You are on page 1of 7

TỔ HỢP CHUYÊN TOÁN Z-MATH

➖➖➖➖➖
TÀI LIỆU VIP LƯU HÀNH NỘI BỘ

CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT HÀNH VI


NGƯỜI TIÊU DÙNG
Nội dung
GIỚI THIỆU.
Tiêu dùng: Là hành động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu
cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm và sử
dụng các sản phẩm.

Lợi ích của việc tiêu dùng là sự thỏa mãn nhu cầu có được từ việc sử dụng hàng hóa dịch vụ.

Chi phí của việc tiêu dùng là số tiền cùng với nhưng chi phí khác phải bỏ ra để mua sắm hàng
hóa dịch vụ.

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hành vi của người tiêu dùng hợp lý, để biết cách thức đường cầu
được xây dựng và giải thích tại sao đường cầu cá nhân của người tiêu dùng lại dốc xuống.

NỘI DUNG: 1. Lý thuyết lợi ích đo được

2. Phân tích bàng quang – ngân sách.

LÝ THUYẾT LỢI ÍCH ĐO ĐƯỢC.

Giả thiết: Lợi ích có thể đo được. Lợi ích ( viết tắt là U) là đại lượng biểu diễn mức độ thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, ở đây được giả định là có thể đo
được.

Mục tiêu của người tiêu dùng hợp lý: Tối đa hóa lợi ích đo được ( Với ràng buộc ngân sách)

Đơn vị đo lợi ích: utils (là đơn vị quy ước, không có các mốc cố định khách quan)

Hàng hóa khi tiêu dùng đem lại độ thỏa mãn lớn hơn sẽ tương ứng với mức lợi ích (đo bằng utils)
lớn hơn.

Trang : 1
Định nghĩa:

Tổng lợi ích: TU (Total Utility) là toàn bộ sự thỏa mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số
lượng nhất định hàng hóa.

Biểu diễn tổng lợi ích.

Lượng tiêu dùng Tổng lợi ích


(Q) (TU)
0 0
1 50
2 90
3 120
4 140
5 150
6 140

Hàm lợi ích : Tiêu dùng một loại hàng hóa X: TU  f ( X )

Tiêu dùng một giỏ hàng hóa X,Y,Z: TU  f ( X , Y , Z ,...)

Trang : 2
Lợi ích cận biên: MU (Marginal Utility) là mức thay đổi của tổng lợi ích do việc tiêu dùng thêm
một đơn vị hàng hóa mang lại, với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng hàng hóa khác. Hay là
mức độ thỏa mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hóa đó mang lại.

TU dTU
TUn  TUn1  MUn MU    (TU ) 'Q
Q dQ

Biểu diễn lợi ích cận biên.

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần.

Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hóa đó
được tiêu dùng nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức
tiêu dùng của hàng hóa khác.

Điều kiện:

1. Chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.


2. Mức tiêu dùng các hàng hóa khác phải giữ nguyên.

Quan sát thấy 2 hiện tượng:

1. Lợi ích cận biên giảm khi tiêu dùng ngày càng nhiều hàng hóa.
2. Lợi ích cân biên bằng 0 thì tổng lợi ích đạt giá trị cực đại.

Trang : 3
Đơn vị đo lợi ích: Đơn vị tiền tệ. Hàng hóa khi tiêu dùng đem lại độ thỏa mãn lớn hơn thì người
tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả số tiền lớn hơn để sở hữu. Có thể dùng đơn vị tiền tệ để đo lường lợi ích
thông qua số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả.

Lợi ích cận biên và đường cầu.

Đường cầu: Với mỗi mức giá, đường cầu cho biết số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng muốn
mua và có khả năng mua.

Lợi ích cận biên: Có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một hàng hóa hay
dịch vụ, khi đó lợi ích cận biên tương ứng với giá người tiêu dùng sẵn sàng trả để sở hữu sản
phẩm.  Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần  Đường cầu có dạng dốc xuống.

Lựa chọn tiêu dùng tối ưu.

MU > P: Mua thêm hàng hóa sẽ gia tăng tổng lợi ích.

MU < P: Mua thêm hàng hóa sẽ làm giảm tổng lợi ích.

MU = P: Người tiêu dùng sẽ thu được lợi ích tối đa.

 Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần  Đường cầu có dạng dốc xuống.

Thặng dư tiêu dùng.

Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu
dùng một đơn vị hàng hóa nào đó với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó.

CS   (MU i  Pi )

Trang : 4
Lựa chọn tiêu dùng tối ưu.

Bài toán: Lựa chọn số lượng tiêu dùng nhiều hàng hóa ( giở hàng hóa) trong điều kiện ràng buộc
về ngân sách.

Lựa chọn tiêu dùng tối ưu cần thỏa mãn hai điều kiện:

- Ràng buộc về ngân sách (người tiêu dùng có đủ tiền để mua).


- Là lựa chọn đem về mức lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng.

(*)Ràng buộc về ngân sách: XPX  YPY  I  Vẽ đường ngân sách.

 PX
Độ dốc của đường ngân sách
PY

Thay đổi trong đường ngân sách.

- Thay đổi về giá làm xoay đường


ngân sách.
- Thay đổi về thu nhập làm dịch chuyển đường ngân sách nhưng độ dốc của đường ngân
sách không thay đổi.

(*) Nguyên tắc tối đa hóa lợi ích.

Để tối đa hóa tổng lợi ích, mỗi lần mua người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa nào có lợi ích tăng
thêm nhiều nhất khi bảo ra một đơn vị tiền tệ chi mua.

Nguyên tắc cân bằng tiêu dùng cận biên.

Trạng thái cân bằng tiêu dùng đạt được khi lợi ích cận biên trên một đồng chi mua cuối cùng cho
hàng hóa này phải bằng lợi ích cận biên trên một đồng chi mua cuối cùng cho mỗi hàng hóa khác.

MU X MUY
  ...
PX PY

Trang : 5
Phân tích bàng quang ngân sách.

Giả sử:

- Tính hợp lý của người tiêu dùng.


- Tính hoàn chỉnh.
- Tính bắc cầu.
- Lợi ích có thể so sánh được.

Lợi ích có thể so sánh:

Người tiêu dùng có khả năng xếp hạng các kết hợp hàng hóa căn cứ vào sự thỏa mãn mà mỗi kết
hợp hàng hóa mang lại.

Đường bàng quan: Là tập hợp hàng hóa hay các giỏ hàng hóa mang lại cùng một mức lợi ích
cho người tiêu dùng. Còn gọi là đường đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thỏa mãn.

Bản đồ các đường bàng quan: Là tập hợp các đường bàng quan của người tiêu dùng.

Đặc điểm:

1. Các đường bàng quan có độ dốc âm. Thông thường nếu lượng một hàng hóa giảm đi thì
lượng hóa hóa kia phải tăng thêm để tổng lợi ích không đổi.
2. Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì biểu diễn lượng lợi ích càng lớn. Người tiêu dùng
thường thích tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn là tiêu dùng ít hàng hóa.
3. Các đường bàng quan không cắt nhau.
4. Các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ. Độ dốc của đường bàng quan chính là tỷ lệ mà
người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng hàng hóa này để thay thế cho hàng hóa khác.

Trang : 6
Tỷ lệ thay thế cận biên.

Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y là số đơn vị hàng hóa Y phải giảm đi khi
tăng tiêu dùng một đơn vị hàng hóa X để giữ nguyên mức thỏa mãn đã cho.

Y MU X
MRS  
X MUY

Kết hợp đường bàng quan và đường ngân sách.

MU X PX MU X MUY
Điều kiện tối ưu của người tiêu dùng:    .
MUY PY PX PY

Trang : 7

You might also like