You are on page 1of 24

Phần IV

Phân Tích Tài Nguyên Thiên Nhiên

Chương 8
Các nguyên lý phân tích
Nội Dung
1. Phân tích tác động:
1.1. Phân tích tác động môi trường
1.2. Phân tích tác động kinh tế
2. Phân tích hiệu quả chi phí
3. Phân tích lợi ích – chi phí
1. Phân tích tác động
• “Tác động” nghĩa là ảnh hưởng của một tập hợp sự
kiện đến một thứ khác.
• Ví dụ: Phân tích tác động của một chính sách tài nguyên
đến xã hội hoặc nền kinh tế.
1.1 Phân tích tác động môi trường
• Phân tích tác động môi trường chính là sự nhận dạng
và xem xét, thảo luận tỉ mỉ về tất cả các tác động của
một hành động nhất định tới tất cả hoặc một phần của
tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
• Bản đánh giá tác động môi trường/ Báo cáo tác động
môi trường chứa những thông tin sau:
 Miêu tả tác động môi trường của hoạt động đề xuất
 Những tác động xấu về môi trường không thể tránh khỏi
khi hoạt động đề xuất được thực hiện
 Các lựa chọn đối với hoạt động đề xuất
 Mối quan hệ giữa việc sử dụng tài nguyên môi trường
của con người trong ngắn hạn với việc duy trì và nâng
cao năng suất dài hạn, và
 Các cam kết vĩnh viễn và không thay đổi về tài nguyên
liên quan đến hoạt động đề xuất phải được thực hiện.
• Phần lớn các phần của bản báo cáo là công việc của
các nhà khoa học tự nhiên, ví dụ như nhà sinh vật học,
thủy học, và sinh thái học.
• Họ phân loại sự liên kết sẽ lan truyền ảnh hưởng của
một dự án tới một hệ sinh thái và ước lượng hậu quả định
tính và định lượng đối với các đặc tính của hệ thống đó
* Một số phương pháp phân tích tác động môi trường:
- Phương pháp chồng bản đồ
- Phương pháp lập bảng kiểm tra
- Phương pháp đánh giá nhanh tác động môi trường
- Phương pháp mô hình hóa môi trường
1.2. Phân tích tác động kinh tế
• Phạm vi tác động kinh tế có thể:
 Tổng số việc làm (tỷ lệ thất nghiệp) tạo ra hoặc trong
những ngành kinh tế nhất định
 Thu nhập của hộ gia đình
 Tốc độ thay đổi kỹ thuật trong những ngành sử dụng tài
nguyên nhất định.
 Tốc độ lạm phát
 Cán cân thương mại với các nước khác
…
2. Phân tích hiệu quả chi phí
• Phân tích hiệu quả chi phí sẽ ước lượng chi phí của mỗi
phương án khác nhau để so sánh chúng trên khía cạnh chi
phí để thực hiện mục tiêu cho trước.
• Tính hiệu quả chi phí thường rất hữu dụng trong những
trường hợp ở đó có sự đồng thuận rộng rãi về mục tiêu,
nhưng không nhất thiết đồng thuận về cách đạt được mục
tiêu đó.
• Ví dụ: vấn đề cung cấp nước sạch cho một khu dân cư
3. Phân tích lợi ích-chi phí
 Phân tích lợi ích- chi phí xem xét tính khả thi xã hội của
một chương trình/dự án đề xuất.
- Phân tích doanh thu - chi phí: xem xét tính khả thi tài
chính/thương mại chỉ phù hợp với các dự án mà đầu vào
và đầu ra vận động thông qua thị trường,
- Phân tich lợi ích - chi phí thường bao gồm ước lượng giá
trị của cả các đầu vào và đầu ra (có tính chất) thị
trường và phi thị trường.
 Được áp dụng trong các lĩnh vực công cộng như các
Biện pháp bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe và các
dự án xây dựng đường cao tốc, cung cấp nước sạch…
 Phân tích lợi ích-chi phí dẫn đến hai hành động chính
trong hoạch định chính sách tài nguyên:
- Hoạt động của các nhà thực thi – các nhà kinh tế học trong
và ngoài lĩnh vực công nhằm nghiên cứu, phát triển các kỹ
thuật, tìm kiếm những dữ liệu cần thiết, và tìm cách để cải
thiện chất lượng các kết quả theo các cách ứng dụng khác
nhau
- Hoạt động chính trị giữa những người điều hành/ thực thi và
những người làm luật về khía cạnh tư tưởng và chính trị đối
với việc các chương trình công cộng được hoặc có thể
được áp dụng
 Một trong các cách tiếp cận chính sách để quản lý tài
nguyên thiên nhiên là tài sản tư nhân và dựa vào thị
trường tư nhân để xác định tài nguyên nên được sử dụng
như thế nào. Vấn đề đặt ra: Khi thị trường phát triển hoàn
hảo đến mức mà giá cả thị trường phản ánh tất cả các chi
phí xã hội và lợi ích xã hội thì có cần phân tích chi phi–lợi
ích hay không?
3.1. Khung cơ sở cho phân tích chi phí-lợi ích
 Phân tích lợi ích-chi phí bao gồm việc ước lượng, tổng
cộng và so sánh tất cả các lợi ích và chi phí của dự án
và chương trình công được nghiên cứu.
 Có 5 bước cơ bản trong phân tích lợi ích- chi phí, mỗi
bước trong đó có một số bộ phận cấu thành:
1) Quyết định viễn cảnh/bối cảnh chung của phân tích;
Lợi ích, chi phí “công” nào là phù hợp?
2) Nghiên cứu định dạng rõ bản chất của dự án hoặc
chương trình
3) Miêu tả định lượng đầu vào và đầu ra của dự án/
chương trình, đó là tất cả các kết quả vật chất sẽ
được tạo ra từ dự án/ chương trình đó.
4) Ước lượng các giá trị xã hội của tất cả các đầu vào và
đầu ra, thực chất ước lượng các lợi ích và các chi phí.
5) So sánh các lợi ích và các chi phí này.
Hình 1: Các kết quả minh họa: Phân tích lợi ích- chi phí của Khu
Trú ẩn động vật hoang dã mới. Tính hàng năm - $

Các chi phí


Mua đất 153,000*
Xây dựng
+ Trung tâm cho khách thăm quan 142,000*
+Hệ thống đường mòn 64,000*
Chi phí vận hành và bảo dưỡng
+ Nhân lực 187,000
+Chi khác 63,000
Tổng cộng 609,000
Các lợi ích
-Những người ngắm động vật hoang
dã 143,000
- Những người đi săn và câu cá 627,000
-Bảo tồn các loài vật A
Tổng cộng 770,000
Các lợi ích thuần: 161,000$+ A
Tỷ lệ lợi ích- chi phí: 1.26+ a
3.2. Phạm vi của dự án
• Quy mô của dự án hoặc chương trình đã được thiết lập
sẵn, có thể bởi các kỹ sư, các nhà sinh học về động vật
hoang dã tùy thuộc vào đặc điểm của dự án
• Ở quy mô cho trước, nhưng liệu chúng ta có biết nó ở
quy mô tối ưu không? Dựa vào bước 1 “quyết định viễn
cảnh của phân tích” từ mục 3.1
• Để phân tích những lựa chọn nào là tối ưu về quy mô
chúng ta dùng phân tích độ nhạy.
• Phân tích độ nhạy được tham khảo để thực hành tính
toán lại các lợi ích và các chi phí cho nhiều chương trình
thay thế lẫn nhau, một số chương trình lớn hơn chương
trình đã được chỉ ra ở bảng hoặc một số có thể nhỏ hơn.
• Nếu chương trình được chỉ ra ở bàng 8-1 ở quy mô thực
sự hợp lý, mỗi chương trình thay thế sẽ có lợi ích thuần
thấp hơn
3.3. Nguyên tắc có/không có (With & With-out)
• Đó là, chúng ta phải so sánh tình huống mà sẽ có kết
quả nếu chương trình hoặc dự án được theo đuổi với
kết quả nếu chương trình hoặc dự án bị từ chối.
• Đôi khi chúng ta có thể so sánh tình huống trước và sau
khi có chương trình các kết luận sai lầm về tính hiệu
quả của chương trình.
• Ví dụ: ước lượng các lợi ích và các chi phí của dự án
khôi phục động vật hoang dã. Các lợi ích được ước
lượng như sau:
 Trước khi có chương trình 10,000$
 Trong tương lai không có chương trình 5,000$
 Trong tương lai có chương trình 33,000$
• Xác định lợi ích của chương trình?
• KL: Nếu số lượng động vật hoang dã nhất định được kỳ
vọng tăng ở mức trung bình trong trường hợp không có
chương trình, thì các lợi ích có và không có chương trình
sẽ lớn hơn kết quả trước và sau khi có chương trình.
3.4. Tính chiết khấu
• Chiết khấu là cách để xác định giá trị ngày hôm nay (giá
trị hiện tại) của các lợi ích và các chi phí sẽ được tích tụ
ở một số thời gian trong tương lai.
• Tỷ lệ chiết khấu 6%,

0 1 2 3 Tổng lợi ích thuần (chưa chiết khấu


Chương trình A 20 20 20 20 80
Chương trình B 50 10 10 10 80
Đáp án:

• PVA= 20$ + 20$/(1+0.06)+ 20$/(1+0.06)2+


20$/(1+0.06)3= 73.45$

• PVB = 50$+ 10$/(1+0.06)+ 10$/(1+0.06)2+


10$/(1+0.06)3= 76.73$
• Công thức:
3.5. Các ảnh hưởng của việc chiết khấu
• Chiết khấu đã làm giảm lợi ích thuần liên quan tới tổng
lợi ích chưa chiết khấu. Điều này bởi vì chiết khấu gán
trọng số trên mỗi đô la lợi ích thuần tích tụ trong tương
lai ít hơn mỗi đô la lợi ích thuần tích tụ ngày hôm nay
• Nhưng chiết khấu ảnh hưởng chương trình A nhiều hơn
chương trình B, bởi vì một tỷ lệ lớn lợi ích thuần của A
xẩy ra ở giai đoạn sau, trong khi đó thời gian của dòng
lợi ích thuần của B lại tập trung nhiều hơn ở hiện tại.
Tính dòng lợi ích thuần được chiết khấu cho 2 dự án trong
bảng sau: tỷ lệ chiết khấu là 5%
3.6. Việc chiết khấu và các thế hệ tương lai

PV = FV [ 1 / (1 + i)n ]

• Nó có thể đánh giá thấp sự nguy hiểm tương lai do kết


quả của các hoạt động kinh tế ngày hôm nay đối vơi môi
trường và tài nguyên thiên nhiên.
• Chúng ta sẽ lựa chọn phương án khi giá trị hiện tại của
các lợi ích vượt quá giá trị hiện tại của chi phí tương lai
3.7. Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu
• Tỷ lệ cao ẩn ý rằng 1 đô la trong giai đoạn gần sẽ có giá
trị cao hơn 1 đô la trong thời gian sau.
• Như vậy tỷ lệ chiết khấu càng cao, chúng ta sẽ được
khuyến khích nhiều hơn để đưa các nguồn tài nguyên
vào các chương trình có các lợi ích ròng tương đối cao
(nghĩa là các lợi ích cao hoặc các chi phí thấp) trong
ngắn hạn.
• Ngược lại, tỷ lệ chiết khấu càng thấp, chúng ta sẽ dẫn
đến lựa chọn các chương trình có các lợi ích thuần cao
trong tương lai xa hơn.
• Tỷ lệ nào sẽ được sử dụng? Có hai trường phái chính
về câu hỏi này: Phương pháp căn cứ theo thời gian và
phương pháp giá trị bình quân tỷ suất lợi nhuận
3.8 Các vấn đề về phân phối
• Sự phân phối công bằng trong các chương trình tài
nguyên đó là cách chúng ảnh hưởng đến mọi người có
mức thu nhập khác nhau như thế nào
• Công bằng về môi trường
• Có hai khía cạnh chính về sự công bằng: theo chiều
ngang và theo chiều dọc.

Cư dân thành Cư dân nông thôn


thị
Các lợi ích 80 120
Các chi phí 40 80
Lợi ích thuần 40 40
Sự công bằng theo chiều dọc

Người A Người B Người C


Thu nhập 5,000$ 20,000$ 50,000$
Dự án 1
Các lợi ích 150$ (3.0) 300$ (1.5) 600$ (1.2)
Các chi phí 100 (2.0) 100 (0.5) 100 (0.2)
Lợi ích thuần 50$ (1.0) 200$ (1.0) 500$ (1.0)
Dự án 2
Các lợi ích 150$ (3.0) 1.400$ (7.0) 5,500$ (11.0)
Các chi phí 100 (2.0) 800 (4.0) 3,000 (6.0)
Lợi ích thuần 50$ (1.0) 600$ (3.0) 2,500$ (5.0)
Dự án 3
Các lợi ích 700$ (14.0) 2,200$ (11.0) 3,000$ (6.0)
Các chi phí 200 (4.0) 1,000 (5.0) 1,500 (3.0)
Lợi ích thuần 500$ (10.0) 1,200 (6.0) 1,500$ (3.0)
• Để xác định ảnh hưởng lũy thoái hay lũy tiến,
chúng ta phải biết hai điều đó là ai là người bị
ảnh hưởng và mức thu nhập của họ là bao
nhiêu.
• Điều này có thể khả thi nếu phân tích được giải
quyết với một nhóm người tương đối nhỏ,
nhưng điều này là quá khó nếu những lợi ích
hoặc chi phí được phân tán rộng rãi
3.9 Đối phó với sự không chắc chắn
• Dự báo giá trị tương lai của các biến số tham
gia vào phân tích-thường xảy ra ở giai đoạn thời
gian hoàn toàn xa.
+ Cần nhận thức các kết quả là điểm ước lượng
thực tế của các tình huống không chắc chắn –Kết
quả có khả năng nhất để kỳ vọng
+ Sự không chắc chắn kinh tế
+ Sử dụng tỷ lệ chiết khấu nào?
Kết Luận
• Chương này tập trung vào nguyên lý phân tích
hiệu quả chi phí, phân tích ảnh tác động kinh tế,
và quan trọng hơn là phân tích lợi ích- chi phí
• Phân tích lợi ích- chi phí là kỹ thuật đơn giản để
tính toán hoặc đánh giá tất cả các đầu vào và
đầu ra của các chương trình hoặc dự án công
cộng.
• Xem xét các yếu tố kinh tế liên quan đến việc
tìm kiếm quy mô hay phạm vi chính xác của dự
án: những vấn đề về chiết khấu, về phân phối
và câu hỏi về sự không chắc chăn.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Miêu tả sự khác nhau giữa phân tích hiệu quả chi phí và phân tích
lợi ích- chi phí khi chúng được áp dụng đối với câu hỏi về bảo tồn
đa dạng sinh học.
2. Để phục hồi đàn cá đã bị hủy diệt, điều cần thiết là giảm hoặc
ngừng toàn bộ hoạt động đánh bắt cá trong giai đoạn thời gian nhất
định. Nếu chúng ta đánh giá việc giảm việc đánh bắt cá trong giai
đoạn thời gian là bao lâu, tỷ lệ chiết khấu sẽ nảy sinh ảnh hưởng gì
đối với kết luận của chúng ta?
3. Giả sử chúng ta đang đánh giá các lợi ích và các chi phí của dự án
du lịch sinh thái ở đó khách thăm quan được hướng dẫn đi thăm 1
khu vực môi trường đa dạng cụ thể. Các lợi ích và các chi phí nào
sẽ được tính?
4. Giả sử chúng ta đang làm phân tích ảnh hưởng kinh tế của dự án
được đề cập ở câu hỏi 3. Phân tích này có sự khác biệt như thế
nào đối với phân tích lợi ích- chi phí.
5. Giả định bạn được yêu cầu làm phân tích lợi ích- chi phí về chương
trình bảo vệ môi trường sống nhằm giúp bảo tồn những loài động
vật hoang dã nhất định đang bị đe dọa. Những vấn đề phân phối
nào có thể là quan trọng để kiểm tra việc phân tích của bạn.
6. Trong câu hỏi 5, có những nguồn không chắc chắn nào mà phân
tích này sẽ phải giải quyết và có thể tiếp cận điều đó như thế nào?

You might also like