You are on page 1of 5

CHUYÊN ĐỀ 5: TỒNG CẦU

I. Cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu


- Lượng tổng cầu tại một mức giá nhất định chính là tổng của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu
chính phủ và xuất khẩu ròng tại mức giá đó.
- Công cụ để xác định mức sản lượng và tổng cầu tại trạng thái cân bằng khi nền kinh tế còn
nhiều nguồn lực chưa được sử dụng là đường tổng chi tiêu (Aggregate Expenditure-AE).
- Đường tổng chi tiêu có ba đặc điểm quan trọng:
+ Thứ nhất, nó là đường dốc lên phản ánh khi thu nhập quốc dân tăng lên thì tổng chi tiêu
cũng tăng.
+ Thứ hai, khi thu nhập tăng một đơn vị, tổng chi tiêu cũng tăng nhưng tăng ít hơn một đơn
vị.
+ Thứ ba, ngay cả nếu thu nhập quốc dân bằng không, thì tổng chi tiêu vẫn mang giá trị
dương.
- Tổng chi tiêu cắt trục tung tại một giá trị dương. Giá trị này thường được gọi là chi tiêu dự
định.
1. Đồng nhất thức thu nhập – sản lượng
Nếu Y dùng được để biểu thị thu nhập quốc dân thì đồng nhất thức này có thể được viết như
sau:
GDP = thu nhập quốc dân = Y
2. Sản lượng cân bằng
Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu, được ký hiệu là AE, cần phải bằng tổng sản lượng
(GDP). Vì tổng sản lượng bằng thu nhập quốc dân (Y), chúng ta có phương trình đơn giản như
sau:
AE = GDP = Y
3. Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu
- Đường tổng chi tiêu có thể dịch chuyển khi có những thay đổi trong nền kinh tế làm cho các
hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ quyết định chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn tại mỗi mức
thu nhập.
- Số nhân chi tiêu (m) cho biết sự thay đổi của sản lượng cân bằng gây ra bởi sự thay đổi một
đơn vị trong tổng chi tiêu.
∆ Y Y 1−Y 0
m= =
Z Z
Khi tổng chi tiêu tăng thêm một lượng là Z tại mỗi mức thu nhập quốc dân
Sản lượng cân bằng tăng từ Y0 lên Y.
4. Công thức tính sản lượng cân bằng
- Phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu có thể viết như sau: AE=b+cY (1
- Trạng thái cân bằng đòi hỏi tổng chi tiêu bằng tổng thu nhập, tức là: AE = Y (2)
b
- Giá trị của Y tại trạng thái cân bằng được tính như sau: Y¿
1−c
1
- Như vậy, công thức tổng quát xác định giá trị của số nhân chi tiêu là: m=
1−c

II. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế giản đơn
- Các thành tố của tổng chi tiêu một cách chi tiết bao gồm: C – chi tiêu cho tiêu dùng, I- chi
tiêu đầu tư, G là chi tiêu chính phủ, NX là xuất khẩu ròng.
- Chúng ta có thể tổng hợp các thành tố của tổng chi tiêu trong phương trình sau:
AE = C+I+G+NX
1. Tiêu dùng
- Mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng được gọi là hàm tiêu dùng.
- Trong kinh tế vĩ mô, chúng ta quan tâm đến hàm tổng tiêu dùng tức mối quan hệ giữa
tổng tiêu dùng và tổng thu nhập.
+ Tổng tiêu dùng: tổng tiêu dùng của tất cả các hộ gia đình trong nền kinh tế.
+ Tổng thu nhập: thu nhập khả dụng, tức là phần thu nhập còn lại sau khi các hộ gia
đình nộp thuế.
a. Xu hướng tiêu dùng cận biên:
- Lượng tiêu dùng tăng lên khi thu nhập khả dụng tăng 1 đơn vị được gọi là xu
hướng tiêu dùng cận biên (Marginal Propensity to Consume -MPC).
- Độ dốc của đường tổng tiêu dùng chính là xu hướng tiêu dùng cận biên.
Hàm tiêu dùng có thể được viết dưới dạng toán học như sau:
C = a + MPC x Yd
Trong đó:
+ C: tiêu dùng
+ a: tiêu dùng tự định
+ MPC: xu hướng tiêu dùng cận biên
+ Yd: thu nhập khả dụng.
b. Xu hướng tiết kiệm cận biên
Mức tiết kiệm bổ sung từ một đơn vị thu nhập khả dụng tăng thêm được gọi là xu
hướng tiết kiệm cận biên (MSP). Tổng của xu hướng tiêu dùng cận biên và xu hướng
tiết kiệm cận biên luôn bằng 1:
MPC + MPS = 1
Xu hướng tiêu dùng cận biên càng lớn thì xu hướng tiết kiệm cận biên càng nhỏ và
ngược lại.

2. Đầu tư
Bây giờ chúng ta chuyển sang thành tố quan trọng thứ hai của tổng chi tiêu - đầu tư. So
với tiêu dùng, đầu tư chiếm tỷ lệ trọng khiêm tốn hơn
Mức đầu tư ít chịu ảnh hưởng bởi những điều đang diễn ra và cụ thể bởi mức thu nhập
quốc dân hiện tại

3. Sản lượng cân bằng


Bây giờ chúng ta có thể phân tích sản lượng cân bằng trong một nền kinh tế giản đơn
không có chính phủ và thương mại quốc tế. Khi đó, tổng chi tiêu chỉ bao gồm tiêu dùng
và đầu tư.
Phân tích ở trên cho thấy trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa đạt được khi
sản lượng thực tế tạo ra vừa đùng bằng tổng chi tiêu, tức là: Y = C + I
Chuyển C sang vế trái chúng ta thu được: Y – C = I
Vế bên trái chính là tiết kiệm theo kế hoạch; còn vế phải là đầu tư theo kế hoạch : S = I
4. Số nhân
Một điểm cốt lõi của cách tiếp cận thu nhập chi tiêu là tư tưởng cho rằng những sự
kiện làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu sẽ có ảnh hưởng kép đến sản lượng

III. Mô hình xác định sản lượng trong một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ:
- Sự thay đổi chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng sẽ gây ra sự thay đổi lớn hơn trong sản
lượng cân bằng.
- Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ trực tiếp là một thành tố của tổng chi
tiêu. Bởi vì tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập khả dụng của các cá nhân – lượng thu nhập
còn lại sau khi nộp thuế - việc thu thuế của chính phủ có ảnh hưởng đến tiêu dùng.
1. Công thức tính sản lượng cân bằng và số nhân chi tiêu trong một nền kinh tế đóng có
chính phủ.
- Khi chúng ta bổ sung thêm chính phủ đường tổng chi tiêu có dạng:
AE = C + I + G = a + MPC x Yd + I + G
Trong đó: Yd là thu nhập khả dụng.
Để đơn giản, chúng ta giả thiết thuế tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân theo công thức
sau:
T = tY
Nên:
Yd = Y – T = (1-t)Y
- Do đó, hàm tổng chi tiêu có thể viết lại như sau:
AE = a + MPC (1-t)Y + I + G
- Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập:
Y = a + MPC(1-t)Y+I+G
- Từ đó, chúng ta rút ra công thức tính sản lượng cân bằng như sau:
a−1−G
Y=
1−MPC (1−t)
1
Và số nhân chi tiêu có giá trị là: m '=
1−MPC (1−t)
1
Nếu t = 0,25 và MPC = 0,8 thì số nhân là: m '= =2,5
1−0.8 ¿ ¿
Như vậy số nhân có giá trị đúng bằng 1/2 so với trong điều kiện không có thuế.

2. Mô hình xác định sản lượng cân bằng và số nhân trong nền kinh tế đóng có sự tham
gia của chính phủ với thuế độc lập với thu nhập
Xét những hàm ý của giả thiết này đối với mô hình của chúng ta áp dụng cho một nền
kinh tế đóng. Bắt đầu với phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu:
AE = C + I + G = a + MPC x Yd + I + G
Trong đó Yd là thu nhập khả dụng: Yd = Y - T
Do đó hàm tổng chi tiêu có thể viết lại như sau:
AE = a – MPC x T + I + G + MPC x Y

IV. Mô hình xác định sản lượng trong một nền kinh tế mở
Cho đến nay phân tích của chúng ta bỏ qua vai trò quan trọng của thương mại quốc
tế. Điều này có thể chấp nhận được đối với một nền kinh tế tương đối đóng cửa - một nền
kinh tế ít tham gia vào thương mại quốc tế, nhưng không thích hợp với một nền kinh tế
tương đối mở cửa. Độ mở cửa của một nền kinh tế thường được tính bằng tỷ trọng của
tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP.
1. Nhập khẩu
- Khi thu nhập của các hộ gia đình tăng, họ không chỉ mua nhiều hàng hóa sản xuất trong
nước hơn mà họ cũng mua nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn. Chúng ta có thể hình dung
một hàm nhập khẩu theo cách giống như chúng ta đã làm với hàm tiêu dùng.
- Nhập khẩu tăng cùng với thu nhập. Xu hướng nhập khẩu cận biên cho chúng ta biết
lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập tăng thêm một đơn vị.

2. Xuất khẩu
- Người nước ngoài mua gì và mua bao nhiêu hàng của Việt Nam phụ thuộc trước hết
vào thu nhập của họ chứ không phụ thuộc trực tiếp vào thu nhập của Việt Nam.
- Xuất khẩu của Việt Nam cũng có thể phụ thuộc vào các nhân tố khác, chẳng hạn như
hoạt động tiếp thị của công ty Việt Nam và giá tương đối giữa hàng Việt Nam so với hàng
ngoại.
- Như vậy, xuất khẩu ròng cho biết về tổng thể hiện tại một nước là người mua ròng hay
bán ròng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới.
- Tại những mức thu nhập rất thấp, xuất khẩu ròng mang giá trị dương, tức là xuất khẩu
cao hơn nhập khẩu. Do đó tổng chi tiêu - chi tiêu cho hàng sản xuất trong nước – tăng
một lương nhỏ hơn trong một nền kinh tế mở.
- Trong một nền kinh tế đóng, khi thu nhập tăng một đơn vị, tổng chi tiêu tăng theo xu
hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân MPC’= DC/DY = MPC .
- Trong một nền kinh tế mở, khi thu nhập tăng một đơn vị, tổng chi tiêu tăng một lượng
bằng xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân trừ đi xu hướng nhập khẩu cận
biên .

3. Công thức tính sản lượng cân bằng và số nhân trong một nền kinh tế mở.
- Khi chúng ta bổ sung thêm thương mại, đường tổng chi tiêu có dạng:
AE = C + I + G + X - IM
- Nhập khẩu được coi là tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân theo công thức sau:
IM = MPM x Y
Trong đó MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên; xuất khẩu được giả thiết là cố định.
- Do đó, hàm tổng chi tiêu được viết lại như sau:
AE = a + MPC(1-t)Y + I + G + X – MPM x Y
- Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập:
Y = a + MPC(1-t)Y + I + G + X – MPM x Y
- Trên cơ sở đó, chúng ta xác định được mức thu nhập cân bằng theo công thức:
a+1+G+ X
Y=
1−MPC ( 1−t ) + MPM
- Và số nhân có giá trị:
1
m ' '=
1−MPC ( 1−t )+ MPM
Như vậy, số nhân có giá trị nhỏ hơn nhiều trong nền kinh tế mở so với trong điều kiện
không có thương mại.

V. Cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu và phân tích tổng cầu - tổng cung
- Đường tổng cầu chẳng qua biểu diễn những mức thu nhập cân bằng nhận được từ mô hình
thu nhập - tổng chi tiêu, nên các cú sốc làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu và làm thay đổi
mức thu nhập cân bằng tại một mức giá nhất định cho trước đều làm cho đường tổng cầu dịch
chuyển.
- Những hạn chế của cách tiếp cận thu nhập – tiêu dùng:
+ Tổng cầu chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định sản lượng khi nền
kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi của
tổng cầu có thể quyết định thu nhập quốc dân khi nền kinh tế có nhiều máy móc đang
bị bỏ không và nhiều công nhân có thể làm việc nếu như có đủ cầu để mua hàng hóa
do họ tạo ra.
+ Trong trường hợp nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng thì tiếp cận
đưa ra ở đây bỏ qua sự hạn chế về nguồn lực hoàn toàn có ý nghĩa.

You might also like