là
âm thanh giục giã thôi thúc, vang lên dồn dập vào đôi tai, tác động mạnh mẽ đến
tâm trí người tù; bởi hoài niệm nào cũng khiến con người ý thức sâu sắc hơn về
hiện tại. Thêm nữa, cảnh ngộ đối lập giữa loài chim và người tù, giữa tiếng kêu tự
do ngoài kia và tâm trạng bức bối trong này, càng làm con người thêm đau đớn.
Đến loài chim còn được tự do kêu tiếng kêu của nó, vậy mà loài người như ta lại
chẳng có nổi một chút tự do! Chua chát thay, phẫn uất thay! Tiếng chim tu hú kêu
hoài, kêu mãi, vang lên đến khắc khoải như nói thay tiếng lòng con người không
thể cất tiếng nói. Câu thơ kết vừa đau đớn, vừa ám ảnh, nhưng vẫn hướng ta tới
một niềm tin sâu sắc vào lẽ sống, vào lẽ tự do của cuộc đời .

Trả lờiChuyển tiếp


III.

Thường trong cảnh tù ngục, con người thường nhớ về những tháng ngày tự do.
Người thanh niên Nguyễn Kim Thành cũng không phải ngoại lệ. Nỗi nhớ cuộc
sống tự do chính là khởi điểm của bài thơ này; và khởi điểm đó lại chỉ đến từ một
âm thanh rất đỗi đời thường, rất đỗi quen thuộc, đối với chúng ta có thể chỉ như
thoảng qua: tiếng chim tu hú .
“ Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín , trái cây ngọt dần
Vườn râm dạy tiếng ve ngân
Bắp râu càng hạt đầu sân nắng đào
Trời xanh càng rộng , càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ... ”
“ Khi tu hú gọi bầy ”, đó là thanh âm báo hiệu mùa hè đến. Tiếng chim vượt
qua song sắt nhà giam, vang tới đôi tai người tù cách mạng. Người tù vốn thiếu
nhận thức về nhịp chuyển mình của thời gian trong một không gian biệt lập với
cuộc sống, đã được nhắc nhở một điều mà anh ta suýt quên: hè đã về. Người tù
phải đón chào mùa hè năm nay trong ngục tối. Tiếng chim tu hú nao nức làm thức
dậy những tưởng tượng về cuộc sống bên ngoài. Tâm tưởng người từ hình dung ra
“ lúa chiêm đang chín ” , nếm được vị “ ngọt dần ” của trái cây, nghe ra “ tiếng ve
ngân ”, ngẩng mặt lên ngắm bầu trời và lắng nghe tiếng sáo diều vi vút . Cuộc sống
bên ngoài chấn song nhà giam đẹp đẽ và mời gọi biết bao! Thiên nhiên có lẽ đang
độ căng tràn sức sống ( đang chín, ngọt dần, dậy tiếng, đầu, càng rộng, càng cao ),
với đầy đủ các cung bậc màu sắc, âm thanh , hình ảnh: màu vàng của lúa chiêm,
của bắp rây, màu hồng của nắng đào, màu xanh của bầu trời cao rộng , âm thanh
rộn rã của tiếng ve , âm thanh khắc khoải của chim tu hú , âm thanh sáo diều vi vút
giữa không trung . Cuộc sống bên ngoài với tất cả vẻ đẹp , tất cả sức sống , tất cả
sự tươi tắn rực rỡ , như ùa vào không gian nhà lao , khuấy động tâm tư con người
trong cảnh ngục tù , khiến lòng người rung ngân theo những cung bậc của bản đàn
cuộc sống . Đó là những vần thơ sôi nổi , dạt dào nhất được viết ra bởi một tâm
hồn trẻ trung , yêu đời , yêu cuộc sống tha thiết nhưng bị ngục tù ngăn trở . Hình
ảnh “ Trời xanh càng rộng càng cao // Đôi con diều sao lộn nhào tầng không ” là sự
biểu hiện cao độ của lòng khát khao tự do đến cháy bỏng của tác giả : đôi con diều
sáo được thoả sức “ lộn nhào ” giữa bầu trời xanh cao rộng phản ánh khát vọng
vượt qua Song sắt nhà tù , bay lượn giữa bầu trời tự do . Ở bài “ Tâm tư trong từ ” ,
cùng sáng tác trong khoảng thời gian ở nhà lao Thừa Phủ , Tố Hữu cũng bày tỏ
lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do của mình tha thiết như thế.
“ Tại mở rộng và lòng nghe rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu . ”
( Tâm tư trong tù - Tố Hữu)
Quả thật, càng ở trong ngục tù, khi đôi mắt không thể nhìn thấy đời sống, đôi
tai không được nghe thanh âm thực của đời sống, thì tâm trí người tù càng hướng
ra bên ngoài, càng cảm nhận rõ hơn cái rạo rực, cái náo nức của cuộc sống .

V.
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh , cá bạc , chiếc buồm xôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! ”
Hồi ức dù sống động đến mấy cũng không khỏa lấp được nỗi lòng người xa
quê , “ tôi ” luôn nhớ về quê hương . Trong nỗi niềm “tưởng nhớ” ấy, dường như
chỉ cần nhắm mắt lại là cảnh và người hiện ra rõ mồn một. Bởi nó đã neo đậu, khắc
ghi vào kí ức của thi nhân thời bé dại ấu thơ. Chúng trở thành những biểu tượng
của quê hương , trở thành vùng ký ức thiêng liêng mà con người lưu giữ trong tâm
hồn . Để rồi , chỉ cần một dấu hiệu , một ấn tượng nho nhỏ “ thoáng con thuyền rẽ
sóng chạy ra khơi , chẳng phải con thuyền quê hương , cũng chẳng phải sống nước
quê hương , vậy mà nhà thơ cũng không khỏi bồi hồi : “ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng
mặn quá ! ”. Từ “nghề chai lưới” đến “cái mùi nồng mặn”, từ “cánh buồm dương
to” đến “chiếc buồm vôi”, cái ảo thu về cái thực, cái thực trong tâm tưởng, nó tha
thiết đến nao lòng . Đọc đoạn thơ , chúng ta cảm nhận được nỗi nhớ quê hương của
tác giả thật trong sáng , hồn hậu , không chút khoa trương như chính con người của
Tế Hanh vậy . Bài thơ đã kết thúc, nhưng bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh
và người vùng biển, nhất là tình của nhà thơ với quê hương vẫn đầy dư vị, ngân
nga. Tình cảm ấy như chất muối thấm đẫm trong những câu thơ vô cùng bình dị,
mộc mạc, không chút gọt dũa

You might also like