You are on page 1of 5

PHẦN I: LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH NGẮN GỌN (2

ĐIỂM)
1. Thu nhập của cổ đông là thu nhập trước thuế.
Sai vì thu nhập của cổ đông là thu nhập sau thuế.
2. Tất cả các tài sản được đưa vào danh mục thị trường theo tỷ lệ tương đương tỷ
trọng giá trị thị trường của chúng.
Đúng vì danh mục thị trường bao gồm tất cả các chứng khoán; tỷ trọng của mỗi
chứng khoán bằng giá trị thị trường của chứng khoán đó trong tổng giá trị thị
trường của toàn bộ danh mục đầu tư( kết quả của mô hình CAPM).
3. SML chỉ phù hợp đối với các tài sản riêng lẻ.
Sai vì SML phù hợp với cả danh mục đầu tư hiệu quả và thị trường riêng lẻ.
4. Rủi ro tổng thể của danh mục đầu tư bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ
thống.
Đúng vì rủi ro tổng thể của danh mục đầu tư bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi
hệ thống được đo lường bằng sự biến động lợi tức của riêng tài sản đó.
5. Hệ số bêta của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư là chỉ số rủi ro phi hệ
thống của tài sản đó.
Sai vì hệ số bêta của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư là chỉ số là rủi ro
hệ thống của tài sản đó.
6. Danh mục hiệu quả là danh mục đầu tư có tỷ suất sinh lời lớn nhất cho một mức
độ rủi ro hoặc rủi ro thấp nhất cho mỗi mức tỷ suất sinh lời.
Sai vì danh mục hiệu quả là danh mục đầu tư có tỷ suất sinh lời lớn nhất cho một
mức độ rủi ro nhất định mà nhà đầu tư chấp nhận.

PHẦN II: LÝ THUYẾT (3 ĐIỂM)


Câu 1. Trình bày các bước xác định danh mục đầu tư tối ưu theo Lý thuyết đa dạng hóa
danh mục đầu tư của Markowitz.
Bước 1: Xác định đường cong bàng quan Indiffernce Curve
Bước 2: Dựng đường CAL và tìm điểm tiếp xúc giữa đường CAL với đường bàng quan
tại C cho biết đầu tư bao nhiêu vào tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro
Bước 3: Dựng đường biên tập hợp các cơ hội đầu tư của các tài sản rủi ro Opportunity
Set of Risky Assets và cho giao với CAL sẽ thu được P điểm mà tại đó thu được danh
mục rủi ro tối ưu nhất
Bước 4:Xác định danh mục đầu tư tổng thể. Danh mục này là sự kết hợp giữa tài sản phi
rủi ro với danh mục rủi ro tối ưu. Nhà đầu tư phải căn cứ vào mức độ chấp nhận rủi ro
của mình để lựa chọn tỷ lệ kết luận giữa hai loại tài sản.

Câu 2. Bình luận về việc ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại ở Việt Nam hiện nay.
- Mô hình CAPM: Các chuyên gia kinh tế đã nêu ra những khó khăn và bất cập trong việc
áp dụng mô hình CAPM vào thị trường Việt Nam.
Biến quan trọng nhất trong mô hình CAPM là beta. Tuy nhiên, trong suốt hơn 30 năm
qua, nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm trên thế giới tranh cãi rất nhiều về
vai trò cũng như cách xác định giá trị của beta. Tại Việt Nam, vai trò và việc xác định giá
trị beta cũng gặp những khó khăn nhất định. Theo như mô hình CAPM thì beta đo lường
rủi ro của một chứng khoán so với rủi ro của một danh mục thị trường. Với giả định thị
trường hiệu quả thì giá cổ phiếu phản ánh mọi hoạt động của doanh nghiệp và vì vậy,
beta còn được xem là công cụ đo lường rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa
phần các nhà đầu tư là nhà đầu tư cá nhân và thực hiện đầu tư theo chiến lược ngắn hạn.
Vì vậy, trong ngắn hạn, giá cổ phiếu không thể phản ánh hết được rủi ro của doanh
nghiệp. Như vậy, vai trò của beta trong việc đo lường rủi ro doanh nghiệp không còn tác
dụng. Bên cạnh đó, khi nói đến danh mục thị trường thì danh mục này phải chứa đầy đủ
các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế. Ngoài ra, theo phương pháp truyền thống thì
beta được xác định thông qua việc tiến hành hồi quy biến động giá cổ phiếu và biến động
giá thị trường. Tuy nhiên, TTCK VN chỉ mới hoạt động, số công ty niêm yết chưa nhiều,
các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên giá cả còn nhiều biến động và đôi khi còn bị can
thiệp bởi các chính sách nhà nước. Do đó, thông tin từ TTCK VN không đủ về lượng lẫn
về chất để xác định beta theo phương pháp hồi quy.
Mặt khác, việc áp dụng mô hình CAPM vào TTCK VN còn bị hạn chế bởi những giả
thuyết không thực tiễn. Mô hình CAPM cho rằng các nhà đầu tư có kỳ vọng tương tự
nhau về mức sinh lợi của tài sản, điều này rất khó xảy ra trên thực tế vì các nhà đầu tư có
sở thích cũng như cách tiếp cận thông tin là khác nhau. Ngoài ra, mô hình này còn giả
định rằng thị trường vốn là thị trường hoàn hảo, điều này là hoàn toàn không phù hợp
trong điều kiện tình hình TTCK VN là thị trường mới nổi và có nhiều biến động.
- Lý thuyết chênh lệch giá APT: Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự phản
ánh tình trạng sức khỏe của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế các chính
sách tiền tệ tài khóa cũng như chính sách tỷ giá hối đoái chưa thực sự tác động đến thị
trường
Ngoài ra nhà đầu tư Việt Nam đa số là các nhà đầu tư nhỏ lẻ kĩ thuật phân tích chứng
khoán còn khá đơn giản nên tâm lý tập thể chi phối rất lớn đến hành vi của nhà đầu tư
hoặc tồn tại lịch lạc trong một số tình huống điển hình chẳng hạn như đánh giá thị trường
chứng khoán 2012 chỉ thông qua số liệu 2010 như vậy sẽ không có cái nhìn đúng đắn về
biến động thị trường Với nhiều nhược điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam mô
hình APT khó mà áp dụng tốt tuy nhiên có thể thấy mô hình vẫn thể hiện khá rõ nét
những tác động của các nhân tố vĩ mô. Mô hình APT là mô hình của mỗi người tùy thuộc
vào khẩu vị của thích lý do cũng như cách thức nhận diện các nhân tố đối với các nhà đầu
tư trên thị trường đầu tư chứng khoán Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư đơn lẻ rủi ro rất
lớn vì vậy nhà đầu tư cần thiết phải xác định một danh mục đầu tư cho phù hợp với mức
chấp nhận rủi ro. Đầu tư bằng danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư đa dạng hóa ruổi do đầu
tư theo một hình thức đó lệ cổ phiếu tốt ở cô phiếu

PHẦN III: BÀI TẬP (5 ĐIỂM)


Bài 1 (3 điểm): Cho biết các thông tin sau:
Năm Cổ phiếu X Cổ phiếu Y Thị trường
2010 14% 12% 15%
2011 18% 7% 10%
2012 -17% -5% -12%
2013 4% 2% 3%
2014 20% 12% 15%
Lãi suất phi rủi ro là 8% và phần bù cho rủi ro thị trường là 4%.
1. Hãy tính:Hệ số βX và βY
2. Sử dụng kết quả câu 1, tính tỷ lệ lợi tức yêu cầu của cổ phiếu X và cổ phiếu Y. Tỷ
lệ sinh lời dự kiến của X:13%, Y:14%, khi đó các CP này được định giá cao hay
thấp?
3. Sử dụng kết quả câu 1 và câu 2, tính tỷ lệ lợi tức yêu cầu của danh mục đầu tư với kết
cấu 30% cổ phiếu X và 70% cổ phiếu Y?
Bài làm

a, Ta có bảng xử lý số liệu dưới đây

Năm Mức sinh lời Ri- E(Ri) Cov=( Ri- E(Ri))* ((Rm-
E(Rm))
CP X CP Y Thị X Y Rm-E(Rm) ((Rm- X Y
(Ri) (Ri) trường E(Rm))^2
2010 14% 12% 15% 0.062 0.064 0.088 0.007744 0.005456 0.005632
2011 18% 7% 10% 0.102 0.014 00038 0.001444 0.003876 0.000532
2012 -17% -5% -12% -0.248 -0.106 -0.182 0.033124 0.045136 0.019292
2013 4% 2% 3% -0.038 -0.036 -0.032 0.001024 0.001216 0.001152
2014 20% 12% 15% 0.122 0.064 0.088 0.007744 0.010736 0.005632
E(Ri 7.8% 6% 6.2% 0.010216 0.013284 0.006448
)

Ta có:
0.013284
β X= =1,3003
0.010216

0.006448
βY = =0.6311
0.010216

b, Tỷ lệ lợi tức yêu cầu: E(Rx)= Rf+ β* (Rm-Rf)


Thay số ta được E(Rx) = 8% + 1,3003 * 4% = 13.2012% > 13% ( tỷ lệ lợi tức yêu cầu >
tỷ lệ sinh lời dự kiến )  Cổ phiếu X đang định giá thấp hơn giá trị.
E(Ry) = 8% + 0.6311 * 4% = 10.5244% < 14% ( tỷ lệ lợi tức yêu cầu <
tỷ lệ sinh lời dự kiến )  Cổ phiếu Y đang định giá cao hơn giá trị.
c, Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của danh mục đầu tư với kết cấu 30% cổ phiếu X và 70% cổ
phiếu Y là:
Rp = E(Rx)* Wx+ E(Ry)* Wy = 30% * 13.2012%+ 70%* 10.5244% = 11.3274%

Bài 2 (2 điểm): Bảng dưới đây cho biết tỷ lệ lợi tức kỳ vọng của 2 cổ phiếu với 2 trường
hợp:
Lợi tức của thị trường Cổ phiếu A Cổ phiếu B
5% -2% 6%
25% 38% 12%
a. Hệ số beta của 2 cổ phiếu trên là bao nhiêu?
b. Tỷ lệ lợi tức kỳ vọng của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu, nếu lợi tức của thị
trường lần lượt là 5% hoặc 25%?

Bài làm:

a, Beta là sự nhạy cảm của lợi tức cổ phiếu so với lợi tức thị trường, ví dụ sự thay đổi lợi
tức trên một đơn vị cổ phiếu khi lợi tức thị trường thay đổi. Do đó ta tính được beta của
một cổ phiếu bằng cách tính sự thay đổi trong lợi tức của nó thông qua hai kịch bản( đối
với cổ phiếu A và B) được xây dựng dựa trên sự khác nhau của lợi tức thị trường:
−2 %−38 %
β A= =2
5 %−25 %

6 %−12%
βB= =0.3
5 %−25 %

b, Nếu hai kịch bản là lợi tức thị trường là 5% hoặc 25% có khả năng xảy ra tương
đương, lợi tức kì vọng sẽ là trung bình của hai kết quả

E( r ¿¿ A)=50 %∗(−2% +38 %)=18 % ¿

E( r ¿¿ B)=50 %∗(6 % +12 %)=9 % ¿

You might also like