You are on page 1of 4

Khi Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Việt Nam .

Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp


đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ .Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng
và kháng chiến . Đóng góp nhiều bài thơ như: Lượm, … Trong đó không thể kể đến bài
thơ con tu hú của Tố Hữu là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha , thể hiện sâu sắc lòng
yêu cuộc sống và niềm khác khao tự do cháy lòng của người chiếc sĩ cách mạng
từ đáy:

con tu hú gọi bầy


Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

Khi con tu hú được ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt vào
khoảng thời gian đầu khi Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù
Thừa Phủ .Nhan đề của bài thơ khi con tu hú , chỉ là một cụm từ , tiếng
tu hú ,chỉ là một tín hiệu , báo hiệu mùa hè đến. Nó còn mang ý nghĩa
khởi nguồn , làm tiền đề cho những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của
mùa hè đến và cũng bắt đầu cho mạch cảm xúc bức bối tột độ và khao
khát tự do cháy bỏng của tác giả.
Tình yêu quê hương bắt nguồn từ tình cảm yêu những gì dung dị nhất
giữa đời thường. Sáu dòng thơ đầu bài thơ miêu tả một mùa hè đầy
sức sống giữa tháng hè nắng lửa, giữ cái im lìm đáng sợ của chốn lao
tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:
“ Khi con tu hú gọi bầy”
Âm Thanh “tu hú gọi bầy” tiếng chim báo hiệu mùa hè đã đến, báo hiệu tin vui.
Tác giả đang đang bị giam cầm giữa bốn bức tường xà lim u ám cách biệt hẳn
thế giới bên ngoài nhưng khi nghe tiếng chim tu hú gọi bầy, mùa hè trong lòng
người tù bỗng trổi dậy. Tiếng chim tu hú gợi lên một thế giới tràn ngập âm
thanh, màu sắc, hình ảnh:
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với
những âm thanh sống động. Đó là màu vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả
ngọt, mày vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời
cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút...Hai từ “ đang chín”, “ ngọt
dần” diễn tả mạch sống bức tranh ở trạng thái vận động cây cối đang sinh sôi,
rạo rực. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường mà chúng
được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất. Không phải “ hạt bắp vàng” mà là
“bắp rây vàng hạt” nắng là “nắng đào” màu sắc lộng lẫy, trời xanh thì “ càng
rộng càng cao” tầm mắt được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ “ngân”
mà còn “dậy”. Hai tính từ kết hợp khiến tiếng ve thêm rộn rã khác thường.Phải
gắn bó, yêu mến quê hương sâu đậm đến độ nào thì nhà tho mới hình dung,
tưởng tượng ra một bức tranh mùa hè xứ Huế sống động đến vậy. Đó là những
mùa hè mà chàng thanh niên mười tám còn được sống tự do giữa gia đình, bạn
bè, đồng bào, đồng chí thân thương.Sáu câu thơ lục bát uyển chuyển mở ra cả
một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều âm thanh, hình ảnh tiêu biểu
của mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve ngân trong vườn cây, lúa chiêm chín
vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây chín
mọng ngọt lành... Tiếng chim tu hú khởi đầu và bắt nhịp cho mùa hè rộn rã âm
thanh, rực rỡ màu sắc, ngạt ngào hương vị... trong cảm nhận của người tù. Đoạn
thơ đã thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, quê hương.
Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào
từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng vài con diều sáo lộn nhào như
nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn
nhào cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam
cầm. Niềm khát khao đó cũng bị dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ nhách tăm tối
của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi
khát khao hành động “muốn đạp tan phòng”.“Đạp tan phòng” là mạnh mẽ, còn
“hè ôi” là tiếng kêu thương xót xa. Cấu trúc câu tám này về tiết tấu cũng khá
đặc biệt. Thông thường được ngắt nhịp 4/4, nhưng ở đây câu được ngắt nhịp
6/2. Nhịp 6 ấy cứ như một uất hận xung thiên, còn nhịp 2 sau khi tưởng chừng
lớn lao không gì ngăn cản được đụng phải bức tường của nhà tù lạnh lẽo, khô
hạn , nó trở thành một tiếng kêu thương, một tiếng thở dài cay đắng. “Ngột làm
sao, chết uất thôi” nhịp thơ 3/3 diễn tả sự giằng co, tiếng gọi của tự do thì vẫn
cứ vang lên một cách vô tư, còn con người khao khát nó vẫn bị mất tự do, vẫn
đang bị cầm tù. Tiếng tu hú từ một âm thanh hay và đẹp, trở thành một âm
thanh nhức, thúc giục hành động, bài thơ vận hành theo hướng đi từ bóng tối tù
ngục đến ánh sáng tự do. Bài thơ mở đầu bằng âm thanh tiếng chim tu hú và kết
thúc cũng bằng tiếng chim tu hú kêu.

You might also like