You are on page 1of 5

GỢI Ý

Bài tập kiểm tra sơ bộ lần 3

Thời gian 72 giờ đồng hồ (hạn nộp 11h tối ngày chủ nhật ngày 18 tháng 12)
*Chú ý: Các em nộp File theo dạng [thứ tự - họ và tên - mã số sv]

Lý thuyết
1. Trình bày khái niệm, công thức tính, đơn vị đo lợi ích, tổng lợi ích cận biên
2. Phân tích nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và ý nghĩa của nó trong việc phân tích
hành vi người tiêu dùng. Cho ví dụ minh họa
3. Phân tích khái niệm, cách tính và minh họa bằng đồ thị khái niệm thặng dư tiêu dùng
4. Phân tích tác động của ảnh hưởng thay thế (SE) và ảnh hưởng thu nhập (IE) trong các trường
hợp hàng hóa là thông thường và cấp thấp. Minh họa bằng đồ thị
5. Hãy sử dụng kiến thức về lý thuyết tiêu dùng để giải thích: khi giá hàng hóa X giảm, đường
giá – tiêu dùng (trong không gian 2 hàng hóa) là đường dốc lên thì cầu về hàng hóa X là không
co giãn.

Bài tập
Bài 1.
Một người tiêu dùng có thu nhập là 90.000 đồng và muốn chi vào 2 hàng hóa A và B với giá
hàng hóa A là P(A) = 30.000 đồng và giá hàng hóa B là P(B) là 10.000 đồng.
1. Hãy viết phương trình và minh họa đường ngân sách cho người tiêu dùng trên?
2. Nếu giá hàng hóa A giảm 50 phần trăm thì đường ngân sách mới như thế nào? Vẽ đồ thị
3. Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng gấp 2 thì đường ngân sách mới như thế nào?
Bài 2.
Một người tiêu dùng có thu nhập 55$ để chi tiêu cho 2 hàng hóa X (mua sách) và Y (chơi
game).Giá của hàng hóa X là 10$/một đơn vị, giá hàng hóa Y là 5$/một đơn vị. Lợi ích thu được
từ việc tiêu dùng tương ứng là TU(x) và TU(y) như sau:
Hàng hóa 1 2 3 4 5 6 7
X,Y
TUx 60 110 150 180 200 206 211
(utils)
TUy 20 38 53 64 70 75 79
(utils)

1. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần có chi phối đối với hai hàng hóa trên hay không?

Quy luật lợi ích cận biên có chi phối 2 hàng hóa X,Y
X TUx MUx Y TUy MUy
1 60 60 1 20 20
2 110 50 2 38 18
3 150 40 3 53 15
4 180 30 4 64 11
5 200 20 5 70 6
6 206 6 6 75 5
7 211 5 7 79 4

2. Hãy xác định số lượng 2 hàng hóa trên nếu người tiêu dùng muốn tối đa hóa lợi ích. Lợi ích
tối đa thu được là bao nhiêu?
 Điều kiện để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích là:
 MUx/Px = MUy/Py

X TUx MUx MUx/Px Y TUy MUy MUy/Py


1 60 60 6 1 20 20 4
2 110 50 5 2 38 18 3.6
3 150 40 4 3 53 15 3
4 180 30 3 4 64 11 2.2
5 200 20 2 5 70 6 1.2
6 206 6 0.6 6 75 5 1
7 211 5 0.5 7 79 4 0.8

 Suy ra: X =4, Y =3


 Tổng lợi ích lớn nhất TUmax = 180 + 53 = 233

3. Nếu giá hàng hóa X giảm xuống còn $5/đơn vị thì quyết định của người tiêu dùng như thế
nào?

X TUx MUx MUx/Px Y TUy MUy MUy/Py


1 60 60 12 1 20 20 4
2 110 50 10 2 38 18 3.6
3 150 40 8 3 53 15 3
4 180 30 6 4 64 11 2.2
5 200 20 4 5 70 6 1.2
6 206 6 1.2 6 75 5 1
7 211 5 1 7 79 4 0.8

 Suy ra: X =6, Y =5


 Tổng lợi ích lớn nhất TUmax = 206 + 70 = 276

4. Viết phương trình và minh họa đường cầu hàng hóa X dựa vào kết quả câu 2 và câu 3
Phương trình đường cầu có dạng: P = a*Q + b
Ta có:
P1 = 10, Qx1 = 4, suy ra 10 = a*4 + b
P2 = 5, Qx2 = 6, suy ra 5 = a*6 + b
Lập hệ phương trình:
10 = a ∗ 4 + b
{
5 = a∗6 + b
Giải hệ được: a = - 5/2, b = 20
Phương trình cầu của hàng hóa X là: P = -5/2*Q + 20

Bài 3.
Hàm lợi ích của một người tiêu dùng như sau: U(X;Y) =10*X*Y
1. Giả sử người tiêu dùng này tiêu dùng 4 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu việc tiêu dùng hàng hóa
Y giảm xuống còn 8 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị X để vẫn thỏa mãn như lúc
đầu?

6 đơn vị

2. Người này thích tập hợp nào hơn trong 2 tập hợp sau (X =3 và Y=10) và (X=4 và Y =8)
(X=4 và Y =8)

3. Hãy xét 2 tập hợp sau (X=8 và Y=12) và (X=16 và Y=6), người này có bàng quan giữa 2 tập
hợp này không?
Có bàng quan giữa 2 tập hợp này vì có cùng U = 960

Bài 4.
Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 đô la dùng để mua hai hàng hóa X và Y
với giá tương ứng Px = 3 đô la, Py = 1 đô la, cho biết hàm tổng ích lợi Uxy = X*Y
1. Viết phương trình đường ngân sách (Budget line).
Y = 60 – 3X
Có nhận xét gì về các giỏ hàng hóa (X=10; Y=20); (X=20; Y=10); (X=15; Y=15)
(X=10; Y=20) -> Không tối ưu độ
(X=20; Y=10) -> Không đạt được
(X=15; Y=15) -> Tối ưu

2. Tính MUx, MUy, MRSx/y


MUx = Y
MUy = X
MRSx/y = MUx/MUy = Y/X

3. Xác định lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi ích (TUmax). Vẽ
hình minh họa
Max (U) với điều kiện ngân sách: 60 = Y + 3X

Ta có viết phương trình DÙNG phương pháp nhân tử Lagrange


𝐿 = XY + λ (60 – Y – 3X)
Giải hệ phương trình

𝜕𝐿
= 0 𝑌 + λ(– 3) = 0
𝜕𝑋
{ 𝜕𝐿
=0 ↔ {𝑋 + λ(– 1) = 0
𝜕𝑌
60 = Y + 3X
60 = Y + 3X

Giải ra ta có: X = 10, Y = 30

TUmax = 300

You might also like