You are on page 1of 3

PHIẾU BÀI TẬP: ÔN TẬP BÀI THƠ “KHI CON TU HÚ”

Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ………….

I. Kiến thức cần nhớ


1. Tác giả: Tố Hữu
2. Tác phẩm
a) HCST và xuất xứ
- HCST: Tháng 7/ 1939, khi Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- Xuất xứ: In trong tập thơ “Từ ấy”.
b) Thể thơ: lục bát
c) Nội dung: Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê nhà khi mùa hè đến, đồng thời thể hiện niềm
uất hận và lòng khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị cùm trói trong
nhà tù đế quốc.

II. Luyện tập


Bài tập 1: Cho câu thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
a. Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ?
- Bài thơ “Khi con tu hú”.
- HCST: Tháng 7/ 1939, khi Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- Xuất xứ: In trong tập thơ “Từ ấy”.
b. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp để hoàn thiện khổ đầu bài thơ.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
c. Phân tích bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” bằng
đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo lối lập luận T-P-H. Trong đó có sử dụng một câu
hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).
* CCĐ: Giới thiệu tác giả, tác phẩm + ý chủ đề + phạm vi
Gợi ý
* Câu chủ đề: Bức tranh mùa hè sống động, tràn đầy sức sống đã được nhà thơ Tố
Hữu phác họa rõ nét qua sáu câu thơ đầu của bài “Khi con tu hú”.
* Các câu triển khai:
- Bằng những hình ảnh thơ tiêu biểu sống động, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc
một khung cảnh, một thế giới rộn ràng, náo nức, tràn trề nhựa sống được bắt đầu từ
tiếng tu hú gọi bầy.
- Phải chăng, đó là bức tranh tả cảnh vào hè được khúc xạ qua nỗi nhớ, qua tưởng
tượng của nhà thơ?
- Trong cảm nhận của tác giả khung cảnh đó hiện lên thật kì diệu:
+ Hình ảnh quen thuộc của đồng quê mùa hè: Lúa chiêm đang chín; vườn cây xanh tốt
đầy trái ngọt, tiếng ve ngân; sân nhà bắp phơi đầy, ánh nắng tràn ngập, bầu trời cao
rộng; cánh diều bay lượn, tiếng sáo diều ngân nga …
.) Nghệ thuật: Liệt kê + Dấu chấm lửng thể hiện rằng còn nhiều sự vật chưa kể hết và
đó là một không gian dài rộng đến vô cùng, vô tận
+ Âm thanh sôi động, náo nhiệt, rộn rã với tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo
diều vi vu.
+ Ngọt ngào hương vị: lúa chiêm chín, trái cây ngọt
+ Rực rỡ sắc màu: màu vàng của bắp, máu hồng của nắng
+ Không gian khoáng đạt “trời xanh càng rộng...”
- Hình ảnh “đôi con diều sáo lộn nhào từng không” -> gợi ra cuộc sống tự do, thanh
bình, vui sống...
- Bằng từ ngữ gợi hình, tính từ gợi màu sắc âm thanh, hương vị -> tác giả vẽ ra bức
tranh mùa hè sống động, căng tràn sức sống...
- Cảm xúc của người tù: niềm say mê, lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt.
* Câu kết đoạn: Từ ngữ khái quát, bằng BPNT…, tác giả đã… (ý chủ đề)
VD: Tóm lại, bằng biện pháp liệt kê, từ ngữ gợi hình, tính từ, tác giả đã khắc họa bức
tranh thiên nhiên căng tràn sự sống là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự
cảm nhận tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời đang khát khao tự do.

BÀI LÀM
Sáu dòng thơ đầu là cảnh hè về trên thiên nhiên đồng quê.Mở ra cảnh mùa hè là
tiếng chim tu hú gọi bầy. Tiếng chim tu hú như tiếng báo hiệu của mùa hè, vọng vào
trong nhà tù, đánh thức dậy trong ký ức của nhà thơ bao nhiêu hình ảnh tươi sáng, rực
rỡ của mùa hè sôi động ở bên ngoài.Bằng tưởng tượng, nhà thơ vẽ ra một bức tranh
đầy màu sắc sáng tươi rực rỡ và âm thanh rộn ràng của thiên nhiên khi hè về. Có tiếng
chim tu hú vang xa thúc giục, tiếng ve gióng giả và tiếng sáo diều vi vút trong không
trung cao rộng. Có ánh nắng rực rỡ, có màu vàng tươi của bắp rẫy vàng hạt, màu vàng
đậm của lúa chín. Xen vào những mảnh màu sáng rực rỡ ấy là mảnh không gian cao
rộng với màu xanh thăm thẳm của bầu trời. Trời xanh càng rộng, càng cao.Cần chú ý
đây là cảnh thiên nhiên mở đầu mùa hè. Nó có cái tưng bừng rộn rã, tươi sáng và tất
cả đang đi tới độ chín, đầy hứa hẹn. Cũng như tác giả đang bước vào những năm
tháng của tuổi thanh xuân tràn đầy sức trỏ, đầy hi vọng, hứa hẹn và cũng là thời điểm
gặp gõ lí tưởng cách mạng và say mê hoạt động.Tóm lại, bằng biện pháp liệt kê, từ
ngữ gợi hình, tính từ, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên căng tràn sự sống là
sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn trẻ
trung, yêu đời đang khát khao tự do. Bức tranh thiên nhiên ấy vừa tả thực lại vừa
mang ý nghĩa tượng trưng niềm khát khao của người tù tuổi trẻ về cuộc sống tự do,
tươi sáng của tác giả.

Bài tập 2:
a.Chép chính xác 4 câu cuối bài “Khi con tu hú”
Ta nghe hè dậy bên lòng -> AD CĐCG
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
b.Phân tích tâm trạng của người tù trong khổ thơ em vừa chép bằng đoạn văn tổng-
phân -hợp khoảng 10 câu. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán (gạch chân, chú thích
rõ)
* CCĐ: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý chủ đề (phạm vi)

a. Mở đoạn: Qua bốn câu thơ cuối bài “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã bộc
lộ trực tiếp tâm trạng u uất, ngột ngạt và niềm khao khát tự do của người chiến
sĩ trẻ đang bị giam cầm trong tù ngục.
b. Thân đoạn: Nêu được các nội dung sau
- Tâm trạng của người tù cách mạng: đau khổ, ngột ngạt được nhà thơ bộc lộ trực
tiếp.
+ Câu thơ "Ta nghe hè dậy bên lòng" như lời than vãn, buồn bã, đầy thất vọng. Tác
giả sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác "nghe" để cảm nhận mùa hè đến.
+ Bên trên, tác giả đã vẽ lên bức tranh ngày hè đầy màu sắc, âm thanh bằng trí tưởng
tượng còn hiện thực lại phải ở chốn lao tù bức bối, ngột ngạt.
+ Bốn câu lục bát ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng
với việc sử dụng các động từ mạnh: “đạp tan phòng, chết uất”, các thán từ “Ôi, thôi,
làm sao” đoạn thơ trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mất tự do.
+ Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng
xích của người tù cách mạng.
- Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi tù ngục trở về với
cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài.
+ Chao ôi, cảnh bên ngoài đẹp bao nhiêu, rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng  đau đớn
sôi sục bấy nhiêu! Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù cách mạng.
+ Kết thúc bài thơ là tiếng chim tu hú: đó là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống
đầy quyến rũ với người tù cách mạng trẻ tuổi.
(Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè,
khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng
chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự
do.)
c. Kết đoạn: Như vậy, chỉ với bốn câu thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh
hoạt, tác giả đã cho chúng ta thấy được tâm trạng cũng như khao khát tự do của
người tù cách mạng khi bị giam trong ngục.

You might also like