You are on page 1of 4

LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

A. LÝ THUYẾT ÍCH LỢI TIÊU DÙNG


1. Các khái niệm
- Ích lợi (U) là sự hài lòng, thỏa mãn của người tiêu dùng khi sử dụng 1 hàng hóa, dịch vụ.
- Ích lợi cận biên (MU) là sự thay đổi của tổng ích lợi khi ta tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hóa.
∆𝑇𝑈
𝑀𝑈 = = 𝑇𝑈′(𝑄)
∆𝑄
(MU có đơn vị cùng với giá cả hàng hóa → có thể biểu diễn trên cùng trục OP - giá)
2. Qui luật lợi ích cận biên giảm dần
Việc tăng tiêu dùng liên tiếp cùng một loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định sẽ dẫn tới
ích lợi tăng thêm từ nhưng đơn vị hàng hóa về sau có xu hướng ngày càng giảm. (tổng lợi ích tăng,
nhưng tăng chậm dần) → Giải thích vì sao đường cầu dốc xuống
3. Thặng dư tiêu dùng (CS)
CS là phần diện tích nằm trên đường giá và dưới đường cầu.
𝑸∗
𝑪𝑺 = ∫𝟎 (𝑷𝑫 − 𝑷)𝒅𝑸 (hàm cầu viết về dạng P = f(Q))
4. Thặng dư sản xuất
PS là phần diện tích nằm trên đường cung và dưới đường giá (giới hạn bởi trục tung và mức sản lượng
trao đổi trên thị trường).
𝑸∗
𝑷𝑺 = ∫𝟎 (𝑷 − 𝑷𝑺 )𝒅𝑸 (hàm cung viết về dạng P = f(Q))

B. PHÂN TÍCH BÀNG QUAN – NGÂN SÁCH


I. ĐƯỜNG BÀNG QUAN
1. Thị hiếu của người tiêu dùng
- Các giả định:
+ Người tiêu dùng có sở thích hoàn chỉnh
+ Người tiêu dùng có sở thích nhất quán
+ Người tiêu dùng thích nhiều hơn ít
+ Sở thích có tính chất bắc cầu
2. Đường bàng quan
- Là tập hợp các kết hợp hàng hóa khác nhau cùng mang lại 1 mức ích lợi (mức thỏa mãn cho người
tiêu dùng).
- Ở dạng tổng quát, đường bàng quan là 1 đường cong lồi so với gốc tọa độ (dốc xuống và có độ dốc
giảm dần).
+ Các đường bàng quan không cắt nhau
+ Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ càng thể hiện mức lợi ích cao hơn
- Độ dốc đường bàng quan thể hiện tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y (tỉ lệ đánh
đổi giữa 2 hàng hóa).
∆𝑌 −𝑀𝑈𝑋
𝑀𝑅𝑆𝑋𝑌 = =
∆𝑋 𝑀𝑈𝑌
(MUX = TU’X; MUY = TU’Y)
- 2 trường hợp đặc biệt
−𝑎
+ 2 hàng hóa thay thế hoàn hảo: U = aX + bY; MRS = là hằng số.
𝑏

+ 2 hàng hóa bổ sung hoàn hảo: U = min{aX,bY}; MRS không tồn tại.
II. ĐƯỜNG NGÂN SÁCH
1. Đường ngân sách
- Là tập hợp các kết hợp hàng hóa khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được trong giới hạn thu
nhập của mình.
𝑷𝑿 𝑰
- Tổng quát: I = X.PX + Y.PY  Y = − .𝑿 +
𝑷𝒀 𝑷𝒀
𝑃𝑋
- Độ dốc đường ngân sách là − thể hiện giá tương đối của 2 hàng hóa X và Y.
𝑃𝑌

Chú ý: đường ngân sách có thể không phải là 1 đường tuyến tính trong trường hợp có khuyến mãi.
2. Sự thay đổi cả đường ngân sách
TH1: chỉ I thay đổi
- I tăng: đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài
- I giảm: đường ngân sách dịch chuyển song song vào trong
TH2: PX và/ hoặc PY thay đổi, I không đổi
- Px và Py cùng thay đổi theo 1 tỉ lệ
+ Px và Py cùng tăng theo 1 tỉ lệ: đường ngân sách dịch chuyển song song vào trong
+ Px và Py cùng giảm theo 1 tỉ lệ: đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài
- Px và/hoặc Py thay đổi khác tỉ lệ
III. KẾT HỢP TIÊU DÙNG TỐI ƯU
- Điểm kết hợp tiêu dùng tối ưu là điểm mang lại mức lợi ích cao nhất (Umax) cho người tiêu dùng
trong giới hạn thu nhập của họ.
𝑀𝑈𝑋 𝑀𝑈𝑌 𝑀𝑈𝑍
- Tổng quát: = = =… (ích lợi cận biên của 1 đồng chi cho mỗi hàng hóa là như nhau).
𝑃𝑋 𝑃𝑌 𝑃𝑍

PHỤ LỤC
VD1:
Q U MU
1 15 15
2 25 10
3 32 7
4 37 5
5 40 3
VD2: a) Tìm MU biết hàm tổng lợi ích: TU = 20Q – Q2
b) Tìm 𝑀𝑈𝑋 , 𝑀𝑈𝑌 biết hàm tổng ích lợi: b1) TU = X.Y b2) TU = X0,7.Y0,5
VD3: Cho (D): Q = -2P+30; (S): Q = P – 6 (Q: chiếc, P: $/chiếc)
a) Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tính PS, CS khi đó.
b) Chính phủ đặt trần giá là 10$/chiếc thì trên thị trường xảy ra tình trạng gì? Tính lượng dư thừa, thiếu
hụt. Tính PS, CS khi đó nếu:
- Chính phủ không cung lượng thiếu hụt
- Chính phủ cung lượng thiếu hụt
c) Chính phủ đặt sàn giá là 13$/chiếc thì trên thị trường xảy ra tình trạng gì? Tính lượng dư thừa, thiếu
hụt. Tính PS, CS khi đó.
VD4: Cho (D): Q = -P+30; (S): Q = 2P – 30 (Q: chiếc, P: $/chiếc)
a) Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tính PS, CS khi đó.
b) Chính phủ đặt trần giá là 18$/chiếc thì trên thị trường xảy ra tình trạng gì? Tính lượng dư thừa, thiếu
hụt. Tính PS, CS khi đó nếu:
- Chính phủ không cung lượng thiếu hụt
- Chính phủ cung lượng thiếu hụt
c) Chính phủ đặt sàn giá là 22$/chiếc thì trên thị trường xảy ra tình trạng gì? Tính lượng dư thừa, thiếu
hụt. Tính PS, CS khi đó.
VD5: Một người có thu nhập I = 3 triệu đồng, PX = 20.000 đồng, PY = 30.000 đồng.
a) Viết phương trình đường ngân sách của người này
b) Nhà cung cấp có ưu đãi khi mua 30 đơn vị Y, người mua sẽ được nhận thêm 5 đơn vị Y miễn phí.
Điều này chỉ áp dụng cho 30 đơn vị Y đầu tiên, các đơn vị sau vẫn áp dụng mức giá như cũ. Vẽ đường
ngân sách mới.
c) Nhà cung cấp có ưu đãi khi mua 30 đơn vị X, người mua sẽ được nhận thêm 5 đơn vị X miễn phí.
Điều này chỉ áp dụng cho 30 đơn vị X đầu tiên, các đơn vị sau vẫn áp dụng mức giá như cũ. Vẽ đường
ngân sách mới.
VD6: Cho đường ngân sách: I = X.PX + Y.PY. Đường ngân sách sẽ thay đổi như thế nào nếu:
a) I tăng lên gấp đôi, Px và Py không đổi
b) Px và Py cùng tăng 3 lần, I không đổi
c) Px giảm 2 lần, I và Py không đổi
VD7: Điều kiện để tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng là hệ số góc của đường ngân sách bằng hệ số
góc của đường bàng quan.
VD8: Tỉ lệ thay thế cận biên MRS của hai hàng hóa X và Y sẽ giảm dần khi sử dụng tăng thêm những
đơn vị bằng nhau về một loại hàng hóa.
VD9: Cho I=100, Px = 5, Py=2. Tìm X, Y để U max biết:
a) U = X0,3 .Y0,7 d) U = 5X+2Y
0,5 0,8
b) U = X .Y e) U = 6X+Y
c) U = min{3X,4Y} f) U = 3X+4Y
BÀI TẬP
Đường thu nhập tiêu dùng:
𝑀𝑈𝑋 𝑀𝑈𝑌
- Tổng quát: = → 𝑇ℎ𝑢 𝑔ọ𝑛 để 𝑟𝑎 𝑚ố𝑖 𝑞𝑢𝑎𝑛 ℎệ 𝑋, 𝑌
𝑃𝑋 𝑃𝑌
- Thay thế hoàn hảo: trục OY (nếu mua hết Y), trục OX (nếu mua hết X).
- Bổ sung hoàn hảo: aX=bY
Bài 1. Một người có đường bàng quan: U=2X0,5Y. Biết thu nhập của người đó là 3 triệu đồng. Giá của
hàng hóa X và hàng hóa Y lần lượt là 10000 đồng và 20000 đồng. Tìm điểm tiêu dùng tối ưu của người
đó. Tính U khi đó. Tìm đường thu nhập tiêu dùng của người đó.
Bài 2. Một người có đường bàng quan: U=2X+5Y. Biết thu nhập của người đó là 5 triệu đồng. Tìm
điểm tiêu dùng tối ưu của người đó trong mỗi trường hợp sau:
a) Giá của hàng hóa X và hàng hóa Y lần lượt là 10000 đồng và 20000 đồng.
b) Giá của hàng hóa X và hàng hóa Y lần lượt là 10000 đồng và 30000 đồng.
c) Giá của hàng hóa X và hàng hóa Y lần lượt là 10000 đồng và 25000 đồng.
Bài 3. Một người có đường bàng quan: U=min{3X,5Y}. Biết thu nhập của người đó là 7 triệu đồng.
Giá của hàng hóa X và hàng hóa Y lần lượt là 30000 đồng và 20000 đồng. Tìm Umax của người đó.
Tìm đường thu nhập tiêu dùng của người đó.
Bài 4. Một người có thu nhập I = 3 triệu đồng, PX = 20.000 đồng, PY = 30.000 đồng.
a) Viết phương trình đường ngân sách của người này
b) Nhà cung cấp có ưu đãi khi mua 30 đơn vị Y, người mua sẽ được nhận thêm 5 đơn vị Y miễn phí.
Điều này chỉ áp dụng cho 30 đơn vị Y đầu tiên, các đơn vị sau vẫn áp dụng mức giá như cũ. Viết
phương trình đường ngân sách trong trường hợp này. (Vẽ hình)
c) Nhà cung cấp có ưu đãi khi mua 30 đơn vị X, người mua sẽ được nhận thêm 5 đơn vị X miễn phí.
Điều này chỉ áp dụng cho 30 đơn vị X đầu tiên, các đơn vị sau vẫn áp dụng mức giá như cũ. Viết
phương trình đường ngân sách trong trường hợp này. (Vẽ hình)
Bài 5. Cho U = X.Y, thu nhập I, giá X, Y lần lượt là Px, Py.
a) Tìm X, Y để Umax.
b) Tính 𝐸𝑃𝐷 𝑐ủ𝑎 𝑋 𝑣à 𝑌 (X (chiếc) chính là QDX, Y (chiếc) chính là QDY)
c) Tính 𝐸𝐼𝐷 𝑐ủ𝑎 𝑋 𝑣à 𝑌
Bổ sung đúng/sai:
1. Để tăng thêm số lượng một hàng hóa nào đó thì xã hội phải từ bỏ một lượng ngày càng tăng của
hàng hóa khác. (Tương tự: Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện qui luật chi phí cơ hội tăng dần).
2. Nếu cung ít co giãn hơn cầu thì người tiêu dùng hưởng phần trợ cấp lớn hơn so với người sản xuất.

You might also like