You are on page 1of 4

Câu hỏi Lý thuyết

1. Dựa trên mô hình sinh học của tài nguyên thủy sản, đưa ra định nghĩa về lượng
đánh bắt bền vững tối đa. Giải thích tại sao lượng đánh bắt bền vững tối đa không đạt
hiệu quả kinh tế.
2. Giả sử có hai khu rừng (A,B) có các đặc điểm (loại cây, diện tích...) là như nhau.
Khu rừng A sẽ được khai thác và tiếp tục trồng rừng; khu rừng B sẽ được khai thác và
chuyển đổi sang sử dụng để xây dựng khu dân cư. Nếu xem xét hiệu quả kinh tế hoạt
động trồng rừng, khu rừng nào sẽ có tuổi rừng khi thực hiện khai thác cao hơn? Giải
thích tại sao?
3. Cho bảng số liệu sau về giá trị hiện tại của lợi ích thu được từ khai thác gỗ (được
tính bằng công thức: PV(t) = [P x V(t)]/(1+r)t; trong đó, P là giá bán 1 khối gỗ và giả
định không đổi theo thời gian, V(t) là thể tích khối gỗ theo thời gian t, được xác định
theo hàm tăng trưởng sinh học của cây gỗ, r là tỉ lệ chiết khấu cố định = 4%):

Năm (t) 10 20 30 40 50 60 70 80

PV(t) ($) 469 873 1097 1153 1091 960 803 644

Dựa vào kiến thức về tốc độ tăng trưởng sinh học của cây gỗ, hãy giải thích tại sao
giá trị hiện tại của lợi ích khai thác gỗ tăng trong 40 năm, nhưng sau đó lại giảm dần?
4. Giả sử có 2 nhóm người sử dụng cùng khai thác nước từ một hồ chứa, có số liệu
về chi phí và lợi ích khai thác cận biên như sau:

Nhóm A Nhóm B

Chi phí khai thác cận biên (nghìn đồng/m3) 10 25

Lợi ích khai thác cận biên (nghìn đồng/m3) 50 55

Để đạt hiệu quả kinh tế, lượng nước nên được phân bổ (chuyển giao) cho nhóm nào
nhiều hơn? Tại sao?
5. Hãy thảo luận về nhận định “Khi chi phí của cả xã hội do hoạt động xử lý rác
tăng lên, các hoạt động tái chế sẽ tự động hình thành và phát triển“
6. Giả sử có một mỏ dầu có trữ lượng 40 triệu thùng (không đổi theo thời gian).
Cầu thị trường với nhiên liệu không đổi theo thời gian Pt=16-0,5(qt + qst) (qt là lượng
khai thác dầu mỏ tại năm t; qst là lượng khai thác tài nguyên vô hạn có thể thay thế dầu
mỏ tại năm t; Pt là giá tài nguyên tại năm t). Chi phí khai thác dầu mỏ không đổi MC =
2$/thùng. Giá của tài nguyên vô hạn có thể thay thế dầu mỏ là 18$/đơn vị. Tỉ lệ chiết
khấu = 10%/năm.
Sử dụng số liệu đã cho để giải thích tại sao không có sự chuyển dịch sang sử dụng
tài nguyên vô hạn có thể thay thế dầu mỏ?
7. Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu đối với sự sống con người. Vì vậy, yêu cầu
đạo đức đòi hỏi phải đảm bảo mọi người có thể tiếp cận với lượng nước tối thiểu để tồn
tại. Việc định giá phân bổ tài nguyên nước luôn phải đối mặt với vấn đề hài hòa giữa
công bằng và hiệu quả. Nước được cung cấp miễn phí thì không đạt hiệu quả, mà tính
giá nước đúng theo giá thị trường thì người nghèo sẽ có thể không mua nổi đủ nước,
đặc biệt khi nguồn nước khan hiếm. Hãy thảo luận về việc phương thức định giá nước
bậc thang tăng dần có thể giúp hài hòa giữa công bằng và hiệu quả trong phân bổ tài
nguyên nước.
8. Hãy thảo luận về các yếu tố tác động giúp hình thành cung và cầu trên thị trường
tài nguyên tái chế. Lưu ý sử dụng ví dụ minh họa trong quá trình thảo luận.

Câu hỏi Bài tập

Câu 1
Theo đánh giá của công ty thăm dò dầu khí X, một túi khí đốt được phát hiện có trữ
lượng tiềm năng là 1100 m3. Giả sử tiến hành khai thác túi khí đốt trong 3 năm. Kết quả
nghiên cứu thị trường cho thấy cầu đối với khí đốt trong một thời kỳ 3 năm là không
đổi là: Pt= 1000- qt (Trong đó Pt là giá tính bằng nghìn đồng và qt là sản lượng khí khai
thác tính bằng m3 ở năm thứ t). Chi phí cận biên khai thác khí đốt được tính toán là 500
nghìn đồng/m3. Tỷ lệ chiết khấu trong giai đoạn này bằng 5%/năm.
1. Hãy lập hàm mục tiêu và hàm Lagrange về hiệu quả động đối với việc sử dụng
tài nguyên này. Với trữ lượng như trên anh/chi hãy cho biết nên khai thác khí
với số lượng bao nhiêu mỗi năm thì hiệu quả? Giá mỗi m3 khí ở mỗi năm là bao
nhiêu? Nhận xét về xu hướng thay đổi của lượng khai thác và giá theo thời gian.
2. Nếu tỷ lệ chiết khấu = 10%, tính lượng khai thác mỗi năm? Nhận xét về sự tác
động của việc tăng tỉ lệ chiết khấu tới việc khai thác tài nguyên?

Câu 2
Một mỏ quặng kim loại được đánh giá có trữ lượng là 200 nghìn tấn. Giả sử mỏ quặng
này được khai thác cạn kiệt trong 2 năm, cầu đối với loại quặng này được xác định trong
giai đoạn 2 năm là không đổi là: Pt= 160 – 0.5qt (Trong đó Pt là giá tính bằng tỷ đồng
và qt là sản lượng than khai thác tính bằng nghìn tấn ở năm thứ t). Chi phí cận biên khai
thác quặng là 35 tỷ đồng/nghìn tấn. Tỷ lệ chiết khấu trong giai đoạn này bằng 10%/năm.
1. Với trữ lượng như trên, hãy cho biết nên khai thác với số lượng bao nhiêu mỗi
năm thì hiệu quả? Giá ở mỗi năm là bao nhiêu? Chi phí sử dụng cận biên (MUC)
là bao nhiêu ở mỗi năm? Nhận xét về xu hướng thay đổi của lượng khai thác, giá
và MUC theo thời gian.
2. Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ, chi phí khai thác cận biên giảm, MC = 10 tỷ
đồng/nghìn tấn, lượng khai thác, giá và MUC mỗi năm là bao nhiêu? Nhận xét
về sự thay đổi của lượng khai thác, giá và MUC so với ý 1 (khi MC = 35 tỷ
đồng/nghìn tấn).
Câu 3
Một mỏ than được đánh giá có trữ lượng là 250 nghìn tấn. Giả sử mỏ than được khai
thác trong 2 năm, cầu đối với than được xác định trong giai đoạn 2 năm là không đổi là:
Pt= 150 – 0.5qt (Trong đó Pt là giá tính bằng tỷ đồng và qt là sản lượng than khai thác
tính bằng nghìn tấn ở năm thứ t). Chi phí cận biên khai thác than là 50 tỷ đồng/nghìn
tấn. Tỷ lệ chiết khấu trong giai đoạn này bằng 10%/năm.
1. Với trữ lượng như trên, hãy cho biết nên khai thác than với số lượng bao nhiêu
mỗi năm thì hiệu quả? Giá ở mỗi năm là bao nhiêu? Chi phí sử dụng cận biên
(MUC) là bao nhiêu ở mỗi năm? Nhận xét về xu hướng thay đổi của lượng khai
thác, giá và MUC theo thời gian.
2. Hoạt động khai thác than gây ra thiệt hại môi trường với chi phí thiệt hại cận
biên là MEC = 30 tỷ. Khi tính thêm chi phí thiệt hại môi trường, lượng khai thác,
giá và MUC mỗi năm là bao nhiêu? Nhận xét về sự thay đổi của lượng khai thác,
giá và MUC so với ý 1 (khi không tính tới chi phí thiệt hại môi trường).

Câu 4
Giả sử có 2 nhóm (A,B) người sử dụng cùng khai thác nước từ một hồ chứa có trữ lượng
nước hàng năm là 45 nghìn m3. Nhóm A có chi phí khai thác cận biên là 10 triệu
đồng/nghìn m3 và lợi ích khai thác cận biên được xác định là MBA = 50 – Q. Nhóm B
có chi phí khai thác cận biên là 25 triệu đồng/nghìn m3 và lợi ích khai thác cận biên
được xác định là MBB = 65 – 2Q. Q là lượng nước khai thác tính bằng nghìn m3, giá trị
tiền tệ tính bằng triệu đồng.
1. Để đạt hiệu quả kinh tế, lượng nước nên được phân bổ cho mỗi nhóm là bao
nhiêu? Xác định lợi ích ròng từ việc khai thác sử dụng nước của mỗi nhóm.
2. Trong năm thiếu mưa, trữ lượng của hồ chứa sụt giảm còn 30 nghìn m3. Trong
năm này, lượng nước tối ưu kinh tế nên được phân bổ cho mỗi nhóm là bao
nhiêu? Xác định lợi ích ròng từ việc khai thác sử dụng nước của mỗi nhóm.
3. Thể hiện kết quả lên đồ thị

Câu 5
Giả sử có 2 nhóm người sử dụng cùng khai thác nước từ một hồ chứa có trữ lượng nước
hàng năm là 30 nghìn m3.. Nhóm thứ nhất (Nhóm A) có chi phí khai thác cận biên là
MCA = 10 và tổng lợi ích khai thác nước được xác định là TBA = 50Q – Q2/2. Nhóm
thứ hai (Nhóm B) có chi phí khai thác cận biên là MCB = 35 + Q và tổng lợi ích khai
thác nước được xác định là TBB = 65Q – Q2. Q là lượng nước khai thác tính bằng nghìn
m3, giá trị tiền tệ tính bằng triệu đồng.
1. Nếu tổng trữ lượng nước được phân bổ đồng đều cho 2 nhóm, xác định tổng lợi
ích ròng từ hoạt động khai thác nước của cả 2 nhóm.
2. Để đạt hiệu quả kinh tế, lượng nước nên được phân bổ cho mỗi nhóm là bao
nhiêu? Xác định tổng lợi ích ròng từ hoạt động khai thác nước của cả 2 nhóm.
So sánh và nhận xét kết quả thu được với kết quả trong ý (1).
3. Thể hiện kết quả lên đồ thị
Câu 6
Giả sử hàm sản lượng đánh bắt bền vững một loài cá trong một vùng hồ là: HS = 60E -
1,5E2, trong đó HS là sản lượng đánh bắt bền vững tính bằng tấn; E là mức nỗ lực được
đo lường bằng số lượng người thực hiện đánh bắt. Giá 1 tấn cá trên thị trường là 10$.
Chi phí đánh bắt cận biên được giả định là không đổi và được ước tính là 150$ cho mỗi
đơn vị nỗ lực.
1. Hãy xác định số lượng người tham gia đánh bắt để có thể khai thác được sản
lượng đánh bắt bền vững tối đa. Tính mức sản lượng đánh bắt bền vững tối đa
và lợi ích ròng của hoạt động đánh bắt.
2. Nếu vùng hồ này được tự do tiếp cận đánh bắt, hãy xác định số lượng người tham
gia đánh bắt, sản lượng đánh bắt và lợi ích ròng của hoạt động đánh bắt.
3. Nếu vùng hồ được một công ty tư nhân đấu thầu quản lý toàn bộ hoạt động khai
thác cá trong hồ, hãy xác định số lượng người của công ty thực hiện hoạt động
đánh bắt, sản lượng đánh bắt và lợi ích ròng của hoạt động đánh bắt.

Câu 7
Một mỏ khoáng sản có trữ lượng 2500 tấn với chất lượng như nhau được khai thác trong
hai giai đoạn. giả sử hàm cầu đối với khoáng sản này là pt = 700 – 0,25qt và không thay
đổi trong mỗi giai đoạn khai thác. Chi phí khai thác đơn vị là 200$. Tỷ lệ chiết khấu r
= 5%.
1. Xác định mức khai thác tối ưu của mỗi giai đoạn, nhận xét?
2. Xác định mức giá của khoáng sản qua mỗi giai đoạn?
3. Nhận xét sự thay đổi giá, sự thay đổi thặng dư theo thời gian?

Câu 8
Một mỏ khoáng sản có trữ lượng 20 tấn với chất lượng như nhau được khai thác trong
hai giai đoạn. giả sử hàm cầu đối với khoáng sản này là pt = 8 – 0,4qt và không thay đổi
trong mỗi giai đoạn khai thác. Chi phí khai thác đơn vị là 2$. Tỷ lệ chiết khấu r = 10%.
1. Xác định mức khai thác tối ưu của mỗi giai đoạn, nhận xét?
2. Xác định mức giá của khoáng sản qua mỗi giai đoạn?
3. Nhận xét sự thay đổi giá, sự thay đổi thặng dư theo thời gian?

You might also like