You are on page 1of 4

Bài tập

Bài 1: Hoạt động sản xuất hoá chất có hàm chi phí cận biên được xác định bởi MC = 16 + 0,04Q
và hàm lợi ích cận biên được xác định bởi MB = 40 – 0,08Q. Hoạt động sản xuất này gây ô nhiễm
môi trường và người ta xác định được hàm chi phí ngoại ứng cận biên là MEC = 8 + 0,04Q. Trong
đó Q là mức sản lượng tính bằng tấn và giá sản phẩm tính bằng triệu đồng.
1. So sánh sản lượng và mức giá đạt hiệu quả cá nhân và hiệu quả xã hội?
2. So sánh phúc lợi xã hội tại các mức hoạt động hiệu quả cá nhân và xã hội.
3. Xác định mức thuế Pigou cần áp dụng để điều chỉnh hoạt động sản xuất về mức tối ưu xã hội?
Thuế Pigou được phân chia giữa Người sản xuất và Người tiêu dùng như thế nào?
4. Thặng dư người sản xuất thay đổi như thế nào?
5. Thể hiện kết quả bằng đồ thị?

ĐS: 1. Q=Q1 – Q*=200-100=100 tấn, P= P1 – P*=24-32=-8trđ/tấn; 2. PLXH=PLXH(Q1) –


PLXH(Q*)=0-800=-800trđ; 3. t*= 12trđ/tấn, T = 1200trđ; Người SX nộp thuế: tSX = 4trđ/tấn, TSX =
400trđ; Người tiêu dùng nộp thuế: : tTD = 8trđ/tấn, TTD = 800trđ; 4. PS = 800 – 200 = 600trđ.

Bài 2: Hoạt động sản xuất một loại sản phẩm G có hàm tổng chi phí là TC = 7Q+0,01Q2, hàm lợi
ích là TB=23Q - 0,03Q2; Hoạt động sản xuất này gây ra ô nhiễm môi trường và hàm chi phí thiệt
hại môi trường được xác định bởi EC=3Q+0,01Q2 (Q là mức sản lượng tính bằng tấn và giá sản
phẩm tính bằng triệu đồng)
1. So sánh sản lượng và mức giá tại các mức hoạt động hiệu quả của thị trường và của xã hội.
2. Xác định tổn thất kinh tế mà hoạt động sản xuất này gây ra cho xã hội.
3. Để bảo đảm giá cả phản ánh đủ chi phí xã hội nhằm điều chỉnh mức hoạt động về mức tối ưu xã
hội, cơ quan chức năng cần áp dụng mức thuế Pigou là bao nhiêu? Tính tổng số thuế thu được?
Người sản xuất và Người tiêu dùng nộp thuế như thế nào?
4. Thặng dư người tiêu dùng thay đổi như thế nào?
5. So sánh tổng số thuế môi trường mà người sản xuất phải nộp với tổng chi phí môi trường do hoạt
động sản xuất gây ra và nêu nhận xét?
6. Thể hiện các kết quả trên bằng đồ thị.

ĐS: 1. Q=Q1 – Q*= 200 – 130 =70tấn, P= P1 – P*= 11-15,2 = -4,2trđ/tấn;
2. Tổn thất = 245trđ; 3. t* = 5,6trđ/tấn, T=728trđ; Người SX nộp thuế: tSX = 1,4trđ/tấn, TSX =
182trđ; Người tiêu dùng nộp thuế: : tTD = 4,2trđ/tấn, TTD = 546trđ; 4. CS= 1200-507=693trđ;
5. T=728>EC=559

Bài 3: Hoạt động trồng rừng là hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực cho xã hội. Một lâm trường có
đường chi phí cận biên cá nhân là: 5 + Q, lợi ích biên của người tiêu dùng sản phẩm rừng là: 10 –
Q, trong khi đó lợi ích biên xã hội là: 20 – 2Q (Q là diện tích rừng tính bằng ha, giá trị tiền tệ tính
bằng triệu đồng)
1. Hãy nêu một vài lợi ích môi trường do rừng mang lại.
2. Xác định diện tích rừng và mức giá đạt hiệu quả cá nhân và hiệu quả xã hội.
3. Tìm phúc lợi xã hội tương ứng với 2 mức hiệu quả nói trên.
4. Thể hiện kết quả lên đồ thị
ĐS: 2. Q1= 2,5 ha, Q* = 5 ha; 3. PLXH(Q1) = 28,125 trđ, PLXH(Q*) = 37,5 trđ
1
Bài 4: Giả sử có 2 doanh nghiệp dệt cùng đưa nước thải sản xuất vào một hồ nước, gây ra ô nhiễm
hồ nước. Biết chi phí giảm thải cận biên tương ứng cho 2 doanh nghiệp: MAC1 = 900 – W; MAC2
= 400 – 0,5W (W là lượng thải tính bằng m3, chi phí tính bằng USD)
1. Tính tổng lượng thải đưa vào hồ nước khi không có sự quản lý của nhà nước.
2. Để bảo vệ hồ nước, cơ quan quản lý muốn giảm tổng lượng thải vào hồ chỉ còn 800m3 bằng
cách áp dụng 1 mức phí/m3 như nhau cho 2 doanh nghiệp.
a. Xác định mức phí và lượng thải của mỗi doanh nghiệp.
b. Xác định tổng chi phí giảm thải của 2 doanh nghiệp
3. Nếu cơ quan quản lý môi trường vẫn muốn đạt được mục tiêu môi trường như câu 2 bằng
cách áp dụng mức chuẩn thải đồng đều cho 2 doanh nghiệp, thì tổng chi phí giảm thải của 2
doanh nghiệp là bao nhiêu ?
4. Cơ quan quản lý môi trường sẽ ưa thích công cụ nào hơn trong 2 công cụ trên?
5. Thể hiện kết quả lên đồ thị

ĐS: 1. Tổng lượng thải = 1700 m3; 2. f = 300 USD/m3, W1 = 600 m3, W2= 200 m3, Tổng chi phí
giảm thải = 135.000 USD; 3. Tổng chi phí giảm thải = 165.000 USD.

Bài 5: Giả sử có 2 doanh nghiệp hoạt động trong một khu vực, có cùng loại chất thải làm ô nhiễm
môi trường. Biết chi phí giảm thải cận biên tương ứng cho 2 doanh nghiệp: MAC1 = 240 – 2W;
MAC2 = 160 – 2W (W là lượng thải tính bằng m3, chi phí tính bằng USD)
1. Tính tổng lượng thải của 2 DN khi không có sự quản lý của nhà nước.
2. Giả sử cơ quan quản lý muốn giảm lượng thải bằng cách cấp miễn phí cho mỗi DN 80 giấy
phép xả thải (1 giấy phép được thải 1 tấn). Các giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng với
giá trên thị trường giấy phép là 40USD.
a. Mỗi DN sẽ mua/bán bao nhiêu giấy phép?
b. Nếu mua/bán giấy phép, chi phí giảm thải của mỗi DN là bao nhiêu? Lợi ích ròng của
việc mua/bán của mỗi DN là bao nhiêu?
3. So sánh việc áp dụng công cụ giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng như trên với việc áp
dụng mức chuẩn thải đồng đều là 80 tấn.
4. Thể hiện kết quả lên đồ thị

ĐS: 1. Tổng lượng thải = 200 tấn; 2a, Mua/bán 20 gp; 2b, AC1 = 400USD, AC2 = 400USD, Lợi ích
của DN1 = 400USD, Lợi ích của DN2 = 400USD

Bài 6: Một doanh nghiệp sản xuất có loại chất thải gây ô nhiễm môi trường với đường chi phí giảm
thải cận biên là MAC = 1500 – W. Chi phí thiệt hại môi trường cận biên do chất thải của doanh
nghiệp gây ra là MDC = 2W. Do thiếu thông tin về doanh nghiệp, nên cơ quan quản lý môi trường
đã xác định đường chi phí giảm thải cận biên của doanh nghiệp là MACS = 1200 – W. (W là lượng
thải tính bằng tấn, các chi phí được tính bằng nghìn đồng)
1. Xác định mức thải mà doanh nghiệp mong muốn và mức thải tối ưu của xã hội?
2. Xác định mức chuẩn thải và mức phí thải để đạt mức thải tối ưu xã hội? Tính chi phí giảm
thải của doanh nghiệp và chi phí thiệt hại môi trường tại mức thải tối ưu xã hội?

2
3. Cơ quan quản lý môi trường sẽ xác định mức chuẩn thải và mức phí thải là bao nhiêu? Theo
bạn, cơ quan quản lý môi trường nên dùng chuẩn thải hay phí thải?
4. Thể hiện kết quả lên đồ thị?

ĐS: 1. Wp = 1500 tấn, W* = 500 tấn; 2. Mức chuẩn thải = 500 tấn, Mức phí thải = 1000 nghìn
đồng/tấn, AC = 500.000 nghìn đồng, DC = 250.000 nghìn đồng; 3. Mức chuẩn thải = 400 tấn, mức
phí thải = 800 nghìn đồng/tấn; Thiệt hại do chuẩn thải sai = 15.000 nghìn đồng, Thiệt hại do phí
thải sai = 60.000 nghìn đồng.

Bài 7: Giả sử có 2 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Hàm chi phí giảm thải cận biên được
cho bởi:
MAC1=100 – 2W
MAC2=100 – 2/3W
trong đó W là lượng thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải tính bằng đô la
1. Xác định hàm chi phí giảm thải cận biên của xã hội
2. Giả sử hàm chi phí thiệt hại cận biên được cho bởi MDC = 40+W, xác định mức ô nhiễm
tối ưu trong xã hội W*.
3. Xác định mức phí cần áp dụng để đạt được mức độ ô nhiễm tối ưu W*.
4. Xác định lượng thải của mỗi doanh nghiệp trong trường hợp áp dụng phí. Xác định chi phí
môi trường của mỗi doanh nghiệp trong trường hợp trên.
5. Thể hiện kết quả trên đồ thị.

ĐS: 1. MACS = 100 – 1/2W; 2. W* = 40 tấn ; 3. f* = 80 USD/tấn ; 4. W1 = 10 tấn, W2 = 30 tấn,


CPMT của DN = AC + F  DN1 = 2400USD, DN2 = 7200USD.

Bài 8: Bảng dưới đây thể hiện chi phí giảm thải cận biên của 3 doanh nghiệp:
Chi phí giảm thải cận biên (MAC) (USD/tấn)
Lượng thải (tấn)
Doanh nghiệp 1 Doanh nghiệp 2 Doanh nghiệp 3
10 0 0 0
9 4 1 1
8 8 2 2
7 12 4 3
6 16 6 4
5 20 8 5
4 24 12 6
3 28 20 7
2 32 24 8
1 36 28 9
0 40 36 12
Căn cứ vào bảng trên trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định tổng lượng thải của 3 doanh nghiệp khi không có sự quản lý của Nhà nước?
2. Nếu cơ quan quản lý môi trường muốn giảm 50% tổng lượng thải của 3 doanh nghiệp khi
không có sự quản lý bằng cách áp dụng mức chuẩn thải như nhau cho mỗi doanh nghiệp,
tính tổng chi phí giảm thải của 3 doanh nghiệp?

3
3. Nếu cơ quan quản lý môi trường muốn giảm tổng lượng thải của 3 doanh nghiệp về bằng 15
tấn bằng cách áp dụng 1 mức phí thải đồng nhất:
a. Xác định mức phí thải cho 1 tấn chất thải mà cơ quan quản lý cần áp dụng?
b. Xác định lượng thải và chi phí giảm thải của mỗi doanh nghiệp khi áp dụng mức phí
thải đó?
4. So sánh và nhận xét về 2 giải pháp chuẩn thải và phí thải đưa ra trong ý 2 và ý 3.

ĐS: 1. Tổng lượng thải = 30 tấn; 2. Tổng chi phí giảm thải = 96 USD;
3. AC1 = 12 USD, AC2 = 21 USD, AC3 = 36 USD

Bài 9: Một doanh nghiệp đang xem xét một dự án xây dựng một khu du lịch ở vùng ven biển. Các
số liệu về chi phí và lợi ích ước tính qua các năm như sau (đơn vị: triệu đồng)

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7


Chi phí đầu tư
ban đầu 1200 0 0 0 0 0 0 0
Chi phí hoạt động
hàng năm 0 500 600 700 800 900 1000 1100
Doanh thu hàng
năm 0 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Chi phí ngoại ứng
môi trường 200 250 300 350 400 450 500 550
1. “Chi phí ngoại ứng môi trường” mà dự án này tạo ra là những chi phí gì?
2. Nếu được vay vốn với lãi suất 10%/năm, doanh nghiệp có thực hiện dự án này không?
3. Trên quan điểm xã hội, dự án này có hiệu quả không nếu chi phí cơ hội của tiền trong giai đoạn
này là 12%.
4. Trong trường hợp để dự án này thực hiện, nhà nước cần áp dụng những chính sách gì?

ĐS: 2. NPV = 1.536,84 trđ; 3. NPV = -589,6 trđ

Bài 10: Một lâm trường đang xem xét một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc. Các số liệu về chi phí
và lợi ích ước tính qua các năm như sau (đơn vị: triệu đồng)

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7


Chi phí đầu tư 1000
ban đầu
Chi phí hàng năm 0 500 550 600 650 700 750 800
Doanh thu hàng 0 0 0 800 1000 1200 1400 1600
năm
Lợi ích ngoại ứng 0 100 150 200 250 300 350 400
môi trường
1. “Lợi ích ngoại ứng môi trường” mà dự án này tạo ra có thể là những lợi ích nào?
2. Nếu được vay vốn với lãi suất 10%/ năm, lâm trường có thực hiện dự án này không?
3. Trên quan điểm xã hội, dự án này có hiệu quả không nếu chi phí cơ hội của tiền trong giai đoạn
này là 12%.
4. Nếu muốn dự án này thực hiện, nhà nước cần áp dụng những chính sách gì?

ĐS: 2. NPV = -431,88 trđ; 3. NPV = 493,39 trđ


4

You might also like