You are on page 1of 8

CHƯƠNG IV: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng


2.4.1. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
Bây giờ chúng ta sẽ xem người tiêu dùng thực hiện sự lựa chọn của mình như thế nào
khi đã biết được đường bàng quan và đường ngân sách. Giả sử người tiêu dùng thực hiện sự
lựa chọn hợp lý – nghĩa là họ lựa chọn các hàng hóa để lợi ích thu được là cao nhất với giới
hạn ngân sách nhất định.
Điều đó có nghĩa là:
- Điểm tiêu dùng phải nằm trên đường ngân sách (BL).
- Điểm tiêu dùng nằm trên đường bàng quang (IC) xa gốc tọa độ nhất.
Y BL

U2

U1
0 C X
Hình 4.12: Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng
Dựa vào hình 4.12, trong ba điểm A, B và C thì điểm A là điểm thoải mãn cả hai điều
kiện trên. Do vậy điểm A là điểm tiêu dùng tối ưu.
Tại điểm A đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan nên tại đó, độ dốc của
đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quan.
- Độ dốc của đường ngân sách: PX/PY.
- Độ dốc của đường bàng quan: MRS = - ∆Y/∆X = MUX/MUY.
Tại điểm A, độ dốc của đường bàng quan bằng với độ dốc đường ngân sách:

Điểm A nằm trên đường ngân sách nên thỏa mãn điều kiện:
X.PX + Y.PY = I (2)
Từ (1) và (2) ta có thể kết luận: Tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng đạt được khi
phân bổ ngân sách sao cho lợi ích cận biên trên mỗi đồng chi phí của hàng hóa này bằng lợi
ích cận biên trên mỗi đồng chi phí đối với hàng hóa kia.
Chúng ta có thể biển diễn bằng công thức:
Câu 1: Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60$ dùng để mua 2 hàng hóa
X, Y với giá PX = 3$, PY = 1$. Biết hàm tổng lới ích TU = X.Y.
a. Viết phương trình đường ngân sách (BL)
b. Xác định hàm MUX, MUY và MRSX/Y.
c. Xác định lượng hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá lợi ích? Xác định
lợi ích tối đa?
d. Nếu Px giảm xuống = 2$, điểm tiêu dùng tối ưu là bao nhiêu? Viết phương trình đường
cầu hh X (biết đường cầu là tuyến tính)
Giải
I = 60$ X : PX = 3$,
Y: PY = 1$
TU = X.Y
a. Phương trình đường ngân sách X.Px + Y.Py = I
3X + 1Y = 60
b.
+ MUx = TU’x = (X.Y)’x = Y
+ MUy = TU’y = (X.Y)’y = X
+ MRS = MUx/MUy = Y/X
c.

Y/3 = X/1
3X + Y = 60
X = 10
Y = 30
Vậy, X = 10 và Y = 30 thì TU = X.Y = 10*30 = 300 (đơn vị lợi ích)
d. Nếu Px giảm xuống = 2$, điểm tiêu dùng tối ưu
- Trong trường hợp này, ta có :
+ I, Py không đổi
+ Px thay đổi : trước đây Px = 3, bây giờ Px = 2 (giá Px giảm -> người tiêu dùng mua
NHIỀU HƠN)
Y/2 = X/1
2X + Y = 60
X = 15
Y = 30
+ Tổng lợi ích: Lấy X = 15 và Y = 30 thay vào hàm tổng lợi ích:
TU = X.Y = 15 *30 = 450 (đơn vị lợi ích)
+ Giả sử phương trình hàm cầu hàng hóa X tuyến tính có dạng
Qd = aP + b (a<0)
+ Với Px = 3, ta có X = 10 (Qd = 10)
+ Với Px = 2, ta có X = 15 (Qd = 15)
10 = 3a + b
15 = 2a + b
a = -5 (thỏa mãn điều kiện)
b = 25
Vậy, phương trình hàm cầu hàng hóa X: Qd = - 5P + 25
Câu 3: Hàm hữu dụng của một người tiêu dùng được cho như sau : U(X,Y) = X.Y
a) Sở thích ban đầu của người tiêu dùng là 6 đơn vị X và 2 đơn vị Y. Với sở thích không đổi
(U = 12) hãy vẽ đường đồng mức thỏa mãn của người tiêu dùng trên.
b) Giá của X là 10.000đ/đơn vị giá của Y là 30.000đ/ đơn vị. Người tiêu dùng có 120.000đ
để chi tiêu cho hàng hóa X và hàng hóa Y, hãy vẽ đường ngân sách của người tiêu dùng.
c) Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng được thực hiện như thế nào?
Giải
a) Với X = 6 và Y = 2
Đường đồng mức thỏa mãn: cùng lợi ích -> đường bàng quan: U = X.Y = 6*2 = 12
X Y
1 12
2 6
3 4
6 2
b) Phương trình đường ngân sách X.Px + Y.Py = I
10.000X + 30.000Y = 120.000
c)
+ MUx = TU’x = (X.Y)’x = Y
+ MUy = TU’y = (X.Y)’y = X
+ MRS = MUx/MUy = Y/X
Ta có :

X=6
Y=2
Câu 4: Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập: I = 60$ dùng để mua 2 hàng hóa X, Y với
giá PX = 2$, PY = 1$. Hàm tổng lới ích
U (X,Y) = 2X + Y
a. Viết phương trình đường ngân sách (BL)
b. Xác định hàm MUX, MUY và MRSX/Y.
c. Xác định lượng hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá lợi ích?
d. Nếu Py tăng lên bằng 2$ thì điểm tiêu dùng tối ưu là bao nhiêu?
e. Nếu Py giảm xuống còn 0,5$, điểm tiêu dùng tối ưu là bao nhiêu?
Giải
a. Phương trình đường ngân sách
X.Px + Y.Py = I
2X + Y = 60
b.
+ MUx = 2
+ MUy = 1
+ MRS = MUx/MUy = 2/1 = 2
c.

2/2 = 1/1 (luôn luôn đúng)


2X + 1*Y = 60
Với mọi X và Y thỏa mãn phương trình đường ngân sách sẽ giúp người tiêu dùng tối đa
hóa lợi ích
Trường hợp này :
+ Đường BL trùng đường IC
+ Hình dạng 2 đường là đường thẳng, hệ số góc không đổi
Ngân sách (BL) : Y = 60 - 2X
Bàng quang (IC) : Y = U(X,Y) - 2X
<=> U(X, Y) = 60
<=> U max = 60

Y
BL
IC

X
d. Nếu Py tăng lên bằng 2$ thì điểm tiêu dùng tối ưu là bao nhiêu?

2/2 = 1/2 (vô lý)


2X + 2Y =60
Ta có
1 > 0,5
2X + 2Y =60
Vậy, chúng ta sẽ sử dụng toàn bộ I = 60$ để mua tòa bộ X với X = 30 đơn vị sản phẩm.

e.Nếu Py giảm xuống còn 0,5$, điểm tiêu dùng tối ưu là bao nhiêu?

2/2 = 1/0,5 (vô lý)

2X + 0,5Y = 60
Ta có :
1< 2

2X + 0,5Y = 60
Vậy, chúng ta sẽ sử dụng toàn bộ I = 60$ để mua Y với Y = 120 đơn vị sản phẩm.
Thực hành xác định MUx và MUy

1) TU = 9X(Y - 2) = 9XY - 18X

+ MUx = 9Y - 18

+ MUy = 9X

+ MRS = MUx/MUy

2) TU = X2.Y + 2Y + 19

+ MUx = 2XY + 0 + 0

+ MUy = X2 + 2 + 0

+ MRS = MUx/MUy

You might also like