You are on page 1of 63

Chương 2

HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

TS. Nguyễn Ngọc Hải


Khoa Tài chính Ngân hàng và Bảo hiểm
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Ghi chú: Bài giảng đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Để hoàn thành tốt bài học này, Học viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đọc trước chương 2: Hiệu quả và công bằng xã hội
- Trả lời các câu hỏi lý thuyết, trắc nghiệm.
- Tham gia thảo luận, trao đổi trên diễn đàn.
- Hoàn thành các bài tập cuối chương 1.
- Nếu có nội dung chưa hiểu, Học viên viên liên hệ với giảng
viên qua địa chỉ email: nnhai@uneti.edu.vn để được hỗ trợ.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, Học viên có thể:

1 Hiểu được sự lựa chọn tối ưu trong điều kiện giới hạn nguồn lực

Nắm được các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi
2

Nắm được thế nào là độc quyền thị trường, Hiểu được thông tin không đối xứng có ảnh
3 hưởng như thế nào tới các chủ thể

3
Nhận biết các ngoại ứng có tác động như thế nào? Hàng hóa công là gì
4
2.1. Lựa chọn tối ưu trong điều kiện giới hạn nguồn lực
• 2.1.1. Thuyết vị lợi
• 2.1.2. Giới hạn NS
• 2.1.3. Kết hợp giữa đường bàng quan và đường NS
• 2.1.4. Tổng quát mô hình tối ưu hóa tiêu dùng trên góc độ nền kinh tế
2.2. Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi
• 2.2.1. Hiệu quả Pareto
• 2.2.2. Định lý thứ nhất
• 2.2.3. Định lý thứ hai
2.3. Thất bại thị trường trong phân bổ nguồn lực
• 2.3.1. Độc quyền thị trường
• 2.3.2. Thông tin không đối xứng
• 2.3.3. Các ngoại ứng
• 2.3.4. Hàng hóa công
2.1.1. Thuyết vị lợi

Độ thỏa dụng (Utility): Là mức độ


thỏa mãn mà một người nhận
được khi tiêu dùng một hoặc một
giỏ (một tập hợp) HH nhất định.

Jemery Bentham - nhà triết học người Anh


2.1.1. Thuyết vị lợi

Với mỗi giỏ HH gồm HH X và HH Y sẽ được người A đánh giá theo mức độ thỏa mãn
mà người A nhận được. Cho nên hàm thỏa dụng của người A có dạng: TUxy = f(X,Y)

1 kg cá 10 đơn vị lợi ích


1 kg thịt bò 15 đơn vị lợi ích
2.1.1 Thuyết vị lợi

Trục Trục hoành Ox biểu thị số lượng HH


X, trục tung Oy biểu thị số lượng HH Y,
mỗi một điểm trên mặt phẳng của hệ trục
tọa độ cho ta biết một giỏ HH cụ thể với
một lượng HH X, Y nhất định.
2.1.1 Thuyết vị lợi

Đường bàng quan là đường mô tả các


giỏ HH khác nhau đem lại cho người
tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng.
2.1.1. Thuyết vị lợi
2.1.1. Thuyết vị lợi

Đặc điểm của đường bàng quan:


+ Dốc xuống về bên phải
+ Các đường bàng quan không cắt nhau
+ Lồi về phía gốc O
2.1.1. Thuyết vị lợi

Tỷ lệ thay thế cận biên của hang hóa X


cho hang hóa Y:
MRSxy = -∆y/∆x = - Độ dốc đường
bang quan
2.1.1. Thuyết vị lợi

+ Gọi MU là thỏa dụng biên, hay mức độ thỏa mãn tăng thêm khi người A sử dụng thêm 1
đơn vị HH.
X 0 1 2 3 4 5 6 7 8

TUx 0 35 65 90 105 110 110 95 60

MUy - 35 30 25 15 5 0 -15 -35

+Trường hợp tiêu dùng 2 loại HH, tổng lợi ích cho dưới dạng hàm số TUxy = f(X,Y) thì lợi
ích cận biên MU là đạo hàm bậc nhất của hàm tổng lợi ích TU
2.1.2. Giới hạn ngân sách

+ Đường NS là tập hợp các phối hợp khác nhau


giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua
được, với cùng một mức chi tiêu và giá các sản
phẩm đã cho.
+ Phương trình đường NS có dạng:
X.Px + Y.Py= I y= -Px/
x: số lượng sp x Py
Px: giá sp x
y: số lượng sp y
py: giá sp y
I: ngân sách ngươì tiêu dùng
2.1.2. Giới hạn ngân sách

Đặc điểm đường NS


+ Đường NS là đường thẳng dốc xuống về phía phải
+ Độ dốc của đường NS là tỷ giá giữa 2 sản phẩm (Px/Py)

Ví dụ: A có thu nhập M = 1.000 đvt dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng
Px = 100 đvt/sp và Py = 200 đvt/sp
muốn mua thêm 1 sp x thì phải tăng thêm hay giảm đi bao nhieu sp y

Y= X. Px+ Y. Py
= 100x+200y=1000
ta có: y= 5-1/2X
=> mua thêm 1 sp x giảm 1/2 y
2.1.3. Kết hợp giữa đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách

Văn bản
2.1.3. Kết hợp giữa đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách

người tiêu dùng hoàn toàn có thể chọn IC2 vì điểm 2 năm trên đó
TH1: Đường bàng quan IC1 cắt đường NS tại 2 điểm.
TH2: Đường bàng quan và đường NS không cắt nhau
vượt quá ngân sách người tiêu dùng
TH3: Đường bàng quan tiếp xúc với đường NS
MUx/ MUy = Px / Py
vừa đạt áp dụng tối ưu vừa tiêu hết ngân
sách
2.1.3. Kết hợp giữa đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách
I
Như vậy điều kiện cần và đủ để người tiêu dùng lựa chọn được giỏ hàng hóa tối ưu tại
mức NS cố định Mo là:
MUx/ MUy = Px / Py
Và X.Px + Y.Py= I đường ngân sách
VD: Một người tiêu dung có số tiền là I = 960$, sử dụng để mua hàng hóa X và Y. Giá
của 2 loại hang hóa này tương ứng là Px = 4$ và Py = 8$. Hàm lợi ích của người tiêu
dùng này là: U xy = 5XY. Lợi ích tối đa người tiêu dung có thể đạt được là bao nhiêu
MUx/Px=MUy/Py=> MUx/MUy=4/8= 1/2
MUx=TUx’= 5y
MUy= TUy’=5x
=> 5y/5x= 1/2 => x-2y=0 (1)
ta có hệ: x.4+y.8=960 (2)
Từ 1 và 2 => x= 120, y= 60
=> TUxy=5xy= 5. 120.60= 36000
2.1.3. Kết hợp giữa đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách

Một người tiêu dung có số tiền là I = 960$, sử dụng để mua hàng hóa X và Y. Giá của 2
loại hang hóa này tương ứng là Px = 4$ và Py = 8$. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này
là: U xy = 5XY. Lợi ích tối đa người tiêu dung có thể đạt được là bao nhiêu
2.1.3. Kết hợp giữa đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách

giá hàng hoá X thay đổi x giảm


2.1.4. Tổng quát mô hình tối ưu hóa tiêu dùng trên góc độ nền kinh tế
Hàng thiết yếu

IC1
IC2

E2

E1

Hàng xa xỉ
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Hãy trả lời đúng hay sai và giải thích.
Câu 1: Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi đường bàng quan và đường ngân sách của
người tiêu dùng càng cách xa nhau. sai.tiếp xúc người tiêu dùng vừa sd hết
ngân sách vừa tối ưu hoá
Câu 2: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì điểm lựa chọn tối ưu không thay đổi.
sai. khi y tăng đường ngân sách dịch chuyển ra xa góc toạ độ hơn
2.2. Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi

Với nguồn lực giới hạn, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để
nâng cao hiệu quả phân phối nguồn lực cũng như tối đa
hóa phúc lợi của người dân. Để trả lời câu hỏi trên, các
nhà kinh tế học thường dùng khái niệm hiệu quả Pareto.

Vilfredo Pareto (1848-1923)


2.2.1. Hiệu quả Pareto

Quan điểm hiệu quả Pareto:


+ Mỗi cá nhân là người đánh giá tốt nhất độ thoả
dụng của mình.
+ Xã hội là tổng thỏa dụng của các cá nhân trong
cộng đồng.
+ Nếu xã hội có thể tái phân bổ các nguồn lực để
làm tăng độ thỏa dụng của một cá nhân mà không
làm giảm độ thỏa dụng của các cá nhân còn lại thì
phúc lợi xã hội sẽ tăng thêm.
2.2.1. Hiệu quả Pareto

Khái niệm:“Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có
cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất 1 người được lợi mà không phải
làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác”.
2.2.1. Hiệu quả Pareto
Hoàn thiện pareto: Nếu tồn tại 1 cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất 1 người
được lợi mà không làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách phân bổ lại đó gọi là hoàn
thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu

Hộp Edgeworth
2.2.1. Hiệu quả Pareto

Các đường bàn quang trong hộp Edgeworth


2.2.1. Hiệu quả Pareto

Sự phân bổ làm cho người A tốt hơn mà không làm cho người B thiệt đi
2.2.1. Hiệu quả Pareto

Sự phân bổ làm cho người B tốt hơn mà không làm cho người A thiệt đi
2.2.1. Hiệu quả Pareto

Sự phân bổ làm cho người A và người B đều có lợi hơn


2.2.1. Định lý thứ nhất

“Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh


hoàn hảo, tức người sản xuất và người tiêu
dùng còn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong
những điều kiện nhất định, nền kinh tế sẽ tất
yếu đạt được sự phân bổ nguồn lực đạt hiệu
quả Pareto”
2.2.1. Định lý thứ nhất

Muốn đo lường quy mô hiệu quả xã hội thì


cần phải xác định phúc lợi người tiêu dùng,
phúc lợi người sản xuất trong mô hình cung
cầu HH
2.2.1. Định lý thứ nhất

Phúc lợi người tiêu dùng (CS)


Phúc lợi người sản xuất (PS)
2.2.1. Định lý thứ nhất

Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng áo sơ mi như sau: QD = - 0,1P+50, QS= 0,2P – 10
(ĐVT của giá là nghìn đồng, đơn vị tính của lượng triệu sản phẩm)
Yêu cầu:
1. Xác định điểm cân bằng
2. Xác định thặng dư sản xuất
3. Xác định thặng dư tiêu dùng
4. Xác định tổng thặng dư xã hội
2.2.1. Định lý thứ nhất

Tuy nhiên, trong trường


hợp giá cả hàng hóa thay
đổi P´< P* (Chính phủ quy
định mức giá tối đa nhỏ
hơn giá cân bằng). Sản
lượng giảm từ Q* về Q´
2.2.1. Định lý thứ nhất
Hạn chế:
(1) Nền kinh tế không phải lúc nào cũng hoạt động trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo.
(2) Bản thân tiêu chuẩn hiệu quả Pareto chỉ mang đặc tính cá nhân chủ nghĩa.
2.2.1. Định lý thứ hai

Trong một nền kinh tế tuân thủ các quy


luật kinh tế thông thường và với những
quy luật nhất định, CP có thể đạt tới bất
kỳ một cách phân bổ hiệu quả nào bằng
cách tiến hành phân phối lại thu nhập
ban đầu sau đó để nền kinh tế cạnh tranh
hoàn hảo tự hướng dẫn nền kinh tế đi tới
điểm mong muốn của nó.
2.2.1. Định lý thứ hai

Xã hội thường không chỉ quan tâm: thặng dư


có bao nhiêu mà còn quan tâm sự phân phối
như thế nào trong công chúng
CÂU HỎI THẢO LUẬN

Quyết định giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép của chính phủ là một hoàn thiện
Pareto
2.3. Thất bại thị trường trong phân bổ nguồn lực

1. Độc quyền thị trường là gì?


2. Thế nào là thông tin không đối xứng?
3. Các ngoại ứng tác động đến thị trường như thế nào?
4. Những hàng hóa nào được gọi là hàng hóa công?
2.3.1. Độc quyền thị trường

Độc quyền thị trường là trạng thái thị trường chỉ có do một hay một số ít các
hãng thống trị, chi phối.

Độc quyền thường

Độc quyền tự nhiên


2.3.1. Độc quyền thị trường
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền

- Được Chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường

- Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ

- Sở hữu một nguồn lực đặc biệt

- Có khả năng giảm giá thành khi mở rộng quy mô sản xuất =>
thắng đối thủ cạnh tranh

- Kết quả của cạnh tranh dẫn đến sự thôn tính, sáp nhập các doanh
nghiệp cùng ngành nghề
2.3.1. Độc quyền thị trường

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị


trường trong đó có nhiều người mua,
nhiều người bán
2.3.1. Độc quyền thị trường

- Trong một thị trường độc quyền, chỉ có duy nhất một DN sản xuất 1 loại phẩm cho toàn thị
trường.
- Chi phí cận biên của một công ty được tính bằng cách lấy đạo hàm bậc một của số lượng:
MC = TC’
- Doanh thu cận biên của một công ty cũng được tính bằng cách lấy đạo hàm bậc một của
phương trình tổng doanh thu: MR= TR’
2.3.1. Độc quyền thị trường

- Công ty độc quyền có thể tối đa hóa lợi


nhuận khi chi phí cận biên của nó bằng
với doanh thu cận biên: MR = MC
2.3.1. Độc quyền thị trường

Một DN độc quyền có hàm thị


trường của sản phẩm là:
Q = 30-2P; hàm tổng chi phí TC =
2Q2
a. Xác định mức sản lượng sản xuất
khi DN muốn tối đa hóa lợi nhuận,
giá bán, lợi nhuận của DN là bao
nhiêu
b. Nếu DN bị đánh thuế T=5 USD/
sản phẩm
2.3.2. Thông tin không đối xứng

Khái niệm
Là tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một
bên nào đó (người mua hoặc người bán) có
được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc
tính của sản phẩm

Quan điểm cá nhân của TS.BS Lê Công Tấn,


Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
46
2.3.2. Thông tin không đối xứng

Tổn thất phúc lợi do thông tin không đối xứng


2.3.3. Các ngoại ứng

+ Là hiện tượng khi một hành động của một cá


nhân hay một hãng có ảnh hưởng trực tiếp đến
phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những
ảnh hưởng đó không được phản ánh trong giá cả
thị trường.

48
2.3.3. Các ngoại ứng
Ngoại ứng tiêu cực
Ngoại ứng tiêu cực là hành vi của một chủ thể
(cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc
lợi của chủ thể khác nhưng những ảnh hưởng đó
không được phản ánh trong giá cả thị trường.

49
2.3.3. Các ngoại ứng

Ngoại ứng tiêu cực

Nguyên nhân chủ quan


Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình mà một số DN bất chấp mọi thiệt hại gây ra
cho người khác và xã hội.

Nguyên nhân khách quan

- Do chế độ quản lý nơi lỏng và sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý.
- Do thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân
- Do hệ thống pháp luật còn chưa có những quy đinh cụ thể về những hành vi gây tổn thất
cho xã hội và nếu có thì xử phạt quá nhẹ.
2.3.3. Các ngoại ứng

Giả sử một ngành cạnh tranh có phương trình đường cung và đường cầu như sau:

(D): Q = 450 – 40p

(S): Q = 200 + 10p

Biết chi phí ngoại lai cận biên của ngành là 1$/ sản phẩm

a. Xác định mức sản lượng hiệu quả xã hội

b. Nếu chính phủ đánh thuế 1 lượng là 1$/ đơn vị sản phẩm sản xuất ra thì chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế
2.3.3. Các ngoại ứng
Ngoại ứng tiêu cực
Các giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực

• Tác động vào chi phí của nhà sản xuất


• Trợ cấp: với mỗi đơn vị sản lượng mà DN ngừng sản xuất thì CP sẽ trợ cấp cho họ một khoản tiền
• Bán giấy phép xả thải.
• Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải.

52
2.3.3. Các ngoại ứng
Ngoại ứng tích cực

Là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không


phải là người mua và người bán), và lợi ích đó cũng
không được phản ánh vào giá bán.

53
2.3.3. Các ngoại ứng
Ngoại ứng tích cực

+ Cách thông dụng và hiệu quả nhất là dùng trợ


cấp để khuyến khích sử dụng nhiều hơn hàng
hóa dịch vụ
3. Hàng hóa công

Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà tất


cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử
dụng chung với nhau. Việc sử dụng của
người này không ảnh hưởng đáng kể đến
việc sử dụng của người khác.
3. Hàng hóa công

Theo Joseph Stighlitz: Hàng hóa công là những loại


hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ
lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những
người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.

Theo Paul Samuelson: Hàng hóa công là


những loại hàng hóa mà chi phí để nhận
dịch vụ từ nó đối với mỗi người là bằng 0,
không thể cấm mọi người cùng sử dụng.
3. Hàng hóa công
Hàng hóa công (HHC) mang hai tính chất: không
cạnh tranh và không thể loại trừ
Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy

+ Tuy nhiên có nhiều HHC không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ
đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó
những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những
người tiêu dùng sau.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Trình bày khái niêm và những hạn chế của hiệu quả Pareto
Câu 2: Hoàn thiện Pareto là gì, dùng hộp Edgeworth để phân tích và chứng minh
Câu 3: Một người tiêu dùng có thu nhập I = 900 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px = 10đ/sp;
Py =40đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số TU =(X-2)*Y
Yêu cầu:
a. Viết phương trình đường ngân sách
b. Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa
c. Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được
d. Nếu thu nhập tăng lên 1220, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu
dụng đạt được là bao nhiêu?
e. Nếu thu nhập giảm xuống còn 740, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối hợp tối ưu mới và
tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
f. Mô tả các câu trên bằng đồ thị và vẽ đường tiêu dùng thu nhập dựa vào kết quả 3 câu từ c-e
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI BÀI

Câu 3: Thông tin bất đối xứng là gì. Hậu quả của thông tin bất cân xứng?
Câu 4: Ngoại ứng là gì. Trình bày ngắn gọn các giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực
TỔNG KẾT BÀI HỌC
• Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực là vấn đề cơ bản của TCC, các cá nhân có thể
quyết định chọn lựa chuyển đổi trạng thái của họ từ tiêu dùng nhóm hàng hóa này thành nhóm hàng hóa
khác có thể so sánh được để tối đa hóa mức thỏa dụng của mình. Tuy nhiên, sự tối đa hóa thỏa dụng của
các cá nhân còn tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có, cụ thể là NS của họ.
• Hiệu quả Pareto: “Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách
nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại
đến bất kỳ ai khác”.
• Định lý Pareto thứ nhất:“Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sản
xuất và tiêu dùng còn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong những điều kiện nhất định, nền kinh tế sẽ tất
yếu đạt được phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto” .
• Định lý Pareto thứ hai: “Trong một nền kinh tế tuân thủ các quy luật kinh tế thông thường và với những
quy luật nhất định, Chính phủ có thể đạt tới bất kỳ một cách phân bổ hiệu quả nào bằng cách tiến hành
phân phối lại thu nhập ban đầu (bằng các công cụ phân phối lý tưởng, không gây tổn thất cho xã hội),
sau đó để nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo tự hướng dẫn nền kinh tế đi tới điểm mong muốn của nó”.
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Thất bại thị trường là một tình huống kinh tế trong đó hàng hóa và dịch vụ không được phân phối hiệu
quả trong thị trường tự do.
- Độc quyền gây tổn thất cho xã hội do sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn và đặt giá cao so với thị
trường cạnh tranh.
- Ngoại ứng là những tác động gây thêm lợi ích hoặc chi phí cho đối tượng thứ ba (ngoài người mua
và người bán) nhưng những lợi ích đó không được phản ánh trong giá cả thị trường.
- Thông tin bất cân xứng là tình trạng phi hiệu quả diễn ra khi trên thị trường, một trong hai bên người
bán và người mua có đầy đủ thông tin hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm được trao đổi.
- Hàng hoá công mang hai tính chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ (có nhiều người tiêu dùng
hàng hoá này và sự tiêu dùng của người này là không ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của người khác).
CHUẨN BỊ BÀI SAU

- Hoàn thành câu hỏi và bài tập cuối chương 2: Hiệu quả và công bằng xã hội
- Học viên đọc trước tài liệu chương 3: Ngân sách nhà nước
- Nếu có thắc mắc, Học viên liên hệ với Giảng viên qua địa chỉ email: nnhai@uneti.edu.vn

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!

You might also like