You are on page 1of 5

Câu hỏi: Hãy so sánh các chuẩn mực giá trị trong định giá của Việt Nam so

với Mỹ.
Các chuẩn mực Giống nhau Khác nhau
giá trị Việt Nam Mỹ
Nền tảng hình Đều hình thành từ Dựa trên cơ sở giá Dựa trên cơ sở giá
thành chuẩn mức hai yếu tố. trị thị trường và trị trao đổi và trên
giá trị trên cơ sở giá trị cơ sở giá trị sử
phi thị trường. dụng dành cho chủ
sở hữu.
Những chuẩn mực Giá trị tài sản bắt Giá trị nội tại, giá
Những chuẩn gía trị của Mỹ và buộc phải bán, giá trị hợp lý, giá trị
mực giá trị được Việt Nam nói trị đặc biệt, giá đầu tư.
sử dụng chung đều là trị đầu tư, giá trị để
những quy ước, tính thuế
quy tắc chuẩn được
cộng đồng tập thể
thống nhất thực
hiện khác nhau dựa
trên những phương
háp (tùy thuộc vào
mỗi nước).
Nguyên tắc trong
những chuẩn mực
của cả 2 nước đó là
dựa trên tinh thần
tự nguyện, các bên
mua và bán đều có
hiểu biết, thận
trọng và quan trọng
là không bị ép
buộc.

Do việc sử dụng những cơ sở hình thành khác nhau trong việc thẩm định giá giữa 2
quốc gia, sẽ dẫn đến các chuẩn mực khác nhau và những khái niệm về giá trị khác
nhau
Tại Việt Nam:
Giá trị thị trường
Khái niệm: Là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá,
giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong
một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một
cách có hiếu biết, thận trọng và không bị ép buộc.
Các yếu tố ảnh hưởng:
1. Thời điểm, địa điểm thẩm định giá là thời gian, không gian cụ thể tương ứng
với thời gian, không gian mà giá trị của tài sản thâm định giá được thẩm định
viên xác định gắn với những yêu tố về cung, cầu, thị hiếu và sức mua riêng thị
trường.
2. Người mua sẵn sàng mua là người có khả năng thanh toán và có nhu cầu mua
tài sản với mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường.
3. Người bán sẵn sàng bán là người có tài sản hợp pháp và có nhu cầu muốn bán
tài sản với mức giá tốt nhất có thế được trên thị trường.
4. Giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin là giao dịch giữa các bên không
có mối quan hệ đặc biệt gây ảnh hưởng đên giá giao dịch của tài sản và các bên
tham gia có đủ thời gian cần thiết đế khảo sát, tiếp cận đầy đủ thông tin về tài
sản và thị trường tài sản sau quá trình tiếp thị thích hợp.
Nguyên tắc xem xét: Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường
công khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị
trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số
lượng hạn chế người mua, người bán.
Giá trị phi thị trường
Khái niệm: Là mức giá ước tính của một tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định
giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chức
năng, công dụng của tài sản, những lợi ích mà tài sản mang lại trong quá trình sử
dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện
hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thấm định giá đặc biệt và các giá trị không
phản ánh giá trị thị trường khác.
Các yếu tố ảnh hưởng:
Giá trị phi thị trường bao gồm: giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị đặc biệt, giá trị
đầu tư, giá trị để tính thuế hoặc các giá trị khác, cụ thể:
1. Giá trị tài sản bắt buộc phải bán là tổng số tiền thu về từ bán tài sản trong điều kiện
thời gian giao dịch để bán tài sản quá ngắn so với thời gian bình thường cần có để
thực hiện giao dịch mua bán theo giá trị thị trường, người bán chưa sẵn sàng bán hoặc
bán không tự nguyện. Giá cả trong những cuộc mua bán
tài sản như vậy gọi là giá trị tài sản bắt buộc phải bán, không phản ánh giá trị thị
trường.
2. Giá trị đặc biệt là giá trị của tài sản có những đặc tính đặc biệt chỉ thu hút sự quan
tâm của những người mua đặc biệt hoặc người sử dụng đặc biệt. Giá trị đặc biệt có thể
được hình thành do vị trí, tính chất, đặc điêm kinh tế - kỹ thuật, yếu tố pháp lý và các
yếu tố đặc biệt khác của tài sản. Giá trị đặc biệt bao gồm: Giá trị tài sản đang trong
quá trình sử dụng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị tài sản chuyên dùng và
giá trị đặc biệt khác. Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng là giá trị phi thị
trường được xem xét từ giác độ một người sử dụng riêng biệt tài sản vào một mục
đích riêng biệt, do đó không liên quan đến thị trường. Khi tiến hành thâm định giá loại
tàisản này, thẩm định viên tập trung chủ yếu vào khía cạnh tham gia, đóng góp của tài
sản vào hoạt động của một dây chuyên sản xuât, một doanh nghiệp, hoặc một tài sản
khác không xét đến khía cạnh giá trị sử dụng tốt nhất, tối ưu của tài sản hoặc số tiền
có thế có từ việc bán tài sản đó trên thị trường.
Giá trị tài sản có thị trường hạn chế là giá trị của tài sản do tính đơn chiếc hoặc do
những điều kiện của thị trường, hoặc do những nhân tố khác tác động làm cho tài sản
này ít có khách hàng tìm mua, tại một thời điêm nào đó. Đặc điểm quan trọng cần
phân biệt của tài sản này không phải là không có khả năng bán được trên thị trường
công khai mà để bán được đòi hỏi một quá trình tiếp thị lâu dài hơn, tốn nhiều chi phí
và thời gian hơn so với những tài sản khác.
3. Giá trị đầu tư là giá trị của một tài sản đối với nhà đầu tư theo những mục tiêu đầu
tư đã xác định. Giá trị đầu tư là khái niệm có tính chủ quan liên quan đến những tài
sản cụ thể đối với một nhà đầu tư riêng biệt với những mục tiêu và/hoặc tiêu chí đầu
tư xác định. Sự khác biệt giữa eiá trị đâu tư và giá trị thị trường của một tài sản là
động lực để nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
4. Giá trị để tính thuê là giá trị dựa trên các quy định của luật pháp liên quan đến việc
đánh giá giá trị tài sản để tính khoản thuế phải nộp.
Nguyên tắc xem xét: Khi áp dụng cơ sở giá trị phi thị trường, Thâm định viên cần
nêu tên của loại giá trị phi thị trường cụ thể được áp dụng và đưa ra các căn cứ, lập
luận cụ thể, bao gồm:
- Đặc điểm đặc biệt của tài sản thẩm định giá;
- Người mua, nhà đầu tư đặc biệt;
- Giao dịch trong thị trường hạn chế, bắt buộc phải bán;
- Giá trị theo những mục đích đặc biệt như mục đích tính thuế
Ngoài ra giá trị của tài sản được hình thành bởi sự tác động của nhiều yếu tố khác như
giá
trị sử dụng, sự khan hiếm, nhu cầu có khả năng thanh toán. Do đó khi thẩm định cần
phải lưu ý đến những nguyên tắc: sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất, cung-cầu, thay
đổi, thay thế, cân bằng, thu nhập tăng hoặc giảm, phân phối thu nhập, đóng góp, phù
hợp, cạnh tranh, dự tinh lợi ích trong tương lai.
Tại Mỹ:
Giá trị hợp lý:
Theo định nghĩa của Kho bạc Nhà nước Mỹ , IRS 59-60

Giá trị thị trường hợp lý là mức giá mà tại đó tài sản được trao đổi giữa người sẵn
lòng mua và người sẵn lòng bán mà không có bất kỳ ràng buộc bán hoặc mua nào
và các bên có kiến thức hiểu biết tương đối với những vấn đề lên quan.

Theo từ điển luật của Black :

Giá trị thị trường hợp lý là mức giá mà người bán sẵn lòng chấp nhận và một người
mua sẵn lòng trả trong thị trường mở thoe nguyên tắc giao dịch tự do ( arm’s length
transaction) , và giá trị này cũng được xem là giao điểm của đường cung và đường cầu
của tài sản.

 So với khái niệm của Việt Nam (giá thị trường) thì có thể có sự chi tiết hơn
khi xét tới những yếu tố không bắt buộc nhưng cần cân nhắc khi xem xét,
đó là bản chất doanh nghiệp, bối cảnh điều kiện kinh tế, khả năng thu
nhập, khả năng chi trả cổ tức, những giá trị tài sản vô hình mà doanh
nghiệp có thể có được.

Giá trị đầu tư:

Theo định nghĩa của David Laro ( một thẩm phán của Thuế vụ Mỹ) và Shannon Pratt (
Giám đốc công ty định giá Shannon Pratt) viết trong tựa sách “Business Valuation and
Taxes Procedure, Law, and Perspective”
“Giá trị đầu tư cân nhắc về giá trị dưới các góc nhìn cụ thể của cá nhân, chủ sở hữu,
nhà đầu tư , phản ánh những kỳ vọng,yêu cầu , đặc điểm của các đối tượng cụ thể đó,
khác xa so với các giả thuyết về người sẵn lòng mua, sẵn lòng bán của giá thị trường “
Các yếu tố cần được yêu cầu trong việc xác định giá trị đầu tư :

 Những yêu cầu tương ứng về mặt kinh tế, khả năng đáp ứng các giao dịch của
các bên
 Mức độ chấp nhận rủi ro
 Động lực , chủ đích của các bên
 Chiến lược kế hoạch kinh doanh
 Sự hợp tác và các mối quan hệ
 Ưu nhược điểm của các mục tiêu chiến lược
 Cơ cấu tổ chức các bên tham gia

 Định nghĩa về giá trị đầu tư theo luật định của Mỹ và Việt Nam là tương
đối giống nhau , riêng ở Việt Nam, giá trị này được phân loại vào mục Giá
trị phi thị trường, bao gồm các định nghĩa như : giá trị tài sản bắt buộc
phải bán, giá trị đặc biệt, giá trị đầu tư, giá trị để tính thuế hoặc các giá trị
khác…
Giá trị nội tại:
Theo định nghĩa của Từ điển luật của Black : “ Giá trị vốn có của một tài sản, không
có bất kỳ đặc điểm đặc biệt nào có thể tác động đến giá trị của nó” .
Giá trị nội tại mang những tính chất sau:

 Được xem như là giá trị thực của một tài sản hay một doanh nghiệp
 Mang tính khách quan, không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài ( kì vọng
nhà đầu tư, tranh chấp,..) , kể cả người sở hữu tài sản hoặc chủ doanh nghiệp
 Cơ sở khách quan của giá trị nội tại chính là việc các tài sản vô hình và hữu
hình của doanh nghiệp được xem là phát huy tác dụng, cũng như bao hàm trong
cách tính.

Mô hình chiết khấu dòng cổ tức thường được sử dụng để tính giá trị nội tại
n
FCFFt
Vo=∑ t
t=1 (1+WACC )

 Do ở Việt Nam hay ở Mỹ người ta không có những quy ước chung hay
những khái niệm có giá trị về mặt pháp lý nên thường người ta sẽ sử dụng
mô hình trên để tính toán.

You might also like