You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, công thức tính, đơn vị đo lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên.
2. Phân tích nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và ý nghĩa của nó trong việc phân
tích hành vi người tiêu dùng. Cho ví dụ minh hoạ.
3. Sử dụng quy luật lợi ích cận biên giảm dần giải thích đường cầu dốc xuống dưới về phía
phải và minh hoạ bằng đồ thị.
4. Phân tích khái niệm, cách tính và minh hoạ bằng đồ thị khái niệm Thặng dư tiêu dùng
5. Trình bày cách xác định đường cầu hàng hoá dốc xuống bằng Lý thuyết lợi ích đo được
6. Trình bày định nghĩa, các tính chất và minh hoạ bằng đồ thị các khái niệm: đường bàng
quan và “bản đồ” các đường bàng quan.
7. Trình bày khái niệm, công thức xác định, tính chất và minh hoạ bằng đồ thị đường ngân
sách.
8. Trình bày cách xác định kết hợp hàng hóa tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng bằng
Lý thuyết bàng quan- ngân sách
9. Trình bày cách xác định đường cầu hàng hoá dốc xuống bằng Lý thuyết bàng quan-
ngân sách
10. Phân tích tác động của ảnh hưởng thay thế (SE) và ảnh hưởng thu nhập (IE) trong các
trường hợp hàng hoá là thông thường và cấp thấp. Minh hoạ bằng đồ thị
11. Hãy sử dụng kiến thức về lý thuyết tiêu dùng để giải thích: khi giá hàng hoá X giảm,
đường giá -tiêu dùng (trong không gian 2 hàng hoá) là đường dốc lên thì cầu về hàng hoá X là
không co dãn.
12. Hãy sử dụng kiến thức về lý thuyết tiêu dùng để giải thích: khi giá hàng hoá X giảm,
đường giá -tiêu dùng (trong không gian 2 hàng hoá) là đường dốc xuống thì cầu về hàng hoá X là
co dãn.
13. Lý thuyết sở thích bộc lộ cho phép phân chia rõ ràng ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng
thu nhập trong trường hợp nào? Tại sao?

BÀI TẬP
Bài tập 4.1:
Lợi ích của 1 người tiêu dùng từ việc tiêu dùng 2 sản phẩm X và Y được cho trong bảng
sau:
Bảng 1: Lợi ích từ X
X Tổng lợi ích Lợi ích cận biên
1 40
2 72
3 100
4 24
5 144
6 160
Bảng 2: Lợi ích từ Y
Y Tổng lợi ích Lợi ích cận biên
1 28
2 52
3 20
4 88
5 102
6 114
a. Hoàn thành các số liệu trong các bảng trên.
b. Giá của một đơn vị X là 1.000.000 đồng và giá của một đơn Y vị là 500.000 đồng. Sử
dụng số liệu đã cho trong bảng 1 và 2 hoàn thành bảng 3 dưới đây (trong đó MU/ P là tỷ lệ giữa
lợi ích cận biên và giá, tương đương với lợi ích cận biên trên một trăm ngàn đồng tiêu dùng).

X MU/P Y MU/P
1 1
2 2
3 3
4 4
5 5
6 6
c. Giả sử rằng người này sử dụng thu nhập 4 triệu đồng vào tiêu dùng 2 hàng hóa X và Y.
Tìm lượng tiêu dùng X và Y để tối đa hoá lợi ích?
d. Giả sử rằng người này tiêu dùng 3 đơn vị X và 2 đơn vị Y. Hãy giải thích tại sao điều
này không làm tối đa hoá lợi ích bằng hai cách dựa trên các số liệu về tổng lợi ích và thuật ngữ
MU/ P.
Bài tập 4.2:
Một người tiêu dùng có bảng số liệu về tổng lợi ích (tính bằng ngàn đồng) đối với phim
ảnh như sau:
Q TU
0 0
1 50
2 86
3 121
4 150
5 175
a. Xác định lợi ích cận biên của người tiêu dùng này
b. Nếu giá 1 bộ phim là 50 ngàn đồng thì người tiêu dùng này sẽ xem bao nhiêu bộ phim.
c. Nếu giá 1 bộ phim là 25 ngàn đồng thì thặng dư của người tiêu dùng này là bao nhiêu

Bài tập 4.3:


Cho các hàm lợi ích của một người tiêu dùng đối với từng hàng hoá X và Y như sau (giả sử
rằng người này chỉ tiêu dùng 2 loại hàng hoá):
U = 52X – 2X2 + 116Y – 5Y2
a. Hãy chứng minh rằng quy luật lợi ích cận biên được thể hiện trong hàm lợi ích trên.
b. Thu nhập của người tiêu dùng này là 35.000 (ngàn đồng), giá của X là 500 (ngàn đồng)/
một đơn vị và giá của Y là 200 (ngàn đồng)/ một đơn vị. Hãy viết phương trình ràng buộc ngân
sách của người tiêu dùng này.
Bài tập 4.4:
Một người tiêu dùng sử dụng hết số thu nhập 30$ để chi tiêu cho 2 hàng hoá X và Y. Lợi
ích tiêu dùng của mỗi đơn vị hàng hoá được cho trong bảng sau:
QX,Y TUX TUY
1 50 75
2 98 117
3 134 153
4 163 181
5 188 206
6 209 230
7 227 248
8 242 265
9 254 281
Giá của hàng hoá X là 6$/ một đơn vị, giá hàng hoá Y là 3$/ một đơn vị.
a. Hãy xác định kết hợp tiêu dùng 2 hàng hoá đối với người tiêu dùng này. Khi đó tổng lợi
ích tối đa là bao nhiêu?
b. Nếu thu nhập của người tiêu dùng này tăng lên thành 39$, kết hợp tiêu dùng sẽ thay đổi
như thế nào?
c. Với thu nhập 30$ để chi tiêu, nhưng giá của hàng hoá X giảm xuống còn 3$/ một đơn vị.
Hãy xác định kết hợp tiêu dùng mới.
Bài tập 4.5:
Một người tiêu dùng có hàm lợi ích đối với 2 hàng hoá X và Y như sau:
U = (4X - 8)Y
Người tiêu dùng này có một lượng thu nhập là 30 triệu đồng dành để chi tiêu có 2 hàng hoá
X và Y. Giá của hàng hoá X là 3 triệu đồng/một đơn vị và giá của hàng hoá Y là 6 triệu đồng/
một đơn vị.
a. Hãy xác định kết hợp tiêu dùng 2 hàng hoá X và Y của người tiêu dùng này.
b. Nếu giá của hàng hoá X tăng lên 6 triệu đồng/ một đơn vị thì kết hợp tiêu dùng sẽ thay
đổi như thế nào?
c. Hãy viết phương trình đường cầu đối với hàng hoá X, giả sử rằng nó là đường tuyến
tính.
Bài tập 4.6:
Hàm lợi ích của một người tiêu dùng được cho bởi: U = X0,5.Y0,5
Hãy xác định hàm cầu của các hàng hoá X và Y bằng phương pháp nhân tử Lagrange
Bài tập 4.7:
Một người tiêu dùng hai hàng hóa X và Y và đạt trạng thái cân bằng tại điểm E và điểm F
như minh họa trên các đồ thị dưới đây:

A
F

X
B C

a. Hãy cho biết điều gì thay đổi khi đường ngân sách xoay từ AB sang AC
b. Hãy so sánh 2 trạng thái cân bằng E và F. Bạn nhận xét gì về hai hàng hóa đó.
Bài tập 4.8:
Một người tiêu dùng sử dụng hết số tiền I = 40 $ để mua 2 hàng hoá X và Y với giá PX = 5
$ và PY = 10$. Tổng lợi ích thu được khi tiêu dùng độc lập các hàng hoá cho ở bảng sau:
Hàng hoá X và Y 1 2 3 4 5 6 7
(đơn vị)
TUX 50 95 135 170 200 225 245
TUY 80 150 210 260 300 330 350
a. Người tiêu dùng sẽ phân phối số tiền hiện có (I = 40$) cho việc chi mua hàng hoá X và
Y như thế nào để tối đa hoá lợi ích. Tính tổng lợi ích tối đa đó (TUmax)
b. Nếu thu nhập tăng lên thành 70$ thì kết hợp tiêu dùng tối ưu mới là gì?
Bài tập 4.9:
Một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền 100 triệu đồng dùng để mua hai hàng hoá X và
Y với giá tương ứng PX = 10 triệu đồng/ 1 đơn vị, PY = 5 triệu đồng, cho biết hàm tổng lợi ích đạt
được từ việc tiêu dùng các hàng hoá là: TU = X2.Y2
a. Viết phương trình đường ngân sách (BL)
b. Tính MUX, MUY và MRSX/Y
c. Xác định lượng hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá lợi ích
d. Giả sử thu nhập và giá hàng hoá Y không đổi, giá hàng hoá X giảm xuống là PX = 5 triệu
đồng. Viết phương trình đường cầu đối với hàng hoá X.
Bài tập 4.10:
Cho hàm lợi ích của một người tiêu dùng có dạng: U = ln X + lnY
a. Qui luật lợi ích cận biên giảm dần có đúng với mỗi hàng hoá X và Y không?
b. Hãy sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange để viết phương trình được cầu (dạng
Marshall) cho người tiêu dùng này.
c. Chứng minh rằng hàm cầu thu được từ dạng hàm lợi ích này trùng với hàm cầu thu được
từ hàm lợi ích : U  XY
d. Có nhận xét gì về các co dãn EDI, EDP, EDX/Y

You might also like