You are on page 1of 20

Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

CHUYÊN ĐỀ 7: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN


BÀI 1: TRI THỨC THỂ LOẠI
A. Kiến thức cần nhớ
1. Văn bản nghị luận
+ Mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước
một vấn đề đời sống hoặc văn học
+ Mục đích viết được thể hiện qua nội dung chính của văn bản. Nội dung chính của văn
bản nghị luận là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc. Để xác
định nội dung chính của văn bản nghị luận, ta có thể căn cứ vào nhan đề, ý kiến, bằng
chứng được nêu trong văn bản.
- Sức thuyết phục của văn bản nghị luận phụ thuộc vào ý kiến và việc dùng lí lẽ và bằng
chứng. Ý kiến cần mới mẻ, lí lẽ cần sắc bén, dẫn chứng cần xác thực, tiêu biểu và tất cả
yếu tố đó phải có mối liên hệ với nhau, tạo thành một hệ thống chặt chẽ.
2. Phân loại
- Văn bản nghị luận có 2 dạng chính: Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.
a. Văn bản nghị luận văn học
- Được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học.
- Đặc điểm:
+ Nội dung: Thường tập trung phân tích vẻ đẹp về nội dung hoặc sự độc đáo về hình thức
của tác phẩm văn học (nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề,…)
+ Hình thức:
 Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ,
bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận. Lí lẽ là những lí giải, phân tích
về tác phẩm. Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,… từ tác phẩm
để làm sáng tỏ lí lẽ.
 Được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Ví dụ: Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà
trưa (Xuân Quỳnh) hoặc phân tích hình tượng nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu
kí (Tô Hoài).
b. Văn bản nghị luận xã hội
- Được viết để bàn về một tư tưởng, quan điểm, vấn đề xã hội nào đó.
- Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới
giải quyết những vấn đề có ý nghĩa xã hội đặt ra trong đời sống. lí lẽ, bằng chứng cụ thể.
- Thể hiện ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối

1
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

- Trình bày lí lẽ, bằng chứng. Bằng chứng là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn
đề cần bàn luận.
- Được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Ví dụ: Bàn về ý nghĩa của việc đọc sách, suy nghĩ về ý nghĩa của ý chí trong cuộc sống,…
(GV có thể lấy thêm các ví dụ khác)
B. Bài tập vận dụng
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng
và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh
nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với
giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và
giữ nước. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội
Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của
tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không
thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh
sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và
thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân
dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta
đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của
nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp của tiếng Việt là ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng
nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý
nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn
của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… những nhà văn và nhà thơ hiện nay ở
miền Bắc và miền Nam, đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên
trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc,
tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài…
(Trích Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Phạm Văn Đồng)
a. Xác định nội dung chính của văn bản trên. Mục đích chính của người viết đoạn trích
trên là gì?
b. Hãy dẫn ra ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu trong đoạn trích.
c. Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp lí lẽ và bằng chứng trong đoạn trích trên?
d. Qua đoạn trích, theo em cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

2
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

Hướng dẫn giải


a.
- Nội dung chính của đoạn văn trên là: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp
- Mục đích của đoạn trích: Thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt để thêm trân quý, tự hào.
b.
Tiếng Việt giàu và đẹp
Ý kiến 1: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu Ý kiến 2: Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp
Lí lẽ Lí lẽ
- đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và - cảm thấy và thưởng thức một cách tự
tình cảm dồi dào của dân tộc ta nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói
- kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong của quần chúng nhân dân trong ca dao và
phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu dân ca, lời văn của các nhà văn lớn
tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và - tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp,
đấu tranh với giặc ngoại xâm bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân
- những kinh nghiệm sống của bốn nghìn dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại,
năm lịch sử dựng nước và giữ nước nghĩa là rất đẹp
- phản ánh sự hình thành và trưởng thành
của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt
Nam
Bằng chứng
- tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn
nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa
- ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… những nhà văn và nhà thơ hiện nay ở miền Bắc và miền
Nam, đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp
đẽ lạ thường

c.
- Tác giả liệt kê hàng loạt các lí lẽ để lí giải cho tiếng Việt giàu và đẹp. Sau cùng để làm
rõ, chứng minh cho ý kiến ấy, tác giả đưa ra các bằng chứng thuyết phục, hợp lí.
d.
- Qua văn bản, đẻ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần:
+ Nói hoặc viết phải đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt
+ Không nên lai tạp một cách tùy tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
+ Nói năng lịch sử, có văn hóa
3
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

Bài 2. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:


“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng như một cuộc du lịch,
du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du
lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới
mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc
du lịch bằng sách vở?
Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời
Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên Dạ minh châu của Đường
Minh Hoàng, khúc Nghê thường vũ y của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên
cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có
J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một
cách hóm hỉnh hoặc thi vị. [...]
(Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại,
NXB Văn hóa –Thông tin, Hà Nội, 2007)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên.
Câu 2. Câu văn nào trong đoạn trích nêu lên ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của
người viết?
Câu 3. Để làm sáng tỏ ý kiến của đoạn trích, tác giả đã sử dụng lí lẽ, bằng chứng nào?
Câu 4. Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của nó trong câu văn sau: “Tự học cũng
như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng
chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.”
Câu 5. Em hiểu thế nào về câu văn: “Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới
mênh mông”.
Câu 6. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với em là gì?
HDG
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Câu văn trong đoạn trích nêu lên ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong đoạn
trích: “Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.”
Câu 3. Để làm sáng tỏ ý kiến của đoạn trích, tác giả sử dụng lí lẽ, bằng chứng nào:
- Lí lẽ:
+ Tự học như một cuộc du lịch bằng trí óc, sách vở, khám phá thế giới mênh mông.
+ Tự học giúp người đọc hình thành tri thức một cách tự do.
- Bằng chứng: Biết được viên Dạ Minh Châu, khúc Nghê thường vũ ý, kiến thức côn
trùng.
Câu 4: Biện pháp tu từ: So sánh: Tự học – cuộc du lịch
4
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn giàu hình ảnh, giảm đi sự khô khan của văn nghị luận.
+ Cụ thể hóa sự thú vị, đầy bổ ích của việc tự học
Câu 5: Câu văn ý muốn nói: Kho tàng kiến thức nhân loại vô cùng mênh mông, rộng lớn
và sự hiểu biết của con người là hữu hạn. Vì vậy, con người luôn có đam mê tìm tòi, khám
phá nó.
Câu 6: HS đưa ra thông điệp và lí giải theo cách hiểu của mình.
- Thông điệp: Hãy luôn tìm tòi và học hỏi không ngừng ở mọi luc, mọi nơi
Vì: + Con người muốn phát triển toàn diện cần phải có đủ kiến thức và kĩ năng. Muốn có
được những điều đó, con người phải không ngừng tự học để hoàn thiện bản thân.
+ Kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng lớn lao nhưng sức hiểu hiểu biết của con
người là hữu hạn nên cần phải tự tìm tòi, khám phá.

C. Bài tập về nhà


Bài 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì
ngay trong giây phút hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có
nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh
phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổn
định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan
chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm
nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất
nhiều người. Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một
chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một
vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên
đời.
Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ
trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc, thì ta sẽ biết hạnh phúc
là như thế nào (…) Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta
đừng mất công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau
mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiền chứ có bao giờ đủ!.
(Hạnh phúc, trích trong Hiểu về trái tim, Minh Niệm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Vấn đề bàn luận trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Theo tác giả, thế nào là một người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc?
5
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

Câu 4. Việc tác giả đưa ra những dẫn chứng về “một người đang nằm hấp hối trong bệnh
viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong
gang tấc” có tác dụng gì?
Câu 5. Em có đồng tình với quan niệm sau đây của tác giả không: “Không có thứ hạnh
phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm”? Vì sao?
Câu 6. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến
7 câu) trình bày quan niệm của riêng mình về vấn đề: cần làm gì để có cuộc sống hạnh
phúc?
HDG
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2: Vấn đề bàn luận trong đoạn trích: Quan niệm về hạnh phúc.
Câu 3: Một người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc là một người “không cần
chạy thục mạng đến tương lai để tìm kiếm những thứ chỉ đem tới cảm xúc nhất thời. Họ sẽ
dành ra nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc
mình đang có”.
Câu 4: Việc tác giả đưa ra những dẫn chứng về “một người đang nằm hấp hối trong bệnh
viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong
gang tấc” có tác dụng
+ Làm rõ thông điệp: Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều thật giản dị, bình thường (một
hơi thở đối với người hấp hối; sự sống cho người bị cơn động đất vùi dập; được ở bên
cạnh người thân yêu).
+ Tăng tính thuyết phục cho đoạn trích về quan niệm hạnh phúc của mình.
Câu 5: HS có thể đồng tình/đồng tình một phần/không đồng tình, miễn sao lí giải hợp lí,
thuyết phục.
Chẳng hạn: Tôi đồng ý vì chẳng ai biết trước được tương lai ta sẽ như thế nào. Vì vậy, nếu
cứ chăm chăm chờ đợi hạnh phúc sẽ đến trong tương lại là điều mơ hồ, lãng phí thơi gian
và đánh mất đi cơ hội có được hạnh phúc. Thay vì mong chờ hạnh phúc ở tương lai, ta nên
trân trọng những gì mình có trong hiện tại, tận hưởng những điều mang lại niềm vui cho
mình trong cuộc sống.
Câu 6: HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài
*Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ
pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy;
*Nội dung: cần làm gì để có hạnh phúc:
A. Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề nghị luận.
B. Thân đoạn:
6
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

*Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự mãn nguyện, hài lòng với bản thân, với cuộc sống
hiện tại của chính mình.
*Giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc làm cho con người ta muốn sống cuộc sống này hơn,
tạo động lực thúc đẩy chúng ta làm việc và phát triển.
Cần làm gì để có được hạnh phúc:
- Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan
- Biết cách bằng lòng với những gì mình đang có; không quá mơ mộng viển vông những
thứ xa vời.
- Chăm chỉ làm lụng để đạt được thành quả mình mong muốn
- Cháy hết mình với đam mê của bản thân.
- Sống biết sẻ chia, yêu thương người khác…
*Bài học – liên hệ: Bản thân luôn phấn đấu và xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh
phúc.
C. Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của hạnh phúc.

Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn”
thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một
thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó
thành tài sản quý giá cho bản thân.
Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ
nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra
thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là
quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc.
Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp
những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là
gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ
luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.
Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào
thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ
bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.
(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro,
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Xác định vấn đề bàn luận trong đoạn trích.
7
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

Câu 3: Vấn đề đó được triển khai qua những ý kiến nào?


Câu 4: Để làm sáng tỏ ý kiến, tác giả đã đưa ra lí lẽ, bằng chứng nào?
Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến
vượt bậc?
*Câu hỏi viết đoạn:
Câu 6: Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của
mình về những điều bản thân thấy cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.
HDG
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Vấn đề bàn luận: Thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh.
Câu 3. Vấn đề đó được triển khai qua các ý kiến: Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể
thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không
bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy.
Câu 4. Để làm sáng tỏ ý kiến tác giả đưa ra lí lẽ, bằng chứng:
- Lí lẽ:
+ Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển
lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.
+ Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi,
cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn.
+ Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích
nghi được với hoàn cảnh.
- Bằng chứng: + Một số người từ chối việc thay đổi....,
+ Một cái cây không đơm hoa kết trái,...
Câu 5. Tác giả viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc vì:
- Khi thay đổi (nhận thức, thái độ, hành động…), con người sẽ cải thiện được sự lạc hậu,
cũ kĩ để theo kịp sự phát triển của xã hội, tiếp nhận được những điều mới mẻ từ xã hội, do
đó sẽ tạo cơ hội cho con người tạo ra những bước tiến vượt bậc phù hợp với thời đại.
- Phải là những thay đổi tích cực mới tạo ra được những bước tiến vượt
bậc.
- Trong thực tế cuộc sống, nhờ thay đổi nhận thức, thái độ, hành động mà một số người đã
thành công và tạo nên những bước tiến vượt bậc cho đất nước, cho nhân loại.
Câu 6. HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài
*Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ
pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;
*Nội dung: Những điều mà bản thân thấy cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.
8
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

A. Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề nghị luận.


B. Thân đoạn:
*Giải thích: Thay đổi: Thay cái này bằng cái khác, làm cho khác với cái trước đây.
*Bàn luận:
- Nêu được những điều cần thay đổi về nhận thức, thái độ, hành động… của bản thân
trước yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Những thay đổi đó phải là thay đổi tích cực góp
phần hoàn thiện bản thân và thúc đẩy xã hội phát triển.
- Thay đổi là một quá trình, thay đổi có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, thay đổi từ những
điều bé nhỏ, đến những điều lớn lao.
- Phê phán những con người bảo thủ, lạc hậu không bao giờ chịu thay đổi, hoặc những
người thay đổi nhưng trái với chuẩn mực xã hội.
*Bài học liên hệ bản thân:
- Cần phải nỗ lực để hoàn thiện bản thân.
- Thay đổi nhưng không đánh mất mình, không đánh mất những nét đẹp truyền thống.
C. Kết đoạn: Khẳng định sự cần thiết phải thay đổi bản thân phù hợp với cuộc sống hiện
đại.
BÀI 2. LIÊN KẾT VÀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A. Lí thuyết cần ghi nhớ
1. Khái niệm về mạch lạc và liên kết
Ví dụ 1. Đọc và nhận xét đoạn văn sau:
Chủ nhật tuần trước gia đình em đi du lịch ở Đà Nẵng bằng tàu hỏa. Sân ga đầu
tuần thật náo nhiệt, ồn ã. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người cao, gầy và một
người mặc áo trắng.
Gợi ý: Câu văn có nhiều chỗ chưa hợp lý
+ Chủ nhật -- >đầu tuần
+ Ồn ào, náo nhiệt - > chỉ có 2 người
+ Người cao, gầy - > người áo trắng
=> Đoạn văn vừa mắc lỗi diễn đạt không rõ ràng, thiếu mạch lạc và lỗi liên kết
Ví dụ 2. Đọc và nhận xét đoạn văn sau:
Chủ nhật tuần trước gia đình em đi du lịch ở Đà Nẵng bằng tàu hỏa. Sân ga đầu
tuần thật náo nhiệt, ồn ã. Trên
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín
bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương
đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ,

9
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt,
tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà cả chất mơ mộng nữa.
- Nội dung chính của đoạn văn:
- Trình tự sắp xếp các câu văn:
- Sự thống nhất về đề tài:
- Tính liên kết về mặt hình thức:
- Nội dung chính của đoạn văn: Nói về bức tranh của Kiều Phương
- Trình tự sắp xếp các câu văn: miêu tả sự vật từ xa đến gần
- Sự thống nhất về đề tài: Các câu văn xoay quanh đề tài bức tranh
- Tính liên kết về mặt hình thức: các từ đồng nghĩa và các từ ngữ được lặp lại ( bức
tranh, tranh, chú bé, chú)
KẾT LUẬN:

sự liền mạch về nội dung của một


đoạn văn hoặc văn bản.
Mạch lạc chủ yếu dựa trên sự thống nhất về
đề tài và sự tiếp nối theo một
trình tự hợp lí giữa các câu trong
đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn
trong văn bản.
2. Cách nhận biết mạch lạc và liên kết trong văn bản
– Để nhận biết được tính mạch lạc trong đoạn văn cần chú ý những điểm sau:
+ Cần nhận biết chủ đề của văn bản (Văn bản viết về điều gì? Nội dung các đoạn trong
văn bản, các câu trong đoạn văn có hướng về chủ đề đó không?).
+ Cần xác định số lượng các câu trong đoạn văn và xem xét sự sắp xếp theo trình tự của
các câu (Các đoạn trong văn bản hoặc các câu trong đoạn văn sắp xếp theo trình tự nào?
Trình tự không gian, thời gian, trình tự nguyên nhân kết quả hay theo trình tự tư duy lô-gic
của người viết?).
– Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:
+ Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng phép liên kết thích hợp.
3. Các phép liên kết thường dùng
– Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau và các từ ngữ đã có ở câu trước.

10
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

– Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu
trước.
– Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
– Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ
đã có ở câu trước.
Các phép liên kết khi được sử dụng ở những đoạn văn khác nhau sẽ có chức năng liên kết
đoạn.
B. Bài tập vận dụng
Bài 1. Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của
con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc
đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể
hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!
(Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian, Trần Thị An)
Trả lời:
- Đoạn văn viết về việc những người trên tàu chiến quan sát để tiếp cận “con cá thiết
kình”.
- Sự việc diễn ra trong một giờ đồng hồ, được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính: từ
sáu giờ đến bảy giờ sáng.
- Sự thống nhất về đề tài được nói đến và trình tự sắp xếp hợp lí các sự việc theo nguyên
tắc nhân quả làm cho đoạn văn mạch lạc và người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của đoạn văn:
diễn biến của sự việc quan sát và tiếp cận “con cá thiết kình”

Bài 2. Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu chức
năng của chúng:
Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ
một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh
như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.
Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vơ-chi-a và San-
nông hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét.
Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng
về cả ba chiều.
Trả lời
- Phép thế: nó trong câu văn thứ hai thay cho vật dài màu đen trong câu thứ nhất; nó trong
câu văn thứ bảy và thứ chín thay cho con cá trong câu văn thứ sáu và thứ tám
11
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

- Từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh: chiếc tàu trong câu văn thứ năm thay cho tàu chiến trong
câu văn thứ nhất
- Phép lặp: con cá được lặp lại ba lần, trong các câu văn thứ tư, thứ sáu và thứ tám
=> Chức năng: bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu tạo thành một chỉnh thể
thống nhất. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu tạo thành
một chỉnh thể thống nhất, chứ không phải là những câu rời rạc được sắp xếp cạnh nhau
một cách cơ học.

Bài 3. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay
một chiếc điện thoại thông minh. Mặc dù không thấy được ích lợi của sách trong việc bồi
dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người
hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu
của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng
sâu trong tâm hồn.
a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?
b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.
c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc.
Trả lời:
a. Dấu hiệu nổi bật: câu văn thứ hai trong đoạn được triển khai không đúng với chủ đề
chung của đoạn văn.
b. Dấu hiệu của lỗi liên kết:
– Phép nối được sử dụng để liên kết giữa câu một và câu hai chưa phù hợp.
– Giữa câu hai và câu ba chưa có phép liên kết hình thức.
c. Cách sửa:
– Thay thế phép nối “Mặc dù … nên…” giữa câu một với câu hai thành “Vì … nên…”,
trở thành câu:
“Vì không tìm thấy được ích lợi của đọc sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí
tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên hầu như mọi người đã vứt bỏ thói quen đọc
sách.”
– Có thể sửa câu thứ ba thành “Tuy chiếc điện thoại thông minh rất tiện lợi trong việc đáp
ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó lại khó giúp ta tìm
được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.

BÀI 3. BIỆN PHÁP LIÊN KẾT VÀ TỪ NGỮ LIÊN KẾT


12
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

A. Lý thuyết
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản
trở nên có nghĩa, dễ hiểu
- Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn
thống nhất với nhau chặt chẽ, đồng thời phải biết nối các câu bằng những phương tiện liên
kết thích hợp
1. Phép nối (Câu sau có từ ngữ nối biểu thị quan hệ với câu trước)
Ví dụ: Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng
hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu sam à.
(Đa –ni-en Gốt –li ép, Bản đồ dẫn đường)
Nhờ sử dụng từ nối nhưng, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu liền nhau.
Dấu hiệu nhận biết: Câu sau có từ ngữ nối biểu thị quan hệ với câu trước.
Tác dụng: Liên kết các câu các đoạn chặt chẽ với nhau hơn, nhấn mạnh, nêu tác dụng
hoặc gây sự chú ý đối với người khác.
Các loại phép nối
a. Phép nối quan hệ từ: cụ thể như: vì, nếu, tuy, mà, nhưng, còn, với, thì, và một số các
từ khác.
b. Phép nối tổ hợp từ: những tổ hợp từ có nội dung để nhằm chỉ quan hệ liên kết cụ thể:
như là, tóm lại, nhìn chung, ngược lại, tiếp theo, nghĩa là, trên đây,…
Ví dụ:
1. Em rất mệt. Vì vậy em không muốn làm việc gì nữa.
2. Bạn Minh đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng bạn ấy vẫn luôn tỏ ra
vui vẻ để mọi người xung quanh không lo lắng.
3. Đa số những người thân và bạn bè đều ủng hộ tôi tham gia nghệ thuật. Cả bố và mẹ tôi
cũng như vậy.
4. Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng cả loài người khỏi áp bức,
bóc lột, nên lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là nhất trí. (Hồ Chí
Minh)
5. Ngủ trọ phải hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm, ăn quả. (Tắt Đèn-Ngô Tất Tố)
6. Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì
vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch. (Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)
2. Phép lặp
- Câu sau lặp lại từ ngữ của câu trước, có tác dụng liên kết:
Ví dụ: Cháu biết không tấm bản đồ của Ông lúc ấy thật sự bế tắc. Ông không biết có phải
mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không, ….Ông cảm thấy mặt đất dưới chân
13
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

mình sao mà bấp bênh và không bền vững


 Các câu liên kết với nhau nhờ lặp lại từ ông
- Dấu hiệu nhận biết: Câu sau được lặp lại từ ngữ ở câu trước để tạo sự liên kết
- Tác dụng: dùng để liên kết giữa các câu trong văn bản, nhấn mạnh, nêu tác dụng hoặc
gây sự chú ý đối với người khác.
Các loại phép lặp
a. Phép lặp từ ngữ: Sử dụng các từ được lặp lại từ câu này sang câu khác, từ câu trước
sang câu sau để tạo sự liên kết giữa các đoạn văn. Như vậy giữa các câu có sự kết nối về
mặt nội dung, chủ thể hay đối tượng.
b. Phép lặp ngữ âm: Kiểu lặp lại ngữ âm này thường thấy trong các bài thơ và các bài
hát nổi tiếng. Các yếu tố lặp lại như vần, nhịp,…
Bánh chưng có lá
Con cá có vây
Ông Thầy có sách
c. Phép lặp cấu trúc cú pháp: Các cấu trúc được sử dụng trong nội dung các câu giúp
mang đến sự đa dạng, độc đáo của việc sử dụng từ. Vì… nên….; Không những…… mà còn
……; Tuy …. nhưng…..;
Ví dụ:
1. Học tập là một thói quen tốt. Nếu bạn học tập chăm chỉ và thành công trong tương lai.
2. Bạn có thể không thông minh, nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của
mình ngày này qua ngày khác. Bạn không thể hát hay, nhưng bạn tập vẫn chưa muộn.
3. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo,
không có ăn thì ta cho ăn.
Ví dụ:
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại.
Đã nghe hồn thời đại bay cao
3. Phép thế
- Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
Ví dụ:
Hai mươi tuổi, chàng thanh niên Lỗ Tấn du học ở Nhật. Ông theo học ngành Y
(Đoàn công Lê Huy-câu chuyện về con đường)
- Từ ông ở câu sau thay cho cụm từ chàng thanh niên Lỗ Tấn ở câu trước đó, có tác dụng
liên kết hai câu với nhau.
14
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

- Dấu hiệu nhận biết: Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu
trước.
- Tác dụng: nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần trong văn bản, nhấn mạnh, nêu tác
dụng hoặc gây sự chú ý đối với người khác.
Các loại phép thế
a. Thế đồng nghĩa: Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói
khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế. (Chết=hy sinh; đẻ=sinh; tồn
tại= còn sống…….)
b. Thế đại từ: Phép thế này dùng để chỉ những đại từ cụ thể như nhân xưng, phiếm định,
chỉ định để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v… nhằm tạo ra
tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng (Hắn = tên nhân vật; chú = tên loài vật; cô
ấy, anh ấy = tên người…….)
Ví dụ:
1. Tin thắng cuộc của quân bạn gây nên anh em nức lòng phấn khởi. Cái hào hứng của
người góp cả sinh mệnh mình vào thắng cuộc.
=> Từ: hào hứng thay thế từ phấn khởi.
2. Thơ lục bát giàu nhạc điệu. Nguyễn Du đã áp dụng thể thơ thuần túy nước ta ấy để viết
truyện Kiều.
=> Từ: thể thơ thuần túy nước ta thay thế từ thơ lục bát.
3. Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải
quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.
=> Từ: chú thay thế từ trống choai.
B. Bài tập vận dụng
Bài 1: Hãy cho biết đoạn văn dưới đây có tính liên kết hay không, vì sao?
Tôi nhớ sự chăm sóc của mẹ tôi lúc tôi còn nhỏ. Ngôi trường cách nhà tôi chừng 10 km
nên sáng nào mẹ cũng dậy thật sớm chuẩn bị đồ ăn cho tôi ăn sớm, sau đó mẹ đưa tôi đi
học cho kịp giờ tới trường. Trường có sân chơi rộng rãi, nhiều cây xanh bao phủ khiến
cho. Cây xanh giúp không khí trở nên trong lành hơn.
Bài 2. Xác định các phép liên kết và từ liên kết trong các trường hợp sau:
1. “Đời các vĩ nhân cho ta một lý tưởng, một kiểu mẫu để bắt chước. Nhờ gương sáng của
họ mà ta trở nên khá, có can đảm, kiên nhẫn để đi đến mục đích.”
2. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính
sách ngu dân.Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
3. Mẹ nói, miệng mỉm cười. Nhưng tôi biết mẹ có điều không vui.
15
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

4. Cai Tứ rất gian hùng. Hắn tìm đủ mọi cách để lấy lời khai.
5. Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
6. Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích
đào tạo những công dân và cán bộ tốt.
Bài 3. Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau:
a. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm
mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
b. Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà
đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà
không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.
c. Có cây lược anh càng mong gặp con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một
ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn của quân Mĩ
- ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực.
Bài 4: Chỉ ra tính liên kết hình thức của các đoạn trích sau
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm
cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai
nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ
đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc
người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Bài 5. Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau:
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa
hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai củng nói tới việc chuẩn bị hành trang
bước vào thế kỉ mời, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng
nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sứ. Trong thế
kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế trí thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò
con người lại càng nổi trội.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

16
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

BÀI 4. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
(TRÌNH BÀY Ý KIẾN PHẢN ĐỐI)
A. Kiến thức cần nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến
phản đối).
- Bài văn cần nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.
- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.
- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.
2. Dàn ý chung của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến
phản đối).
Mở bài Nêu vấn đề cần bàn và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.
Thân bài - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.
- Thể hiện thái độ phản đối ý kiến bằng các khía cạnh khác nhau (lí lẽ +
bằng chứng).
- Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống
(lí lẽ + bằng chứng).

Kết bài Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Ví dụ: Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng,
vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu.

A. Mở bài: Nêu vấn đề và thể hiện quan điểm


- Xã hội càng phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng tăng. Vì
vậy việc phát động tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất là việc làm cực kỳ quan trọng.
- Có quan điểm cho rằng: “Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức,
không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu”. Đây là quan điểm sai lệch,
cần nhìn nhận cho đúng ý nghĩa của nó.
B. Thân bài: Lần lượt triển khai các ý
1. Giải thích: Giờ Trái Đất là gì?

17
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

+ Giờ Trái Đất là ngày cả thế giới tắt tất cả các thiết bị điện để tiết kiệm năng lượng cho
quốc gia, đây là ngày được cả thế giới áp dụng, nhất là trong việc sử dụng năng lượng
điện.
+ Giờ Trái Đất từ xưa đến nay luôn được tất cả mọi người coi trọng và áp dụng. Đây là
một việc làm quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ nguồn năng lượng quốc gia.
2. Vai trò của Giờ Trái Đất trong cuộc sống hiện nay:
+ Giúp làm giảm nguồn năng lượng tiêu hao của quốc gia.
+ Giảm chi phí tiêu thụ năng lượng, hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng năng lượng điện.
+ Tiết kiệm nguồn năng lượng cho đất nước, phát triển hơn nguồn năng lượng điện sản
sinh.
+ Biết tắt điện khi không sử dụng, hạn chế đến mức tối đa nguồn năng lượng sử dụng.
+ Giờ Trái Đất có vai trò giữ được nguồn năng lượng cho quốc gia, giảm nguy cơ quá tải
nguồn điện.
+ Tiết kiệm năng lượng điện cho quốc gia, đó là việc làm cần thiết của tất cả mọi người
trong việc sử dụng nguồn năng lượng điện cho đất nước, đó là việc làm cần thiết mà chúng
ta cần duy trì trong cuộc sống.
3. Phê phán:
- Những thái độ xấu trong việc sử dụng nguồn điện, chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ
nguồn năng lượng quốc gia.
- Cái nhìn lệch lạc về tắt điện trong Giờ Trái Đất.
C. Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề
- Mỗi chúng ta cần phải ý thức hơn trong việc giữ gìn và hưởng ứng Giờ Trái Đất, đó là
việc làm cần thiết mà mỗi cá nhân cần phải làm để duy trì được nguồn năng lượng và giảm
thiểu những tác hại của việc quá tải nguồn năng lượng điện.
B. Bài tập vận dụng
Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của
những người lao công đã được nhà trường trả lương.
A. Mở bài: Nêu vấn đề và thể hiện quan diểm
- Một trong những thói quen cần có ở mỗi học sinh là phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp
để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn đối với tập thể và cộng đồng.
- Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người
lao công đã được nhà trường trả lương. Đây là nhận thức chưa đúng…
B. Thân bài: Lần lượt triển khai các ý
1. Giải thích: vệ sinh trường lớp là gì?
18
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

- Là hành động giữ gìn, làm sạch và bảo vệ không gian trường học, lớp học, không để bị
nhiễm bẩn, mất vệ sinh hay ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, vi khuẩn độc hại,…
2. Vì sao phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp?
- Trường học, lớp học là nơi học sinh học tập và vui chơi. Đây là không gian chung, tập
trung nhiều học sinh nên dễ bị mất vệ sinh bởi rác thải, chất thải do thức ăn và đồ đựng
thức ăn của học sinh. Nếu trường học, lớp học mất vệ sinh dễ gây ra bệnh cho số đông học
sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.
- Vì đây là không gian chung nên cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh thật tốt. Mỗi hành vi
xả rác, bỏ rác không đúng nơi quy định đều đáng bị phê bình, khiển trách.
- Giữ gìn vệ sinh trường học lớp học tạo nên không gian học tập trong lành, an toàn và đẹp
đẽ. Một trường học tươi xanh, một lớp học sạch sẽ giúp cho việc học tập diễn ra thoải mái,
hiệu quả; sức khỏe học sinh được bảo vệ và tăng cường, hình thành ý thức vệ sinh tốt đẹp
cho mỗi học sinh.
3. Vệ sinh trường lớp có phải là trách nhiệm của lao công đã được nhà trường trả lương?
- Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là trách nhiệm của mỗi học sinh. Mỗi học sinh phải
thể hiện trách nhiệm trước tập thể. Đầu tiên là biết tôn trọng và giữ gìn vệ sinh trường lớp;
biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh và tiến bộ.
- Làm được như vậy sẽ giảm gánh nặng cho người lao công, mà không thể đổ hết trách
nhiệm lên người lao công,…
4. Mỗi người cần giữ gìn vệ sinh trường lớp như thế nào?
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường lớp học, trường học, nhà ở và môi trường xung quanh.
- Không nên xả rác bừa bãi, bôi bẩn bàn ghế hay vứt những phế phẩm hôi thối hay đọc hại
ra môi trường.
- Mỗi học sinh có trách nhiệm nhắc nhở hoặc khiển trách những hành vi xâm hại đến môi
trường sống của cộng đồng. Đặc biệt là trong lớp học. Không vứt rác xuống sàn, trong học
bàn hoặc trong góc lớp.
- Tuyên truyền, cổ động về ý thức giữ gìn vệ sinh trong trường học và địa bàn nơi sinh
sống, tạo nên nếp sống sạch sẽ, văn minh và tiến bộ.
5. Phê phán:
- Thật đáng buồn khi còn có nhiều học sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học,
lớp học. Không những họ lười biếng trong công việc trực nhật làm vệ sinh mà còn vô ý
thức vứt rác bừa bãi khắp trường học, lớp học. Những người như thế thật đáng chê trách.
- Ỷ lại vào người lao công, sống thiếu trách nhiệm,…
C. Kết bài: Rút ra bài học, ý nghĩa

19
Nâng cao Ngữ văn 7 0979 298 236

- Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và
an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong
cộng đồng.

20

You might also like