You are on page 1of 18

LÍ THUYẾT CBA

Câu 1: Phân biệt cải thiện Pareto thực tế và cải thiện Pareto tiềm năng? Cho ví dụ minh
họa bằng đồ thị. Phân tích lợi ích chi phí sử dụng khái niệm nào trong hai khái niệm trên?
...................................................................................................................................................... 2
Câu 2: Trình bày tóm tắt quy trình phân tích lợi ích – chi phí ? Theo bạn, bước nào trong
quy trình phân tích lợi ích – chi phí gặp khó khăn nhất ? Vì sao ? ....................................... 3
Câu 3: Tại sao trong thị trường không cạnh tranh, lợi ích và chi phí của dự án phải điều
chỉnh để suy ra giá trị xã hội thực ? Trình bày phương thức điều chỉnh đối với thuế, trợ
cấp, thuế quan và sở hữu nước ngoài đối với các lợi ích và chi phí ? .................................... 4
Câu 4: Trình bày phương pháp đánh giá hưởng thụ và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
trong đo lường lợi ích chi phí không cho giá thị trường. Cho ví dụ minh họa ? .................. 5
Câu 5: Trình bày tóm tắt các phương pháp không sử dụng đường cầu trong đo lường lợi
ích chi phí không có giá thị trường. Cho biết ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng
phương pháp. .............................................................................................................................. 7
Câu 6: Trình bày tóm tắt các phương pháp thông qua (sử dụng) đường cầu trong đo lường
lợi ích chi phí không có giá thị trường. Cho biết ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của
từng phương pháp. ..................................................................................................................... 9
Câu 7: Trình bày phương thức ước tính tỷ suất chiết khấu xã hội theo ưu tiên thời gian xã
hội và theo chi phí cơ hội. Tỷ suất chiết suất xã hội theo 2 phương pháp tính này có điểm
gì giống và khách nhau ?.......................................................................................................... 11
Câu 8: Trình bày phương pháp luận của phân tích lợi ích chi phí. Phân tích những ưu điểm
và hạn chế của phương pháp phân tích lợi ích chi phí khi phân tích hoạt động đầu tư ... 12
Câu 9: Cho biết sự cần thiết phải xử lí vấn đề không chắc chắn – phân tích độ nhạy trong
phân tích lợi ích chi phí? Trình bày tóm tắt quy trình phân tích độ nhạy trong phân tích
lợi ích chi phí ............................................................................................................................. 13
Câu 10: Trình bày phương thức điều chỉnh đối với lao động và sở hữu nước ngoài khi đo
lường lợi ích chi phí trong thị trường không cạnh tranh. Tại sao trong thị trường không
cạnh tranh , lợi ích và chi phí của dự án phải điều chỉnh để suy ra giá trị xã hội thực..... 14
Câu 11: Trình bày cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí. Từ đó phân biệt giữa
cải thiên Pareto thực tế và Pareto tiềm năng? ....................................................................... 15
Câu 12: Trình bày phương pháp thay đổi (tiết kiệm) chi phí và phương pháp thay đổi đầu
ra (xuất lượng) trong phân tích lợi ích chi phí không có giá thị trường. Cho ví dụ minh họa
? .................................................................................................................................................. 16

Le Tran Hieu 1
Câu 1: Phân biệt cải thiện Pareto thực tế và cải thiện Pareto tiềm năng? Cho ví dụ
minh họa bằng đồ thị. Phân tích lợi ích chi phí sử dụng khái niệm nào trong hai khái
niệm trên?

- Cải thiện Pareto thực tế: Một thay đổi thực tế làm ít nhất một người giàu lên mà không
làm ai bị nghèo đi.
Ví dụ: Giả sử hiện tại A và B mỗi người nhận được phúc lợi (quy thành tiền) là 25$.
Tổng phúc lợi của 2 người là 50$. Đây là điểm hiện trạng (status quo). Chính quyền đang
xem xét một dự án nhằm tăng tổng phúc lợi của cả hai lên 100$.
Các quyết định giới hạn trong vùng abc

- Cải thiện Pareto tiềm năng: Một dự án có người được kẻ mất nhưng lợi ích vượt chi phí
và việc người đó được đền bù cho kẻ mất là khả thi.
Ví dụ: Phương án d: B sẽ giàu lên trong khi A sẽ nghèo đi. Nhưng B đền bù/hối lộ cho A

Le Tran Hieu 2
Cải thiện Pareto tiềm năng là cơ sở của phân tích lợi ích chi phí bởi trên thực tế không
có (hoặc rất ít) dự án thỏa mãn nguyên tắc cải thiện Pareto thực tế (hầu hết các dự án đều
có người được kẻ mất). Nếu chỉ chấp nhận các dự án thỏa mãn tiêu chí Pareto thực tế thì
xã hội không giải quyết được nhiều vấn đề.
Câu 2: Trình bày tóm tắt quy trình phân tích lợi ích – chi phí ? Theo bạn, bước nào
trong quy trình phân tích lợi ích – chi phí gặp khó khăn nhất ? Vì sao ?

Quy trình phân tích lợi ích – chi phí:


- Bước 1: Nhận dạng vấn đề và phương án giải quyết: Nhận dạng khoảng cách giữa hiện
trạng và điểm mong muốn. Khi vấn đề nảy sinh, có rất nhiều phương án xảy ra. Đưa một
số phương án ra xem xét (ít hơn 6).
- Bước 2: Nhận dạng lợi ích chi phí của mỗi phương án: Tính tất cả các lợi ích chi phí bất
kể ai là người nhận hoặc trả chúng
- Bước 3: Đo lường lợi ích chi phí của mỗi phương án: Tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích
và chi phí xã hội của mỗi phương án
- Bước 4: Lập bảng lợi ích chi phí hàng năm để xác định giá trị hiện tại của lợi ích chi
phí. Giups người phân tích năm được “cấu trúc” của dự án và dòng lợi ích chi phí theo
thời gian
- Bước 5: Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án. Theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: lợi ích ròng từng năm của dự án được quy đổi thành lợi ích ròng tương
đương ở một thời điểm chung, thường là ở hiện tại
+ Giai đoạn 2: Giá trị hiện tại của mỗi lợi ích ròng hàng năm sẽ được cộng lại và cho
ra kết quả cuối cùng
- Bước 6: So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng. Tiến hành xếp hạng các phương
án
+ Phương án có lợi ích xã hội ròng cao nhất sẽ được lựa chọn
+ Phương án có lợi ích xã hội ròng thấp nhất được xếp hạng cuối cùng và là phương án
ít mong muốn nhất.
+ Phương án có lợi ích ròng âm là phương án không được mong muốn về mặt kinh tế
- Bước 7: Phân tích độ nhạy. Lợi ích xã hội dòng của mỗi phương án sẽ thay đổi khi dữ
liệu của nó thay đổi
- Bước 8: Đưa ra các khuyến nghị

Le Tran Hieu 3
Bước nhận dạng B- C mỗi phương án gặp khó khăn nhất. Vì có thể nhiều tác động
đến dự án có thể bị bỏ sót do trong phân tích, các nhóm người khác nhau sẽ có cái nhìn,
quan sát khác nhau.

Câu 3: Tại sao trong thị trường không cạnh tranh, lợi ích và chi phí của dự án phải
điều chỉnh để suy ra giá trị xã hội thực ? Trình bày phương thức điều chỉnh đối với
thuế, trợ cấp, thuế quan và sở hữu nước ngoài đối với các lợi ích và chi phí ?

Khi thị trường không cạnh tranh thì lợi ích chi phí của dự án đều phải điều chỉnh để suy
ra giá trị xã hội thực bởi bị sẽ có có một số trường hợp làm sai lệch giá thị trường:
+ Chính sách của chính phủ như thuế, trợ cấp, hạn ngạch
+ Các tài nguyên rất khan hiếm
+ Sở hữu nước ngoài
Cần phải điều chỉnh giá thị trường để tìm ra giá trị thực => giá ẩn
- Đối với thuế, trợ cấp:

Le Tran Hieu 4
- Đối với thuế quan:

- Đối với sở hữu nước ngoài:

Câu 4: Trình bày phương pháp đánh giá hưởng thụ và phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên trong đo lường lợi ích chi phí không cho giá thị trường. Cho ví dụ minh họa ?

* Phương pháp đánh giá hưởng thụ: Phương pháp này nhằm đánh giá giá trị tính chất
của một món hàng từ số tiền mua chúng:
- Đặc điểm:
+ PP này được dùng để đánh giá ô nhiễm môi trường như không khí, nước, tiếng ồn,
phóng xạ, mất an ninh. Sử dụng giá trị có sẵn trên thị trường từ đó suy ra được giá trị môi
trường.
+ PP này cũng dùng giá của các thiết bị, phương tiện để đánh giá lợi lích các tính mới của
chúng.
- Trình tự thực hiện:
+ Xác định các yếu tố cấu thành giá của hàng hóa
+ Nếu giá hàng hóa biến động nhiều theo sự thay đổi của một yếu tố cấu thành thì yếu tố
này có ảnh hưởng lớn tới giá sẵn lòng trả

Le Tran Hieu 5
+ Sự thay đổi về giá ứng với sự thay đổi của yếu tố quan sát có thể tính được từ hàm số
+ Sự thay đổi về giá này có thể coi là giá trị của yếu tố quan sát, ta sử dụng kết quả này
để phân tích lợi ích chi phí.
- Yêu cầu của PP:
+ Những người tham gia phải nhận thức được những tính chất quan trọng nào có ảnh
hưởng tới sự hình thành của bất động sản/hàng hóa
+ Họ phải có cơ hội quan sát và phản ứng lại với mức độ thực tế của tính chất
+ Dữ liệu thu nhập phải có ý nghĩa với cả người mua và người bán
Ví dụ minh họa:
2 căn hộ ở 2 khu vực khác nhau, có cùng tính chất song 1 căn hộ ở gần nhà máy đang hoạt
động ồn ào. Căn nhà ở khu vực yên tĩnh hơn có giá cao hơn $2000. $2000 là lợi ích của
việc giảm tiếng ồn
* Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: PP này được tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp các
cá nhân để đánh giá giá trị của các tài nguyên hay giá trị của sự thay đổi về chất lượng
môi trường.
- Đặc điểm:
+ Sử dụng kịch bản giả định về các chất lượng, số lượng môi trường tài nguyên hoặc các
tài sản bất kì để đánh giá
+ Dùng giá sẵn sàng trả của những người có liên quan đến môi trường, tài nguyên đó.
Cũng có thể dùng WTA để xác định sự đền bù nếu chấp nhận môi trường xấu hơn
- Trình tự thực hiện:
+ Xác định đối tưởng và các đặc điểm ô nhiễm, cạn kiệt của nó
+ Xây dựng các kịch bản giả định về chất lượng môi trường khác nhau
+ Xây dựng câu hỏi điều tra
+ Tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu
+ Xây dựng đường cầu
+ Tổng giá trị tài nguyên môi trường= Diện tích dưới đường cầu x tổng số gia đình có
liên quan đến tài nguyên môi trường
- Lưu ý của PP:
+ Có thể đặt câu hỏi mở/ lựa chọn

Le Tran Hieu 6
+ Khó khăn chính của PP là những sai lệch tiềm năng trong bảng phỏng vấn, trong quá
trình điều tra khảo sát trong trong các câu trả lời không đáng tin cậy
Ví dụ minh họa : Đánh giá mức sẵn lòng trả để có sự cải thiện môi trường không khí trong
sạch hơn 10% so với chất lượng hiện nay tại Hà Nội -> Lợi ích của cải thiện môi trường

Câu 5: Trình bày tóm tắt các phương pháp không sử dụng đường cầu trong đo lường
lợi ích chi phí không có giá thị trường. Cho biết ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng
của từng phương pháp.

❖ Phương pháp thay đổi(tiết kiệm) chi phí


- Các chi phí có thể gia tăng hay giảm đi do có dự án. Một sự gia tăng về chi phí có thể
giải thích là một sự mất đi của lợi ích và sự giảm về chi phí là một sự thu về lợi ích
- Một phương pháp sản xuất mới hay một nguồn cung cấp nguyên liệu khác có thể làm
giảm CPSX -> Xuất hiện lợi ích
Giá trị của lợi ích = CP hiện tại – CP với sự thay đổi có ích = CP tiết kiệm được
Phương pháp thay đổi chi phí dùng để đánh giá lợi ích như:
- Chi phí tiết kiệm nhờ làm một việc có ích (áp dụng CN mới chẳng hạn)
- Chi phí tránh được nhờ không làm điều gì gây ra thiêt hại (Giá trị của lợi ích= Chi phí của
sự thay đổi gây ra thiệt hạiChi phí hiện tại= Chi phí tránh được)
Phương pháp này hiệu quả nhất khi sản lượng là cố định vì chi phí trong trường hợp có và
không có sự thay đổi có thể được so sánh trực tiếp trên cơ sở cùng một sản lượng
Ví dụ minh họa: Chi phí sản xuất điện theo công nghệ hiện tại là $600 triệu và chi phí theo
công nghệ mới là $550 triệu.
 Lợi ích của áp dụng công nghệ mới= 600- 550= $50 triệu

❖ Phương pháp thay đổi đầu ra (xuất lượng)


- Trong nhiều trường hợp trên thị trường cạnh tranh, một yếu tố đầu vào hay một tài nguyên
không thể định giá trực tiếp mà phải gián tiếp thông qua đầu ra.
- Trong trường hợp này, giá trị của sự thay đổi về đầu vào có thể suy ra từ sự thay đổi thu
nhập từ đầu ra. Sự thay đổi tăng về thu nhập là thước đo lợi ích và sự giảm thu nhập là thước
đo chi phí.

Le Tran Hieu 7
b/ Lưu ý: Phương pháp này sẽ khó khăn nhất ở việc ước lượng luồng thu nhập. nhưng khi
đã được xác định thì các thuận lợi chính của phương pháp trở nên rõ ràng- sử dụng dữ liệu
thị trường thực tế. Do đó, phương pháp này áp dụng cho nhiều trường hợp định giá
Ví dụ minh họa:
Ví dụ: dự án bảo vệ đất đai có thể làm giảm xói mòn hoặc giảm độ mặn của đất nông nghiệp
=> tăng thu nhập từ đất nông nghiệp.
Trong 2 trường hợp này sự gia tăng của thu nhập từ đất nông nghiệp (đầu ra) là thước đo lợi
ích của việc bảo tồn đất đai (đầu vào)

❖ Phương pháp chi phí thay thế:


- Có thể ước lượng giá trị tối thiểu của một lợi ích hiện hành từ các chi phí để thay thế nó
- Tuy nhiên các chi phí thay thế nhiều lúc chỉ to một giá trị nào đó của lợi ích
Ví dụ minh họa:
- Lợi ích của dự án chống xói mòn đất, sa mạc hóa bởi chăn nuôi quá mức được tính tối
thiểu bằng chi phí hồi phục đất bằng lượng phân hữu cơ.
- Lợi ích của dự án giảm ô nhiễm sông, hồ được tính tối thiểu bằng chi phí nạo vét, tẩy rửa
để được nước sạch như ban đầu

Le Tran Hieu 8
Câu 6: Trình bày tóm tắt các phương pháp thông qua (sử dụng) đường cầu trong đo
lường lợi ích chi phí không có giá thị trường. Cho biết ưu, nhược điểm và phạm vi
áp dụng của từng phương pháp.

❖ Phương pháp chi phí du hành: PP dựa trên sự lựa chọn ngầm của các cá nhân
- Đặc điểm:
+ Phương pháp này dùng chi phí tham quan địa điểm để đánh giá giá trị lợi ích của cảnh
quan
+ Phương pháp này dùng giá thị trường trực tiếp của cá nhân khi đi lại,tham quan,ăn ở,..
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Xác định địa điểm được đánh giá
+ Xây dựng mẫu điều tra: bao gồm các thông tin về giá cả, phí tổn, khoảng cách phải đi,
thời gian và các chi phí khác…
+ Phân vùng xung quanh địa điểm đánh giá (trong 1 vùng chi phí đi lại tương đương nhau)
+ Xác định cỡ mẫu điều tra: dân số của vùng, tỷ lệ tham quan
Bước 2: Ước lượng đường cầu
+ Tổng hợp số liệu điều tra từ mẫu, ước lượng đường cầu tham quan
+ Giá trị lợi ích ròng được tìm ra bằng cách tính diện tích nằm dưới đường cầu. Đường
cầu này mô tả mức sẵn lòng trả với các mức phí

❖ Phương pháp đánh giá hưởng thụ: Phương pháp này nhằm đánh giá giá trị tính
chất của một món hàng từ số tiền mua chúng:
- Đặc điểm:
+ PP này được dùng để đánh giá ô nhiễm môi trường như không khí, nước, tiếng ồn,
phóng xạ, mất an ninh. Sử dụng giá trị có sẵn trên thị trường từ đó suy ra được giá trị môi
trường.
+ PP này cũng dùng giá của các thiết bị, phương tiện để đánh giá lợi lích các tính mới của
chúng.
- Trình tự thực hiện:
+ Xác định các yếu tố cấu thành giá của hàng hóa
+ Nếu giá hàng hóa biến động nhiều theo sự thay đổi của một yếu tố cấu thành thì yếu tố
này có ảnh hưởng lớn tới giá sẵn lòng trả

Le Tran Hieu 9
+ Sự thay đổi về giá ứng với sự thay đổi của yếu tố quan sát có thể tính được từ hàm số
+ Sự thay đổi về giá này có thể coi là giá trị của yếu tố quan sát, ta sử dụng kết quả này
để phân tích lợi ích chi phí.
- Yêu cầu của PP:
+ Những người tham gia phải nhận thức được những tính chất quan trọng nào có ảnh
hưởng tới sự hình thành của bất động sản/hàng hóa
+ Họ phải có cơ hội quan sát và phản ứng lại với mức độ thực tế của tính chất
+ Dữ liệu thu nhập phải có ý nghĩa với cả người mua và người bán
Ví dụ minh họa:
2 căn hộ ở 2 khu vực khác nhau, có cùng tính chất song 1 căn hộ ở gần nhà máy đang hoạt
động ồn ào. Căn nhà ở khu vực yên tĩnh hơn có giá cao hơn $2000. $2000 là lợi ích của
việc giảm tiếng ồn

❖ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: PP này được tiến hành bằng cách hỏi trực
tiếp các cá nhân để đánh giá giá trị của các tài nguyên hay giá trị của sự thay đổi về chất
lượng môi trường.
- Đặc điểm:
+ Sử dụng kịch bản giả định về các chất lượng, số lượng môi trường tài nguyên hoặc các
tài sản bất kì để đánh giá
+ Dùng giá sẵn sàng trả của những người có liên quan đến môi trường, tài nguyên đó.
Cũng có thể dùng WTA để xác định sự đền bù nếu chấp nhận môi trường xấu hơn
- Trình tự thực hiện:
+ Xác định đối tưởng và các đặc điểm ô nhiễm, cạn kiệt của nó
+ Xây dựng các kịch bản giả định về chất lượng môi trường khác nhau
+ Xây dựng câu hỏi điều tra
+ Tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu
+ Xây dựng đường cầu
+ Tổng giá trị tài nguyên môi trường= Diện tích dưới đường cầu x tổng số gia đình có
liên quan đến tài nguyên môi trường
- Lưu ý của PP:
+ Có thể đặt câu hỏi mở/ lựa chọn

Le Tran Hieu 10
+ Khó khăn chính của PP là những sai lệch tiềm năng trong bảng phỏng vấn, trong quá
trình điều tra khảo sát trong trong các câu trả lời không đáng tin cậy
Ví dụ minh họa : Đánh giá mức sẵn lòng trả để có sự cải thiện môi trường không khí trong
sạch hơn 10% so với chất lượng hiện nay tại Hà Nội -> Lợi ích của cải thiện môi trường

Câu 7: Trình bày phương thức ước tính tỷ suất chiết khấu xã hội theo ưu tiên thời
gian xã hội và theo chi phí cơ hội. Tỷ suất chiết suất xã hội theo 2 phương pháp tính
này có điểm gì giống và khách nhau ?
PT ước tính tỉ
Theo ưu tiên thời gian Theo chi phí cơ hội
suất CKXH
Áp dụng phương pháp tân cổ điển: - Chính phủ không dùng ngân sách
Đầu tư cá nhân trong tương lai dễ để đầu tư như khu vực tư nhân
chấp nhận nhất là đầu tư trái phiếu hiện đang làm để nhận một lợi ích
CP vì nó đáp ứng được các yêu =>lợi ích này bị bỏ qua bởi chính
cầu: dài hạn, rủi ro thấp, biết rõ phủ (chi phí cơ hội) và coi đó là tỷ
Nguyên tắc mức sinh lời, đa số người tham suất CK XH (là khoản phần trăm
chung gia. lợi tức mà nguồn vốn này đáng lẽ
có thể tạo ra từ khu vực tư nhân)
- Chi phí cơ hội xã hội là lợi tức
của khoản đầu tư bị thay thế bởi 1
dự án cụ thể

a. Ước tính tỷ suất CKXH a. Nhận dạng khoản đầu tư gốc


Các cá nhân đầu tư để nhận được không có rủi ro
một thu nhập (lợi ích) trong tương Các công ty có thể mua trái phiếu
lai. Suất thu nhập chung của các cá không có rủi ro. Do đó trái phiếu
nhân này có thể dùng làm tỷ suất là cơ sở để tính tỷ suất theo chi phí
CK cơ hội

b. Điều chỉnh đối với lạm phát: Tỷ b. Xác định suất sinh lợi
Phương pháp suất CK thực= Tỷ suất CK danh Nếu là trái phiếu thì suất sinh lợi
nghĩa- mức lạm phát danh nghĩa trước thuế

c. Điều chỉnh đối với thuế c. Xác định mức độ rủi ro ở đầu tư
Tỷ suất CK thực sau thuế= Tỷ suất tư nhân
CK thực- điều chỉnh đối với thuế Đầu tư tư nhân sẽ có nhiều rủi ro
Trong đó: Điều chỉnh đối với hơn trái phiếu CP=> phải tính đến
thuế= tỷ suất CK thực x thuế suất
d. Điều chỉnh lạm phát và thuế

Le Tran Hieu 11
=>Tỷ suất CK thực sau thuế= Tỷ
suất CK thực x (1- thuế suất)

Giống nhau Phương pháp điều chỉnh lạm phát, thuế giống nhau
- Ưu tiên hiện tại hơn tương lai - Tính đến yếu tố rủi ro
làm tỷ suất CK rất cao - Tỷ suất CK tính theo chi phí cơ
Những người không mua trái hội lớn hơn so với ưu tiên thời gian
Khác nhau phiếu: họ đầu tư vào nơi có lãi suất xã hội
cao hơn => suất CK cao hơn. - Vì
thế tỷ suất CK XH được tính từ trái
phiếu là mức thấp nhất

Câu 8: Trình bày phương pháp luận của phân tích lợi ích chi phí. Phân tích những
ưu điểm và hạn chế của phương pháp phân tích lợi ích chi phí khi phân tích hoạt
động đầu tư

- Ưu điểm:
+ Cung cấp thông tin giúp xã hội ra quyết định về phân bổ hiệu quả giữa các mục tiêu
cạnh tranh nhau
+ Cung cấp khung phân tích vững chắc cho thu thập dữ liệu
+ Tổng hợp và so sánh bằng tiền các tác động khác nhau
+ Đánh giá được nhiều loại tác động (có và không có giá thị trường)
- Hạn chế:

Le Tran Hieu 12
+ Không phải lúc nào cũng lượng hoá được bằng tiền các lợi ích và chi phí
+ Có vẻ không phù hợp với các mục tiêu khác mục tiêu hiệu quả
+ Không phải dự án công nào cũng có thể đo lường hết lợi ích chi phí
+ Khó khăn trong xác định phạm vi tác động
+ Khó khăn trong thu thập số liệu
+ Có thể tốn kém làm tăng chi phí của dự án
Câu 9: Cho biết sự cần thiết phải xử lí vấn đề không chắc chắn – phân tích độ nhạy
trong phân tích lợi ích chi phí? Trình bày tóm tắt quy trình phân tích độ nhạy trong
phân tích lợi ích chi phí

Sự cần thiết:
- Nhận ra phạm vi một (nhiều) biến số cho biết trong đó một phương án là đang mong
muốn
- Nhận ra giá trị của một(nhiều) biến số cho biết tại đó sự xếp hạng của phương án đã thay
đổi
- Nhận ra những biến số làm lợi ích ròng dễ bị ảnh hưởng nhất. Đó là những biến số gây
nên tỷ lệ thay đổi lớn nhất trong lợi ích xã hội ròng
=> giúp người phân tích hiểu được cấu trúc kinh tế của dự án (các yếu tố tác động yếu và
mạnh)

Qui trình phân tích độ nạy trong phân tích lợi ích chi phí:
Bước 1: Tính lại lợi ích xã hội ròng
- Thay đổi biến số
Chọn 2 giá trị mới để tính. Biên độ trên: giá trị lợi lích lạc quan và ngược lại
- Tính lại giá trị NPV từng phương án
- Có thể sử dụng 3 kỹ thuật: giá trị hòa vốn, giá trị giao chéo, độ co giãn
Bước 2: Nhận dạng các biến số chủ yếu
Các giá trị hòa vốn, giá trị giao chéo và độ co giãn là những cách thức hữu ích để tóm tắt
sự tính toán lại và trình bày kết quả cho người ra quyết định.
Gía trị hòa vốn: cho biết mức của một biến số mà tại đó nó làm thay đổi một quyết định
chấp nhận hay bác bỏ phương án

Le Tran Hieu 13
Gía trị giao chéo: chỉ ra mức của một biến số mà tại đó thứ hạng của 2 phương án thay
đổi
Độ co giãn: cho phép so sánh độ nhạy của NPV với các thay đổi của các biến số khác
nhau
Cả 3 chỉ tiêu trên cung cấp khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Độ co giãn dễ sử dụng
hơn do nó cung cấp thông tin cho một thước đo chung cho tất cả các biến số, gọi là %
thay đổi NPV
Bước 3: Giải thích lại kết quả
Câu 10: Trình bày phương thức điều chỉnh đối với lao động và sở hữu nước ngoài
khi đo lường lợi ích chi phí trong thị trường không cạnh tranh. Tại sao trong thị
trường không cạnh tranh , lợi ích và chi phí của dự án phải điều chỉnh để suy ra giá
trị xã hội thực

Điều chỉnh đối với lao động:


Lao động toàn dụng (Trợ cấp thất nghiệp là thanh toán
chuyển giao nhưng khi lao động có việc
Dự án thu hút lao động từ các công việc
làm thì tiết kiệm trợ cấp được coi là lợi
hiện hành của họ:
ích cho xã hội)
Giá ẩn lao động= Giá tiền công thị
Lao động có cả việc làm trước lẫn thất
trường (bao gồm các loại thuế đã tính
nghiệp
trong tiền công này)
Giá ẩn bình quân= (tỉ lệ có việc làm x tiền
Lao động thất nghiệp
công thị trường)+ (tỷ lệ thất nghiệp x giá
- Lao động thất nghiệp nhưng cho rằng trị của nghỉ ngơi)
giá trị của nghỉ ngơi= lợi ích của thất
Nếu lao động đang nhận trợ cấp:
nghiệp (nghỉ ngơi có giá trị)
Giá ẩn bình quân= (tỉ lệ có việc làm x tiền
Giá ẩn lao động= tiền trợ cấp thất
công thị trường)+ (tỷ lệ thất nghiệp x giá
nghiệp
trị của nghỉ ngơi)- (tỷ lệ thất nghiệp x trợ
- Lao động thất nghiệp nhưng được nhận cấp XH)
trợ cấp và giá trị của nghỉ ngơi= giá trị trợ
=> Giá ẩn bình quân= tỉ lệ có việc làm
cấp
x tiền công thị trường của họ
Giá ẩn lao động= 0
Điều chỉnh đối với sở hữu nước ngoài
+ Thuế (lợi tức, giá trị gia tăng, tài nguyên) mà các công ty thuộc sở hữu nước ngoài trả
chính là lợi ích trong nước, vì vậy giá ẩn là toàn bộ giá trị thuế

Le Tran Hieu 14
+ Lợi nhuận ròng của công ty thuộc sở hữu nước ngoài sẽ được chuyển ra nước ngoài, do
đó không có lợi ích gì trong nước, vì vậy giá ẩn của nó bằng 0
Khi thị trường không cạnh tranh thì lợi ích chi phí của dự án đều phải điều chỉnh để suy
ra giá trị xã hội thực bởi bị sẽ có có một số trường hợp làm sai lệch giá thị trường:
+ Chính sách của chính phủ như thuế, trợ cấp, hạn ngạch
+ Các tài nguyên rất khan hiếm
+ Sở hữu nước ngoài
Cần phải điều chỉnh giá thị trường để tìm ra giá trị thực => giá ẩn
Câu 11: Trình bày cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí. Từ đó phân
biệt giữa cải thiên Pareto thực tế và Pareto tiềm năng?

Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
- Mỗi xã hội có một mục tiêu nhất định.
- Phân tích lợi ích chi phí chỉ ra phương án nào đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi kinh tế
kể cả các kết quả về môi trường
Như vậy:
- Mục tiêu kinh tế là điều kiện cần thiết để hướng dẫn việc đánh giá các phương án.
- Phân tích lợi ích chi phí sử dụng khái niệm tối ưu Pareto trong việc thực hiện mục tiêu
này.
- Khái niệm tình trạng tối ưu dựa trên cơ sở đạo đức về lợi ích cá nhân.
- Cơ sở đạo đức được phát biểu theo 3 tiền đề sau đây:
Các hàng hóa, dich vụ và các hoạt động được đánh giá trên tính hữu dụng của chúng
đối với con người
Sự hữu dụng đối với con người được đánh giá căn cứ vào lợi ích đối với cá nhân. Các
cá nhân này được coi như là người đánh giá tốt nhất phúc lợi của chính họ.
Phúc lợi của tất cả các cá nhân đều phải được tính đến

Phân biệt giữa cải thiên Pareto thực tế và Pareto tiềm năng
- Cải thiện Pareto thực tế: Một thay đổi thực tế làm ít nhất một người giàu lên mà không
làm ai bị nghèo đi.

Le Tran Hieu 15
Ví dụ: Giả sử hiện tại A và B mỗi người nhận được phúc lợi (quy thành tiền) là 25$.
Tổng phúc lợi của 2 người là 50$. Đây là điểm hiện trạng (status quo). Chính quyền đang
xem xét một dự án nhằm tăng tổng phúc lợi của cả hai lên 100$.
Các quyết định giới hạn trong vùng abc

- Cải thiện Pareto tiềm năng: Một dự án có người được kẻ mất nhưng lợi ích vượt chi phí
và việc người đó được đền bù cho kẻ mất là khả thi.
Ví dụ: Phương án d: B sẽ giàu lên trong khi A sẽ nghèo đi. Nhưng B đền bù/hối lộ cho A

Câu 12: Trình bày phương pháp thay đổi (tiết kiệm) chi phí và phương pháp thay
đổi đầu ra (xuất lượng) trong phân tích lợi ích chi phí không có giá thị trường. Cho
ví dụ minh họa ?

Phương pháp thay đổi(tiết kiệm) chi phí


- Các chi phí có thể gia tăng hay giảm đi do có dự án. Một sự gia tăng về chi phí có thể
giải thích là một sự mất đi của lợi ích và sự giảm về chi phí là một sự thu về lợi ích

Le Tran Hieu 16
- Một phương pháp sản xuất mới hay một nguồn cung cấp nguyên liệu khác có thể làm
giảm CPSX -> Xuất hiện lợi ích
Giá trị của lợi ích = CP hiện tại – CP với sự thay đổi có ích = CP tiết kiệm được
Phương pháp thay đổi chi phí dùng để đánh giá lợi ích như:
- Chi phí tiết kiệm nhờ làm một việc có ích (áp dụng CN mới chẳng hạn)
- Chi phí tránh được nhờ không làm điều gì gây ra thiêt hại (Giá trị của lợi ích= Chi phí của
sự thay đổi gây ra thiệt hạiChi phí hiện tại= Chi phí tránh được)
Phương pháp này hiệu quả nhất khi sản lượng là cố định vì chi phí trong trường hợp có và
không có sự thay đổi có thể được so sánh trực tiếp trên cơ sở cùng một sản lượng
Ví dụ minh họa: Chi phí sản xuất điện theo công nghệ hiện tại là $600 triệu và chi phí theo
công nghệ mới là $550 triệu.
 Lợi ích của áp dụng công nghệ mới= 600- 550= $50 triệu

Phương pháp thay đổi đầu ra (xuất lượng)


- Trong nhiều trường hợp trên thị trường cạnh tranh, một yếu tố đầu vào hay một tài nguyên
không thể định giá trực tiếp mà phải gián tiếp thông qua đầu ra.
- Trong trường hợp này, giá trị của sự thay đổi về đầu vào có thể suy ra từ sự thay đổi thu
nhập từ đầu ra. Sự thay đổi tăng về thu nhập là thước đo lợi ích và sự giảm thu nhập là thước
đo chi phí.

Le Tran Hieu 17
b/ Lưu ý: Phương pháp này sẽ khó khăn nhất ở việc ước lượng luồng thu nhập. nhưng khi
đã được xác định thì các thuận lợi chính của phương pháp trở nên rõ ràng- sử dụng dữ liệu
thị trường thực tế. Do đó, phương pháp này áp dụng cho nhiều trường hợp định giá
Ví dụ minh họa:
Ví dụ: dự án bảo vệ đất đai có thể làm giảm xói mòn hoặc giảm độ mặn của đất nông nghiệp
=> tăng thu nhập từ đất nông nghiệp.
Trong 2 trường hợp này sự gia tăng của thu nhập từ đất nông nghiệp (đầu ra) là thước đo lợi
ích của việc bảo tồn đất đai (đầu vào)

Le Tran Hieu 18

You might also like