You are on page 1of 59

CHƯƠNG 3

LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH


SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
QUỐC GIA
LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH
SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG

I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn


giản

II. Xác định điểm cân bằng sản lượng


quốc gia.

III. Mô hình số nhân.


I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm

Trong mô hình lý thuyết: Yd = Y – T

Và thu nhập khả dụng sẽ được phân bổ cho tiêu dùng và


tiết kiệm: Yd = C + S

Với giả định không có chính phủ nên thuế ròng T = 0, có


nghĩa Yd = Y, cho phép chúng ta viết Y = C + S
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm
Tiêu dùng hộ gia đình (C) là lượng tiền mà các hộ gia
đình chi ra để mua sắm những hàng hóa và dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu cá nhân, bao gồm tiêu dùng sản phẩm
thiết yếu như lương thực, thực phẩm, quần áo…; tiêu
dung sản phẩm lâu bền như ti vi, tủ lạnh, xe hơi…và chi
tiêu cho dịch vụ như điện, nước, y tế, điện thoại, internet,
du lịch….
C = f(Yd, W, r…)

Với Yd: Thu nhập khả dụng


W: Của cải hay tài sản
R: lãi suất
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

- APC: khuynh hướng tiêu dùng trung bình, là tỷ lệ phần


trăm tiêu dùng chiếm trong thu nhập khả dụng:
𝐶
𝐴𝑃𝐶 = (3.1)
𝑌𝑑

- APS: khuynh hướng tiết kiệm trung bình, là tỷ lệ phần


trăm tiết kiệm chiếm trong thu nhập khả dụng:
𝑆 𝑌𝑑 − 𝐶
𝐴𝑃𝑆 = =
𝑌𝑑 𝑌𝑑
→ APS = 1 – APC (3.2)
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

- MPC: khuynh hướng tiêu dùng biên, là phần tiêu dùng


tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị:

∆𝐶
𝑀𝑃𝐶 = (3.3)
∆𝑌𝑑

- MPS: khuynh hướng tiết kiệm biên, là phần tiết kiệm


tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị:

∆𝑆 ∆𝑌𝑑 − ∆𝐶
𝑀𝑃𝑆 = =
∆𝑌𝑑 ∆𝑌𝑑
→ MPS = 1 – MPC (3.4)
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Tính các giá trị APC, APS, MPC, MPS


I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Dựa vào quan sát ngẫu nhiên và phân tích tâm lý của người
tiêu dùng, Keynes đưa ra 3 nhận định để phỏng đoán hàm
tiêu dùng:
- Thứ nhất, ông cho rằng “quy luật tâm lý cơ bản của
người tiêu dùng là khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ
quyết định tăng tiêu dùng nhưng với mức tăng ít hơn
mức tăng thu nhập”, nghĩa là khuynh hướng tiêu dùng
biên (MPC) có giá trị 0 < MPC <1
- Thứ hai, khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC) có xu
hướng giảm khi thu nhập (Yd) tăng.

- Thứ ba, Yd là nhân tố quan trọng nhất quyết định tiêu dùng
và tiết kiệm của hộ gia đình. Khi Yd tăng lên thì tiêu dùng và
tiết kiệm của hộ gia đình cũng tăng lên và ngược lại.
C = f(Yd)
Bài tập
Câu 1: Tìm câu sai trong những câu sau đây:
a. MPC = 1 – MPS
b. MPC + MPS = 1
c. MPS = ∆Yd/∆S
d. APC + APS = 1
Bài tập
Câu 2: Khuynh hướng tiêu dùng biên là:
a. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản
lượng tăng thêm 1 đơn vị.
b. Phần tiêu dùng giảm xuống khi thu nhập khả
dụng giảm bớt 1 đơn vị.
c. Phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả
dụng tăng thêm 1 đơn vị
d. B và c đúng
Bài tập
Câu 3: Khuynh hướng tiết kiệm biên là:
a. Phần tiết kiệm tối thiểu khi Yd = 0
b. Phần tiết kiệm tăng thêm khi sản lượng tăng
thêm 1 đơn vị
c. Phần thu nhập còn lại sau khi đã tiêu dùng.
d. Phần tiết kiệm tăng thêm khi thu nhập khả
dụng tăng thêm 1 đơn vị
Các câu sau đây đúng hay sai:
• MPC là độ dốc của hàm tiêu dùng
• Nếu MPC có giá trị dương, thì MPS có trị số
âm
• MPC phản ánh sự thay đổi của tiêu dùng khi
thu nhập khả dụng thay đổi một đơn vị
• APC và MPC luôn luôn bằng nhau
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Hàm tiêu dùng

Hàm tiêu dùng phản ánh mức tiêu dùng dự kiến tương ứng
ở mỗi mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.

C = C0 + Cm.Yd (Cm ≥ 0)

Trong đó:
- C0 là tiêu dùng tự định
- Cm là tiêu dùng biên hay khuynh hướng tiêu dùng biên
(MPC – Marginal Propensity to Consume), phản ánh mức
thay đổi của tiêu dùng khi Yd thay đổi 1 đơn vị:
∆𝐶
𝐶𝑚 = 𝑀𝑃𝐶 =
∆𝑌𝑑
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Ví dụ: Với hàm tiêu dùng có dạng:


C = 800 + 0,6Yd (đơn vị tính của C và Yd là tỷ đồng)

Mức tiêu dùng tự định (Co), không phụ thuộc vào Yd là 800
tỷ đồng và khuynh hướng tiêu dùng biên (Cm hay MPC) là
0,6 nghĩa là khi Yd tăng thêm 1 tỷ đồng thì các hộ gia đình
có xu hướng tăng tiêu dùng thêm 0,6 tỷ đồng.
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Câu hỏi: Tiêu dùng tự định là:


a. Tiêu dùng tối thiểu
b. Tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập
c. Tiêu dùng tương ứng với tiết kiệm tự định.
d. a,b,c đều đúng.
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Hàm tiết kiệm
Thu nhập khả dụng được sử dụng cho hai mục đích tiêu
dùng và tiết kiệm:
Yd = C + S
∆Yd = ∆C + ∆S
hay S = Yd – C và ∆S = ∆Yd - ∆C

- Nếu C < Yd → S > 0: hộ gia đình đang tiết kiệm.


- Nếu C = Yd → S = 0: hộ gia đình không tiết kiệm cũng
không đi vay.
- Nếu C > Yd → S < 0: hộ gia đình tiêu dùng nhiều hơn thu
nhập của họ.
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Hàm tiết kiệm
Hàm tiết kiệm được suy ra từ hàm tiêu dùng như sau:
S = Yd – C
S = Yd – (Co + Cm.Yd) → S = -Co + (1 – Cm)Yd

Hàm tiết kiệm có thể được viết lại tương tự như cách
chúng ta định dạng cho hàm tiêu dùng.

Ta đặt: So = -Co và Sm = 1 – Cm, thì: S = So + Sm.Yd

Trong đó: So là tiết kiệm tự định, là mức tiết kiệm độc lập
với thu nhập khả dụng. Khi Yd = 0, các hộ gia đình muốn
tiêu dùng một lượng tối thiểu Co, sẽ phải vay mượn hay
tiêu vào khoản tiết kiệm, lúc đó S có giá trị âm (S = So < 0)
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Hàm tiết kiệm

Sm hay MPS là khuynh hướng tiết kiệm biên (hay tiết kiệm
biên): phản ánh mức thay đổi của tiết kiệm khi Yd thay đổi
1 đơn vị:
∆𝑆
𝑆𝑚 = 𝑀𝑃𝑆 =
∆𝑌𝑑
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Hàm tiết kiệm
Ví dụ: Từ hàm tiêu dùng C = 800 + 0,6Yd, suy ra được
hàm tiết kiệm có dạng:

S = -800 + 0,4Yd
Mối quan hệ giữa các tham số trong hàm trên:
C + S = Yd
∆C + ∆S = ∆Yd
Chia cả 2 vế của biểu thức trên cho ∆Yd, ta có:
∆𝐶 ∆𝑆 ∆𝑌𝑑
+ =
∆𝑌𝑑 ∆𝑌𝑑 ∆𝑌𝑑
MPC + MPS = 1
Hay Cm + Sm = 1
Co + So = 0
Bài tập
Nếu hàm tiêu dùng có dạng C = 1.000 + 0,75Yd
thì hàm tiết kiệm có dạng như thế nào?
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Nhu cầu đầu tư


Trong kinh tế học, đầu tư được đề cập là đầu tư vật chất,
mua bán tài sản vốn, không nói đến đầu tư tài chính (mua
cổ phiếu, trái phiếu).

Đầu tư vừa ảnh hưởng đến tổng cầu (trong ngắn hạn), vừa
ảnh hưởng đến tổng cung (trong dài hạn).

Đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: lãi suất r,
sản lượng quốc gia (Y), thuế (t), kỳ vọng của các nhà đầu
tư (E)…
I = f(r, Y, t, E…)
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Nhu cầu đầu tư
Lãi suất (r): là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho vốn vay;
hay lãi suất là chi phí cơ hội của vốn mà nhà đầu tư tự bỏ
ra.

Sản lượng quốc gia (Y): đồng biến với sản lượng quốc gia.

Thuế suất (t): cũng tác động đến đầu tương tự lãi suất. Khi
thuế suất tăng lên, nhu cầu đầu tư sẽ giảm và ngược lại.

Kỳ vọng của nhà đầu tư: nếu nhà đầu tư lạc quan về triển
vọng của nền kinh tế, họ sẽ mạnh dạn đầu tư và ngược lại.
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Hàm đầu tư: phản ánh mức đầu tư dự I

kiến tương ứng ở mỗi mức sản lượng


I2
quốc gia.
Trong điều kiện các yếu tố khác không I1

đổi, đầu tư là hàm phụ thuộc đồng biến I0


với sản lượng:
I = f(Y) Y1 Y2 Y
I = Io + Im.Y (Im ≥ 0) Đầu tư (I) phụ thuộc
vào sản lượng Y)
Io là đầu tư tự định
Im hay MPI, là khuynh hướng tiêu dùng
biên (hay đầu tư biên): phản ánh mức
thay đổi của đầu tư khi sản lượng (Y)
thay đổi 1 đơn vị:
∆𝐼
Im = MPI =
∆𝑌
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Ví dụ: với hàm đầu tư có dạng I = 400 + 0,2Y


(Đơn vị tính của I và Y là tỷ đồng)
Thì đầu tư tự định là 400 tỷ và đầu tư biên (Im) là 0,2,
nghĩa là sản lượng quốc gia (Y) tăng thêm 1 tỷ thì đầu tư
dự kiến tăng thêm 0,2 tỷ.
I
Trường hợp đặc biệt, nếu
Im = 0, nghĩa là đầu tư
I = I0
không phụ thuộc vào sản I0
lượng, thì hàm đầu tư có
dạng là hàm tự định hay
hàm hằng: I = Io Y
Đầu tư không phụ
thuộc vào sản lượng
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Hàm tổng cầu dự kiến hay tổng chi tiêu dự kiến
(AD): AD = f(Y)
Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản chỉ có các hộ gia
đình và các doanh nghiệp
AD = C + I
C = Co + Cm.Yd
Giả định không có chính phủ nên Yd = Y, cho phép viết lại:
C = Co + Cm.Y
I = Io + Im.Y
Vậy AD = Co + Io + (Cm + Im).Y
Trong đó:
(Co + Io ) là tung độ góc của hàm AD, là phần tổng cầu tự định hay chi tiêu tự
định, ký hiệu Ao
(Cm + Im) là hệ số góc của AD, là tổng cầu biên hay tổng chi tiêu biên, ký hiệu
Am, phản ánh mức thay đổi của tổng cầu dự kiến khi Y thay đổi 1 đơn vị: Am =
∆𝐴𝐷
∆𝑌
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Chúng ta có thể viết lại hàm tổng cầu dưới dạng:


AD = Ao + Am.Y

Đường biểu diễn hàm tổng cầu


được thể hiện trên đồ thị, với
trục tung thể hiện tổng cầu dự
kiến AD, trục hoành là sản
lượng (thu nhập) quốc gia Y,
có tung độ góc là Ao và độ dốc
Tổng cầu dự kiến
là Am (AD) phụ thuộc vào
sản lượng Y
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Ví dụ: Từ hàm tiêu dùng C = 800 + 0,6Yd (trong điều kiện


nền kinh tế đơn giản: Yd = Y), và hàm đầu tư I = 400 +
0,2Y. Tính hàm tổng cầu?
I. Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Nếu tiêu dùng tự định thay đổi một lượng ∆Co và đầu tư
tự định thay đổi một lượng ∆Io, thì tổng cầu tự định thay
đổi một lượng là ∆Ao = ∆Co + ∆Io, ta có hàm tổng cầu mới
AD1 có dạng:
AD1 = AD + ∆Ao
AD1 = (Ao + ∆Ao) + Am.Y
Đặt A1 = (Ao + ∆Ao) thì AD1 = A1 + Am.Y
Nếu ∆Ao > 0  A1 > Ao, đường AD dịch chuyển lên trên

Khi tổng cầu tự định (∆Ao) tăng,


đường AD dịch chuyển lên trên
II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia

Mô hình cổ điển
* Tiền đề của mô hình cổ điển
- Trong điều kiện tự do cạnh tranh thì giá cả và tiền
lương hoàn toàn linh hoạt.
- Đường tổng cung hoàn toàn thẳng đứng tại mức sản
lượng tiềm năng

Tổng cung trong mô hình cổ điển


II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia

Mô hình cổ điển

* Ý nghĩa của mô hình cổ điển


- Thị trường luôn cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng
(nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng).
- Phản đối sự can thiệp của chính phủ.

* Nhược điểm của mô hình cổ điển


- Không giải thích được cuộc Đại Khủng Hoảng 1929-
1933.
II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia
Quan điểm của Keynes:

Giá cả và tiền lương không linh hoạt vì:

- Tiền lương được quy định theo hợp đồng lao động

- Gía cả một số mặt hàng do chính phủ quy định (nên ổn


định)

- Các tổ chức lớn có quyền quyết định giá cả một số


sản phẩm

Thị trường không có cơ chế tự điều chỉnh


II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia

 Đường cung nằm


ngang tại mức giá thị
trường thể hiện tính
“cứng nhắc” của giá
cả trong ngắn hạn.

 Nền kinh tế không


phải luôn cân bằng
tại mức tiềm năng
mà có thể ở trạng
thái “cân bằng khiếm
dụng”
II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia

Kết luận:

 Thị trường không có


cơ chế tự điều chỉnh

 Phải cần có sự can


thiệp trực tiếp và
thường xuyên của
Chính Phủ để điều
chỉnh khuyết tật thị
trường.
II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia
 Trong ngắn hạn:
tổng cầu quyết định
sản lượng.

 Trong vùng suy


thoái, nếu tăng cầu
sẽ làm tăng sản
lượng mà không làm
tăng giá.

 Khi đã qua tiềm


năng, tăng tổng cầu
làm tăng giá, không
tăng SL.
II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia
Kết luận
 Trong ngắn hạn, khi giá và lương vẫn chưa có đủ thời
gian điều chỉnh để thích ứng với áp lực từ cung cầu
thì mô hình Keynes là đúng- Nghĩa là tổng cầu quyết
định sản lượng.

→ Chính sách trọng cầu.

 Trong dài hạn, giá và tiền lương điều chỉnh, thì mô


hình cổ điển đúng, nghĩa là mức tiềm năng quyết định
sản lượng.
→ Chính sách cải thiện mức sản lượng tiềm năng
(chính sách trọng cung).
II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia

Xác định mức sản lượng quốc gia cân bằng

Có hai cách xác định sản lượng quốc gia cân bằng:

 Một là, dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và tổng
cung.

 Hai là, dựa vào mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
Một là, dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và
tổng cung.

Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó sản lượng
cung ứng (AS hay Y) bằng mức tổng cầu dự kiến (AD).

AD = C + I
- Chi tiêu hộ gia đình (C)

- Đầu tư (I)
Một là, dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và
tổng cung.

Giải phương trình tìm giá trị của sản lượng cân bằng:

Với tổng cung AS = Y


Tổng cầu AD = C + I = Ao + Am.Y

Mức sản lượng cân bằng phải thỏa điều kiện: AS = AD


1 1
↔Y= × A0 = × A0
1−Am 1−Cm −𝐼𝑚
Một là, dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và
tổng cung.

Ví dụ 5: Giả sử một nền kinh tế xây dựng được hàm


tổng cầu có dạng: AD = 1.200 + 0,8Y. Tìm sản lượng cân
bằng?
Một là, dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và
tổng cung.
Xác định mức sản lượng cân bằng trên đồ thị

Trên đồ thị trục tung thể hiện tổng cầu (AD), trục hoành thể hiện sản lượng (Y). Hàm AS
= Y có đường biểu diễn 450 và hàm AD = Ao + Am.Y có đường biểu diễn là đường thẳng
dốc lên, có tung độ góc là Ao = (C0 + I0) và độ dốc Am = (Cm + Im) là hằng số dương.
Mức sản lượng cân bằng là YE, được xác định từ giao điểm của đường 450 và đường
AD chiếu xuống trục tung Y.
Một là, dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và
tổng cung.
Xác định mức sản lượng cân bằng trong ví dụ trên đồ thị
Một là, dựa vào mối quan hệ giữa tổng cầu và
tổng cung.
Điều chỉnh về mức sản lượng cân bằng

Hình 3.7 Quá trình điều chỉnh để đạt sản lượng cân bằng Y1

→ Sản lượng cân bằng là sản lượng mà nền kinh tế luôn hướng tới
Minh họa quá trình điều chỉnh để đạt sản lượng cân
bằng qua bảng số liệu tự VD5 như sau:
(Với C = 800 + 0,6.Yd; I = 400 + 0,2.Y)
Ví dụ
Cho C = 100 + 0.75Yd và I = 100 + 0.05Y
Tìm sản lượng cân bằng trong trường hợp không
có chính phủ?
Hai là, dựa vào mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.

Yd = C + S
(vì không có chính phủ nên Yd=Y)
hay Y = C + S (1)
và AD = C + I (2)
Tại điểm cân bằng: AD = Y
C+I=C+S

I S
Đầu tư dự kiến Tiết kiệm dự kiến
Hai là, dựa vào mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
Ta có: S = -Co + Sm.Y (vì giả định không có chính phủ
Yd = Y) và I = Io + Im.Y
Giải phương trình S = I
↔ -Co + Sm.Y= Io + Im.Y
1 1
→𝑌= × 𝐶0 + 𝐼0 = × 𝐴0
1−𝐶𝑚 −𝐼𝑚 1−𝐴𝑚

Hình 3.8 Xác định sản lượng cân bằng dựa vào S và I
Hai là, dựa vào mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
VD6: Tiếp tục các ví dụ trên, với hàm C = 800 + 0,6Yd
Ta suy ra hàm tiết kiệm S = -800 + 0,4Yd
Và hàm đầu tư: I = 400 + 0,2Y
Sản lượng cân bằng khi: S = I
-800 + 0,4Yd= 400 + 0,2Y
→ 0,2Y = 1.200
→ Y = 6.000
Tại sản lượng cân bằng: S = I = 1.600

Hình 3.8b Xác định sản lượng cân bằng


Ví dụ
Cho S = -100 + 0.25Yd
I = 100 + 0.05Y
Tìm sản lượng cân bằng trong trường hợp không
có chính phủ?
Ví dụ
Trong một nền kinh tế đóng không có chính phủ.
Nếu cầu đầu tư dự kiến là 400 tỷ đồng và hàm
tiêu dùng C = 100 + 0,8Yd, mức thu nhập cân
bằng là:
a. 2.500 tỷ đồng
b. 1.000 tỷ đồng
c. 2.000 tỷ đồng
d. Không câu nào đúng
III. Mô hình số nhân
Khái niệm số nhân

Số nhân (k) là hệ số phản ánh mức thay đổi của sản


lượng cân bằng (∆Y) khi tổng cầu tự định (∆Ao) thay
đổi một đơn vị:
∆𝑌
𝑘= hay: ∆Y = k.∆Ao
∆𝐴𝑜
Nghĩa là khi tổng cầu tự định tăng thêm 1 đơn vị, thì
cuối cùng sản lượng Y tăng thêm k đơn vị, do đó tác
động lan truyền trong nền kinh tế.
III. Mô hình số nhân
Công thức tính số nhân
1 1
K= =
1 −𝐴𝑚 1−𝐶𝑚 −𝐼𝑚

Hình 3.9 Khi tổng cầu tự định tăng, thì sản lượng cân
bằng sẽ tăng theo hiệu ứng số nhân
III. Mô hình số nhân

VD:
a) Trong mô hình nền kinh tế đơn giản, khi hàm C =
800 + 0,6Yd; I = 400 +0,2Y
Tìm AD và sản lượng cân bằng?

b) Giả sử đầu tư tự định tăng thêm ∆Io = 100. Tìm sản


lượng cân bằng mới.
III. Mô hình số nhân
Công thức số nhân (phương pháp đại số)
Ban đầu nếu hàm tổng cầu có dạng: AD = Ao + Am.Y
Thì Y cân bằng được xác định Y = AD
Y =Ao + Am.Y
1 1
𝑌= × 𝐴𝑜 = × 𝐴0 (4)
1−𝐴𝑚 1−𝐶𝑚 −𝐼𝑚
Giả sử tổng cầu tự định thay đổi một lượng ∆Ao = ∆Io + ∆Co
Hàm tổng cầu mới có dạng AD’ = AD + ∆Ao =(Ao + Am.Y) + ∆Ao
AD’ = Ao + ∆Ao + Am.Y
Sản lượng cân bằng mới: Y = AD’ ↔ Y = Ao + ∆Ao + Am.Y
1 1
→𝑌 = × (𝐴𝑜 + ∆Ao) = × (𝐴𝑜 + ∆Ao) (5)
1−𝐴𝑚 1−𝐶𝑚 −𝐼𝑚
Lấy biểu thức (5) trừ biểu thức (4) ta có:
1 1
→∆𝑌 = × ∆𝐴𝑜 = × ∆𝐴𝑜
1 − 𝐴𝑚 1 − 𝐶𝑚 − 𝐼𝑚
1 1
→K= =
1−𝐴𝑚 1−𝐶𝑚−𝐼𝑚
Ví dụ
Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số:
C = 1.000 + 0,7Yd và I = 200 + 0,1Y
Số nhân tổng cầu là:
a. K = 2
b. K = 4
c. K = 5
d. K = 2,5
Ví dụ
Cho hai hàm số: C = 100 + 0.75 Yd = 100 + 0.75Y
I = 100 + 0.05Y
a. Sản lượng cân bằng?
b. Giả sử vì lý do nào đó tiêu dùng tăng thêm 30, đầu tư giảm
bớt 10, làm tổng cầu tăng thêm bao nhiêu? Sản lượng cân bằng
mới?
III. Mô hình số nhân

Nghịch lý về tiết kiệm (The Paradox of thrift)

Khi mọi người muốn gia tăng tiết kiệm nhiều hơn ở mọi
mức thu nhập, thì cuối cùng sẽ làm cho sản lượng và thu
nhập giảm xuống, tổng tiết kiệm sẽ giảm:

↑S→C↓→AD↓→ Y↓→Yd↓→S↓
III. Mô hình số nhân
Giải thích nghịch lý bằng đồ thị

Hình 3.10. Trường hợp đầu tư không Hình 3.11. Trường hợp đầu tư phụ
phụ thuộc vào Y thuộc vào Y
Vai trò của tiết kiệm
- Làm giảm tổng cầu, nếu không có các
khoản chi khác bổ sung sẽ làm giảm sản
lượng (tiêu cực).

- Vậy không nên tiết kiệm?

- Nếu không tiết kiệm sẽ không có đầu tư


ròng  không có tăng trưởng.

- Vậy, vai trò tích cực của tiết kiệm là tạo


nguồn cho đầu tư ròng.
Cách giải quyết nghịch lý tiết kiệm

- Tăng đầu tư đúng bằng lượng tăng tiết


kiệm

- Nếu ↑S của dân chúng lại được đưa


vào đầu tư (I↑) với một lượng tương
đương  AD không đổi  Y không đổi
nhưng S↑

You might also like