You are on page 1of 27

CHƯƠNG 7

CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ


TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 1


Mục tiêu

• Giúp chúng ta nhận thức rằng có nhiều loại


chính sách tài nguyên thiên nhiên khác nhau
• Đánh giá khả năng áp dụng các chính sách này
trong những hoàn cảnh khác nhau
• Làm rõ các khía cạnh kinh tế / khuyến khích các
phương pháp tiếp cận chính sách khác nhau để
chúng ta có thể xác định những phương pháp
tiếp cận tương ứng với hành động tốt nhất cho
mỗi hoàn cảnh cụ thể.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 2


Nội Dung

• CÁC MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG


• CÁC LOẠI CHÍNH SÁCH CÔNG
• QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN TƯ NHÂN
• CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐƯỢC CHÍNH PHỦ
TÀI TRỢ
• KIỂM SOÁT TRỰC TIẾP
• SẢN XUẤT CÔNG TRỰC TIẾP
• THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG/ THẤT BẠI CỦA CHÍNH
PHỦ
• TẬP TRUNG HÓA/ PHÂN CẤP HÓA CHÍNH SÁCH

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 3


Các thuật ngữ
• Chính sách công
• Tiêu chí của chính sách (hiệu quả, công bằng, khả thi,
linh hoạt)
• Chính sách dựa trên sự khuyến khích
• Quyền tài sản
• Cách tiếp cận chỉ huy và kiểm soát
• Sản xuất công
• Người khiếu nại tài sản/gia tài
• Điều kiện về quyền tài sản (trọn vẹn, khả thi, có thể
chuyển nhượng, sự hiện diện của thị trường cạnh tranh)
• Sự thất bại của thị trường
• Sự thất bại của chính phủ
• Tập trung / phân cấp chính sách

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 4


Thế nào là Chính sách công?
 Chính sách công (Public Policy) liên quan đến các hành động
tập thể mà mọi người thực hiện thông qua các thể chế/tổ chức
của chính phủ (governmental institutions). Những hành động
này hình thành nên các điều khoản mà theo đó các nguồn tài
nguyên thiên nhiên được sử dụng.
 Hành động tập thể được theo đuổi ở nhiều cấp độ, từ khu phố,
cộng đồng địa phương cho tới quốc gia, và cả thế giới.
 Các thể chế/tổ chức công mà thông qua đó chính sách công
được thực hiện là đa dạng theo cấp khu vực, cấp quốc gia, cấp
vùng ở từng quốc gia, và thậm chí cả theo thời gian.
 Mục tiêu của chương này là làm rõ các khía cạnh kinh tế /
khuyến khích các phương pháp tiếp cận chính sách khác nhau
để có thể xác định những phương pháp tiếp cận tương ứng với
hành động tốt nhất cho mỗi hoàn cảnh cụ thể.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 5


1. Các mục tiêu của chính sách công
1.1 Hiệu quả kinh tế
• Sự hấp dẫn của hiệu quả kinh tế là ở chỗ nó xem xét cả những lợi
ích và chi phí khi thực hiện một hành động
• Hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngụ ý rằng các
tài sản tự nhiên của xã hội đang được sử dụng một cách tối đa hóa
lợi ích cho các thành viên của xã hội.
• Tính hiệu quả của sử dụng tài nguyên không chỉ thể hiện trong
phần đóng góp vào GDP mà còn thể hiện ở giá trị sinh thái (bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên).
• Nhưng có lẽ khó khăn lớn dẫn đến xung đột trong việc đạt được
hiệu quả là vấn đề thông tin. Chúng ta muốn tối đa hóa các lợi ích
xã hội, nhưng liệu có chắc chắn rằng điều này có thể đạt được
trong mọi tình huống cụ thể? Các chính sách là khác nhau xét về
số lượng và các dạng thông tin cần thiết nhằm mục đích đạt được
các đầu ra là có hiệu quả một
02/04/2024
cách hợp lý.
Kinh Tế Tài Nguyên 6
1.2 Sự công bằng
• Công bằng có nghĩa là đồng đều cho tất cả
• Tính công bằng phải liên quan tới việc những lợi ích và chi phí
tổng thể của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên được phân
bổ giữa các phân nhóm trong tổng số dân như thế nào.
 một chương trình khai thác có hiệu quả ở cấp quốc gia
nhưng có thể được coi là không công bằng ở cấp địa phương
• Một vấn đề chính của kinh tế tài nguyên thiên nhiên là cân
nhắc giữa việc bảo tồn và việc khai thác TNTN
• Một khía cạnh xã hội quan trọng của tính công bằng là liệu
các chính sách sẽ xem xét các cá nhân có được lợi ich khác
nhau như thế nào: lợi ích có thể mang lại cho toàn dân nhưng
địa phương lại chịu chi phí; hoặc lợi ích cho một đia phương
nhưng toàn xã hội phải trả chi phí
• Tính công bằng cũng được thể hiện qua sự công bằng giữa
các thế hệ: những cá nhân đang tồn tại và sẽ tồn tại trong
tương lai, thậm chí một tương lai xa.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 7


Bảng 7.1: Sự phân phối Lợi ích và Chi phí lựa chọn

Các cá nhân
Tổng cộng 1 2 3 4 5
Chính sách A
Các lợi ích 100 20 20 20 20 20
Các chi phí 80 16 16 16 16 16
Chính sách B
Các lợi ích 100 20 20 20 20 20
Các chi phí 80 40 10 10 10 10
Chính sách C
Các lợi ích 100 80 5 5 5 5
Các chi phí 80 16 16 16 16 16

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 8


1.3 Sự linh hoạt
• Một tiêu chí quan trọng để đánh giá các chính sách tài
nguyên là việc các chính sách thích ứng được với
những điều kiện thay đổi tốt đến mức độ nào.
• “Điều kiện thay đổi” trong kinh tế học về cơ bản bao hàm
hai nghĩa: sự thay đổi về mặt cầu xét trên phương diện
các yếu tố xã hội và những giá trị ảnh hưởng tới sự sẵn
lòng chi trả cho những hàng hóa và dịch vụ khác nhau
cùng với những thay đổi về mặt cung ảnh hưởng tới sự
sẵn có của tài nguyên.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 9


1.4 Tính thực thi / khả thi
• Các chính sách công bắt nguồn từ một quá trình chính
trị, trong đó các nhóm và lợi ích xung đột và cạnh tranh,
hướng đến sự ủng hộ và gây ảnh hưởng
• Sự vận động và xây dựng liên minh vừa tạo ra sân chơi
chính trị vừa tạo ra những hành động riêng biệt. Kết quả
của việc này là pháp luật thường xuyên được ban hành
mà không nhấn mạnh đến tính thực thi. Đôi khi, pháp
luật chỉ đơn giản là không thể thực thi được do thiếu chi
phí
• Nguồn lực để thực thi pháp luật luôn luôn khan hiếm và
vì vậy mà tính thực thi của pháp luật và các quy định là
một tiêu chí quan trọng

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 10


2. Các loại chính sách công
Vấn đề chính sách đề cập đến là làm thế nào để đạt được trạng thái mà
tại đó các hành vi cá nhân phù hợp về mặt xã hội.
Có hai cách để đạt được điều này:
– Cấu trúc hệ thống sao cho những khuyến khich/ lợi ích mà mọi người đối
diện sẽ dẫn dắt họ đưa ra những quyết định đem lại những lợi ích tốt nhất
cho cả bản thân họ và cho xã hội.
– Hình thành nên sự kiểm soát trực tiếp nhằm giới hạn các hành động của
mọi người thông qua sắc lệnh, hoặc thực hiện quá trình sản xuất/ phân
phối công trực tiếp
2.1 Các chinh sách dựa trên sự khuyến khích
Các chính sách thị trường / quyền tài sản: thiết lập và thực thi một hệ
thống mới các quyền về tài sản và sau đó thiết lập các quy đinh để quản
lý các quyền về tài sản và các giao dịch thị trường quyền tài sản; khi đó
mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên được thiết lập bởi sự tương tác tự
nguyện giữa các nhà cung cấp và nhũng người có nhu cầu.
Các chính sách khuyến khích được tài trợ bởi Chính Phủ: sử dụng các
công cụ như thuế và các khoản tiền trợ cấp nhằm tạo ra sự khuyến
khích đối với người sử dụng tài nguyên.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 11


2.2 Hành động công trực tiếp
 Các chính sách chỉ huy và kiểm soát: Các cơ quan công
quyền thiết lập sự giám sát trực tiếp đối với những hành
động cá nhân, thực thi sự kiểm soát này thông qua thực
thi pháp luật nghiêm túc, chuẩn mực.
 Sản xuất công trực tiếp: Các cơ quan công quyền bản
thân họ sở hữu tài nguyên và theo đuổi các chương trình
sản xuất và phân phối tài nguyên.
→ Các nhóm chính sách:
+ Các chính sách về Quyền tài sản
+ Các chính sách khuyến khích được tài trợ bởi Chính phủ
+ Chỉ huy và kiểm soát trực tiếp
+ Sản xuất công trực tiếp

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 12


3. Các Quyền tài sản tư nhân
• Việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên có thể bắt
nguồn từ thực tế là các quyền về tài sản tài nguyên hoặc
được xác định chưa rõ hoặc được thực hiện một cách không
đầy đủ, ví dụ tô tài nguyên tiếp cận mở bị lãng phí một phần
hoặc toàn bộ, do tài nguyên này không có người chủ thực
sự - người sẽ giới hạn mức sử dụng nhằm tối đa hóa giá trị
của tài nguyên đó.
• Để việc sử dụng tài nguyên đạt hiệu quả xã hội:
 Sử dụng các thể chế tài sản tư nhân
 Quá trình tư nhân hóa có thể được thực thi bằng nhiều cách
 Quyền tài sản tư nhân có một số đặc tính: Trọn vẹn, Khả thi
tại một mức chi phí hợp lý, có thể Chuyển nhượng được và
được gắn với các Thị trường cạnh tranh

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 13


4. Các chính sách khuyến khích được chính phủ tài trợ
• Một chính sách khuyến khích được chính phủ tài trợ là một
chính sách trong đó các cơ quan quản lý thực hiện các
khuyến khích để người sử dụng tài nguyên có động lực tự
nguyện điều chỉnh hành vi của họ nhằm đạt hiệu quả, Các
khuyến khích này thường bao gồm thuế, trợ cấp hoặc kết
hợp cả hai.
4.1 Chính sách thuế
• Thuế được sử dụng như là một khoản chi phí sử dụng tài
nguyên. Nó không làm thay đổi mức sử dụng tài nguyên, chi
phí, và tính hiệu quả. Thuế chuyển phần lớn tô từ những
người sử dụng tài nguyên sang cho nhà nước

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 14


• Để áp dụng được chính sách thuế thực sự hiệu quả,
cơ quan có thẩm quyền phải có những kiến thức chính
xác về chi phí và doanh thu liên quan đến việc sử dụng tài
nguyên.
• Thuế có thể được thu theo các cá nhân, tổ chức sử
dụng hoặc trên mỗi đơn vị thu hoạch. Việc này sẽ sẽ làm
tăng thêm gánh nặng cho các cơ quan thuế trong việc
thu thập đủ những thông tin chính xác để xác định mức
thuế suất hiệu quả.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 15


Bảng 7.2: Chi phí và doanh thu hàng ngày từ việc đánh bắt ngao

Sản lượng
Lợi nhuận ròng
đánh bắt Chi phí
Số lượng Tổng doanh Tổng lợi
trên mỗi ngư trên mỗi ngư Tổng chi phí
ngư dân thu đánh bắt trên mỗi ngư nhuận ròng
dân dân
dân
(pounds/ngày)

1 20 20 $12 $12 8 $8
2 20 40 12 24 8 16
3 20 60 12 36 8 24
4 20 80 12 48 8 32
5 18 90 12 60 6 30
6 16 96 12 72 4 24
7 14 98 12 84 2 14
8 12 96 12 96 0 0
9 10 90 12 108 -2 -18

10 8 80 12 120 -4 -40
02/04/2024
* Giả định rằng mỗi một đơn vị ngao có giá trịKinh TếlaTài
là 1 đô Mỹ.Nguyên 16
Bảng 7.3: Ảnh hưởng của Thuế
Số lượng ngư Tổng lợi nhuận Lợi nhuận ròng tích lũy tới
Thuế
dân ròng các ngư dân

1 $8 $1 $7

2 16 2 14

3 24 3 21

4 32 4 28

5 30 -5 35

6 24 -18 42

7 14 -35 49

8 0 -56 56

9 -18 -81 63

10 -40 -110 70
02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 17
4.2 Chính sách trợ cấp
• Khoản trợ cấp được thiết kế một cách hợp lý có thể mang lại
hiệu quả tương tự như thuế, chỉ khác biệt ở kết quả phân
phối.
• Để khoản trợ cấp này hiệu quả, các nhà quản lý phải ngăn
chặn được những cá nhân tham gia vào thị trường này để
nhằm giành được sự trợ cấp sau đó bỏ nghề.
• Yêu cầu đặt ra là cơ quan có thẩm quyền phải có kiến thức
chuẩn về mức độ tiếp cận thị trường cùng với chi phí và tiền
lãi của các cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên
để mức trợ cấp có thể được xác định ở mức hợp lý nhất.
• Cần nhấn mạnh rằng đây là 1 loại trợ cấp rất đặc biệt. Về cơ
bản nó là khoản thanh toán cho những cá nhân giảm thiểu
việc sử dụng tài nguyên trong mức có thể nhằm tác động
đến tốc độ sử dụng tài nguyên.
Trợ cấp trong thực tế hiếm khi được như vậy vì nó thường có
mục tiêu phân phối để chuyển giao thu nhập, thường là từ người
nộp thuế đến các nhóm ưu
02/04/2024 Kinhtiên
Tế Tàihoặc
Nguyêncác cá nhân. 18
5. Kiểm soát trực tiếp
• Tiếp cận chỉ huy và kiểm soát, là việc ban hành và giám sát
thực hiện các quy định cụ thể về sử dụng tài nguyên
• Các cách kiểm soát khác nhau được sử dụng trong các
trường hợp khác nhau:
 Giới hạn tối đa tổng số cá đánh bắt hàng năm của
1 ngành nghề đánh bắt thủy sản; khi đạt đến giới hạn,
ngành nghề ngừng hoạt động.
 Giới hạn các cách sử dụng một mảnh đất, ví dụ như quy
định về quy hoạch
 Giới hạn lượng nước các cá nhân sử dụng lấy từ những
con sông lân cận
 Giới hạn số lượng người được tiếp cận với rừng quốc gia
 Giới hạn lượng gỗ thu hoạch từ 1 lô đất

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 19


Hình 1: Kiểm soát trực tiếp

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 20


• Giả sử có thêm các chi phí khác không được các nhà
cung cấp đưa vào, ví dụ chi phí sinh thái môi trường.
Sau khi nghiên cứu tình hình, cơ quan chức năng quyết
định rằng hàm chi phí xã hội sẽ là MSC và mức hiệu quả
của đầu ra là q*, thay vì qm. Do đó, một quy định sẽ được
ban hành tuyên bố rằng sản lượng tối đa được cho phép
là q*.
• Nếu q* là giới hạn đầu ra tổng hợp, nó sẽ phải được
chia thành các giới hạn đầu ra cá nhân cho từng doanh
nghiệp trong tổng số. Để thực hiện việc này hiệu quả cần
phải biết thông tin về cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp
• Một vấn đề quan trọng của cách tiếp cận chỉ huy/
mệnh lệnh và kiểm soát là quá trình thực thi. Nó có thể
tạo ra sự khuyến khích trong việc chấp hành quy định ở
đây là mức chênh lệch về giá (p2-p1)
02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 21
6. Sản xuất công trực tiếp
• Là sự sản xuất trực tiếp từ Chính phủ thông qua các tổ
chức mà Chính phủ sở hữu
• Hình thức sản xuất trực tiếp này của Nhà nước diễn ra
chủ yếu ở các dịch vụ công: công viên, bảo tàng, rừng
quốc gia…
• Cơ quan nhà nước thường là người đại diện sở hữu, do
vậy để sử dụng hiệu quả cần một tổ chức hoạt động như
một doanh nghiệp tư nhân và đảm bảo được các chi phí
và lợi ích dựa trên cơ sở thị trường
• Việc sản xuất công thường diễn ra dưới hình thức
các doanh nghiệp tư nhân được phép tiếp cận tài nguyên
nhà nước sở hữu trong các điều kiện được kiểm soát

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 22


7. Thất bại của thị trường / Thất bại của các chính phủ
• Thất bại của thị trường là khi quyền tài sản được phân
chia sâu và thị trường không mang lại kết quả công
bằng và hiệu quả xã hội
• Khi thị trường tư nhân không thể hoạt động hiệu quả,
chính sách công được áp dụng.
• Một vấn đề liên quan đến áp dụng chính sách công là
chính sách đó có luôn hành động vì lợi ích chung để đạt
được kết quả tốt nhất hay không
• Các chính sách công trong thực tế không bao giờ có khả
năng mang lại kết quả hứa hẹn như trong lý thuyết. Đây
chính là sự thất bại của chính phủ.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 23


Các chính phủ có thể thất bại theo nhiều cách:
• Quy định có hiệu lực nhưng không thi hành toàn diện.
• Quy định được ban hành tạo ra động lực xấu, làm cho tình
huống tồi tệ hơn thay vì tốt hơn.
• Luật pháp và các quy định có hiệu lực nhưng trong thực tế
lại chỉ là tái phân phối tài nguyên, tức là, đấy chỉ là nỗ lực
của một nhóm để giành các nguồn tài nguyên từ một
nhóm khác.
• Luật được ban hành để điều chỉnh sự thất bại của thị
trường, trong khi mục tiêu thực sự có thể là để bảo vệ vị
trí đặc quyền của một nhóm liên quan đến việc sử dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• Luật pháp và các quy định được thực thi yêu cầu những
thông tin mà các cơ quan Nhà nước không có và không
thể có được.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 24


8. Tập trung hóa/phân cấp hóa chính sách
- Ví dụ: ở Mỹ có sự phân cấp quản lý cho 4 cấp: Công đồng riêng
lẻ, Hạt, Bang và Liên bang; hoặc ở VN cũng có 4 cấp Xã, Huyện,
Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Trung ương.
- Các vấn đề đất đai thường được quản lý tập trung tại các đia
phương; tuy nhiên các vấn đề liên quan đến quản lý rừng và quản
lý đánh bắt thủy sản lại cần giải quyết ở cấp Trung ương …
- Vấn đề nên được giải quyết ở cấp chính quyền thấp nhất mà phạm
vi địa lý bao gồm tất cả các lợi ích và chi phí của vấn đề, từ đó
nâng cao hiệu quả và giảm chi phi quản lý, giải quyết trực tiếp
được những vấn đề cơ bản phát sinh tại địa phương
- Tuy nhiên, sự phân cấp quản lý cũng còn tùy vào tình hình thực tế
của vấn đề phát sinh (ví dụ Khai thác Bôxít ở Tây nguyên của VN,
đánh bắt thủy sản trong khu vực Biển Đông…)

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 25


Kết luận
• Để lựa chọn các chính sách khác nhau cho một tình huống
cụ thể, người ta phải xem xét một số tiêu chí đánh giá (tính
hiệu quả, linh hoạt,…)
• Bốn loại chính sách được dùng để đánh giá các vấn đề tài
nguyên đó là việc tạo ra các quyền sở hữu, chương trình
ưu đãi do chính phủ tài trợ, quy định yêu cầu và kiểm soát,
và sự sản xuất trực tiếp của chính phủ.
• Không có phương pháp tiếp cận chính sách nào là tốt cho
tất cả các tình huống, điều này sẽ phụ thuộc vào các đặc
điểm của vấn đề, sự có mặt của các tổ chức xã hội và cơ
quan ban ngành thích hợp, khả năng và mục tiêu của các
quan chức nhà nước, và nhiều yếu tố khác
• Sự thất bại của thị trường, sự thất bại của chính phủ và
cấp độ chính quyền thích hợp để giải quyết các vấn đề
chính sách công đặc biệt.

02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 26


Câu hỏi thảo luận
• Hãy cho ví dụ về một chính sách hiệu quả nhưng chưa
công bằng, và một ví dụ ngược lại. Nói chung, bạn có
nghĩ rằng, chính sách hiệu quả cũng có thể công bằng, và
ngược lại?
• Giả sử, trong ví dụ khai thác ngao ở bảng 7-2, một mức
thuế được áp dụng cho mỗi pound ngao thu hoạch, chứ
không phải là tính trên mỗi ngư dân/ ngày. Mức thuế này,
nói cách khác, nhắm đến doanh thu thấp hơn chứ không
phải là tăng chi phí. Loại thuế này nên được đặt ở mức
nào để mang lại mức độ sử dụng hiệu quả cho xã hội?
• Bên cạnh thu nhập (giàu so với nghèo) và các thế hệ
(ngày nay so với tương lai), các yếu tố nhân khẩu học và
xã hội khác có quan trọng trong việc đánh giá sự công
bằng của chính sách tài nguyên không?
• Từ quan điểm chính trị, tại sao trợ cấp và chính sách
quyền sở hữu thường nhận được nhiều sự ủng hộ hơn
thuế và các chính sách yêu cầu/ mệnh lệnh và kiểm soát?
02/04/2024 Kinh Tế Tài Nguyên 27

You might also like