You are on page 1of 67

BÀI 3: LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH THU NHẬP

(SỐ NHÂN CHI TIÊU VÀ LÝ THUYẾT KEYNES)

I. HÀM TIÊU DÙNG


II. HÀM ĐẦU TƯ
III. CÂN BẰNG THU NHẬP TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG
IV. BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP THEO BIẾN ĐỘNG CỦA
TỔNG CẦU
V. CÁC PHẦN TỬ CỦA LÝ THUYẾT KEYNES
VI. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH NGÂN SÁCH TỚI
TỔNG CẦU 1
I. HÀM TIÊU DÙNG
1) Hàm tiêu dùng

Hai thành phần của thu nhập (Y) là tiêu dùng và tiết kiệm  Phân chia thu
nhập giữa tiêu dùng và tiết kiệm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Tiêu dùng và tiết kiệm (của dân cư) được hình thành từ thu nhập sẵn có
hay thu nhập sau thuế (Yd).

Yd được xác định theo công thức:

Yd = Y - T
Trong đó Y vừa là thu nhập, vừa là kết quả sản xuất (GDP) của cả xã hội.

T là thu nhập của chính phủ (thuế).

Sử dụng khái niệm thu nhập sẵn có phản ánh mức sống của người dân tốt
hơn khái niệm GDP vì nó phản ánh chính xác số thu nhập thực tế mà người
dân có được. 2
Các khái niệm Xu hướng tiêu dùng và tiết kiệm.

Các xu hướng này cho biết phần thu nhập (Yd) được các hộ gia đình
dùng để tiêu dùng hay tiết kiệm biến động như thế nào.

Quy luật tâm lý cơ bản của Keynes cho rằng: Người dân tiết kiệm
một phần trong bất cứ số gia tăng nào của thu nhập.

C là tiêu dùng, S là tiết kiệm. Khi ∆Y>0 thì ∆S>0


- Xu hướng tiêu dùng cận biên: mpc = ∆C/∆Yd

với 0 < mpc < 1 vì ∆C < ∆Yd

- Xu hướng tiết kiệm cận biên: mps= ∆S/∆Yd

mpc + mps =1
 mpc và mps nằm trong khoảng (0, 1).
 mps = 0, mpc=1 khi mọi thu nhập tăng thêm đều được tiêu dùng;
 mps = 1, mpc=0 khi mọi thu nhập tăng thêm đều được tiết kiệm. 3
Một số dạng hàm tiêu dùng
Hàm tiêu dùng có thể mô tả quan hệ của C với Yd hoặc trực tiếp với Y

C’: Tiêu dùng tăng nhanh hơn thu nhập (b > 1)


C: Tiêu dùng tăng bằng (tỷ lệ thuận) thu nhập (b=1)
C’’: Tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập (0 < b < 1) 4
Xu hướng tiêu dùng cận biên (mpc)

Trường hợp hàm tuyến tính: Độ nghiêng mpc không đổi

C
mpc = ∆C / ∆Yd = tgα

∆C
∆Yd

Yd 5
Xu hướng tiêu dùng cận biên (mpc)

Trường hợp hàm phi tuyến, góc thay đổi, xu hướng tiêu dùng cân biên
(mpc) giảm dần

6
c) Hàm tiêu dùng

(i) Dạng tuyến tính


Để đơn giản, môn học này chỉ sử dụng các hàm tuyến tính.

Hàm tiêu dùng Keynes xác định tiêu dùng từ thu nhập sẵn có:

C = a + mpc Yd

trong đó a là mức tiêu dùng tối thiểu hay tiêu dùng tự định, là mức tiêu
dùng tối thiểu khi thu nhập sẵn có bằng 0,

mpc là xu hướng tiêu dùng cận biên, tức là hệ số b ở công thức trên. Ta
có:

mpc = ∆C / ∆Yd

với 0 < mpc < 1 vì ∆C < ∆Yd

Ví dụ: độ nghiêng mpc = 0,80 tức là 80% thu nhập sẵn có tăng thêm sẽ
được sử dụng để tiêu dùng, chỉ có 20% để tiết kiệm. 7
(ii) Hàm tiêu dùng Keynes
Quy luật tâm lý cơ bản của Keynes cho rằng : Tốc độ gia tăng tiêu dùng
luôn luôn chậm hơn tốc độ gia tăng của thu nhập khả dụng.

C
450

C = a + mpc.Yd

a E

450
O Y0 Y
Tổng thu nhập, Tổng sản lượng
8
II. HÀM ĐẦU TƯ
Nhắc lại các nhân tố chính ảnh hưởng tới đầu tư

(i) Sản lượng (biến động các nhân tố cầu  cầu  cung  đầu tư)

(ii) Chi phí đầu tư (chi phí đầu vào, lãi suất vốn vay, tiền lương, thuế…)

(iii) Kỳ vọng tương lai (thị trường, giá cả, lợi nhuận)

(iv) Chính sách của nhà nước (tài chính, tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, thương
mại…)

Dưới đây sẽ nghiên cứu 2 loại đầu tư:

(v) Đầu tư trong nước (vốn trong nước)

- Đầu tư độc lập với thu nhập của dân cư (nhân tử đầu tư)

- Đầu tư phụ thuộc vào thu nhập của dân cư (gia tốc đầu tư)

(ii) Đầu tư bằng vốn nước ngoài (FDI, FII, ODA…)


9
1) Đầu tư trong nước

a) Đầu tư không phụ thuộc vào thu nhập của dân cư (đồng thời
không phụ thuộc vào biến động của tổng cầu), tức là DN tự đầu tư
bằng vốn tự có hay vốn đi vay, gọi là Ia .

- Loại đầu tư này được xác định từ các biến giải thích khác ngoài thu
nhập. Một trong các biến giải thích quan trọng là lãi suất.

- Thường là các biến ngoại sinh trong các mô hình cân bằng Y = C+I.

Tự đầu tư không phụ thuộc thu nhập được thể hiện trên đồ thị sau :
Ia

Đầu tư độc lập với thu nhập


a

0 Yd 10
 

11
k được gọi là hệ số hay xu hướng cận biên của vốn.

- Ở các nước công nghiệp, do mật độ sử dụng vốn lớn nên k lớn,
trong khi ở các nước đang phát triển do thường sử dụng nhiều lao động
nên k thường nhỏ

 Một sự tăng lên của thu nhập thường làm cho nhu cầu đầu tư tại các
nước công nghiệp tăng lên nhanh hơn so với ở các nước đang phát triển.

- Hệ số k cũng phụ thuộc vào trình độ công nghệ tại thời điểm thu nhập
tăng lên.
Nước có trình độ công nghệ càng cao thì hệ số k càng cao, tức là mật độ
vốn càng lớn.

Ở các nước nghèo, sản xuất chủ yếu dựa trên nông nghiệp, trình độ công
nghệ thấp  hệ số k thấp.

Đồ thị đầu tư phụ thuộc vào thu nhập :


12
Đầu tư phụ thuộc vào thu nhập
Ii k = mpi

I=mpi* Yd

∆Ii
k
∆Y

0 Yd
13
c) Tổng đầu tư
Tổng đầu tư trong nền kinh tế gồm đồng thời đầu tư độc lập với thu nhập
và đầu tư phụ thuộc vào thu nhập, tức là I = Ia + Ii.

- Ia : Loại vốn đầu tư như đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, phụ thuộc mạnh
vào lãi suất vốn vay, trong khi hầu như không phụ thuộc vào thu nhập.

Ia = b

- Ii : Ngược lại, đầu tư vào lĩnh vực khác như công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng thường phụ thuộc mạnh vào biến động của thu nhập.

Ii = kY

Do đó hàm đầu tư của toàn nền kinh tế có thể viết lại như sau :

I = b + kY
trong đó b là đầu tư độc lập với thu nhập và kY là đầu tư phụ thuộc
vào thu nhập. Đồ thị minh họa như sau : 14
Hàm đầu tư của toàn nền kinh tế
b là đầu tư độc lập với thu nhập và
kY là đầu tư phụ thuộc vào thu nhập
I

I = b + kY

Ii = kY

Ia = b

Y
15
2) Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

Giả sử chúng ta đang hoạt động trong nền kinh tế đóng. Cân đối thu nhập
– sử dụng sẽ được thực hiện theo phương trình sau :

Y=C+I

Trong trường hợp này, đầu tư chỉ được thực hiện trong nước và bằng
nguồn vốn trong nước.

Lưu ý nếu đưa thêm nhân tố nước ngoài vào mô hình, thì cân bằng tổng
quát của nền kinh tế sẽ như sau :
Y=C+I+X-M
trong đó X là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ;
M là nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Trong phương trình trên, I vẫn là đầu tư trong nước, tuy nhiên nếu cán
cân thương mại quốc tế dương, tức X – M = B > 0, thì có thể coi như
nước đang xem xét có đầu tư ra nước ngoài.
16
Đó là vì nền KT bán nhiều hàng hóa ra nước ngoài, cũng tức là chuyển nhiều
tài sản ra nước ngoài, thu lại là số ngoại tệ hay trái phiếu, cổ phiếu bằng
ngoại tệ tích lũy được.

Ngược lại, nếu cán cân thương mại quốc tế âm (B < 0), có thể coi như nước
đang xem xét đang nhận đầu tư từ nước ngoài chuyển vào, tức là người nước
ngoài đưa một phần tiết kiệm của họ vào đầu tư ở nước này.

Thực tế VN thường B < 0, tức là VN nhận đầu tư từ nước ngoài chuyển vào.

Có thể minh họa phân tích trên theo hai cách như sau :
Nếu X – M > 0 tức B > 0 :

Y–C=I+X-M

trong đó : Nguồn tiết kiệm Y – C là tiết kiệm quốc gia ;

Hai nguồn đầu tư: I là đầu tư nội địa ; X–M là đầu tư ra nước ngoài.
17
Nếu X – M < 0, B < 0 :

Y–C+M-X=I

trong đó  I là đầu tư nội địa  có hai nguồn tiết kiệm để tạo ra đầu tư
nội địa: Y – C là tiết kiệm quốc gia ; M-X là tiết kiệm nước ngoài.

Công thức trên được tính khi Y là tổng sản phẩm trong nước (GDP). Nếu sử
dụng Y là tổng thu nhập quốc gia (GNP) thì cần bổ sung vào hai vế các dòng
thu nhập vãng lai trong quan hệ với nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài cũng có thể được nghiên cứu theo hai loại vốn
tự có và vốn vay.

Tuy nhiên, các loại đầu tư này phụ thuộc vào các nhân tố ở nước ngoài chứ
không hoặc ít phụ thuộc vào các nhân tố trong nước.

Hai nhân tố quan trọng phải tính đến là: (i) lãi suất trên thị trường vốn quốc
tế và (ii) biến động thu nhập của người nước ngoài.
18
III. CÂN BẰNG THU NHẬP TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG

1) Giao điểm Keynestrongnềnkinhtếđóng:


Nhucầuhàng hoá trong ngắn hạn(Y không cố định):
E=C+I+G; E = chi tiêu, nhu cầu dự kiến (kế hoạch)
C = C(Yd) = C(Y - )
I = I(r) = Ī; (giả sử r cho trước nên I đã được xác định)
G=Ḡ

(thuế), Ḡ (chi tiêuchínhphủ). vàḠngoạisinh


Kếthợpcáchàmtrên, chúng ta cósốtiềnxãhộiđịnh chi tiêu là:
E = C(Y - )+ Ī + Ḡ
Nhucầudự kiến là hàmtăngtheo Y vìthunhậptăngsẽlàmnhu cầu tăng.
Cânbằngthunhập – chi tiêu : Y = E
Nghĩa là: chi tiêuthựctế (GDP thực) = Chi tiêudựkiến (kếhoạch)
19
Tại Ya: Y > E; tồn tại K (Y1) là giao điểm Keynes
tình trạng tăng tồn kho
ngoài dự định  doanh
nghiệp giảm sản lượng,
đi đôi với thất nghiệp
tăng, làm thu nhập
giảm, nhu cầu giảm

 Y, E đều hội tụ về Y1 K
Tại Yb: Y < E; tồn tại
tình trạng giảm tồn kho
ngoài dự định  doanh
nghiệp tăng sản lượng,
thuê thêm công nhân 
Y, E tăng lên Y1.

 Y1 là điểm cân
bằng ổn định. 20
 

21
 

22
Tổng cung Y Tổng cầu C+I
C, I

C
C+I=Y
60 S

20 S
15 S=I
S
10 I
5 45°
20 60 Y
-5
23
b) Phương thức 2: Cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư
Trong nền kinh tế đóng, vì tiết kiệm (S) bằng chênh lệch giữa thu nhập
(Y) và tiêu dùng (C)
 điều kiện cân bằng tổng quát nêu trên Y = C+I

tương đương với S=I

(vì theo định nghĩa S = Y – C).

Đồ thị trên minh họa phương thức cân bằng này.

Xây dựng đường tiết kiệm


Khi Y=0 thì tiêu dùng C ở mức tối thiểu, C=5 nên tiết kiệm bằng -5 (S =
0 – 5).

Ngược lại khi S = 0  Y = C = 20.

Đường S và đường I giao nhau tại trục tung là 10, trục hoành là 60.

60 chính là sản lượng cân bằng. 24


IV. BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP THEO BIẾN ĐỘNG CỦA
TỔNG CẦU
Các biến động của tổng cầu thường được nghiên cứu dưới góc độ ngắn hạn.

Cầu đầu tư biến động khá nhanh và mạnh do đặc điểm của đầu tư và
những thay đổi trong các thị trường tài chính quốc tế và trong nước,

Cầu tiêu dùng có tính ổn định hơn vì gắn với cuộc sống ổn định của người
dân.

Câu hỏi: Nếu các doanh nghiệp tăng chi tiêu cho đầu tư thì thu nhập
của đất nước sẽ thay đổi như thế nào ?
Nhìn dưới góc độ chi tiêu, vì đầu tư là một thành phần của tổng cầu, tức là
của thu nhập, nên tăng đầu tư sẽ làm tăng thu nhập Y của đất nước.

Tuy nhiên, lý thuyết xác định thu nhập còn đi xa hơn khi khẳng định tăng
đầu tư có ảnh hưởng theo cấp số nhân tới thu nhập. Số nhân này còn
được gọi là nhân tử. 25
Công thức trên giải ra từ phương trình Y = C+I = a + mpcY + I

26
 

27
a) Phát triển theo cấp số nhân
Tăng chi tiêu ban đầu của đầu tư sẽ khởi động một chuỗi vô hạn các chi
tiêu tiêu dùng tiếp theo do thu nhập và sản xuất tăng lên sau mỗi bước.
Nếu cộng tất cả các chi tiêu này, chúng ta sẽ thu được số lượng thu nhập
tăng thêm. Ví dụ (C = 5 +0,75 Y):

∆I1 = 5  ∆Y1=5  ∆C2 = mpc * ∆Y1 = 3/4 * ∆Y1 = 3,75 nghìn tỷ đồng

 ∆Y2 = ∆C2  ∆C3 = 3/4 * ∆Y2 = 2,81 nghìn tỷ đồng…..

Cụ thể từ tăng I thêm 5 nghìn tỷ, sinh ra:

∆Y1 : 1 * 5 nghìn tỷ đồng = 5 nghìn tỷ đồng

∆Y2 : + 3/4 * 5 nghìn tỷ đồng = 3,75 nghìn tỷ đồng

∆Y3 : + (3/4)2 * 5 nghìn tỷ đồng = 2,81 nghìn tỷ đồng

∆Y3 : + (3/4)3 * 5 nghìn tỷ đồng = 2,11 nghìn tỷ đồng……

Tổng cộng : = 20 nghìn tỷ đồng 28


 

29
 

30
Nhân tử hay số nhân chi tiêu

31
 

32
Ba giả thiết quan trọng :

(i) Giá cả không thay đổi trong suốt thời kỳ mặc dù thu nhập thay đổi. Giả
thuyết này chỉ có giá trị khi nền kinh tế chưa sử dụng hết tiềm năng. Khi đó,
tăng đầu tư sẽ làm tăng sản xuất trong khi giá cả vẫn ổn định.

(ii) Việc tăng đầu tư cần diễn ra dài hạn. Nếu đầu tư chỉ tăng duy nhất 1
lần, quá trình điều chỉnh sẽ từng bước đưa nền kinh tế trở lại mức thu nhập
ban đầu. Ví dụ sau: C = 5 + 0,75 Y
C + ∆C + I + ∆I = Y + ∆Y Y tại điểm cân bằng mới
80 + 0 + 20 + 0 = 100 100
80 + 0 + 20 + 10 = 100 + 10 110
80 + 7,5 + 20 + 0 = 100 + 7,5 (Y tăng 10  C tăng 0,75) 107,5
80 + 5,625 + 20 + 0 = 100 + 5,625 105,625
……………………………………… ………..
80 + 0 + 20 + 0 = 100 100
33
(iii) Tiết kiệm bằng đầu tư, tức là không có tồn kho.

Giả thiết này rất quan trọng vì hàng tồn kho tức là không bán được hàng;
khi đó sản xuất sẽ chậm lại chứ không nhân lên nhiều được…

Cân bằng sẽ không tự động diễn ra vì:


- Chính sách khắc khổ:
Nếu S>I  không đủ cầu  SX nhưng không tiêu thụ được  Đầu tư
tăng chỉ làm tăng tồn kho. Tăng tồn kho sẽ kéo theo giảm sản xuất 
Tăng thất nghiệp  Giảm thu nhập  Giảm đầu tư và tiêu dùng.

- Chính sách kích cầu


Nếu S<I  cầu vượt cung  SX bao nhiêu tiêu thụ hết đồng thời giảm
tồn kho. Giảm tồn kho sẽ kéo theo tăng sản xuất mạnh hơn  Giảm thất
nghiệp  Tăng thu nhập  Tăng đầu tư và tiêu dùng.

Trong cả 2 trường hợp, quá trình này đều kéo dài vô hạn nếu S liên tục
khác I. 34
Nhân tử hay số nhân ngoại thương
Hiệu quả nhân tử không giới hạn chỉ cho biến động của đầu tư.

Mỗi biến động của xuất khẩu cũng làm tăng tổng cầu, dẫn tới tăng
thu nhập quốc dân. Mối liên hệ này đặc biệt quan trọng đối với những
nền kinh tế mở cửa nhiều như nước ta. Sử dụng lại mô hình tổng quát:

Y=C+I+X–M

Rõ ràng nếu X thay đổi thì Y thay đổi. Tuy nhiên, thu nhập Y thường
tăng lên kém ấn tượng hơn so với trong nền kinh tế đóng vì khi xuất
tăng, thu nhập tăng thì nhập cũng tăng theo.

Chi tiêu cho nhập khẩu không tạo ra việc làm và không những không tạo
ra thu nhập mà còn làm thu nhập chạy ra nước ngoài.

pmm là xu hướng nhập khẩu cận biên, bằng tỷ lệ giữa biến động của
nhập khẩu so với biến động của thu nhập. Khi đó

M = f(Y) ; M = a + pmm Y
35
Giả sử xuất khẩu tăng do nhu cầu nước ngoài và không phụ
thuộc vào thu nhập trong nước, do đó có thể coi là ngoại sinh.

Khi X tăng lên một lượng là ∆X, Y sẽ tăng một lượng là ∆Y  C và M đều
tăng lên một lượng mpc∆Y và mpm∆Y (giả sử đầu tư I không đổi, độc lập
với thu nhập). Nhân tử xuất khẩu là mx = ∆Y/∆X

Y+ ∆Y = C+∆C + I + X+∆X – (M+∆M)

Thu nhập quốc dân sẽ được xác định như sau:

∆Y = mpc∆Y + ∆X - mpm∆Y

∆Y - mpc∆Y + mpm∆Y = ∆X  ∆Y (1-mpc+mpm) = ∆X

Vì mps = (1-mpc) nên:

∆Y = ∆X/(mps+mpm)  mx=1/(mps+mpm)

Như vậy tăng xuất khẩu làm tăng thu nhập, nhưng mức độ tăng của thu
nhập thấp hơn do một lượng chạy ra nước ngoài. Nhân tử ở đây phức tạp
hơn và nhỏ hơn so với nhân tử trong nền kinh tế đóng. 36
 

37
 

(k là xu hướng đầu tư cận biên)

38
Ở trên, chúng ta mới tính đến hiệu quả đầu tư có nguồn gốc từ đầu tư độc
lập với thu nhập.

Tuy nhiên, nguồn vốn độc lập này lại tạo ra lợi nhuận, làm tăng thu nhập.
Thu nhập tăng kích thích doanh nghiệp vay thêm vốn trên thị trường để
đầu tư bổ sung, từ đó sinh ra nguồn vốn phụ thuộc vào thu nhập.

Chính vì vậy đã sinh ra hiện tượng gia tốc.

Tươgn tự, cũng có thể phân tích tương tự trường hợp giảm đầu tư gây ra
hiện tượng giảm thu nhập và đầu tư tương lai giảm xuống.

Dưới đây là minh họa đồ thị:

39
Hiện tượng gia tốc
C, I Y=C+I
C+Ia+∆Ia+∆Ii
∆Ii K2 C+Ia+∆Ia

∆Ia C+Ia
∆Y
K1 ∆C
∆Y

Ia
45° Y
40
V. CÁC PHẦN TỬ CỦA LÝ THUYẾT KEYNES
1) Lý thuyết chung

a) Lý thuyết cổ điển
- Cho đến đầu thế kỷ XX, các nhà kinh tế đều thống nhất trong bất kỳ trường
hợp nào, nền kinh tế nếu mất cân bằng thì sẽ tự động trở lại trạng thái cân
bằng toàn dụng lao động. Mất cân bằng kinh tế vĩ mô thể hiện chủ yếu ở
hiện tượng thất nghiệp (lạm phát khi đó không đáng kể). Nếu thất nghiệp
xảy ra, nó chỉ là hiện tượng nhất thời trong quá trình điều chỉnh kinh tế.

Lý thuyết kinh tế vĩ mô dựa trên quan điểm trên được gọi là lý thuyết cổ điển.

- Vì quan niệm nền kinh tế sẽ tự động trở lại trạng thái cân bằng toàn dụng
lao động nên trường phái cổ điển cho rằng cứ để mặc nền kinh tế tự
điều tiết, tức là "laissez faire", bằng bàn tay vô hình.

Ngay từ thế kỷ XVIII, J.B. Say đã xây dựng luật thị trường và quan điểm
cung sẽ tạo ra cầu cho chính mình.
41
Ông viết "ngay khi quá trình sản xuất kết thúc, người sản xuất sẽ nhanh
chóng bán sản phẩm của mình để thu lợi nhuận và tiếp tục vòng sản xuất
mới. Tương tự, anh ta cũng sẽ sử dụng số tiền thu được từ bán hàng để
mua thứ gì đó để tránh hiện tượng đồng tiền nhàn rỗi. Anh ta thường bị áp
lực cần mua ngay một thứ hàng hóa nào đó. Do đó sản xuất một hàng
hóa sẽ tự động sinh ra thị trường cho các hàng hóa khác".
Tính chung toàn nền kinh tế, tổng cung luôn luôn bằng tổng cầu; tiết kiệm
bằng đầu tư. Không có hiện tượng phi cân bằng, nếu có chỉ là tạm thời.

- Các nhà kinh tế cổ điển sau J.B. Say như D. Ricardo, St. Mill và A. Smith…
vì vậy luôn luôn tập trung nghiên cứu kinh tế vi mô, không có chính
sách vĩ mô, để mặc những vấn đề kinh tế vĩ mô cho "bàn tay vô
hình" tự động thiết lập lại trạng thái cân bằng.

Đặc biệt, họ hoàn toàn không quan tâm tới các vấn đề liên quan tới phi cân
bằng ngắn hạn.

Điều này chỉ thích hợp trong thời đại sản xuất hàng hóa giản đơn và kinh tế
tiền tệ chưa phát triển (chưa có tiền giấy… dễ gây lạm phát). 42
Cách nhìn nhận nền kinh tế sai lầm như trên đã dẫn tới kết cục tồi tệ.

Suy thoái chu kỳ diễn ra liên miên. Đặc biệt, đại suy thoái kinh tế cuối thập
kỷ 1920, đầu thập kỷ 1930 bùng nổ và kéo dài. Sản xuất dư thừa, giá cả
sụt giảm ghê gớm. Không ai muốn mua hàng…

Người sản xuất không thể nào bán được hàng cũng như không
muốn sử dụng số tiền bán hàng để mua hàng khác ngay lập tức,
tức là cung không tạo ra cầu.

Trên thực tế, anh ta đã tìm mọi cách giữ tiền rất lâu để đợi đến khi giá thật
rẻ thì mới mua hàng.

Đặc biệt, khi nhận thấy thị trường ngày càng đi xuống, anh ta sẽ tiết kiệm
phần lớn số tiền đáng ra phải được đưa ra đầu tư, tức là có hiện tượng
phi cân bằng ngày càng trầm trọng giữa tiết kiệm và đầu tư chứ
không phải S luôn luôn bằng I.

Các lý thuyết thuộc trường phái cổ điển đã không giải quyết được tình hình.
43
b) Lý thuyết Keynes
- Đúng lúc các lý thuyết kinh tế cổ điển đang thất bại để giải quyết cuộc
khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm, nhất là đại khủng hoảng 1929-
1933 thì nhà kinh tế người Anh John Maynard Keynes xuất hiện và đưa ra
câu trả lời thuyết phục để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Trong tác phẩm nổi tiếng "lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ"
xuất bản năm 1936, Keynes đã đưa ra một hướng đi mới: các chính sách,
nhất là tài chính và tiền tệ, có thể làm tổng cầu thay đổi (tăng lên
hoặc giảm xuống) để tương ứng với tổng cung.
- Theo Keynes, khi nền kinh tế đang trong tình trạng thiếu việc làm, tổng
cầu không đủ so với tổng cung và nền kinh tế với quy mô ngày càng lớn sẽ
rất khó có thể sớm tự lập lại cân bằng.

Do đó, ông khuyến nghị chính nhà nước phải kích thích làm tăng
tổng cầu để xác lập cân bằng cung cầu và làm cho nền kinh tế trở lại
trạng thái toàn dụng lao động, tức là tăng trưởng cân bằng.
44
Với lập luận trên, lý thuyết Keynes khẳng định sự cần thiết của những
can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên can thiệp chỉ nên dừng ở tầm ngắn hạn nhằm mục tiêu ổn
định tình thế, đưa nền KT trở lại quỹ đạo phát triển tiềm năng và
không phải là giải pháp dài hạn nhằm mục tiêu thay đổi cơ cấu và phương
hướng phát triển kinh tế theo quy luật vận hành của nó.

Các chính sách ngắn hạn chủ yếu gồm tài chính, tiền tệ, thương mại, tỷ giá…

Chúng được gọi là những chính sách điều chỉnh kinh tế.

Về dài hạn, sự can thiệp của nhà nước sẽ ngày càng tăng lên nhưng vẫn tập
trung vào những chính sách mà các nhà kinh tế cổ điển đã khuyến nghị,
gồm: Xây dựng luật pháp, giữ gìn an ninh, trật tự, giám sát tuân thủ pháp
luật. Chống độc quyền. Quốc phòng an ninh. Đối ngoại. Hỗ trợ sửa chữa các
khuyết tật của cơ chế kinh tế thị trường, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế,
giáo dục…

45
2) Mô hình Keynes
Mô hình Keynes cho nền kinh tế mở gồm 9 phương trình, 12 biến số trong
đó có 9 biến nội sinh và 2 biến ngoại sinh. Các phương trình như sau :
(1) Cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ :
GDP = C + I + Ḡ + Ē – M
(2) Tiết kiệm của các doanh nghiệp : Es = sGDP
(3) Thu ngân sách nhà nước : T = tGDP
(4) Tiêu dùng của các hộ gia đình : C = c(1-s-t)GDP
(5) Đầu tư của các doanh nghiệp : I = αGDP + I0
(6) Nhập khẩu : M = f(GDP)
(7) Cân đối ngân sách nhà nước (tiết kiệm của khu vực nhà nước) :
Eg = T – Ḡ
(8) Cân đối của các hộ gia đình (tiết kiệm của khu vực tư nhân) :
Eh = (1-s-t)GDP – C
46
(9) Cân đối với nước ngoài : TB = Ē – M
trong đó 9 biến nội sinh là :
GDP : Tổng sản phẩm trong nước ;
C : Tiêu dùng của các hộ gia đình ; 
I : Đầu tư của các doanh nghiệp ;
Es : Tiết kiệm của các doanh nghiệp ;
T : Thuế ròng (thuế sản xuất + thuế khác – chuyển giao lại cho các hộ gia
đình và doanh nghiệp) của nhà nước ;
Eg : Tiết kiệm của khu vực nhà nước ;
Eh : Tiết kiệm của khu vực tư nhân
M : Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ;
TB : Cân đối với nước ngoài (cán cân thương mại)
và hai biến ngoại sinh là :
Ē : Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ;
Ḡ : Chi ngân sách nhà nước.
47
Trong mô hình Keynes tóm lược với 9 phương trình ở trên, tất cả các biến
đều được tính theo giá cố định.

Thông thường trong các mô hình kinh tế, các biến ngoại sinh được gắn dấu
gạch ngang ở trên.

Tổng sản phẩm trong nước gồm 3 thành phần là tiết kiệm của các doanh
nghiệp (Es = s.GDP), thuế nộp cho nhà nước (T = t.GDP) và thu nhập sẵn
có của các hộ gia đình ((1-s-t)GDP).

Như vậy, Keynes đã giả thiết các doanh nghiệp sẽ dùng toàn bộ thu nhập
của mình để tiết kiệm, trong khi đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu (GDP).

Phương trình 4 cho thấy tiêu dùng của các hộ gia đình phụ thuộc vào thu
nhập sẵn có của họ với một xu hướng tiêu dùng cận biên là c,

Phương trình 5, đầu tư là một hàm tăng của sản xuất (GDP).

Đầu tư là một nhân tố đặc biệt, vừa mang tính cầu, vừa mang tính cung.
48
Phương trình 6 cho thấy nhập khẩu là hàm tăng của khối lượng sản
xuất hay tổng cầu.

Trên thực tế nhập khẩu còn phụ thuộc vào giá tương đối của hàng hóa
sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu, nhưng vì ở đây chúng ta giả
thiết chỉ cân bằng kinh tế theo giá cố định nên các biến giá cả và tỷ giá
không xuất hiện trong mô hình.

Xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường thế giới gửi tới
nền kinh tế nước ta. Cũng như nhập khẩu, xuất khẩu phụ thuộc vào sức
cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu với hàng hóa trên thị trường quốc tế,
được phản ánh qua giá tương đối của hàng hóa sản xuất trong nước và
hàng hóa trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường thế giới (đại diện bằng
GDP của các đối tác thương mại). Đây là nhân tố ngoại sinh nên xuất
khẩu trong mô hình là biến ngoại sinh.
49
Ba ràng buộc ngân sách chính được thể hiện bằng các phương trình 7,
8 và 9 đối với ngân sách nhà nước, ngân sách của các hộ gia đình và trao
đổi hàng hóa và dịch vụ với nước ngoài.

Chi tiêu nhà nước là biến ngoại sinh, ở đây là biến công cụ để nhà nước
can thiệp điều tiết nền kinh tế khi mất cân đối giữa tổng cầu và tổng
cung.

Các chính sách kinh tế tác động làm thay đổi các hệ số s, t, c, a, E, G.

G và t phản ánh vai trò của chính sách ngân sách.

Mô hình chưa xét đến vai trò của chính sách tiền tệ.

Cơ chế vận hành của mô hình là mô phỏng.

50
VI. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH NGÂN
SÁCH TỚI TỔNG CẦU
Chính phủ sử dụng Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa để tác đến lên
nền kinh tế.

Mục này chủ yếu bàn về chính sách tài khóa (CSTK) hay tài chính
(CSTC), CSTT đã được trình bày trong bài trước.

Chính sách tài khóa (fiscal policy) là việc chính phủ thay đổi chi tiêu và thu
ngân sách để tác động đến nền kinh tế nhằm mục tiêu làm giảm quy mô
biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh.

CSTK ảnh hưởng tới tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn

Ở tầm ngắn hạn, CSTK chủ yếu tác động lên tổng cầu về HH&DV.

Từ cuối những năm 1970, khi tình trạng lạm phát kèm suy thoái xuất hiện,
chính sách tài khóa không còn được ưa chuộng như trước. Các nhà KT ưu
tiên sử dụng chính sách tiền tệ để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
51
1) Số nhân

a) Thay đổi trong mua sắm của Chính phủ

Chính phủ có hai cách tác động tới đường tổng cầu:

- Gián tiếp: Thay đổi cung tiền tệ hoặc các mức thuế suất  Ảnh hưởng tới
quyết định đầu tư, tiêu dùng của các DN, hộ gia đình  Dịch đường cầu

- Trực tiếp: Tự mình mua sắm và đầu tư (G)  Dịch đường cầu

Ví dụ: Bộ quốc phòng Mỹ đặt mua máy bay chiến đấu của hãng Boeing, trị
giá 20 tỷ USD  Tăng cầu về máy bay  Boeing phải thuê thêm công nhân,
mua thêm máy móc, vật liệu… Công nhân có thu nhập  Tổng cầu của nền
KT tăng tại mỗi mức giá cho trước  Đường cầu dịch sang phải.

Mức dịch chuyển:

- Hiệu ứng số nhân: Dịch hơn 20 tỷ USD (khuyếch đại)

- Hiệu ứng lấn át (lãi suất tăng): Dịch nhỏ hơn 20 tỷ USD.
52
Mức giá

Hiệu ứng số
nhân:
20 tỷ Khuyếch đại
làm đường cầu
dịch chuyển
thêm

AD3
AD1
AD2

Sản lượng
53
b) Hiệu ứng số nhân và gia tốc
Phản ứng dây truyền: Boeing tăng việc làm và lợi nhuận, công nhân thêm
lương  Thu nhập tăng  Chi tiêu chung cả xã hội tăng  Sản xuất tăng 

Hiệu ứng số nhân của chi tiêu CP đối với tổng cầu là khi Chính phủ
tăng chi tiêu thêm 1 USD thì tổng cầu xã hội tăng cao hơn 1 USD.
Tác động tích lũy nhiều vòng:

Khi người dân chi tiêu nhiều hơn, các DN SX các loại hàng này sẽ thuê thêm
công nhân, mở rộng sản xuất  Thu nhập cao hơn  Chi tiêu nhiều hơn 
… lặp lại vòng chu kỳ trên  Cần phải cộng tất cả các tác động qua nhiều
năm để đánh giá hiệu quả tổng hợp của chi tiêu chính phủ.

Hiệu ứng số nhân còn có thể lớn hơn nữa do xuất hiện phản ứng tăng lên của
đầu tư làm cho tổng cầu tăng mạnh hơn (gia tốc).

 Khi tăng thu nhập làm cầu đầu tư tăng lên, chúng ta gọi là gia tốc
đầu tư.
54
c) Hiệu ứng lấn át
Hiệu ứng số nhân và gia tốc cho thấy khi CP tăng chi tiêu thì sẽ làm mở
rộng tổng cầu và quy mô tăng lên của tổng cầu sẽ cao hơn chi tiêu CP.

Tuy nhiên, còn 1 hiệu ứng khác có tác động ngược lại:

Khi CP tăng chi tiêu, tổng cầu tăng  tăng cầu tiền  trên đồ thị cung
cầu tiền tệ, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải  lãi suất tăng 
Giảm chi tiêu và đầu tư  Giảm tổng cầu.

Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng lấn át.

Kết cục: Thu nhập tăng lên, lãi suất cân bằng cũng tăng lên để cân bằng
cung – cầu tiền (cung giữ nguyên, chỉ cầu tăng)

Kết luận: Khi chính phủ tăng chi tiêu mức G, tổng cầu có thể tăng
nhiều hơn G hoặc dưới mức G, tùy độ lớn của ảnh hưởng của hiệu
ứng số nhân hay hiệu ứng lấn át.
Trên thực tế, G tăng lên thường làm tổng cầu tăng nhiều hơn G.
55
Lãi suất
Cung tiền

r2 2) Tăng tổng cầu


3) Tăng cầu làm tăng cầu tiền
tiền làm tăng
lãi suất cân r1
Cầu tiền từ MD1 sang MD2
bằng

Lượng tiền NHTW cố định Lượng


tiền
P

1) Khi CP 4) Làm triệt tiêu


tăng chi một phần mức
tiêu làm tăng tổng cầu
tăng tổng
cầu AD2

AD1 AD3

Y 56
2) Mô hình hóa ảnh hưởng của chính sách ngân sách tới tổng cầu

Theo Keynes, nhà nước có thể kích thích tổng cầu bằng cách thay
đổi chi tiêu và thu ngân sách của mình vì tổng thu nhập quốc dân Y
(hoặc tổng sản phẩm trong nước - GDP) và các thành phần của tổng cầu
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cụ thể, trong nền kinh tế đóng, chúng ta có quan hệ sau :

C+S+T=Y=C+I+G

Từ đây suy ra điều kiện cân bằng: I–S=T-G

 Nếu I<S, việc không đủ cầu của khu vực tư nhân cần được bù đắp
bằng dư cầu của khu vực nhà nước (G>T) để nền kinh tế được cân bằng.

Ngược lại, khi khu vực tư nhân có cầu vượt cung (I>S) thì nhà nước cần
tăng tiết kiệm (G<T) cũng để nền kinh tế được cân bằng.

Quan hệ này chính là nền tảng của chính sách ngân sách Keynes.

57
Chính sách ngân sách của Keynes hướng thực hiện mục tiêu cân bằng
cung cầu toàn nền kinh tế dựa trên điều chỉnh các nhân tố thuộc tầm kiểm
soát của nhà nước là tổng chi và tổng thu ngân sách (G và T) để cân bằng
I – S = T - G.

Chính sách ngân sách của Keynes: Nếu khu vực tư nhân không đủ cầu
(I<S), nhà nước thâm hụt để bù đắp (G>T); Nếu khu vực tư nhân dư cầu
(I>S), nhà nước thặng dư để giữ cân bằng tổng thể (G<T);

Nhà nước có thể điều chỉnh hoặc G hoặc T hoặc cả hai căn cứ vào tình
hình mất cân đối giữa cung và cầu trong nền kinh tế.

Nhắc lại: ngân sách nhà nước cân bằng khi G=T, thặng dư nếu G<T và
thâm hụt nếu G>T.

Để xây dựng mối quan hệ giữa G, T và Y, cần trở lại mô hình Keynes:

(1) Tiêu dùng là hàm của thu nhập sẵn có (Yd = Y-T)

C = a + mpc(Y-T)
58
 

59
 

60
Phương trình cũng cho thấy tăng chi tiêu ngân sách nhà nước có hiệu quả
mở rộng tới nền kinh tế tương tự như đầu tư tư nhân vì 1/(1-mpc) > 1.

Ví dụ:

Sử dụng bộ số liệu sau đây để minh họa vai trò của nhân tử chi tiêu
ngân sách nhà nước :

C = 200 + 0,75 Yd / I = 50 / G = 100 / T = 100 / ∆G = 10

Thu nhập cân bằng được xác định như sau :

Y = 200 + 0,75(Y-100) + 50 + 100

Y – 0,75Y = 200 – 75 + 50 + 100  Y = 1100.

Khi G tăng một lượng là ∆G = 10 thì Y tăng một lượng ∆Y :

∆Y = 1/(1-mpc) x ∆G = 1/(1-0,75) x 10 = 4 x 10 = 40

Nhân tử k = 4

Cân bằng cung cầu mới sẽ đạt tại Y = 1100 + 40 = 1140. 61


- Hiệu quả mở rộng của việc tăng chi tiêu ngân sách nhà nước tới thu nhập
có thể được minh họa bằng đồ thị sau, theo đó khi chi tiêu ngân sách
nhà nước tăng thêm một lượng là ∆G thì thu nhập cân bằng sẽ
chuyển từ YPE sang YE.

Về lô gíc kinh tế, khi chi tiêu ngân sách nhà nước tăng lên, ngân sách sẽ
trở lên thâm hụt (G>T hay 110>100).

Nhà nước thực hiện CSTK mở rộng khi KV tư nhân chi tiêu thấp, tiết kiệm
cao

 Để nền kinh tế chuyển sang điểm cân bằng mới YE, thâm hụt này phải
được bù đắp chính xác bằng số tiền tiết kiệm của khu vực tư nhân chuyển
qua khu vực nhà nước.

Trên thực tế, quá trình này được thực hiện bằng cách các hộ gia đình
mua trái phiếu chính phủ đúng bằng số thâm hụt của ngân sách
nhà nước.

62
C, I, G Y=C+I+G
Khi G tăng một
lượng là ∆G, sản
xuất Y sẽ tăng từ
C+I+G+∆G
YPE sang YE

B C+I+G

∆G

A
I+G
45° I
0
YPE YE Y
63
b) Khi cả G và T đều biến động như nhau
Giả sử nhà nước tài chính cho số tăng chi tiêu ngân sách của mình đúng
bằng số thu ngân sách tăng thêm. Khi đó : ∆G = ∆T

Điều này có nghĩa là ngân sách nhà nước mở rộng thêm theo cả hai vế
một lượng như nhau, chúng ta gọi là ∆Bu, tức là : ∆Bu = ∆G = ∆T

Tương tự như cách làm ở trên, chúng ta thấy việc tăng ngân sách theo
phương thức này có ảnh hưởng tới thu nhập như sau :

Y=C+I+G

Y = a + mpc(Y-T) + I + G

∆Y = mpc∆Y - mpc∆T + ∆G

(1– mpc)∆Y = (1- mpc)∆Bu

∆Y = ∆Bu

Như vậy, thu nhập sẽ tăng lên đúng bằng số tăng thu và số tăng
chi ngân sách. Nhân tử ở đây đúng bằng 1. 64
Hiệu quả nhân tử ở đây do vậy thấp hơn so với trường hợp G biến động và
T cố định nêu trên.

∆Y = ∆Bu = ∆G = ∆T < ∆Y = 1/(1-mpc) x ∆G

- Việc tăng ngân sách cân bằng (tăng thu và chi theo cùng một mức) không
có tính trung lập với hoạt động kinh tế mà nó làm hoạt động kinh tế và thu
nhập tăng lên.

Nhưng mức tăng lên không lớn.

Tương tự, việc giảm ngân sách cân bằng sẽ làm thu hẹp hoạt động kinh tế
đúng bằng số ngân sách giảm bớt.

65
c) Khi G cố định và T biến động
Trong trường hợp G cố định trong khi tổng cầu giảm, nhà nước có thể bù
đắp số giảm tổng cầu này bằng cách giảm thuế T (∆T<0). Việc giảm thuế
có ảnh hưởng tới thu nhập như sau:

Y=C+I+G

Y = a + mpc(Y-T) + I + G

∆Y = mpc∆Y - mpc∆T

(1– mpc)∆Y = - mpc∆T

∆Y = [-mpc / (1-mpc)] ∆T = -(mpc / mps) ∆T (>0)

So sánh: Trường hợp G biến động và T cố định, việc tăng G có ảnh hưởng
tới thu nhập là ∆Y = [1/(1-mpc)] ∆G = (1/mps) ∆G.

Vì 1/mps > l(mpc / mps)l nên tác dụng của chính sách thu ngân sách nhỏ
hơn chính sách thu ngân sách.

Mặt khác, vì mpc thường lớn hơn 0,5 nên l(mpc / mps)l > 1. 66
Điểm yếu của chính sách ngân sách

Chính sách ngân sách chỉ có hiệu quả khi nó được áp dụng đúng thời điểm.

Tuy nhiên kinh nghiệm của nhiều nước: quá trình phê duyệt, triển khai chính
sách ngân sách thường rất chậm do các nguyên nhân chính trị, xã hội.

Về thu, để thay đổi các luật thuế, cần phải được Quốc hội thông qua, thu
ngân sách sẽ thay đổi chậm, không phù hợp với nhu cầu thay đổi chính sách
ngân sách.

Về phía chi tiêu, việc thay đổi cũng rất khó khăn vì cơ cấu các khỏan chi
thường đã được Quốc hội thống nhất từ trước và bị ảnh hưởng bởi các thế
lực chính trị hơn là tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm đó.

Do đó hiệu quả của chính sách ngân sách vừa có tính chu kỳ, vừa làm tăng
các phi cân bằng kinh tế mà các nhà kinh tế cố gắng dùng chính sách ngân
sách để cứu chữa.
67

You might also like