You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

CHƯƠNG 2

CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG


HÀNG HÓA HAY DỊCH VỤ
2.1 Cung (cầu) và lượng cung (lượng cầu)
1) Cung (cầu)
Khái niệm: Cung (cầu) hàng hoá hay dịch vụ nào đó là số lượng hàng
hoá hay dịch vụ mà người bán (người mua) có khả năng và sẵn sàng bán
(mua) ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: Trên thị trường hàng hoá X, một người bán A cho biết họ có khả
năng và sẵn sàng bán các khối lượng hàng hoá X (QSA) ở các mức giá (PX)
khác nhau như sau:

Mức giá (PX) 10 20 30 40


Khối lượng hàng hóa
(QSX)
150 200 250 300

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 2


2) Lượng cung (lượng cầu)
Khái niệm: Lượng cung (lượng cầu) hàng hoá hay dịch vụ là số lượng
hàng hóa hay dịch vụ mà người bán (người mua) có khả năng và sẵn sàng
bán (mua) ở một mức giá xác định (đã cho) trong một khoảng thời gian
nhất định.
Ví dụ: Theo ví dụ trên: Lượng cung hàng hóa X tại mức giá PX = 10 là
QSX = 150 đơn vị hàng hóa X

→ Cung (cầu) hàng hóa/dịch vụ biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung
(lượng cầu) và giá cả hàng hóa

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 3


2.2 Cung (cầu) cá nhân và cung (cầu) thị trường
- Cung (cầu) cá nhân là cung (cầu) hàng hoá hay dịch vụ của
từng cá nhân người bán (người mua) trên thị trường.
- Cung (cầu) thị trường là tổng các cung (cầu) cá nhân trên thị
trường, nghĩa là tổng các lượng cung (lượng cầu) cá nhân ở các mức giá
khác nhau.
Ví dụ: Trên thị trường hàng hoá X, có 4 người mua a, b, c, d có các cầu
cá nhân như bảng sau → Cầu thị trường biểu thị ở cột đầu và cuối
Px QXD(a) QXD(b) QXD(c) QXD(d) QXD(TT)
20 10 12 15 7 44
25 5 9 10 4 28
30 0 2 3 1 6
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 4
2.3 Quy luật cung (cầu) hàng hoá hay dịch vụ

• Quy luật cung hàng hoá hay dịch vụ X:


PX ↑↓ → QXS ↑↓ P
QSx

• Quy luật cầu hàng hoá hay dịch vụ X:


PX ↑↓ → QXD ↓↑
QDx
Chú ý: Không phải mọi hàng hóa/dịch vụ
đều theo quy luật cung (cầu) nêu trên. Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 5


2.4 Hàm cung (cầu)

1) Hàm cung (cầu) đầy đủ


Khái niệm: Hàm cung (cầu) đầy đủ phản ánh sự thay đổi của lượng cung
(lượng cầu) do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố tác động đến cung (cầu)
hàng hoá hay dịch vụ đó.

Hàm cầu đầy đủ về hàng hoá/dịch vụ X có thể biểu diễn như sau:
QXD = f (UX , PX , PY , PZ , T ,...)

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 6


Trong đó:
• UX : lợi ích tiêu dùng hàng hoá hay dịch vụ X
• PX : giá cả hàng hoá hay dịch vụ X
• PY : giá cả hàng hoá hay dịch vụ Y – hàng hoá hay dịch vụ có khả năng thay thế
cho hàng hoá hay dịch vụ X tức là X hoặc Y đều thỏa mãn một nhu cầu
• PZ : giá cả hàng hoá hay dịch vụ Z – hàng hoá hay dịch vụ có khả năng bổ sung
cho hàng hoá hay dịch vụ X tức là X+Z mới có khả năng thoả mãn nhu cầu nào
đó
VD: ga + bếp ga, xe máy + xăng…
• T : thu nhập cho phép sử dụng của người tiêu dùng
• ... : các nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu hàng hoá hay dịch vụ X (Ví dụ: Số
lượng người tiêu dùng X; Thời tiết; Phong tục tập quán; …)

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 7


Hàm cung đầy đủ về hàng hoá/dịch vụ X có thể biểu diễn như sau:
QXS = f (PX , Cđv , NX , tX ,...)
Trong đó:
• PX : giá cả hàng hoá hay dịch vụ X
• Cđv : chi phí các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất hàng hoá hay dịch
vụ X
• NX : công nghệ sản xuất hàng hoá hay dịch vụ X
• tX : thuế tiêu thụ hàng hoá hay dịch vụ X
• ... : các nhân tố khác ảnh hưởng đến cung hàng hoá hay dịch vụ X như số
lượng người cung ứng hàng hóa hay dịch vụ X.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 8


2) Hàm cung (cầu) rút gọn
Khái niệm: Hàm cung (cầu) rút gọn là hàm biểu diễn mối
quan hệ giữa lượng cung (lượng cầu) hàng hoá hay dịch vụ X với
1 nhân tố ảnh hưởng và giả thiết các nhân tố khác cố định.

Tác dụng: Đơn giản hoá cho quá trình nghiên cứu

Chú ý: Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến cung (cầu) thì
có thể có bấy nhiêu hàm cung (cầu) rút gọn.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 9


Hàm cung hàng hoá hay dịch vụ X rút gọn:

1. QXS = f (PX) PX ↑↓ → QXS ↑↓


2. QXS = f (Cđv) Cđv ↑↓ → QXS ↓↑
3. QXS = f (NX) NX ↑↓ → QXS ↑↓
4. QXS = f (tX) tX ↑↓ → QXS ↓↑
5. …………….

Trong các hàm cung rút gọn, hàm QXS = f (PX) được sử dụng phổ biến
nhất trong nghiên cứu kinh tế vi mô → Quy ước: Khi nói đến hàm cung
mà không giải thích gì thêm là nói đến hàm QXS = f (PX)

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 10


Hàm cầu hàng hoá hay dịch vụ X rút gọn:
1. QXD = f (UX) UX ↑↓ → QXD ↑↓
2. QXD = f (PX) PX ↑↓ → QXD ↓↑
3. QXD = f (PY) PY ↑↓ → QXD ↑↓
4. QXD = f (PZ) PZ ↑↓ → QXD ↓↑
5. QXD = f (T) Mối quan hệ giữa I và QXD tùy thuộc vào loại
hàng hóa/dịch vụ X (X là hàng hóa/dịch vụ thiết yếu
hay xa xỉ hay tầm thường)
6. ……………

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 11


- X là hàng hoá/dịch vụ thiết yếu như muối, nước ... (Xa)
- X là hàng hoá/dịch vụ xa xỉ như mĩ phẩm, rượu ... (Xb)
- X là hàng hoá/dịch vụ tầm thường như sọt rác, ... (Xc)
T ↑↓ → QXa gần như không thay đổi
T ↑↓ → QXb↑↓
T ↑↓ → QXc↓↑

Trong các hàm cầu rút gọn, hàm cầu QXD = f (PX) là hàm cầu được sử dụng
phổ biến (vì phản ánh luật cầu hàng hoá hay dịch vụ, liên quan đến việc
giải thích cơ chế hình thành giá hàng hoá) → Quy ước: Khi nói đến hàm
cầu mà không giải thích gì thêm là nói đến hàm QXD = f (PX)

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 12


3) Hàm cung (cầu) tuyến tính và phi tuyến
- Hàm cung rút gọn tổng quát có thể biểu diễn dưới dạng:
QXS = f (j)
Trong đó : j là các nhân tố ảnh hưởng tới cung (j = PX, Cđv , NX, tX ,...)

Hàm cung QXS = f (j) có thể là hàm tuyến tính hay phi tuyến:
- Hàm tuyến tính có dạng: QXS = C.j + D (C, D là các hằng số)
- Hàm cung phi tuyến là hàm không tuyến tính: QXS ≠ C.j + D
Ví dụ: Hàm cung QXS = 4PX – 2 là hàm cung tuyến tính

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 13


- Hàm cầu rút gọn tổng quát có thể biểu diễn dưới dạng:
QXD = f (i)
Trong đó : i là các nhân tố ảnh hưởng tới cầu (i = UX, PX , PY , PZ , I ,...)

Hàm cầu QXD = f (i) có thể là hàm tuyến tính hay phi tuyến:
- Hàm cầu tuyến tính có dạng: QXD = A.i + B (A, B là các hằng số)
- Hàm cầu phi tuyến là hàm không tuyến tính: QXD ≠ A.i + B
Ví dụ: Hàm cầu QXD = -2PX + 10 là hàm cầu tuyến tính

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 14


2.5 Cách biểu diễn cung (cầu)

Để biểu diễn cung (cầu) hàng hóa hay dịch vụ, sử dụng 1 trong 3 cách:
+ Biểu diễn bằng biểu cung (biểu cầu)
+ Biểu diễn bằng hàm cung (hàm cầu)
+ Biểu diễn bằng đường cung (đường cầu)

Cách 1: Biểu diễn cung (cầu) bằng biểu cung (biểu cầu)
Biểu cung (biểu cầu) là 1 bảng gồm 2 hàng hay 2 cột, trong đó 1
hàng (cột) biểu diễn giá trị của nhân tố ảnh hưởng tới cung (cầu), hàng
(cột) còn lại biểu diễn lượng cung (lượng cầu) tương ứng.
Cũng có thể biểu diễn bằng biểu cung (cầu) kết hợp.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 15


• Ví dụ 1: Có biểu cung thị trường về hàng hóa X như sau:
PX 5 7 9 11 13
QXS 0 20 40 60 80
• Ví dụ 2: Có biểu cầu thị trường về hàng hóa X như sau:

PX 5 7 9 11 13
Q XD 40 30 20 10 0
• Ví dụ 3: Có biểu cung, cầu thị trường về hàng hóa X như sau:

PX 5 7 9 11 13
QXS 0 20 40 60 80
Q XD 40 30 20 10 0
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 16
Cách 2: Biểu diễn cung (cầu) bằng hàm cung (hàm cầu)
Cung (cầu) hàng hoá hay dịch vụ thường được biểu diễn dưới dạng hàm cung
(hàm cầu) rút gọn (hàm tuyến tính hoặc hàm phi tuyến)
Ví dụ: Hàm cung hàng hóa X: QXS = 4PX – 2;
Hàm cầu hàng hóa X: QXD = -2PX + 10
Cách 3: Biểu diễn cung (cầu) bằng đường cung (đường cầu)
Đường cung (cầu) về 1 hàng hoá/dịch vụ X là đồ thị của hàm cung (hàm
cầu) về hàng hoá hay dịch vụ ấy.
Đường cung là đồ thị của hàm cung QXS = f (PX)
Đường cầu là đồ thị của hàm cầu QXD = f (PX)
+ Quy ước: Trục khối lượng hàng hoá (QX) là trục hoành, giá cả hàng
hóa (PX) biểu diễn ở trục tung.
+ Hàm cung (cầu) về hàng hoá/dịch vụ chỉ nhận giá trị trong góc phần
tư I → đường cung (cầu) chỉ vẽ trong góc phần tư I.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 17
2.6 Sự vận động dọc đường cung (cầu) và sự dịch chuyển của
đường cung (cầu)

Khái niệm:
• Sự vận động dọc đường cung (đường cầu) được hiểu là sự thay đổi
lượng cung (lượng cầu) khi giá cả hàng hoá/dịch vụ thay đổi.

• Sự dịch chuyển của đường cung (đường cầu) là sự thay đổi cung (cầu)
khi một nhân tố khác giá cả hàng hoá/dịch vụ đang xét thay đổi.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 18


Các dạng dịch chuyển của đường cung (đường cầu):
+ Đường cung (đường cầu) sẽ dịch chuyển sang phải nếu sự thay đổi
của nhân tố đang xét tác động làm tăng cung (tăng cầu).

P
D* P
Q
QS*
QS

QD

Q Q
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 19
+ Đường cung (đường cầu) sẽ dịch chuyển sang trái nếu sự thay đổi của
nhân tố đang xét tác động làm giảm cung (giảm cầu).

P
D P
Q
QS
QS*

QD*

Q Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 20


2.7 Sự co dãn cung (cầu)

1) Khái niệm về sự co dãn cung (cầu)


• Xét hàm cung hàng hoá X: QXS = f (j), j là các nhân tố ảnh hưởng tới cung.
Khi j thay đổi → QXS thay đổi → Sự co dãn cung hàng hoá X đối với j.
Ví dụ: j là PX : Sự co dãn cung hàng hoá X đối với giá.
j là NX : Sự co dãn cung hàng hoá X đối với công nghệ sản xuất.
• Xét hàm cầu hàng hoá X: QXD = f (i), i là các nhân tố ảnh hưởng tới cầu.
Khi i thay đổi → QXD thay đổi → Sự co dãn cầu hàng hoá X đối với i.
Ví dụ: i là PX : Sự co dãn cầu hàng hoá X đối với/theo giá.
i là PY : Sự co dãn cầu hàng hoá X đối với giá cả hàng hóa thay thế.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 21


Chú ý:
Nếu i = PY (PZ) → sự co dãn cầu hàng hoá hay dịch vụ X khi PY (PZ)
thay đổi gọi là sự co dãn chéo của cầu đối với giá của hàng hoá dịch vụ
thay thế (hoặc bổ sung)
Các loại co dãn cung (cầu):
+ Co dãn điểm: Co dãn cung (cầu) xét tại 1 điểm trên đường cung
(đường cầu)
+ Co dãn khoảng: Co dãn cung (cầu) xét trên 1 khoảng hữu hạn của
đường cung (đường cầu).
Thực chất co dãn khoảng là co dãn điểm xét tại trung điểm của
khoảng.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 22


Định nghĩa mức độ co dãn cung (cầu):
Mức độ co dãn cung (cầu) là phần trăm thay đổi của lượng cung (lượng
cầu) chia cho phần trăm thay đổi của nhân tố ảnh hưởng j (i)
Mức độ co dãn cung (cầu) biểu thị qua Hệ số độ co dãn cung (EjS) (Hệ số
độ co dãn cầu (EiD))

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 23


2) Phương pháp đánh giá độ co dãn cung (cầu)
(1) Phương pháp chung
Đánh giá độ co dãn cung (cầu) được tiến hành theo 3 bước:
- Bước 1: Xác định hệ số co dãn cung (cầu) E (EjS, EiD)
- Bước 2: Xác định trị tuyệt đối của hệ số độ co dãn cung (cầu)
- Bước 3: Dựa vào trị tuyệt đối của hệ số độ co dãn cung (cầu) để đánh
giá co dãn cung (cầu) theo 5 trường hợp sau:
+ │E│= ∞ → cung (cầu) co dãn hoàn toàn đối với j (hoặc i)
+ │E│> 1 → cung (cầu) co dãn đối với j (hoặc i)
+ │E│= 1 → cung (cầu) co dãn đơn vị đối với j (hoặc i)
+ │E│< 1 → cung (cầu) không co dãn đối với j (hoặc i)
+ │E│= 0 → cung (cầu) hoàn toàn không co dãn đối với j (hoặc i)
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 24
(2) Phương pháp đánh giá co dãn điểm
• Đánh giá theo 3 bước nêu ở phương pháp chung.
• Hàm cung dạng tổng quát: QXS = f(j) → Đánh giá độ co dãn cung hàng
hoá dịch vụ X đối với j tại điểm M (jM;QM)
• Chú ý công thức xác định hệ số độ co dãn cung tại điểm M:

• Hàm cầu dạng tổng quát: QXD = f(i) → Đánh giá độ co dãn cầu hàng hoá
dịch vụ X đối với i tại điểm N (iN;QN)
• Chú ý công thức xác định hệ số độ co dãn cầu tại điểm N:

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 25


(3) Phương pháp đánh giá co dãn khoảng của cung (cầu)

Tương tự như đánh giá co dãn điểm, chú ý cách tính hệ số co giãn
Ví dụ: Có hàm cầu tuyến tính dạng: QXD = A.i + B. Hãy xác định hệ số
độ co dãn cầu hàng hoá X đối với i trên khoảng EF của đường cầu.
Tại E xác định được : i = iE, QXD = QE
Tại F xác định được : i = iF, QXD = QF
Công thức xác định độ co dãn EiD trên khoảng EF:
(i E  i F ) / 2
E EF
 Ax
(QE  QF ) / 2
iD

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 26


3) Mối quan hệ giữa giá cả, độ co dãn của cầu theo giá và doanh
thu
+ Giả sử có hàm cầu tuyến tính: Q = -A.P + B (A, B là các hằng số)
→ P = -(1/A).Q + B/A
→ TR = P.Q = [-(1/A).Q + B/A].Q = -(1/A). Q2 +(B/A).Q
→ (TR)’Q = -(2/A).Q + B/A

+ Cho (TR)’Q = 0 → Q = B/2


→ TR = Max khi Q = B/2

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 27


Mối quan hệ giữa giá, độ co dãn của cầu theo giá và doanh thu

B I
A P↑ P↓
B II
2A Q = -A.P+B

III E PD  1 TR↓ TR↑


Q

E PD  1 TR = max TR = max

TR = P.Q
E PD  1 TR↑ TR↓

O B/2 B Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 28


2.8 Quan hệ cung cầu và trạng thái thị trường

1) Các trạng thái thị trường


Ba trạng thái:
+ Dư thừa thị trường (dư cung)
+ Thiếu hụt thị trường (thiếu cung)
+ Cân bằng thị trường

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 29


Lượng cung Lượng cầu
P Trạng thái thị trường
TT (QS) TT (QD)
P Dư thừa TT (dư cung/thiếu cầu)
D
Q S P1 > P M Q1 S > Q1 D → Lượng dư thừa TT (∆QS)
P1 Q ∆QS = Q1S - Q1D > 0
M
Thiếu hụt TT (thiếu cung/dư cầu)
PM → Lượng thiếu hụt TT (∆QD)
P2 < P M Q2S < Q2D
P2 ∆QD = Q2D – Q2S > 0
Cân bằng TT (cân bằng cung cầu)
∆QS = ∆QD = 0
M : Điểm cân bằng TT
PM QM = QM PM : Giá cân bằng TT/ giá cả TT của hàng
hoá
QD1 QS2 QM QD2 QS1 Q
QM : Lượng cân bằng TT

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 30


2) Cơ chế hình thành trạng thái cân bằng thị trường

Trạng thái cân bằng thị trường được


P
thiết lập theo cơ chế “bàn tay vô hình”, QD QS
nghĩa là khi thị trường ở trạng thái dư thừa
thị trường thì người bán sẽ giảm giá bán.
PM
M
Ngược lại khi thị trường ở trạng thái
thiếu hụt thị trường thì người bán sẽ tăng
giá bán.
QM Q

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 31


3) Điều kiện tồn tại trạng thái cân bằng thị trường

Trạng thái cân bằng thị trường tồn tại khi thoả mãn đồng thời 2 điều
kiện:
+ Đường cung và đường cầu thị trường phải cắt nhau → điều
kiện cần.
+ Không có can thiệp về giá (VD giá trần hay giá sàn) của Chính
phủ → điều kiện đủ.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 32


4) Trạng thái cân bằng mới – giá và lượng cân bằng mới

Trạng thái cân bằng thị trường là một trạng thái không bền vững
và sẽ bị phá vỡ khi 1 trong 3 tình huống sau xảy ra:
+ Cung thị trường không thay đổi, cầu thị trường thay đổi
+ Cầu thị trường không thay đổi, cung thị trường thay đổi
+ Cung và cầu thị trường đều thay đổi
Khi trạng thái cân bằng thị trường bị phá vỡ, thị trường dần thiết lập
trạng thái cân bằng mới với giá và lượng cân bằng mới.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

BÀI TẬP CHƯƠNG 2


(Cung cầu thị trường hàng hóa/dịch vụ)
(1) Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
1) Giả sử cầu co giãn hoàn toàn đối với giá, nếu đường cung dịch chuyển sang phảI
sẽ làm cho:
a. Giá và lượng cân bằng tăng. b. Giá và lượng cân bằng giảm.
c. Giá cân bằng giữ nguyên, lượng cân d. Giá cân bằng giữ nguyên, lượng cân
bằng giảm. bằng tăng.
e. Giá và lượng cân bằng không đổi.
2) Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì sự tác động nào sau đây sẽ không gây ra
sự dịch chuyển đường cầu của một hàng hoá:
a. Tăng giá hàng hoá. b. Tăng giá hàng hoá bổ sung.
c. Giảm giá hàng hoá thay thế. d. Tăng thu nhập của người tiêu dùng.
e. Không có điều nào ở trên.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 35
3) Khi giá giảm 10% làm cho lượng cầu tăng lên 5% thì có thể nói rằng:

a. Cầu co dãn đối với giá. b. Cầu không co dãn đối với giá.
c. Cầu co dãn hoàn toàn đối với giá. d. Cầu co dãn đơn vị đối với giá.
e. Cầu hoàn toàn không co dãn đối với giá.

4) Có hàm cung và hàm cầu về một hàng hoá: P = - Q + 50, P = Q + 10.


Nếu Chính phủ qui định giá bán tối đa là 20 thì lượng hàng hoá:
a. Thiếu hụt 30 b. Dư thừa 30
c. Dư thừa 20 d. Thiếu hụt 20

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 36


(2) Bài tập tự luận
1) Giả sử có hàm cầu thị trường về hàng hóa X: QXD = -2PX + 10.
Yêu cầu:
a. Vẽ đường cầu thị trường về hàng hóa X.
b. Đánh giá co dãn cầu theo giá tại các điểm trên đường cầu ứng với các
mức giá: PX = 5; PX = 4; PX = 2,5; PX = 1 và PX = 0.
c. Nhận xét mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa X và mức độ co dãn cầu hàng
hóa X theo giá.

2) Có hàm cung và hàm cầu thị trường về hàng hóa X như sau:
+ Hàm cung thị trường: QXS = 4PX - 2
+ Hàm cầu thị trường: QXD = -2PX + 10
Yêu cầu:
a. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường.
b. Đánh giá co dãn cung và co dãn cầu tại điểm cân bằng thị trường.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 37
3) Có biểu cung cầu thị trường hàng hóa X như sau:
P 20 22 24 26 28
QD 40 36 32 28 24
QS 40 50 60 70 80

a, Xác định hàm cung, cầu và vẽ đồ thị đường cung, đường cầu của hàng
hóa X.
b, Xác định giá và lượng cân bằng thị trường hàng hóa X, vẽ đồ thị minh
họa. Đánh giá độ co dãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng thị
trường.
c, Tính lượng dư thừa và thiếu hụt trên thị trường tại mức giá P=20; P=25;
P=30. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại các mức giá trên.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 38


(3) Trả lời “đúng” / “sai” / “không chắc chắn”
• Dạng đề bài:
Trả lời “đúng” / “sai” / “không chắc chắn” đối với mệnh đề nêu
ra và giải thích ngắn gọn.

• Hướng dẫn:
+ Trả lời “đúng” nếu mệnh đề đúng trong mọi trường hợp.
+ Trả lời “sai” nếu mệnh đề sai trong mọi trường hợp.
+ Trả lời “không chắc chắn” nếu chỉ ra được ít nhất 01 trường
hợp mệnh đề đó đúng và 01 trường hợp mệnh đề đó sai.
Sử dụng kiến thức đã học để giải thích ngắn gọn cho câu trả lời

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 39


Trả lời “đúng” / “sai” / “không chắc chắn” đối với mỗi câu sau và giải
thích ngắn gọn.
1) Trong điều kiện các yếu tố khác cố định, giá cả hàng hóa X trên thị
trường tăng lên đáng kể sẽ làm dịch chuyển đường cầu thị trường về
hàng hóa X sang bên phải.
2) Trong điều kiện các yếu tố khác cố định, giá cả hàng hóa bổ sung cho
hàng hóa X trên thị trường tăng lên đáng kể sẽ làm dịch chuyển đường
cầu thị trường về hàng hóa X sang bên phải.
3) Trong điều kiện các yếu tố khác cố định, đường cầu thị trường về
hàng hóa thiết yếu X sẽ dịch chuyển sang bên phải khi thu nhập cho
phép sử dụng của người tiêu dùng tăng lên đáng kể.
4) Trong điều kiện các yếu tố khác cố định, thu nhập cho phép sử dụng
của người tiêu dùng tăng lên đáng kể sẽ tác động làm dịch chuyển
đường cầu thị trường về hàng hóa tầm thường X sang bên phải.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 40


5) Trong điều kiện các yếu tố khác cố định, công nghệ sản xuất hàng
hóa X được hiện đại hóa sẽ tác động làm dịch chuyển đường cung thị
trường về hàng hóa X sang bên phải.
6) Trong điều kiện các yếu tố khác cố định, giá cả hàng hóa X trên thị
trường tăng lên đáng kể sẽ làm dịch chuyển đường cung thị trường về
hàng hóa X sang bên phải.
7) Cung thị trường về hàng hóa X tăng trong khi cầu thị trường về hàng
hóa X giảm sẽ tác động làm giảm giá cả thị trường của hàng hóa X.
8) Cung thị trường về hàng hóa X tăng trong khi cầu thị trường về hàng
hóa X giảm sẽ tác động làm giảm giá và lượng cân bằng thị trường của
hàng hóa X.
9) Chính phủ quy định giá trần của hàng hóa X sẽ dẫn thị trường hàng
hóa X đến trạng thái “dư thừa thị trường”.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 41

You might also like