You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

CHƯƠNG 3

LÝ THUYẾT
LỰA CHỌN TIÊU DÙNG
Giả thiết của lý thuyết lựa chọn tiêu dùng

(1) Người tiêu dùng là người cư xử bình thường trên thị trường
hàng hóa/dịch vụ tiêu dùng.

(2) Người tiêu dùng hiểu biết về lợi ích tiêu dùng và luôn muốn tối
đa hóa lợi ích tiêu dùng.

(3) Người tiêu dùng có khả năng tự đánh giá lợi ích tiêu dùng khi
tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 2


3.1 Một số khái niệm có liên quan
(1) Lợi ích tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ X (UX): Sự hài lòng của người tiêu
dùng hàng hóa hay dịch vụ X mà họ tự đánh giá được mức độ hài lòng khi
tiêu dùng nó bằng các đơn vị tiền tệ hay bằng các đơn vị quy ước khác.

(2) Tổng lợi ích tiêu dùng (TU): Tổng sự sự hài lòng (tổng sở thích) tiêu
dùng một khối lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định nào đó trong một
khoảng thời gian nhất định mà người tiêu dùng tự đánh giá được.
- Nếu người tiêu dùng chỉ tiêu dùng 1 khối lượng hàng hoá/dịch vụ
X thì TU = TUX.
TUX phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa X tiêu dùng: TUX = TUX(QX)
- Nếu người tiêu dùng tiêu dùng nhiều loại hàng hoá/ dịch vụ (X, Y,
Z, ...) thì TU = TUX + TUY + TUZ +...
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 3
TUX
TUX =TUX(QX)

QX

• Khi tiêu dùng thêm 1 đơn vị khối lượng hàng hoá/dịch vụ X, sự thích
thú ngày càng giảm đi → Khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn 1 loại
hàng hoá/dịch vụ nào đó: TU khi mới tiêu dùng ngày càng tăng lên
với một tốc độ chậm dần, sau đó giảm xuống nhanh dần

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 4


(3) Lợi ích cận biên

• Khái niệm: Lợi ích cận biên là mức gia tăng tổng lợi ích tiêu dùng khi
tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hoá/dịch vụ.
TU X
MU X  ( QX = 1)
Q X
MU Q1  TU Q1  TU Q

Nếu hàm TUX = TUX(QX) liên tục và khả vi đối với QX thì:
dTU X
MU X   (TU X ) '
dQ X

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 5


(4) Thặng dư tiêu dùng
• Khái niệm: Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch giữa lợi ích cận biên với giá
cả hàng hoá/dịch vụ X.
CSX = MUX - PX
• CSX > 0 → tiêu dùng thêm hàng hoá X sẽ làm tăng tổng lợi ích tiêu dùng
• CSX = 0 → tổng lợi ích tiêu dùng đạt mức tối đa
• CSX < 0 → tổng lợi ích tiêu dùng giảm đi

→ Điều kiện tiêu dùng tối ưu 1 loại hàng hoá/dịch vụ X:


MUX = PX hay CSX = 0

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 6


3.2 Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

• Quy luật:
Tổng lợi ích tiêu dùng một loại hàng hóa/dịch vụ sẽ tăng lên khi khối
lượng tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đó tăng lên nhưng tốc độ tăng của
tổng lợi ích chậm hơn tốc độ tăng của khối lượng tiêu dùng, nghĩa là lợi
ích cận biên giảm dần khi khối lượng tiêu dùng tăng lên.
(Quy luật Gossen – 1854)

→ Tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ X: MUX giảm dần khi tăng QX


→ MUX = f(QX)

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 7


● Minh họa quy luật:

TUX TUX = TUX(QX)

MUX QX

MUX=MUX(QX)

QX

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 8


3.3 Điều kiện tiêu dùng tối đa hoá tổng lợi ích
• Tiêu dùng tối đa hóa tổng lợi ích nghĩa là tiêu dùng những khối lượng hàng
hóa/dịch vụ sao cho tổng lợi ích đạt được lớn nhất.
• Tiêu dùng tối đa hóa tổng lợi ích còn được gọi là tiêu dùng tối ưu.
• Điều kiện tiêu dùng tối ưu xét trong trường hợp người tiêu dùng không
bị giới hạn ngân sách tiêu dùng:
+ Điều kiện tiêu dùng tối ưu 1 loại hàng hoá/dịch vụ X:
MUX = PX hay CSX = 0
+ Điều kiện tiêu dùng tối ưu 2 loại hàng hoá/dịch vụ X, Y:
𝑀𝑈𝑥 𝑀𝑈𝑦
= hay MUX = MUY nếu PX = PY
𝑃𝑥 𝑃𝑦
+ Điều kiện tiêu dùng tối ưu > 2 loại hàng hoá/dịch vụ (X, Y, Z, …):
𝑀𝑈𝑥 𝑀𝑈𝑦 𝑀𝑈𝑧
= = =…
𝑃𝑥 𝑃𝑦 𝑃𝑧

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 9


● Bản chất của đường cầu cá nhân về hàng hóa/dịch vụ X:
Từ điều kiện tiêu dùng tối ưu 1 loại hàng hóa/dịch vụ X: MUX = PX (CSX = 0)
có thể nhận thấy:
Người tiêu dùng luôn muốn tối đa hóa tổng lợi ích tiêu dùng nên khi giá cả
hàng hoá/dịch vụ X tăng lên người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít đi và ngược lại
→ Bản chất của đường cầu cá nhân là đường lợi ích cận biên.
● Ứng dụng:

+ Biết hàm MUX = f(QX) có thể suy ra hàm cầu cá nhân của người tiêu dùng
bằng cách thay MUX bằng PX.
Ví dụ: MUX = - QX + 100 → Hàm cầu cá nhân: PX = - QX + 100
+ Biết hàm cầu cá nhân có thể suy ra hàm lợi ích cận biên bằng cách thay
PX bằng MUX.
Ví dụ: QX = - 2PX + 8 → Hàm lợi ích cận biên: MUX = - 0,5QX + 4

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 10


3.4 Phân phối ngân sách tiêu dùng tối ưu
(1) Phân phối ngân sách tiêu dùng tối ưu 2 loại hàng hoá/dịch vụ X, Y
Giả sử một người tiêu dùng có ngân sách tiêu dùng là M để mua sắm 2
loại hàng hóa/dịch vụ X, Y có giá là PX, PY. Gọi số lượng hàng hóa/dịch vụ
X, Y mà người tiêu dùng mua sắm là QX, QY.
1. Phương pháp đồ giản: phối hợp giữa đường ngân sách và đường
bàng quan (đường đồng lợi ích)
+ Hàm ngân sách: Hàm ngân sách tiêu dùng của người tiêu dùng là:
QX.PX + Qy.PY = M → Qy = -(PX/PY). QX + (M/PY)
+ Đường ngân sách (đường giới hạn khả năng tiêu dùng) là một đường
thẳng tập hợp các phương án mua sắm 2 loại hàng hoá/dịch vụ X, Y mà
người tiêu dùng có thể mua trong khuôn khổ ngân sách tiêu dùng biết
trước (M)
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 11
• Mô tả đường ngân sách tiêu dùng:
Đường ngân sách dịch chuyển sang phải khi M tăng, sang trái khi M giảm

QY

M1

M2

QX
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 12
+ Đường bàng quan (đường đồng lợi ích) là một đường cong tập hợp tất
cả các điểm biểu diễn các phương án tiêu dùng 2 loại hàng hoá hay dịch vụ
X và Y cho cùng một mức tổng lợi ích (TU).
Đường bàng quan là đường cong lõm, dịch chuyển sang phải khi TU tăng
và sang trái khi TU giảm; các đường bàng quan không cắt nhau.
QY

TU1

TU
TU2

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ QX 13


- Phối hợp đường ngân sách và đường bàng quan để phân phối ngân sách
tiêu dùng tối ưu 2 loại hàng hoá/dịch vụ X và Y
• 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Biết trước ngân sách tiêu dùng M, giá cả của hàng hoá dịch
vụ PX , PY. Tìm phương án phân phối ngân sách tiêu dùng tối ưu.
- Bước 1: Dựng đường ngân sách M trên hệ trục toạ độ QXOQY
- Bước 2: Dựng trên cùng hệ trục toạ độ của đường ngân sách các
đường bàng quan ứng với các mức tổng lợi ích bất kỳ khác nhau. Tìm đường
bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách đã dựng.
- Bước 3: Xác định phương án tiêu dùng tối ưu
Giả sử đường bàng quan TU2 tiếp xúc với đường ngân sách M tại điểm A →
Điểm A biểu thị phương án tiêu dùng tối ưu QxA và QYA
• QxA PX + QYA PY = M (Vì A nằm trên đường ngân sách M)
• TU2 là mức tổng lợi ích lớn nhất có thể đạt được
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 14
+ Trường hợp 2: Biết trước mức tổng lợi ích cần đạt được là TU, giá cả của
hàng hoá/dịch vụ X, Y là PX , PY. Tìm ngân sách tiêu dùng tối thiểu và
phương án phân phối tối ưu ngân sách đó.
- Bước 1: Dựng đường bàng quan TU trên hệ trục toạ độ QXOQY
- Bước 2: Dựng trên cùng hệ trục toạ độ của đường bàng quan các
đường ngân sách ứng với các mức ngân sách bất kỳ khác nhau. Tìm đường
ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan đã dựng.
- Bước 3: Xác định phương án tiêu dùng tối ưu
Giả sử đường ngân sách M2 tiếp xúc với đường bàng quan TU tại điểm B
→ Điểm B biểu thị phương án tiêu dùng tối ưu QxB và QYB
• QxB PX + QYB PY = M2 (Vì B nằm trên đường ngân sách M2)
• TU là mức tổng lợi ích lớn nhất có thể đạt được

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 15


2. Phương pháp so sánh MU/P

Theo phương pháp này, việc tìm phương án phân phối ngân sách tối ưu
cho 2 loại hàng hóa/dịch vụ X, Y được tiến hành theo trình tự 3 bước sau:
- Bước 1: Tính MUX , MUY (dựa vào TUX , TUY người TD tự đánh giá)
- Bước 2: Tính MUX /PX và MUY/PY
- Bước 3: So sánh MUX /PX với MUY/PY để ưu tiên lựa chọn mua X
hoặc Y theo nguyên tắc:
+ Nếu MUX /PX > MUY/PY → Chọn mua X
+ Nếu MUX /PX < MUY/PY → Chọn mua Y
+ Nếu MUX /PX < MUY/PY mà ngân sách vẫn còn thì ưu tiên mua X
hoặc Y có giá thấp hơn.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 16


Ví dụ: Một người có ngân sách tiêu dùng M = 45.000 đồng để mua sắm 2
loại hàng hoá X và Y có giá PX = 5.000 đ/sp, PY = 10.000 đ/sp.
Tìm phương án phân phối ngân sách tiêu dùng tối ưu biết tổng lợi
ích tiêu dùng mỗi loại hàng hoá được người tiêu dùng tự đánh giá cho
trong bảng sau:

QX,Y 1 2 3 4 5
TUX 20 35 45 50 52
TUY 60 105 140 160 175

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 17


- Bước 1: Tính MUX , MUY

QX MUX QY MUY
1 20 1 60
2 15 2 45
3 10 3 35
4 5 4 20
5 2 5 15

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 18


- Bước 2: Tính MUX /PX và MUY/PY

QX MUX / P X QY MUY / P Y

1 4 (3) 1 6 (1)
2 3 (5) 2 4,5 (2)
3 2 (6) 3 3,5 (4)
4 1 4 2
5 0,4 5 1,5

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 19


- Bước 3: So sánh MUX /PX với MUY/PY để ưu tiên lựa chọn mua X hoặc Y
Chi phí Chi phí cộng
QX QY
(ng.đ) dồn (ng.đ)
1 10 10
1 10 20
1 5 25
1 10 35
1 5 40
1 5 45
3 3 M = 45
• Phương án phân phối ngân sách tối ưu tìm được:
QX = 3 → TUX = 45; QY = 3 → TUY = 140; TUmax = TUX + TUY = 45 +140 = 185
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 20
(2) Phân phối ngân sách tiêu dùng tối ưu từ 3 loại hàng hoá hay dịch vụ
trở lên (X1 , X2 , ..., Xn)

Phân phối ngân sách tiêu dùng tối ưu từ 3 loại hàng hoá dịch vụ
trở lên không sử dụng được phương pháp đồ giản nhưng có thể suy
rộng từ việc lựa chọn tiêu dùng tối ưu 2 loại hàng hoá/dịch vụ bằng
cách so sánh tỉ số MU/P giữa các loại hàng hoá/dịch vụ theo nguyên
tắc:
Ưu tiên chọn tiêu dùng thêm hàng hoá/dịch vụ Xi thoả mãn các điều
kiện:
1) Max (MUXi / PXi)
2) Ngân sách tiêu dùng đáp ứng

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

BÀI TẬP CHƯƠNG 3


(Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng)
(1) Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
1) Một người tiêu dùng có ngân sách tiêu dùng 2 loại hàng hóa là M. Độ dốc của
đường ngân sách M phụ thuộc vào:
a. Số lượng hàng hóa tiêu dùng mỗi loại. b. Tỷ số giá cả của các loại hàng hóa.
c. Tính cách của người tiêu dùng. d. Thị hiếu của người tiêu dùng.
e. Các phương án trên đều sai.
2) Một người tiêu dùng có ngân sách tiêu dùng 2 loại hàng hóa là M. Đường
ngân sách tiêu dùng sẽ dịch chuyển song song về bên phải khi:
a. Giá cả một trong hai loại hàng hóa b. Giá cả của một trong hai loại hàng
tăng, ngân sách M không đổi. hóa giảm, ngân sách M không đổi.
c. Giá cả các loại hàng hóa không đổi, d. Giá cả các loại hàng hóa không đổi,
ngân sách M tăng lên. ngân sách M giảm đi.
e. Các phương án trên đều sai.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 23
3) Càng tiêu dùng nhiều một loại hàng hóa thì tổng lợi ích tiêu dùng:
a. Càng tăng. b. Càng giảm.
c. Lúc đầu giảm đến một mức độ nào đó d. Lúc đầu tăng lên đến một mức độ
rồi tăng dần. nào đó rồi giảm dần.
e. Càng tăng nhưng tốc độ tăng chậm dần.

4) Tổng lợi ích tiêu dùng một loại hàng hóa sẽ tăng lên khi khối lượng
tiêu dùng tăng lên theo quy luật sau:
a. Tốc độ tăng của tổng lợi ích nhanh hơn b. Tốc độ tăng của tổng lợi ích chậm hơn
tốc độ tăng của khối lượng tiêu dùng. tốc độ tăng của khối lượng tiêu dùng.
c. Tốc độ tăng của tổng lợi ích bằng tốc độ d. Các phương án trên đều sai.
tăng của khối lượng tiêu dùng.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 24


(2) Bài tập tự luận
1) Một người có ngân sách tiêu dùng M = 50.000 đồng để mua sắm 3 loại
hàng hoá X, Y, Z có giá tương ứng là PX = 2.000 đ/sp, PY = 4.000 đ/sp, PZ =
10.000 đ/sp.
Tìm phương án phân phối ngân sách tiêu dùng tối ưu, cho biết tổng lợi ích
tiêu dùng mỗi loại hàng hoá được người tiêu dùng tự đánh giá cho trong
bảng sau:
QX,Y,Z 1 2 3 4 5
TUX 30 56 76 90 96
TUY 56 104 140 164 172
TUZ 120 220 300 350 370

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 25


2) Một người tiêu dùng có ngân sách M = 24.000 đồng để mua sắm 2 loại
hàng hóa X và Y có giá PX = 3.000 đ/sp, PY = 2.500 đ/sp. Người tiêu dùng
này tự đánh giá tổng lợi ích tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y như sau:

Q X, Y 1 2 3 4 5 6 7
TUX 48 90 126 156 180 198 210
TUY 50 96 138 176 210 240 266

Yêu cầu:
a. Lập biểu tính MUX và MUY ứng với các mức số lượng hàng hóa tiêu dùng
nêu ở bảng trên.
b. Để tối đa hóa lợi ích tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ phân phối ngân sách
M như thế nào trong việc mua sắm 2 loại hàng hóa X và Y? Tổng lợi ích tối
đa thu được là bao nhiêu?

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 26


3) Một người tiêu dùng có ngân sách M = 60.000 đồng để chi tiêu cho 2
loại hàng hóa X và Y có giá PX = 2.000 đ/sp, PY = 1.000 đ/sp. Người tiêu
dùng đã sử dụng hết ngân sách trên để mua 20 sản phẩm mỗi loại và
cho biết: Lợi ích cận biên của đơn vị sản phẩm X cuối cùng là 20 và lợi
ích cận biên của đơn vị sản phẩm Y cuối cùng là 16.
Hãy cho biết với số lượng sản phẩm các loại đã mua sắm người tiêu
dùng có đạt được tổng lợi ích tối đa không? Vì sao?

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 27


(3) Bài tập trả lời “đúng” / “sai” / “không chắc chắn”
Trả lời “đúng” / “sai” / “không chắc chắn” đối với mỗi câu sau và giải thích ngắn
gọn:

1) Khi tiêu dùng một loại hàng hóa/dịch vụ nào đó được miễn phí , để
đạt được tổng lợi ích tối đa người tiêu dùng sẽ tiêu dùng đến đơn vị
hàng hóa cuối cùng sao cho lợi ích cận biên bằng không (zero).
2) Khi tiêu dùng một loại hàng hóa có giá cả là P, để tối đa hóa lợi ích
tiêu dùng đạt được người tiêu dùng sẽ tiêu dùng một số lượng hàng
hóa sao cho lợi ích cận biên bằng không (zero).
3) Với một ngân sách tiêu dùng nhất định để mua sắm nhiều loại hàng
hóa/dịch vụ, để tối đa hóa lợi ích đạt được người tiêu dùng cần phân
phối đều ngân sách cho các loại hàng hóa/dịch vụ đó.
4) Đường ngân sách tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y càng dốc nếu tỷ số
giữa giá cả hàng hóa Y so với giá cả hàng hóa X càng lớn.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 28
5) Lợi ích cận biên khi tiêu dùng một loại hàng hóa luôn có giá trị không
âm.
6) Bản chất của đường cầu cá nhân về một loại hàng hóa/dịch vụ là
đường tổng lợi ích tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đó.
7) Đường bàng quan tiêu dùng 2 loại hàng hóa/dịch vụ càng xa gốc tọa
độ có mức tổng lợi ích tiêu dùng đạt được càng thấp.
8) Các đường bàng quan tiêu dùng có thể cắt nhau ở nhiều điểm.
9) Đường ngân sách tiêu dùng 2 loại hàng hóa/dịch vụ có dạng đường
cong lõm.
10) Nếu không bị giới hạn bởi ngân sách, khi tiêu dùng 2 loại hàng hóa
X và Y người tiêu dùng muốn tối đa hóa lợi ích tiêu dùng sẽ tiêu dùng
đến đơn vị hàng hóa X và Y cuối cùng sao cho MUX/PX = MUY/PY

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 29

You might also like