You are on page 1of 21

Phần 1: Chuẩn bị dữ liệu

Bước 1: Tìm dữ liệu giá đóng cửa của 5 cổ phiếu MSN, ADS, TDM, FIT và HQC
tại trang web https://www.cophieu68.vn/stockonline.php?stcid=1 (Lưu ý, sử dụng
giá đóng cửa – Close- của các cổ phiếu)

*Giới thiệu sơ lược về 5 cổ phiếu

MSN - CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN


Masan Group là một cách gọi khác của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.
Đây là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt
Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mà Masan Group tập trung đến là hàng tiêu
dùng và tài nguyên của Việt Nam.
Tháng 8 năm 2009 , Công ty CP Tập đoàn Masan được đổi tên thành Công ty CP
Masan (Masan Group). Thời điểm này cái tên Masan vẫn còn rất ít tên tuổi trên thị
trường Việt Nam. Đây cũng dấu mốc Masan chính thức được niêm yết trên sàn
chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu lên sàn lần đầu tiên: 05/11/2009
ADS - Công ty cổ phần Damsan
Tháng 05/2006, Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Thái Bình và các thành viên
trong công ty XNK thủ công mỹ nghệ quyết định góp vốn thành lập Công ty Cổ
phần Dệt sợi Damsan và quyết định để cho Công ty Cổ phần Dệt sợi Damsan làm
chủ đầu tư và thực hiện dự án.Tháng 06/2006, Công ty khởi công xây dựng nhà
máy Damsan I với tổng vốn đầu tư 121 tỷ đồng với công suất 2.880 tấn sợi
OE/năm và 2.220 tấn sợi CD/năm.
Ngày giao dịch đầu tiên: 29/06/2016
TDM - Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một
CTCP Nước Thủ Dầu Một được thành lập ngày 07/11/2013 với mục tiêu khai thác,
xử lý và cung cấp nước sạch sinh hoạt, thoát nước và xử lý nước thải, xây dựng
công trình công ích, buôn bán vật tư ngành nước...Ngày 25/03/2016, cổ phiếu của
Công ty được chấp thuận đăng ký giao dịch trên Upcom với mã chứng khoán
TDM.
Ngày giao dịch đầu tiên: 24/10/2018 
 FIT -  Công ty cổ phần Tập đoàn F.I.T 
Được thành lập ngày 08/03/2007, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn đầu tư và
dịch vụ tài chính. Niêm yết cổ phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HNX) với mã cổ phiếu FIT từ ngày 26/07/2013, F.I.T luôn thu hút được nhiều sự
quan tâm của các nhà đầu tư, các cổ đông, đối tác và khách hàng.
Ngày 19/08/2015, cổ phiếu FIT chính thức niêm yết mới trên Sàn Giao dịch Chứng
khoán TP.HCM (HSX)
HQC- Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân 
Công ty Cổ phần Tư Vấn - Thương Mại – Dịch Vụ - Địa ốc Hoàng Quân (HOSE:
HQC) được thành lập năm 2000, chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần từ năm
2007 và chính thức niêm yết Sở GDCK TP.HCM năm 2010. Trải qua hơn 15 năm
trưởng thành và phát triển, đến nay HQC đã trở thành thương hiệu dẫn đầu phía
Nam, Việt Nam về đầu tư & phát triển nhà ở xã hội (NOXH).
Ngày giao dịch đầu tiên: 20/10/2010

Bước 2: Tìm dữ liệu chỉ số VNIndex và rf tại trang web


https://www.investing.com/

Tất cả đều lấy dữ liệu từ ngày 1/10/2020 đến 1/10/2021

Về rf, khi tải dữ liệu về là lợi suất tính theo năm. Ta cần chia lợi suất mỗi ngày cho
360 để tính lợi suất theo ngày. Tiếp đó, sử dụng hàm AVERAGE để tính lợi suất
trung bình của rf.
Phần 2: Thực hành
Bước 1: Tính Tỷ suất sinh lợi của từng cổ phiếu

Với mỗi cổ phiếu, chúng ta làm như sau:

+ Tính Tỷ suất sinh lợi mỗi ngày của cổ phiếu bằng công thức

Giá cổ pℎiếu ngày t


−1
Giá cổ pℎiếu ngày t − 1

+ Nhập công thức vào ô excel tương ứng và lần lượt tính cho 5 cổ phiếu
Bước 2: Tính Tỷ suất sinh lợi trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của mỗi cổ
phiếu

- Tỷ suất sinh lợi trung bình E(r) của mỗi cổ phiếu được tính bằng cách tính
trung bình tỷ suất sinh lợi mỗi ngày của từng cổ phiếu. Sử dụng hàm
AVERAGE trong excel, tham chiếu toàn bộ cột tỷ suất sinh lợi hằng ngày
(đã tính ở bước 1) của cổ phiếu cần tính ta sẽ tính được E(r). Làm lần lượt
cho từng cổ phiếu.

- Phương sai (Var) của mỗi cổ phiếu được tính bằng cách sử dụng hàm VAR
trong excel, tham chiếu toàn bộ cột tỷ suất sinh lợi hằng ngày (đã tính ở
bước 1) của cổ phiếu cần tính ta sẽ tính được phương sai. Làm lần lượt cho
từng cổ phiếu.
- Độ lệch chuẩn (SD) của mỗi cổ phiếu được tính bằng cách lấy căn bậc hai
của phương sai vừa tính ở trên. Sử dụng hàm SQRT tham chiếu đến ô
phương sai của cổ phiếu tương ứng để tính.

Kết quả tính được như sau:

Bước 3: Tính ma trận hệ số tương quan

Hệ số tương quan đo lường chiều biến động giữa các Tỷ suất sinh lợi, được tính
bằng hàm CORREL.

Giả sử tính hệ số tương quan giữa MSN và ADS, ta sẽ có công thức như sau:

=CORREL(Toàn bộ cột TSSL hàng ngày của MSN,Toàn bộ cột TSSL hàng ngày
của ADS)
Tương tự làm cho các cổ phiếu còn lại, ta được kết quả ở bảng sau:

Bước 4: Tính ma trận hiệp phương sai

Hiệp phương sai ( hay tích sai) đo lường sự biến động cùng chiều hay ngược chiều
giữa Tỷ suất sinh lợi của 2 cổ phiếu, được tính bằng hàm COVAR.

Giả sử tính hiệp phương sai giữa MSN và ADS, ta sẽ có công thức như sau:

=COVAR(Toàn bộ cột TSSL hàng ngày của MSN,Toàn bộ cột TSSL hàng ngày
của ADS)
Tương tự làm cho các cổ phiếu còn lại, ta được kết quả ở bảng sau:

Bước 5: Xây dựng danh mục X có phương sai tối thiểu (Min Variance) để có được
tỷ trọng tối ưu

Điều kiện ràng buộc: Tất cả tỷ trọng của 5 cổ phiếu cộng lại bằng 1

Giả định tỷ trọng của 5 cổ phiếu lần lượt đều bằng 20% sao cho tất cả tỷ trọng này
cộng lại bằng 1. Điều này được thể hiện ở ô H281=SUM(C281:G281)

Tính tỉ suất sinh lợi trung bình của 5 cổ phiếu


=SUMPRODUCT(C281:G281;C259:G259)

Với C281:G281 là tỷ trọng của lần lượt 5 cổ phiếu

C259:G259 là tỉ suất sinh lợi kỳ vọng của lần lượt 5 cổ phiếu

Tính phương sai (Variance) của danh mục X dựa trên các phép toán nhân ma trận
với nhau (cụ thể là lấy ma trận tỷ trọng của các cổ phiếu nhân với lại ma trận hiệp
phương sai của các cổ phiếu và cuối cùng là nhân với ma trận đối của ma trận tỷ
trọng). Việc này được thể hiện trong excel qua 2 hàm MMULT (phép nhân ma
trận) và TRANSPOSE (tổng hợp chuyển vị của ma trận)

Công thức như sau:


=MMULT(C281:G281;MMULT(C273:G277;TRANSPOSE(C281:G281)))

Với C281:G281 là tỷ trọng của các cổ phiếu

C273:G277 là hiệp phương sai của các cổ phiếu

Chú ý: phải thực hiện các nút lệch Ctrl Shift Enter cùng lúc mới ra được kết
quả

Tính độ lệch chuẩn (SD) của danh mục X = SQRT(C283)

Với C283 là phương sai của danh mục X

Vào Data -> Sử dụng hộp thoại Solver để giải bài toán:

Hàm mục tiêu: Phương sai (ô C283) -> Min

Điều kiện ràng buộc: Tổng tỷ trọng của các cổ phiếu (ô H281) =1

Ta được kết quả như sau:

Bước 6: Xây dựng danh mục Y có tỉ suất sinh lợi lớn hơn tỉ suất sinh lợi kỳ vọng
và độ lẹch chuẩn nhỏ nhất

Điều kiện ràng buộc:


+ Tất cả tỷ trọng của 5 cổ phiếu cộng lại bằng 1

+ Tỉ suất sinh lợi lớn hơn tỉ suất sinh lợi kỳ vọng

Giả định tỷ trọng của 5 cổ phiếu lần lượt đều bằng 20% sao cho tất cả tỷ trọng này
cộng lại bằng 1. Điều này được thể hiện ở ô H288=SUM(C288:G288)

Tính tỉ suất sinh lợi trung bình của danh mục


Y=SUMPRODUCT(C288:G288;C259:G259)

 Với C288:G288 là tỷ trọng của lần lượt 5 cổ phiếu

 C259:G259 là tỉ suất sinh lợi kỳ vọng của lần lượt 5 cổ phiếu

Tính phương sai (Variance) của danh mục Y dựa trên các phép toán nhân ma trận
với nhau (cụ thể là lấy ma trận tỷ trọng của các cổ phiếu nhân với lại ma trận hiệp
phương sai của các cổ phiếu và cuối cùng là nhân với ma trận đối của ma trận tỷ
trọng). Việc này được thể hiện trong excel qua 2 hàm MMULT (phép nhân ma
trận) và TRANSPOSE (tổng hợp chuyển vị của ma trận)

Công thức như sau:


=MMULT(C288:G288;MMULT(C273:G277;TRANSPOSE(C288:G288)))

 Với C288:G288 là tỷ trọng của các cổ phiếu

 C273:G277 là hiệp phương sai của các cổ phiếu

Chú ý: phải thực hiện các nút lệch Ctrl Shift Enter cùng lúc mới ra được kết quả

Tính độ lệch chuẩn (SD) của danh mục X = SQRT(C290)

 Với C290 là phương sai của danh mục X

Giả định tỉ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục Y bé hơn tỉ suất sinh lợi đã tính ở
trên (ô 292)
Vào Data -> Sử dụng hộp thoại Solver để giải bài toán:

Hàm mục tiêu: Phương sai (ô C283) -> Min

Điều kiện ràng buộc:

+ Tổng tỷ trọng của các cổ phiếu (ô H281) =1

+ Tỉ suất sinh lợi >= Tỉ suất sinh lợi kỳ vọng (ô 289 >= ô 292)

Ta được kết quả như sau:

Bước 7: Xác định đường biên hiệu quả (EF)

Vẽ đường biên hiệu quả (EF) của danh mục bán khống (sử dụng chức năng Chart
Wizard). Chứng minh sự kết hợp hiệu quả của 2 danh mục trong trường hợp có bán
khống.

Đường biên hiệu quả này thể hiện mối quan hệ giữa TSSL kỳ vọng và độ lệch
chuẩn. Đầu tiên, chúng ta đi tìm 2 thông số trên để vẽ đường biên hiệu quả.

 Cho ngẫu nhiên các tỷ trọng đầu tư vào danh mục X (wX), các số ngẫu
nhiên này được cho từ -5 đến 1.
 Tiếp theo đi tính Cov (X, Y) để từ đó tính được phương sai và độ lệch chuẩn
của danh mục kết hợp. Cov (X, Y) được tính bằng cách sử dụng kết hợp hàm
kết hợp MMULT, bằng cách lấy ma trận tỷ trọng của từng danh mục, sau đó
nhân với ma trận hiệp phương sai và (vì tính chất khi nhân 2 ma trận là số
dòng, số cột phải tương ứng với nhau nên phải chuyển vị ma trận để trở
thành ma trận phù hợp có thể nhân lại được với nhau) kết hợp hàm
TRANSPOSE để chuyển vị ma trận tỷ trọng. Công thức cụ thể như sau:
=MMULT(C281:G281,MMULT(C273:G277,TRANSPOSE(C288:G288)))
= 0.000203999

Vậy Cov (X,Y) tính được là 0.000203999.


 Từ Cov (X, Y) vừa tính được ta tìm phương sai của danh mục kết hợp X,Y.
Công thức cụ thể như sau:
=B300^2*$C$283+(1-B300)^2*$C$290+2*B300*(1-B300)*$C$297

 Có được phương sai của danh mục kết hợp, ta dễ dàng tính được độ lệch
chuẩn của danh mục kết hợp. Bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai vừa
tính được. Công thức cụ thể như sau:
=SQRT(C300)

 Độ lệch chuẩn của danh mục kết hợp vừa tìm được kết hợp với TSSL kỳ
vọng của danh mục sẽ vẽ được đường biên hiệu quả. Tiếp theo sẽ đi tính
TSSL kỳ vọng của danh mục. Công thức cụ thể như sau:
=B300*$C$282+(1-B300)*$C$289

Cách tính các thông số được nêu ở trên cho ra bảng kết quả cụ thể như sau:
Từ bảng kết quả này, ta vẽ được đường biên hiêu quả. Đường biên này được hình
thành từ 2 danh mục có phương sai bé nhất, kết hợp số liệu ở 2 cột độ lệch chuẩn
của danh mục kết hợp – SD (X, Y) và TSSL kỳ vọng của danh mục kết hợp –
E(rpXY).

 Thực hiện thao tác kéo thả chuột chọn 2 cột SD (X, Y) và E(rpXY)
 Chọn Insert -> Scatter -> Scatter with smooth lines
 Đồ thị hiện ra như sau:

Nếu kết hợp tất cả các chứng khoán lại với nhau thì sẽ tạo thành một đường biên
hiệu quả như hình ở trên. Vậy khi đầu tư vào từng chứng khoán riêng lẻ thì TSSL
sẽ như thế nào so với khi kết hợp tất cả các chứng khoán lại thành 1 danh mục? Để
trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ vẽ thêm đồ thị thể hiện TSSL khi đầu tư vào
từng chứng khoán riêng lẻ. Tương tự như vẽ đường biên hiệu quả, ta cũng sẽ cần
độ lệch chuẩn và TSSL của từng chứng khoán (Độ lệch chuẩn được lấy ở bước 2,
TSSL của từng chứng khoán được lấy ở dữ liệu tổng hợp đầu bài khi đi thu thập 5
cổ phiếu), tổng hợp 2 số liệu trên được bảng sau đây:
Từ bảng số liệu này, ta vẽ biểu đồ theo các bước:

 Thực hiện thao tác kéo thả chuột chọn 2 cột SD và E(r)
 Chọn Insert -> Scatter -> Scatter with only markers
 Đồ thị hiện ra như sau:

Những chấm tròn trên là TSSL của từng cổ phiếu khi không kết hợp nó lại thành
một danh mục cụ thể. Thay vì đầu tư vào từng cổ phiếu riêng lẻ, đầu tư vào danh
mục kết hợp thì TSSL sẽ khác nhau như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, ta copy đồ
thị khi đầu tư vào từng cổ phiếu riêng lẻ vào đồ thị khi kết hợp 5 cổ phiếu lại thanh
một danh mục, sẽ được đồ thị sau:
Nhìn vào đồ thị trên, ta dễ dàng thấy được với cùng một mức độ rủi ro là như nhau,
khi đầu tư vào từng chứng khoán riêng lẻ thì TSSL sẽ thấp hơn đầu tư vào một
danh mục kết hợp 5 cổ phiếu đó lại. Hay nói theo cách khác, với cùng mức tỷ suất
sinh lợi là như nhau, khi đầu tư vào danh mục kết hợp 5 cổ phiếu lại thì sẽ chịu rủi
ro thấp hơn khi đầu tư vào từng cổ phiếu riêng lẻ.

Vậy xây dựng danh mục kết hợp sẽ giúp việc đầu tư đem lại TSSL cao hơn
và rủi ro thấp hơn so với đầu tư vào từng cổ phiếu, nhờ kết hợp hiệu quả các cổ
phiếu lại với nhau, với tỷ trọng tối ưu tìm được ở các bước trên.

Bước 8: Danh mục tiếp điểm P_optimal

Sau khi xác định được đường biên hiệu quả, ta còn phải tìm danh mục tối ưu P để
kết hợp với một tài sản phi rủi ro F. Ở bước này, đầu tiên phải tìm được danh mục
tiếp điểm P. Danh mục P này phải thỏa 2 điều kiện sau

 là tiếp điểm với đường biên hiệu quả


 và phải có hệ số sharpe là lớn nhất so với các đường phân bổ vốn khác

Dựa trên các điều kiện đặt ra cho danh mục P, ta đi vào tìm danh mục P (bằng
phương pháp Solver)
Đầu tiên, ta phải đi tính các thông số:

 Đầu tiên giả định cho tỷ trọng đầu 5 cổ phiếu, mỗi cố phiếu có tỷ trọng đầu
tư là 20%
 Tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục P được xác định bằng hàm
SUMPRODUCT (ma trận tỷ suất sinh lợi đầu tư vào từng cổ phiếu, ma trận
TSSL của 5 chứng khoán). Công thức cụ thể như sau:
=SUMPRODUCT(C348:G348,C259:G259)
= 0.34%
Vậy E (rP) = 0.34%
 Tiếp theo truy xuất rf từ sheet Beta. Được rf = 0.0063532%
 Tương tự như các tính phương sai ở các bước trên, phương sai của danh mục
P cũng được tính bằng hàm MMULT. Cụ thể công thức như sau:
=MMULT(C348:G348,MMULT(C273:G277,TRANSPOSE(C348:G348)))
= 0.00028288
 Var (rp,t) = 0.00028288
 Có được phương sai Var (rp,t), ta lấy căn bậc hai của phương sai sẽ được độ
lệch chuẩn. Công thức cụ thể:
=SQRT(E350)
= 1.68%
 SD (P) = 1.68%
 Hệ số Sharpe được tính bằng công thức:

E ( rP ) −rf
SHARPE = = 0.2
SD( P)

Các thông số vừa tính trên được tổng hợp tóm tắt ở bảng dưới đây:
Để tìm ra được danh mục P, ta chạy Solver dựa trên các điều kiện đặt ra cho danh
mục P:

 Hàm mục tiêu:


Sharpe ---> max
 Điều kiện ràng buộc như sau:
Tổng tỷ trọng của 5 cổ phiếu = 1

Sau khi chạy Solver, ta ra được bảng kết quả tỷ trọng đầu tư vào danh mục P như
sau:

Như vậy, theo bảng kết quả trên, danh mục P có tỷ trọng đầu tư vào 5 cổ phiếu như
sau sẽ có được tỷ số Sharpe lớn nhất, là danh mục tối ưu nhất:

- Đầu tư vào MSN 33.84%


- Đầu tư vào ADS 55.37%
- Đầu tư vào TDM 0%
- Đầu tư vào FIT 0.77%
- Đầu tư vào HQC 10.03%

Bước 9: Danh mục C gồm danh mục P và tài sản phi rủi ro F

Ở bước này, ta sẽ đi vẽ đường CAL. Tương tự như vẽ đường biên hiệu quả ở bước
7, đường CAL cũng được vẽ tương tự.

 Cho ngẫu nhiên các tỷ trọng đầu tư vào P (wP) từ 0 đến 1


 Tính TSSL kỳ vọng của danh mục C bằng cách: lấy tỷ trọng đầu tư vào P
nhân với TSSL kỳ vọng của P (được tính ở bước 8), rồi cộng với tỷ trọng
đầu tư vào F nhân với TSSL của F là rf
 Khi kết hợp tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro, lúc đó độ lệch chuẩn của danh
mục cuối cùng chính bằng độ lệch chuẩn của tài sản rủi ro, vì độ lệch chuẩn
của F = 0. Vậy tính độ lệch chuẩn của danh mục C bằng cách lấy tỷ trọng
đầu tư vào P nhân với độ lệch chuẩn của P (được tính ở bước 8).

Sau khi tính đầy đủ các thông số trên, ta được bảng kết quả như sau:

Từ bảng kết quả trên, ta vẽ đường CAL theo các bước như sau:
 Thực hiện thao tác kéo thả chuột chọn 2 cột SD và E(rC)
 Chọn Insert -> Scatter -> Scatter with straight lines
 Đồ thị hiện ra như sau:

Sau đó, ta kết hợp đường biên hiệu quả và đường CAL lại, ta được đồ thị bên dưới:

Nhìn vào đồ thị, các điểm phân bổ trên đây chính là các danh mục C với tỷ trọng
đầu tư vào P và vào F khác nhau trong trường hợp cho bán khống.

You might also like