You are on page 1of 3

Sự ràng buộc về ngân sách của người tiêu dùng

Trên thực tế, mỗi người có những mức thu nhập khác nhau do đó việc chi tiêu cho
các loại hàng hóa là khác nhau. Như vậy sự lựa chọn của mỗi người tiêu dùng là khác
nhau, không chỉ phụ thuộc vào giá cả hàng hóa mà còn phụ thuộc vào chính thu nhập
và ngân sách của người tiêu dùng của người tiêu dùng.
Ở đây để đơn giản hóa vấn đề và so sánh một dễ dàng hơn về sự lựa chọn hàng hóa
của người tiêu dùng, nhóm em xây dựng tình huống đó là bạn Thảo được mẹ cho tiền
để mua hai loại hàng hóa là bút chì Thiên Long 2B ( X ) và tẩy Campus (Y) làm quà
tặng từ thiện cho các em học sinh nghèo học giỏi vượt khó.
Trước hết chúng ta cùng nhau đi xét về sự chi tiêu bạn Thảo về hai hàng hóa là bút
chì 2B và tẩy Campus khi bị giới hạn về ngân sách xem như thế nào. Giả sử bạn
Thảo được đưa số tiền là 300 000 vn đồng để chi tiêu cho hai loại hàng hóa này. Biết
rằng giá bán của bút chì 2B trên thị trường là Px =3000đ và giá của tẩy Campus là Py
=5000đ
Với ngân sách và giá cả hàng hóa như trên, ta có bảng sự lựa chọn tiêu dùng của bạn
Thảo
Bảng 1.1 về một số phương án tiêu dùng 2 loại hàng hóa trên
Phương án Bút chì 2B Tẩy Chi tiêu cho Chi tiêu cho Tổng chi
tiêu dùng Campus bút chì tẩy Campus tiêu
2B(nghìn (nghìn (nghìn
đồng) đồng) đồng)
A 0 60 0 300 300
B 10 54 30 270 300
C 20 48 60 240 300
D 30 42 90 210 300
E 40 36 120 180 300
F 50 30 150 150 300
G 60 24 180 120 300
H 70 18 210 90 300
I 80 12 240 60 300
K 90 6 270 30 300
L 100 0 300 0 300

Nhận xét : Từ bảng trên ta có thể thấy rằng có rất nhiều phương án để người tiêu
dùng có thể lựa chọn mua hai loại hàng hóa với số tiền hiện có. Người tiêu dùng
thường thích nhiều hơn thích ít và sở thích của họ thường có tính chất hoàn chỉnh nên
họ có thể so sánh sắp xếp các phương án theo đánh giá chủ quan của bản thân.
Bảng 1.2 Lợi ích cận biện và quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Qx TUx MUx Mux/Px Qy TUy MUy MUy/Py
20 600 30 10 6 450 75 15
30 870 27 9 12 850 50 10
50 1290 21 7 30 1130 35 7
80 1650 12 4 42 1330 25 5
90 2460 9 3 48 2050 10 2

(Áp dụng công thức MUx=TUx/Qx ; MUy=TUy/Qy)


Nhận xét: Nhìn vào bảng 1.2, khi tăng sản lượng X và Y ta thấy tổng lợi ích tăng lên
nhưng lợi ích cận biên giảm dần theo đúng quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Ta có điều kiện để tối đa hóa lợi ích là:
XPx + Ypy = I
MUx/Px =MUy/Py
Từ bảng 1.1 và 1.2 ta nhận thấy rằng phương án F là phương án lựa chọn tiêu dùng
tối ưu vì nó thỏa mãn cả hai điều kiện cần và đủ.
50.3000+30.5000 = 300000
MUx /Px =Muy /Py =7
Như vậy sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của bạn Thảo đối với hai loại hàng hóa là bút
chì 2B và tẩy Campus đó là phương án F : 50 bút chì 2B và 30 tẩy Campus
Giới hạn ngân sách của người tiêu dùng: biểu thị các loại hàng hóa khác nhau mà
người tiêu dùng có thể mua ở một mức ngân sách nhất định. Ở đây người tiêu dùng
chỉ lựa chọn mua hai hàng hóa là bút chì 2B và tẩy Campus. Nếu số lượng bút chì 2B
tăng thì số lượng tẩy Campus giảm và ngược lại.

Tẩy campus

A
60

C
30

0
500 100 Bút chì 2B
Tại điểm A bạn Thảo không mua bút chì 2B mà mua 60 tẩy campus. Tại điểm B bạn
Thảo không mua tẩy campus mà mua 100 cây bút chì 2B. Tại điểm C bạn mua 50 bút
chì 2B và 30 tẩy Campus ( lúc này chi tiêu cho hai loại hàng hóa là bằng nhau và
bằng 150000đ). Đường AB được gọi là đường giới hạn ngân sách, nó chỉ ra số lượng
các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua và trong tình huống này nó thể hiện
sự đánh đổi giữa hai hàng hóa bút chì 2B và tẩy Campus
Độ dốc đường ngân sách: (- Y / X) phản ánh tỉ lệ mà người tiêu dùng có thể trao
đổi hàng hóa này để lấy hàng hóa khác và phản ánh sự đánh đổi mà thị trường đặt ra
cho người tiêu dùng

You might also like