You are on page 1of 5

Mẫu KT-02

Câu 1: Cho số liệu về chi phí cơ hội để sản xuất ra 2 sản phẩm X, Y ở hai quốc
gia như sau:

Quốc gia I II
X sp/đơn vị lao động 4 1
Y sp/đơn vị lao động 3 2
Giả sử, nếu 2 quốc gia sử dụng toàn bộ tài nguyên thì một năm quốc gia I sản xuất
được 200 triệu sản phẩm X và quốc gia II sản xuất được 50 triệu sản phẩm X.
a) Thiết lập bảng số liệu và vẽ đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất của hai
quốc gia ? (2 điểm)
b) Xác định cơ sở, mô hình thương mại giữa 2 quốc gia ? (3 điểm)
gợi ý trả lời :a, Tổng số lao động tại QGI : 200 triệu/4 = 50 triệu đơn vị
Bảng số liệu : (đơn vị : triệu sp)

X Y
200 0
160 30
120 60
0 150
Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất: cắt trục x tại A(200 : 0), trục y tại B(0 :150)
- Tổng số lao động tại QG II : 50 triệu sp/1 = 50 triệu đv lao động
Bảng số liệu (đơn vị : triệu sp)
X Y
50 0
40 20
30 40
0 100
Đường giới hạn khả năng sản xuất cắt trục x tại A’(50:0) cắt trục y tại B’(0 :100)
b) Xác định cơ sở, mô hình thương mại giữa 2 quốc gia ?
Cách 1: dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh:
Gọi sản phẩm x tại qg 1 là x1; sản phẩm y tại qg1 là y1; sản phẩm x tại qg2 là x2, y tại
QG2 là y2, ta có:
x1/x2 > y1/y2 suy ra: QGI có lợi thế so sánh về sản phẩm x; QGII có lựoi thế so sánh về
sản phẩm y. Vậy QGI sẽ xuất khẩu sản phẩm x; nhập khẩu sản phẩm y; QGII xuất
khẩu sản phẩm y, nhập khẩu sản phẩm x
Cách 2 : dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội
Tại QGI : 4x1 = 3y1 => x1= 3y1/4 ; y1 =4x1/3
Tại QGII : 1x2 = 2y2 => x2 = 2y2 ; y2 = x2/2
 x1<x2 ; y1>y2
 QGI xuất khẩu x; QGII xuất khẩu

Câu 2:
Số liệu về chi phí lao đông để SX ra 2 SP X, Y ở hai quốc gia cho ở bảng dưới đây:
Sản phẩm Chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm (giờ)
I II
X 4 1
Y 3 2

Giả sử quốc gia I có 1200 đơn vị lao động và quốc gia II có 800 đơn vị lao động.
Trong điều kiện sử dụng hết tài nguyên và kỹ thuật được cho là tốt nhất, với chi phí cơ
hội không đổi.
a) Hãy thiết lập bảng số liệu và vẽ đồ thị đường giới hạn khả năng SX của 2 QG?
b) Xác định cơ sở, mô hình, phân tích lợi ích thương mại của hai quốc gia? tỷ lệ
trao đổi Px/Py = 1 và hai bên chấp nhận trao đổi với nhau một lượng là 250X và
250Y.
Gợi ý trả lời: a, Hãy thiết lập bảng số liệu và vẽ đồ thị đường giới hạn khả năng SX
của 2 QG:
QGI: bảng số liệu (đơn vị: số sp)

X Y
300 0
247.5 70
250 100
0 400

Đường giới hạn khả năng sản xuất cắt trục x tại A(300:0) cắt trục y tại B(0:400)
QGII: Bảng số liệu

X Y
800 0
700 50
300 250
0 400
Đường giới hạn khả năng sản xuất cắt trục x tại A’(800:0) cắt trục y tại B’(0:400)
b, Cách 1: dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh
Năng suất lao động tại QGI: mỗi giờ ¼ sp x; 1/3 sp y
Năng suất lao động tại QGII: mỗi giờ sx được 1 sp x, ½ sp y
Vậy ¼ :1 < 1/3:1/2 => QGI xuất khẩu sản phẩm y, QGII xuất khẩu sản phẩm x
Cách 2: dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội
Tại QGI: x1/4 = y1/3 => x1 = 4y1/3; y1 = 3x1/4
Tại QGII: x2 =y2/2 ; y2 = 2x2
Ta có x1>x2; y2 >y1 => QGII xuất khẩu x, QGI xuất khẩu y

Phân tích lợi ích thương mại nếu hai quốc gia:
Theo kết quả phần trên, nếu tham gia thương mại với nhau, QGI sẽ chuyên môn hoá
sản xuất y được 400 đvsp, QGII sản xuất x được 800 đv sản phẩm.
Hai bên trao đổi 250 đvsp thì:
QGI tiêu thụ tại điểm E(250x:150y) – cần 250*4 +150*3 = 1450đv lao động => lớn
hơn khả năng sản xuất
QGII tiêu thụ tại điểm E’(550x:250y) – cần 550*1 + 250*2 = 1050đv lao động => lớn
hơn khả năng sản xuất

Câu hỏi tự luận:


1. Trình bày những nội dung cơ bản của FTA. Hãy xác định những thuận lợi và
khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam là tham gia FTA của
Asean.
Đáp án:
Nội dung cơ bản của FTA (Free Trade Area):
a. Giảm hoặc xoá bỏ các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan
b. Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất hàng hoá và dịch vụ
c. Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập, tự chủ khi quan hệ thương
mại với các nước ngoài khối.
Nêu những thuận lợi khó khẳn của VN khi tham gia FTA của ASEAN
2. Trình bày những nội dung cơ bản của FTA. Hãy xác định những thuận lợi và
khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi hiệp định FTA Việt Nam và Châu
Âu (EVFTA) có hiệu lực.
Nội dung cơ bản của FTA (Free Trade Area):
d. Giảm hoặc xoá bỏ các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan
e. Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất hàng hoá và dịch vụ
f. Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập, tự chủ khi quan hệ thương
mại với các nước ngoài khối.
Khó khăn thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi hiệp định FTA Việt Nam
và Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực
3. Trình bày những vai trò cơ bản của WTO với thương mại toàn cầu. Hãy xác định
những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam là
thành viên của WTO.
Các vai trò:
- Giảm hoặc xoá bỏ các rào cản thương mại
- không phân biệt đối xửa
- Đảm bảo tính ổn định bằng các cam kết minh bạch hoá
- Thúc đẩy cạnh tranh công bằng
- Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế
-Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm ..
.....
Thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam: Thị trường rộng lớn hơn...
Khó khăn: cạnh tranh khốc liệt hơn....
4. Hãy trình bày các chính sách thương mại theo mức độ tham gia của nhà nước?
phân tích ưu điểm và hạn chế của mỗi chính sách này?
- Chính sách mậu dịch tự do:
+ Khái niệm: nhà nước không can thiệp trực tiếp vào điều tiết ngoại thương + tạo
điều kiện cho thương mại phát triển theo quy luật tự do cạnh tranh
+Ưu điểm: hàng hoá lưu thông thuận tiện; thị trường trong nước phong phú, đa
dạng, giá cả và chất lượng tốt; cạnh tranh với hàng nhập khẩu đã kích thích sản
xuất phát triển; nhà sản xuất có thị trường rộng lớn hơn....
+ Nhược điểm: cạnh tranh gay gắt gây khó khăn cho nhà sx chưa đủ mạnh, ngành
non trẻ, kinh tế dễ khủng hoảng, tình trạng phụ thuộc lẫn nhau...
- Chính sách bảo hộ mậu dịch:
+ Khái niệm: là chính sách dùng rào cản thương mại để bảo vệ thị trường trong
nước + nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra nước ngoài
+ Ưu điểm: Giảm cạnh tranh với hàng nhập; giúp các nhà xuất khẩu cạnh tranh
xâm nhập thị trường bên ngoài; thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm,
điều tiết cán cân thanh toán...
+ Nhược điểm: tạo thế cô lập, không tận dụng được những lợi ích mà thương mại
quốc tế mang lại; tạo sự bảo thủ, trì trệ trong nền kinh tế nội địa; người tiêu dùng bị
thiệt hại nặng nề: hàng hoá khan hiếm, giá cả, chất lượng kém...

5. Các công cụ điều tiết ngoại thương? Phân tích ưu điểm và hạn chế của một loại
công cụ mà anh/chị cho là quan trọng nhất?
- Các công cụ điều tiết ngoại thương: Thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp phi
thuế quan như: quotar xuất nhập khẩu; hàng rào kỹ thuật; hạn chế xuất khẩu tự
nguyện; yêu cầu tỉ lệ nội địa ...
- sinh viên chọn một loại công cụ đẻ phân tích

6. Trình bày các hình thức liên kết kinh tế? nêu các đặc điểm nổi bật của mỗi loại
liên kết kinh tế trên thế giới? Việt Nam hiện nay đã tham gia vào các liên kết kinh
tế nào trong phạm vi khu vực và thế giới?
Đáp án:
5 hình thức liên kết kinh tế
- Khu vực mậu dịch tự do: giảm hoặc xoá bỏ rào cản thương mại thuế quan và
phi thuế quan giữa các nước trong khối
- Liên minh thuế quan: giảm hoặc xoá bỏ rào cản thương mại thuế quan và phi
thuế quan giữa các nước trong khối + Lập biểu thuế quan chung giữa các nước
trong khối khi quan hệ thương mại với các nước ngoài khối.
- Thị trường chung: giảm hoặc xoá bỏ rào cản thương mại thuế quan và phi thuế
quan giữa các nước trong khối + Lập biểu thuế quan chung giữa các nước trong
khối khi quan hệ thương mại với các nước ngoài khối + tự do di chuyển tư bản,
sức lao động trong khối
- Liên minh tiền tệ: giảm hoặc xoá bỏ rào cản thương mại thuế quan và phi thuế
quan giữa các nước trong khối + Lập biểu thuế quan chung giữa các nước trong
khối khi quan hệ thương mại với các nước ngoài khối + tự do di chuyển tư bản,
sức lao động trong khối + đồng tiền, ngân hàng chung, chính sách tài chính tiền
tệ chung.
- Liên minh kinh tế: giảm hoặc xoá bỏ rào cản thương mại thuế quan và phi thuế
quan giữa các nước trong khối + Lập biểu thuế quan chung giữa các nước trong
khối khi quan hệ thương mại với các nước ngoài khối + tự do di chuyển tư bản,
sức lao động trong khối + đồng tiền, ngân hàng chung, chính sách tài chính tiền
tệ chung + xây dựng chính sách kinh tế chung cho các nước trong khối.
Việt Nam đã tham gia: FTA của ASEAN, APEC, ...

You might also like