You are on page 1of 78

KINH TẾ VĨ MÔ

Huỳnh Ngọc Chương


CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH
SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
Nội dung

1. Các thành phần của tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
1.1.Nhu cầu tiêu dùng, tiết kiệm
1.2.Đầu tư
1.3. Hàm tổng cầu dự kiến
2. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia
3. Mô hình số nhân và nghịch lý tiết kiệm
1. TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ ĐƠN GIẢN

Giả định
Nền kinh tế không có sự can thiệp của Chính phủ:
T=0 & G=0.
Nền kinh tế không có ngoại thương: NX=0.
Tổng cầu của nền kinh tế chỉ bao gồm:
C: chi tiêu của hộ gia đình
I: đầu tư
Các thành phần của tổng cầu

1.1. Tiêu dùng và tiết kiệm


Tiêu dùng của hộ gia đình (C): là lượng tiền mà các hộ gia đình chi ra để mua sắm
những hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, bao gồm:
Chi tiêu cho cho sản phẩm thiết yếu: lương thực, quần áo…
Chi tiêu cho sản phẩm lâu bền: tivi, tủ lạnh…
Chi tiêu cho các dịch vụ: điện, nước, y tế, điện thoại…
Các yếu tố tác động tới tiêu dùng: C=f(Yd,W,r…)
1. Thu nhập khả dụng: Yd (yếu tố ảnh hưởng và quan trọng nhất)
2. Của cải, hay tài sản: W
3. Lãi suất: r
Hàm tiêu dùng
 Hàm tiêu dùng phản ánh mức tiêu dùng dự kiến tương ứng với mỗi mức thu
nhập khả dụng của các hộ gia đình.
 Hàm tổng quát:
 C= C0+CmYd
Trong đó:
Yd là thu nhập khả dụng, trong trường hợp nền kinh tế đóng thì Yd= Y vì không
có đóng thuế.
C0: tiêu dùng tự định, là mức tiêu dùng tối thiểu, độc lập với thu nhập khả dụng.
Khi không có thu nhập, các hộ gia đình cũng vẫn phải chi tiêu. C0 >0
Cm: tiêu dùng biên, hay khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC: margin Propensity
to Consume), phản ánh mức thay đổi của tiêu dùng của Yd khi thay đổi một đơn
vị. 0<Cm <1; Cm = ∆C/ ∆Yd
Ví dụ:

 Một hàm tiêu dùng có dạng: C=1500+ 0,6*Yd

Hàm số này cho biết:


1. Khi thu nhập của người tiêu dùng là 0 thì họ vẫn phải chi tiêu một lượng tối thiểu
là C0= 1500

2. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 1000 thì họ sẽ sử dụng 600 vào chi tiêu
cho tiêu dùng. Hệ số Cm=0,6 là tiêu dùng biên
Hàm tiết kiệm

 Thu nhập khả dụng được sử dụng cho 2 mục tiêu: tiêu dùng và tiết kiệm. Yd= C+S
 Trong đó: C: tiêu dùng; S: tiết kiệm.
 Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi chi tiêu.
 Khi đó: ∆Yd= ∆C+ ∆S

Nếu C< Yd S> 0  hộ gia đình đang tiết kiệm


Nếu C> Yd S< 0  hộ gia đình tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm.
Nếu C= Yd  S=0  hộ gia đình không tiết kiệm cũng không đi vay. (điểm trung hòa
hay điểm vừa đủ).
Hàm tiết kiệm

 Hàm tiết kiệm: phản ánh mức tiết kiệm dự kiến tương ứng ở mỗi mức thu nhập khả dụng của
các hộ gia đình.
 Yd = C+S  S = Yd – C = Yd – (C0+ Cm*Yd)
S= - C0 + Yd (1-Cm)

Đặt –C0= S0; 1-Cm= Sm .


Khi đó: S= S0+ Sm*Yd
Trong đó: S0 là tiết kiệm tự định: mức tiết kiệm độc lập với thu nhập khả dụng. S 0 = -C0, khi Yd=
0, các hộ gia đình vẫn phải tiêu dùng một lượng tối thiểu C0, sẽ phải vay mượn hay tiêu vào
khoản tiết kiệm  S0 có giá trị âm
Sm hay MPS (margin Propensity to Save): phản ánh mức thay đổi của tiết kiệm khi Yd thay đổi 1
đơn vị. MPS + MPC = 1 hay Cm+Sm =1.
0<Sm<1. Sm = ∆S/ ∆Yd
Ví dụ:
 Hàm tiêu dùng có dạng: C= 1500+ 0,6*Yd
 Khi đó ta sẽ có hàm tiết kiệm: S= Yd-C= -1500+0,4*Yd
 Hệ số tự định S0= -1500 cho thấy rằng trong trường hợp người tiêu dùng
không có bất kỳ thu nhập nào, họ vẫn phải tiêu dùng một lượng nhất định
là C0  đây là khoản họ vay mượn hoặc sử dụng vào tiền tiết kiệm  S0=-C0
 Hệ số tiết kiệm biên: Sm= 0,4 cho thấy khi thu nhập khả dụng của người
tiêu dùng tăng lên 1 đơn vị họ sẽ tiết kiệm thêm được 0,4 đồng
 Ta có:
 Sm=1-Cm
 C0= -S0
C,S

C= C0+Cm*Yd
A
Y Điểm trung hòa: S= 0

C0 S= -C0+(1-Cm)*Yd

450

Y Yd

-C0
Mối quan hệ giữa tiêu dùng, tiết kiệm

Yd C Tốc độ tăng Yd Tốc độ tăng C S APC APS MPC MPS


2000 2150 0,00 0 -150 1,075 -0,075    
3000 3100 0,50 0,44 -100 1,033 -0,033 0,95 0,05
4000 4000 0,33 0,29 0 1 0 0,9 0,1
5000 4800 0,25 0,20 200 0,96 0,04 0,8 0,2
6000 5550 0,20 0,16 450 0,925 0,075 0,75 0,25
APC: khuynh hướng chi tiêu trung bình, tính bằng tỷ lệ phần trăm tiêu dùng chiếm trong thu nhập khả dụng.
APC = C/Yd
APS: khuynh hướng tiết kiệm trung bình, tính bằng tỷ lệ phần trăm tiết kiệm tính trong thu nhập khả dụng.
APC+APS=1
Nhận xét:
Khi Yd thấp  C>Yd  S<0. APC>1, APS< 0
Khi Yd tăng lên: C cũng tăng nhưng không tăng nhanh bằng tốc độ tăng của Yd  S tăng lên
Khi Yd tăng: kéo theo APC↓, MPC↓ kéo theo: APS↑ và MPS↑
Lý giải nguyên nhân

 Thứ nhất, xuất phát từ quy luật tâm lý cơ bản của người tiêu dùng là
khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ quyết định tăng tiêu dùng,
nhưng với mức tăng ít hơn mức tăng thu nhập. Từ đó làm cho
0<MPC<1
 Thứ hai, khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC) có xu hướng
giảm khi thu nhập Yd tăng.
 Thứ ba, thu nhập khả dụng là nhân tố quan trọng nhất quyết định
tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình. Khi thu nhập khả dụng tăng
lên, tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng lên và ngược lại.
1.2. Nhu cầu đầu tư (I: investment)

 Đầu tư vừa ảnh hưởng đến tổng cầu trong ngắn hạn vừa ảnh hưởng
đến tổng cung trong dài hạn.
 Trong ngắn hạn: I↑  Y ↑  sản lượng ↑  số người có công việc ↑
 tỷ lệ thất nghiệp giảm.
 Trong dài hạn: I tạo ra tích lũy vốn  tăng tổng cung  nền kinh tế
tăng trưởng bền vững.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư: lãi suất (r), sản lượng quốc gia (Y);
thuế (t), kỳ vọng của nhà đầu tư (E)
I=f(r, Y, t, E)
Hàm đầu tư

 Hàm đầu tư phản ánh mức đầu tư dự kiến tương ứng ở mỗi mức
sản lượng quốc gia.
 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, I là hàm đồng biến phụ
thuộc vào sản lượng quốc gia. I= f(Y)
I = I0+Im*Y
Trong đó:
I0: đầu tư tự định, không phụ thuộc vào Y
Im: đầu tư biên hay MPI( Marginal Propensity to Invest): phản ánh
mức thay đổi của đầu tư khi Y thay đổi 1 đơn vị.
Im(MPI)= ∆I/ ∆Y
Ví dụ
 Hàm đầu tư có dạng I= 600+0,4 Y

Hệ số I0=600, đầu tư tự định, khi Y=0 thì tổng đầu tư là 600.

Hệ số Im= 0,4, đầu tư biên, khi Y tăng lên 1 đơn vị thì mức đầu tư sẽ tăng lên 0,4.

Khi I= I0 ( I là hàm không phụ thuộc vào sản lượng)

I I = I0+Im*Y I

I = I0
I0 I0

Y Y
I là hàm phụ thuộc vào sản lượng Y I là hàm không phụ thuộc vào sản lượng Y
1.3 Hàm tổng cầu dự kiến
 Trong nền kinh tế giản đơn, không có can thiệp của Chính phủ và nước ngoài, tổng cầu
dự kiến trong nền kinh tế chỉ bao gồm chi tiêu của hộ gia đình (C) và đầu tư (I) trong
nền kinh tế.
 Tổng cầu (AD: Aggegate Demand) là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước
mà mọi người muốn mua.
AD= C+I
Với C= C0+Cm*Yd
I= I0+Im*Y ; Y=Yd
Khi đó tổng cầu: AD= C0+Cm*Y+ I0+Im*Y = C0+I0+ (Cm+Im)*Y
Đặt C0+I0= AD0; Cm+Im= ADm  AD= AD0+ADm *Y
Hàm AD = AD0+ADm *Y là hàm tổng cầu theo sản lượng, cho biết tổng cầu phụ thuộc
vào sản lượng như thế nào?
Hàm tổng cầu dự kiến

Ý nghĩa các hệ số của hàm AD = AD0+ADm *Y


 Chi tiêu tự địnhAD0 (autonomous expenditure): mức chi tiêu mà sự thay đổi
của nó không phụ thuộc vào sự thay đổi của sản lượng.
 Chi tiêu biên ADm(marginal expenditure ): hay khuynh hướng chi tiêu biên,
phản ánh lượng thay đổi của tổng chi tiêu cho việc mua sắm hàng hóa và
dịch vụ, đầu tư của tổng cầu khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị. Chi tiêu biên
chính là hệ số góc, phản ánh độ dốc của hàm cầu AD= f(Y).
 Chi tiêu kéo theo ADm *Y (induced expenditure): chi tiêu kéo theo, là mức
chi tiêu mà sự thay đổi của nó do sự thay đổi của sản lượng gây ra.
Ví dụ

 Hàm chi tiêu: C= 1500+ 0,6*Yd; hàm đầu tư: I= 600+0,2 Y


 Trong nền kinh tế giản đơn; Yd=Y, tổng cầu trong nền kinh tế:

AD= C+I = 2100+0,8*Y


Hệ số tổng cầu tự định (AD0=2100): kể cả khi Y=0 thì trong nền kinh tế vẫn có mức cầu
là 2100, hệ số này không phụ thuộc vào Y
Hệ số chi tiêu biên (Adm= 0,8): khi sản lượng tăng lên 1, tổng cầu sẽ tăng lên 1 lượng là
0,8.
Hệ số chi tiêu ứng dụ: 0,8*Y. Khi tổng sản lượng tăng lên 100, sẽ kéo theo tổng cầu sẽ
tăng lên một khoảng là 80.
Đường tổng cầu
AD1
Đường tổng cầu thể hiện mối quan hệ giữa
tổng cầu với sản lượng trong nền kinh tế. AD
Đường tổng cầu có dạng dốc lên, thể hiện F
AD2
mối quan hệ cùng chiều giữa sản lượng và
tổng cầu. AD2
Đường tổng cầu sẽ cắt trục AD tại điểm AD1 E
AD0= C0+I0
Di chuyển trên đường tổng cầu: sự thay đổi của tổng C0+I0
cầu do sự thay đổi của sản lượng.
Từ điểm E (AD1,Y1) đến F( AD2,Y2) do sự thay đổi
của sản lượng từ Y1 Y2
C1+I1
Dịch chuyển trên đường tổng cầu: sự thay đổi của
tổng cầu do sự thay đổi ngoài yếu tố sản lượng. (chi
tiêu tự định thay đổi) O Y ($)
Nếu chi tiêu tự định giảm xuống  đường AD1 dịch Y1 Y2
chuyển xuống dưới thành AD2
2. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia

2.1. Xác định điểm cân bằng


Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi
người muốn mua bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn sản
xuất. Hay tổng cầu bằng với tổng cung. Y=AD
Cách xác định sản lượng cân bằng:
C1: Mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu
C2: Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư
Mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu

 Khi sản lượng cân bằng, tức Y=AD Y = AD thừa
 AD= (C0+I0)+ (Cm+Im)*Y  AD=Y
AD=C+I
ADH
E H
↔ (C0+I0)+ (Cm+Im)*Y = Y
ADE

 C0+I0= Y *(1- Cm- Im) K


ADK
Y = (C0+I0)/(1- Cm-Im)
C0+I0 Thiếu hụt
Biểu diễn trên đồ thị, xác định điểm cân bằng là giao
điểm của đường AD với đường phân giác của 450.
AD cắt đường phân giác tại điểm E. E là điểm sản
lượng cân bằng tại đó: ADE=YE
Tại điểm K trên AD: sản lượng thực tế YK< tổng cầu
Adk  hàng hóa bị thiếu hụt 450
Tại điểm H trên AD: sản lượng thực tế YK> tổng cầu O
ADH  hàng hóa dư thừa YK YE Y Y ($)
H
Ví dụ

 Hàm chi tiêu: C= 1500+ 0,6*Yd; hàm đầu tư: I= 600+0,2 Y


 Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn.

Hướng dẫn
 Trong nền kinh tế giản đơn; Yd=Y, tổng cầu trong nền kinh tế:

AD= C+I = 2100+0,8*Y


Sản lượng cân bằng là sản lượng tại đó AD=Y khi đó
2100+0,8*Y= Y  0,2*Y = 2100  Y=10500.
Sản lượng cân bằng là Y=10500.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm

 Ta có AD= C+I. I,S($)


 Trong khi đó Y= C+S (do Yd=Y) AD
ADE H
 Từ đó khi nền kinh tế cân bằng tức
AD=Y thì
C
 C+I= C+S  I=S
S
 Biểu diễn trên đồ thị: E là giao C0+ I0
điểm của I và S  E chính là
điểm mà tại đó sản lượng cân C0 E I
S=I
bằng.
I0
 Tại mức sản lượng Y1: S<I, tổng
đầu tư lớn hơn mức tiết kiệm  O YE
AD> Y  hàng hóa thiếu hụt Y1 Y2 Y ($)
 Tại mức sản lượng Y2: S>I, tổng -C0
đầu tư nhỏ hơn tiết kiệm 
Y>AD  hàng hóa dư thừa.
Ví dụ

 Hàm chi tiêu: C= 1500+ 0,6*Yd; hàm đầu tư: I= 600+0,2 *Y


 Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn.

Hướng dẫn:
Từ hàm C=1500+ 0,6*Yd  S= -1500+0,4*Yd
Để sản lượng cân bằng thì I=S  600+0,2*Y= -1500+0,4*Yd
Do trong nền kinh tế giản đơn nên Y=Yd 
600+0,2*Y= -1500+0,4*Y  Y =10500
Sản lượng cân bằng là Y=10500.
Khuynh hướng hội tụ về điểm cân bằng

Trên thực tế giữa Y thực tế và Y cân bằng Y = AD AD=C+I


thường có sự khác biệt, tuy nhiên do sự chi
phối về luật cung, cầu trong nền kinh tế nên
ADH Dư thừa
nền kinh tế thường có xu hướng hội tụ về E H
điểm cân bằng. ADE
Nếu Ytt< Ycb (trường hợp điểm K trên đường
K
AD). ADK
Khi đó tổng cung là YK< ADK nên các doanh
nghiệp mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu C +I Thiếu hụt
của người tiêu dùng  sản lượng thực tế 0 0
tăng lên tiến gần đến YE tại đó YE=ADE.
Nếu Ytt>Ycb (trường hợp H trên đường AD).
Khi đó tổng cầu ADH< nhỏ hơn tổng cung
YH. 450
Hàng hóa sẽ bị dư thừa nhiều  doanh O
nghiệp thu hẹp sản xuất về YE YK YE Y Y ($)
H
Ví dụ
Tồn kho
Tổng Chi tiêu Chi tiêu
Tổng cầu ngoài dự Hướng điều chỉnh
cung tự định ứng dụ
kiến
9000 2100 7200 9300 -300 Mở rộng sản xuất

10000 2100 8000 10100 -100 Mở rộng sản xuất


10500 2100 8400 10500 0 cân bằng
11000 2100 8800 10900 100 Thu hẹp sản xuất

12000 2100 9600 11700 300 Thu hẹp sản xuất

Sản lượng cân bằng tại đó Y= AD.


Ở mức sản lượng thực tế Y thấp hơn Ycb, tổng cầu lớn hơn so với tổng cung, tồn kho ngoài dự
kiến của doanh nghiệp giảm xuống, hàng hóa thiếu hụt nên các doanh nghiệp có xu hướng
mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ở mức sản lượng thực tế Y lớn hơn Ycb, tổng cung lớn hơn với tổng cầu, tồn kho ngoài dự kiến
tăng lên, hàng hóa dư thừa  các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất
3. Mô hình số nhân và nghịch lý tiết kiệm
 3.1. Mô hình số nhân AD($) AD2
F
Là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản
lượng cân bằng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn AD1
vị. AD
E
Khi AD thay đổi 1 lượng ∆AD thì Ycb thay ∆AD
đổi 1 lượng là ∆Y.
Khi đó
k= ∆Y/∆AD
Trong đó:
∆Y
K: số nhân
45
∆AD: thay đổi tổng cầu O 0
Y0 Y1 Y ($)
∆Y: thay đổi về tổng sản lượng cân bằng.
Cách tính số nhân
 AD = C+I = C0+I0+ (Cm+Im)* Y

 Ycb1= AD  Ycb1 = (C0+I0)/ (1- Cm-Im)

Khi C thay đổi ∆C và I thay đổi ∆I, khi đó:


∆AD= ∆C+ ∆I và

C=C0+ Cm*Y + ∆C

I = I0+ Im*Y+ ∆I

Từ đó Ycb2 mới thỏa mãn:

Ycb2= C+I = C0+I0+ (Cm+Im)* Y + ∆C + ∆I


Ycb2= (C0+I0+ ∆C + ∆I ) / (1- Cm-Im)
Lượng thay đổi của Y cân bằng:

∆Y= Ycb2 - Ycb1= (∆C + ∆I ) / (1- Cm-Im) = ∆AD / (1- Cm-Im) = ∆AD*1/ (1- Cm-Im)

Mà k= ∆Y/ ∆AD  k = 1/(1-Cm-Im)

Do Sm+Cm=1  1-Cm= Sm  k= 1/ (Sm-Im)


Ví dụ

 Hàm chi tiêu: C= 1500+ 0,6*Yd; hàm đầu tư: I= 600+0,2 *Y

 Ta xác định được Ycb1= 10500

 Vì lý do nào đó C tăng 30 và I giảm 10


 Xác định số nhân và lượng cân bằng mới
 tổng cầu thay đổi:

∆AD= ∆C+ ∆I = 20
 Khi đó tổng cầu mới: AD= 2100+0,8*Y + 20 = 2120+0,8*Y

 Sản lượng cân bằng mới: Ycb2 = 2120/0,2 = 10600

∆Ycb= 100  k = ∆Ycb/ ∆AD= 5= 1/(1-0,6-0,2)

Số nhân tổng cầu k = 5 cho biết khi tổng cầu thay đổi 1 lượng 1 đơn vị thì sẽ dẫn đến sản lượng cân
bằng tăng lên 5 đơn vị.
Giải thích
 Cơ chế truyền dẫn

Khi AD tăng lên dẫn đến tổng cung E2


phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu
mới.
Khi tổng cung tăng  tăng sản xuất ∆AD
 tăng thu nhập của 1 số người 
tăng chi tiêu  tăng tổng cầu  sản ∆AD
xuất tăng  tăng thu nhập…
E1
Quá trình này tiếp diễn đến khi sản
lượng đạt được mức cân bằng mới ∆Y
giữa tổng cung và tổng cầu.
Y1 Y2
Nghịch lý tiết kiệm
 Giả sử các hộ gia đình có xu hướng gia I, S S2
tăng tiết kiệm  làm đường tiết kiệm
dịch chuyển từ S1S2. S1
 Tại điểm cân bằng ban đầu: sản lượng
là Y1, tiết kiệm là S1 I
s1
 Tại điểm sau đó: sản lượng là Y2, tiết E1
kiệm S2  trong khi hành vi gia tăng s2 E2
tiết kiệm, cuối cùng lại dẫn đến làm cho
tiết kiệm trong nền kinh tế giảm xuống.
 Giải thích
Y2 Y1 Y
 Gia tăng tiết kiệm, dẫn đến chi tiêu
giảm  AD giảm  Y giảm  Yd giảm
 S giảm.
Cách giải quyết

 Nếu nền kinh tế đang giảm phát


 tiết kiệm gia tăng  chi tiêu S2
giảm  tổng cầu giảm  sản xuất I, S
giảm  thất nghiệp gia tăng  S1
nền kinh tế ngày càng lâm vào I2
suy thoái.
 Nếu nền kinh tế đang lạm phát I1
cao, tăng tiết kiệm làm giảm chi
Y
tiêu tổng cầu giảm  giảm áp
lực về lạm phát. Trong trường hợp Y1
này, gia tăng tiết kiệm là cần thiết

 Trong điều kiện thông thường để giải quyết nghịch lý


tiết kiệm, đồng thời tăng đầu tư cùng tốc độ với tăng tiết
kiệm
Tóm tắt
 Hành vi tiêu dùng và đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là thu
nhập. Sự phụ thuộc vào sản lượng của chi tiêu và đầu tư được thể hiện dưới hàm chi tiêu và đầu
tư như sau: C= C0+Cm*Yd ; I=I0+Im*Y và S= -C0+ (1-Cm)*Yd

 0<Cm,Im,Sm<1

 Trong đó

 C0, I0, -C0 là các hệ số tự định, không phụ thuộc vào sản lượng.

 Cm, Im, 1-Cm là các hệ số biên, phản ánh khi sản lượng gia tăng 1 đơn vị thì chi tiêu, đầu tư, tiết
kiệm sẽ thay đổi bao nhiêu đơn vị.

 Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn được xác định bởi AD=C+I = C0+I0+(Cm+Im)*Y

Khi đó: C0+I0: chi tiêu tự định, không phụ thuộc vào sản lượng

Cm+Im: tổng cầu biên, chi tiêu biên,phản ánh lượng thay đổi của tổng cầu khi sản lượng thay đổi 1
Tóm tắt
 Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người
muốn mua bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn sản xuất. Để
xác định sản lượng cân bằng có thể sử dụng 2 cách:
 Tổng cung bằng tổng cầu: AD=Y
 Tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư. I=S
 Mô hình số nhân giải thích rằng khi tổng cầu thay đổi 1 lượng ∆AD thì sản lượng cân
bằng sẽ thay đổi một lượng ∆Y= k* ∆AD . Trong đó k= 1/(1-C m-Im). >1, do vậy khi tổng cầu
thay đổi sẽ làm cho sản lượng cân bằng sẽ gia tăng 1 lượng lớn hơn sự thay đổi của tổng
cầu.
 Nghịch lý tiết kiệm cho rằng: nếu mọi người tích cực tăng tiết kiệm sẽ làm giảm sản lượng
cân bằng, và cuối cùng tổng tiết kiệm trong nền kinh tế lại ít hơn trước. Tuy nhiên điều đó
không có nghĩa là tiết kiệm luôn có hại, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nóng, việc
gia tăng tiết kiệm sẽ làm giảm tình trạng lạm phát, ổn định giá cả. Ngoài ra để giải quyết
nghịch lý này, ta có thể gia tăng đầu tư thêm 1 lượng tương ứng với tiết kiệm
KINH TẾ VĨ MÔ

Huỳnh Ngọc Chương


Tóm tắt
 Hành vi tiêu dùng và đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là thu
nhập. Sự phụ thuộc vào sản lượng của chi tiêu và đầu tư được thể hiện dưới hàm chi tiêu và đầu
tư như sau: C= C0+Cm*Yd ; I=I0+Im*Y và S= -C0+ (1-Cm)*Yd

 0<Cm,Im,Sm<1

 Trong đó

 C0, I0, -C0 là các hệ số tự định, không phụ thuộc vào sản lượng.

 Cm, Im, 1-Cm là các hệ số biên, phản ánh khi sản lượng gia tăng 1 đơn vị thì chi tiêu, đầu tư, tiết
kiệm sẽ thay đổi bao nhiêu đơn vị.

 Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn được xác định bởi AD=C+I = C0+I0+(Cm+Im)*Y

Khi đó: C0+I0: chi tiêu tự định, không phụ thuộc vào sản lượng

Cm+Im: tổng cầu biên, chi tiêu biên,phản ánh lượng thay đổi của tổng cầu khi sản lượng thay đổi 1
Tóm tắt
 Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người
muốn mua bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn sản xuất. Để
xác định sản lượng cân bằng có thể sử dụng 2 cách:
 Tổng cung bằng tổng cầu: AD=Y
 Tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư. I=S
 Mô hình số nhân giải thích rằng khi tổng cầu thay đổi 1 lượng ∆AD thì sản lượng cân
bằng sẽ thay đổi một lượng ∆Y= k* ∆AD . Trong đó k= 1/(1-C m-Im). >1, do vậy khi tổng cầu
thay đổi sẽ làm cho sản lượng cân bằng sẽ gia tăng 1 lượng lớn hơn sự thay đổi của tổng
cầu.
 Nghịch lý tiết kiệm cho rằng: nếu mọi người tích cực tăng tiết kiệm sẽ làm giảm sản lượng
cân bằng, và cuối cùng tổng tiết kiệm trong nền kinh tế lại ít hơn trước. Tuy nhiên điều đó
không có nghĩa là tiết kiệm luôn có hại, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nóng, việc
gia tăng tiết kiệm sẽ làm giảm tình trạng lạm phát, ổn định giá cả. Ngoài ra để giải quyết
nghịch lý này, ta có thể gia tăng đầu tư thêm 1 lượng tương ứng với tiết kiệm
CHƯƠNG 3_2
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
Mục tiêu

 Tìm hiểu các thành phần của tổng cầu trong nền kinh tế mở: có sự
can thiệp của Chính phủ và nước ngoài.
 Cách xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
 Cách thức mà chính sách ngoại thương và chính sách tài khóa tác
động đến tổng cầu và sản lượng cân bằng như thế nào? Chính phủ
vận dụng cách chính sách này vào thực tế như thế nào?
Kết cấu

 1. Các yếu tố của tổng cầu


 1.1. Sự can thiệp của Chính phủ
 1.2. Tổng cầu với sự tham gia của nước ngoài
 1.3. Tổng cầu
 2. Sản lượng cân bằng và mô hình số nhân
 3. Chính sách tài khóa
 4. Chính sách ngoại thương
1. Các yếu tố của tổng cầu
 1.1. Can thiệp của Chính phủ
 Chính phủ hoạt động như một đơn vị trong nền kinh tế  có các
khoản thu và chi nhất định
 Ngân sách của Chính phủ (B: Budget of Government) được tạo
thành bởi nguồn thu và các khoản chi tiêu của Chính phủ.
 Thu nhập của chính phủ bao gồm: Thuế Trực thu (Td) & thuế
gián thu (Ti) (gộp chung là Tx= Td+Ti).
 Chi của chính phủ bao gồm: Chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ (G) &
Chi chuyển nhượng (Tr)
 Khi có Chính phủ thì thu nhập khả dụng của người dân không còn là
Y nữa:
 Yd= Y-Tx+Tr ; T= Tx- Tr => Thì Yd= Y-T
Hàm G và T theo Y
Hàm chi tiêu của Chính phủ: G=f(Y)
G
Trong mỗi năm tài chính, Chính phủ đã phải lên phương án
chi tiêu từ đầu năm để thông qua kế hoạch ngân sách trong
năm.

Chi tiêu của Chính phủ trong ngắn hạn không phụ thuộc vào
Y. Do vậy: G= G0 là đại lượng không đổi, không phụ thuộc G  Go
vào Y.

Chi tiêu của Chính phủ bao gồm 2 bộ phận: Chi thường
xuyên của chính phủ (Cg) : chi lương, văn phòng phẩm,…
O Y
trong các ngành hành chính, GD, YT, VH, QP…; Chi đầu tư
của chính phủ (Ig) : đầu tư vào CSHT và hàng hoá công công
cho XH.

G = Cg + Ig
Hàm T theo Y
Thuế trực thu (Td): thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các thành phần: thuế thu
nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thừa kế… Người nộp thuế cũng là
người chịu thuế
Thuế gián thu (Ti): thuế đánh vào thu nhập thông qua việc mua sắm hàng hóa và dịch
vụ: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu… Người nộp thuế
không hoàn toàn là người chịu thuế.
Chi chuyển nhượng (Tr): các khoản chi không đòi hỏi phải đáp lại bằng việc cung cấp
hàng hóa hay dịch vụ: trợ cấp thất nghiệp, hưu chí, học bổng cho sinh viên (Tr trong
ngắn hạn thường ít phụ thuộc vào Y: Tr= Tr0 ):
Hàm T theo Y

Tổng thu thuế: Tx= Td+Ti


T= Tx- Tr
Thuế suất: là tỷ lệ thuế tính trên tổng thu nhập (hay sản lượng ) của quốc gia.
t=Tx/Y*100%
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nguồn thu thuế phụ thuộc nhiều vào sản
lượng, sản lượng càng tăng thì nguồn thu từ thuế càng lớn  Tx là hàm phụ thuộc vào Y

Tx= T0+Tm*Y
Hàm T theo Y

Tx= T0+Tm*Y T
Trong đó: ($)
- T0 là thuế ròng tự định, không phụ thuộc vào sản lượng
Tx

- Tm là thuế ròng biên (0<Tm<1): phản ánh lượng thay đổi T  TO  TmY
của thuế ròng khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị. T m= ∆ Tx/ TrO
∆Y
Ví dụ: hàm thuế có dạng Tx= 200+0,2*Y Chính phủ chi
chuyển nhượng Tr=50 hỗ trợ hưu trí  T= Tx- Tr= 150+ TO
0,2*Y. Tr  TrO
Hàm T này có nghĩa rằng
O Y($)
T0= 200 trong điều kiện kể cả không có sản lượng (Y=0)
thì Chính phủ cũng thu nguồn thuế là 200
Tm= 0,2, nghĩa là khi thu nhập tăng lên 1, Chính phủ sẽ
thu thêm được 0,2 đồng.
Hàm tiêu dùng khi có thuế

Nếu C = C0+Cm*Yd
Mà Yd= Y- T; T= T0+Tm*Y
Từ đó
C= C0+Cm*Yd= C0+Cm*(Y-T)
C= C0+ Cm (Y- T0-Tm*Y)
C= C0-Cm*T0+Cm*(1-Tm)*Y
Ví dụ:
Hàm tiêu dùng có dạng C=1000+0,75*Yd; Hàm thu thuế T= 200+0,2Y
Khi đó Yd= Y-T  Yd= Y- 200-0,2Y  Yd= 0,8Y-200
Từ đó C= 1000+ 0,75*(0,8Y-200) = 1000-150+0,6*Y= 850 + 0,6*Y
Khi có thuế, tiêu dùng bị giảm xuống ở mọi mức thu nhập so với trước khi có thuế.
Tình hình ngân sách của Chính phủ

B= T- G
T, G
 Khi đó Ngân sách Chính phủ: B= T-G ($)
 Nếu T> G  ngân sách Chính phủ thặng dư
T  T0  TmY
 Nếu T=G  ngân sách cân bằng
B Thaëng dö
 Nếu T<G  ngân sách thâm hụt.
B caân baèng G  G0
B thaâm huït

O Y1 Y($)
1.2. Tổng cầu với sự tham gia của nước ngoài

Các quốc gia hiện nay không thể hoạt động độc lập X (Y)  X 0
trong thời kỳ toàn cầu hóa nền kinh tế.
X
Các quốc gia khác tham gia vào nền kinh tế của 1 ($)
quốc gia thể hiện qua nhiều hoạt động, khái quát
thông qua việc xuất và nhập khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu (X): là lượng hàng hóa và dịch vụ mà nước X  X0
ngoài muốn mua của quốc gia đang xem xét (cầu của
nước ngoài đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước).
Có nhiều yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa: tỷ
giá hối đoái, thu nhập của người nước ngoài.
Trong ngắn hạn, giá trị hàng hóa xuất khẩu được coi O
như không phụ thuộc vào lượng trong nước, coi X là Y($)
hằng số: X=X0
Nhập khẩu
Nhập khẩu (M): lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở
nước ngoài mà người trong nước muốn mua (cầu về
hàng hóa và dịch vụ nước ngoài của người trong nước) M
Hàng nhập khẩu: hàng tiêu dùng và tư li ệu sản xu ất
($)
phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.  khi Y tăng
 nhu cầu nhập khẩu tăng  M là hàm đồng biến với Y
M  M0  M mY
Hàm nhập khẩu theo Y: phản ánh mức nhập khẩu dự
kiến ở mỗi mức sản lượng, nó phụ thuộc đồng biến với
sản lượng.
M= M0+Mm*Y
Trong đó:
O Y($)
M0: nhập khẩu tự định, không phụ thuộc vào Y
Mm: khuynh hướng nhập khẩu biên: phản ánh lượng
nhập khẩu thay đổi khi thu nhập thay đổi 1 đơn vị.
Mm= ∆M/ ∆Y
Cán cân thương mại (cán cân ngoại thương)
NX= 0
Là giá trị xuất khẩu ròng, là hiệu số giữa xuất M= M0+Mm*Y
khẩu và nhập khẩu: NX=X-M
Nếu X>M: NX> 0  thặng dư thương mại (xuất NX> 0
siêu)
NX< 0
Nếu X=M: NX=0  cán cân thương mại cân
bằng E

Nếu X<M: NX<0  thâm hụt thương mại (nhập X=X0


siêu)

Thặng Thâm
dư Y0 h ụt
Ví dụ:

 Hàm nhập khẩu có dạng: M= 200+0,1*Y


 Xuất khẩu có dạng: X=250
 Khi đó hệ số nhập khẩu tự đinh M0=200, cho biết kể cả khi Y=0, nền kinh tế vẫn có nhu
cầu nhập khẩu 1 lượng là 200
 Hệ số nhập khẩu biên: Mm=0,1, cho biết khi sản lượng trong nước tăng lên 1 đồng thì
nền kinh tế trong nước sẽ bỏ ra thêm 0,1 đồng để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nước
ngoài.
 Cán cân thương mại NX= X- M = 50- 0,1*Y
 Nếu Y=500  X=M  NX=0, cán cân thương mại cân bằng.
 Nếu Y< 500  X > M  NX >0, cán cân thương mại thặng dư.
 Nếu Y> 500  X< M  NX <0, cán cân thương mại thâm hụt.
1.3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở, có sự can thiệp của Chính
phủ
Các thành phần của tổng cầu:
Chi tiêu hộ gia đình: C= C0+Cm*Yd ; Hàm thu thuế T=T0+Tm*Y
Hàm chi tiêu hộ gia đình viết lại: C= C0+Cm*(Y-T)= C0-Cm*T0+Cm*(1-Tm)*Y
Đầu tư: I= I0+Im*Y; Chi tiêu của Chính phủ: G=G0
Hàm xuất khẩu: X=X0; Hàm nhập khẩu: M=M0+Mm*Y
Hàm tổng cầu:
AD=C+I+G+X-M = C0-Cm*T0+I0+G0+X0-M0 + [Cm*(1-Tm)+Im-Mm]*Y
Đặt A0= C0-Cm*T0+Io+G0+X0-M0; Am = Cm*(1-Tm)+Im-Mm
Khi đó: AD= A0+Am*Y
Trong đó: Ao: tổng cầu tự định, không phụ thuộc vào Y
Am: tổng cầu biên hay tổng chi tiêu biên: chi tiêu tăng lên sản lượng tăng lên 1 đơn vị.
Ví dụ

Trong nền kinh tế có các hàm:


C=200+0,75*Yd
I= 100+0,2*Y
G=580
T=40+0,2*Y
X=350
M=200+0,05*Y
Hàm tổng cầu: AD=C+I+G+X-M
Trong đó: Yd= Y-T= Y – 40-0,2*Y = 0,8*Y- 40  C= 200+0,75*Yd= 200+ 0,75*(0,8*Y-40)
C= 200+0,6*Y – 30= 170+0,6*Y

Từ đó: AD= 170+0,6*Y+100+0,2*Y+580+350-200-0,05*Y= 1000+0,75*Y


2. Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở

các cách xác định sản lượng cân bằng


Tổng cung bằng tổng cầu: AD=AS
Tổng các khoản rò rỉ bằng các khoản bơm vào
Tổng đầu tư bằng tổng tiết kiệm trong nền kinh tế
Tổng cung bằng tổng cầu
AD
AD= A0+Am*Y trong đó:
A0= C0-Cm*T0+Io+G0+X0-M0
Am= Cm*(1-Tm)+Im-Mm
AS=Y
Khi đó sản lượng cân bằng:
AS=AD  Y = A0+Am*Y
Y(1-Am)=A0
 Y= A0/(1-Am)
450
Y= (C0-Cm*T0+Io+G0+X0-M0)/ [1-
Cm*(1-Tm)-Im+Mm] Y
Tổng các khoản rò rỉ bằng các khoản bơm vào
AD AS
Y= C+I+G+X-M (1)
Thu nhập khả dụng: Yd= Y-T= C+S
Y=C+S+T (2) AD1 E AD

Từ (1) và (2):
S+T+M
C+S+T= C+I+G+X-M
S+T+M=I+G+X
F
S+T+M: tổng các khoản rò rỉ trong nền kinh tế
I+ G+X
I+G+X: tổng các khoản bơm vào trong nền kinh tế.
Nền kinh tế cân bằng khi tổng cung bằng tổng
cầu và khi đó tổng các khoản rò rỉ bằng các khoản 450
bơm vào
Y1 Y
Tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư

Y= C+I+G+X-M (1)
S+T+M= I+G+X
T= Cg+Sg
G= Cg+Ig
S+Cg+Sg+M= I+Ig+Cg+X
(S+Sg)+(M-X)= (I+Ig)

S+Sg: tổng tiết kiệm trong nước


M-X: tổng tiết kiệm từ nước ngoài được đưa vào trong nước
I+Ig: tổng đầu tư
Ví dụ

Trong nền kinh tế có các hàm: C=100+0,75*Yd; I= 50+0,05*Y; G=300; T=40+0,2*Y; X=150
M=70+0,15*Y
Biết Cg= 200.
Xác định sản lượng cân bằng qua 3 cách.
2.2. Số nhân tổng cầu
Giả định rằng thuế không ảnh hưởng đến đầu tư  tiêu Đường 450
dùng chịu toàn bộ ảnh hưởng của thuế. AD AD2
Tổng cầu tự định trong nền kinh tế:

A0= C0+Io+G0+X0-M0-Cm*T0
∆A0 AD1

 ∆A0= ∆ C0+ ∆ Io+ ∆ G0+ ∆ X0- ∆ M0-Cm* ∆ T0

Sự thay đổi của tổng cầu tự định do các thành phần 
xác định2 loại số nhân:

Số nhân tổng quát, hay số nhân tổng cầu (k): khi tổng
cầu thay đổi 1 đơn vị thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi
k đơn vị.

Số nhân cá biệt: gồm các thành phần của tổng cầu ktp  Y
0
khi các thành phần thay đổi 1 đơn vị thì sản lượng cân Y1 Y2
bằng thay đổi ktp đơn vị
Số nhân tổng quát

k =∆Y/ ∆A0  ∆Y= k* ∆A0


Ta có sản lượng cân bằng khi AS=AD  Y= A0+Am*Y
Y(1-Am)= A0  Y= A0/(1-Am)
∆Y = ∆A0 * [1/(1-Am)]
∆Y/ ∆A0 = 1/(1-Am)  k= 1/(1-Am)
Khi đó: k = 1/ [1-Cm*(1-Tm)-Im+Mm]
Số nhân cá biệt

Các thành phần trực tiếp: C,I, G, NX thay đổi bao nhiêu thì AD thay đổi bấy nhiêu  do
vậy số nhân cá biệt của các thành phần này đều là k
kC=kI=kG=kx=k
kM= -k
Hay
kc= ∆Y/ ∆C0 = k
kI= ∆Y/ ∆I0 = k
kG= ∆Y/ ∆G0 = k
kX= ∆Y/ ∆X0 = k
kM= ∆Y/ ∆M0 = -k
Số nhân cá biệt

Riêng thành phần: Tx và Tr sẽ tác động gián tiếp liên AD thông qua C do vậy số nhân của các thành phần
này sẽ nhỏ hơn số nhân tổng cầu.
Số nhân của thuế: kT . Khi thuế tự định tăng 1 lượng ∆Tx0 thì thu nhập khả dụng giảm 1 l ượng ∆Yd= - ∆Tx0.
Khi đó tiêu dùng thay đổi 1 lượng:
∆C0= Cm* ∆Yd= - Cm* ∆Tx0  ∆Y= kc* ∆C0= -kc* Cm* ∆Tx0
∆Y/∆Tx0 = -kc*Cm kt= -k*Cm

Số nhân chi chuyển nhượng (kTr): tương tự như thuế nhưng theo chiều ngược lại.
kTr=-kT= k*Cm
Số nhân cân bằng ngân sách: (kB): phản ánh sự gia tăng trong sản lượng khi thuế tự định và chi tiêu Chính
phủ cùng tăng thêm 1 đơn vị. ∆G= ∆T
∆Y=kB* ∆G
Khi thuế tự định và chi tiêu Chính phủ cùng tăng 1 đơn vị thì ∆AD sẽ thay đổi:
∆AD= ∆G+ ∆T  kB= kG+kT= k-Cm*k= (1-Cm)*k
Ví dụ:

 Trong 1 nền kinh tế có các hàm:

C=200+0,75*Yd; I= 100+0,2*Y; G=580; T=40+0,2*Y; X=350


M=200+0,05*Y
1. Xác định sản lượng cân bằng qua 2 cách.
Các câu sau độc lập với nhau.
2. Khi C tăng lên 100, I tăng 100, G giảm 150, X tăng 50 và M tăng 50 thì sản lượng cân bằng mới sẽ
thay đổi sao?
3. Khi T tăng lên 50 thì sản lượng cân bẳng sẽ thay đổi thế nào?
4. Chính phủ quyết định tăng hỗ trợ cho các xã vùng xa số tiền 50 để xây tượng đài, sẽ tác động như
thế nào đến sản lượng cân bằng?
5. Chính phủ quyết định tăng thuế và chi tiêu lên cùng 50. Hỏi sản lượng cân bằng thay đổi như thế
nào?
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
0
45
g
ườn
Đ
3. Chính sách tài khóa AD2

AD1

Mục tiêu: ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm


∆G+ ∆T
năng, với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát
vừa phải
Công cụ: thường sử dụng công cụ thuế và chi ngân
sách (T và G)
0 Y
Nguyên tắc: 0 Y1 YP g
45
ườn
Đ
Khi nền kinh tế suy thoái: sản lượng quốc gia thấp AD1
hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng
 Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng: AD2
tăng G và giảm T  tổng cầu tăng  Y tăng  tạo
thêm việc làm, giảm thất nghiệp ∆G+ ∆T

Khi nền kinh tế có lạm phát cao: Y thực tế vượt Y


tiềm năng, chỉ số giá cao.  Chính phủ áp dụng chính
sách thu hẹp tài khóa: giảm chi ngân sách, tăng thuế 
giảm tổng cầu  Y giảm, thất nghiệp tăng YP Y1
Y
0
Hạn chế của chính sách tài khóa

Thứ nhất: đòi hỏi phải dự báo đúng biên độ và thời gian kéo dài
của các chu kỳ kinh tế để có thể tác động vào nền kinh tế một
cách phù hợp
Thứ hai: tính đúng được các giá trị số nhân.
Thứ ba: các chính sách luôn có độ trễ của nó. Khi thông qua
quyết định của ngân sách cần phải có sự thống nhất của Quốc
hội. Đầu tư cần có dự án, phê duyệt…
Thứ tư: việc thay đổi thuế hoàn toàn không dễ dàng nếu xét
trong ngắn hạn. Bên cạnh đó trong dài hạn nếu muốn nền kinh
tế tăng trưởng trong dài hạn cần có sự ổn định về các chính sách.
Các nhân tố ổn định tự động nền kinh tế

Bên cạnh việc Chính phủ can thiệp bằng các chính sách nhằm giảm bớt
dao động của nền kinh tế thì Chính phủ cũng sử dụng các nhân tố ổn
định tự động nền kinh tế:
1. Thuế: thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp. Khi Y tăng
 T tăng hoặc ngược lại: Y giảm  T giảm  giảm dao động của Y
2. Trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác: Khi Y giảm  thất
nghiệp gia tăng  Tr tăng. Khi Y tăng  thất nghiệp giảm  Tr
giảm.
Như vậy, thuế và các khoản trợ cấp là những nhân tố giúp tự ổn định
hóa nền kinh tế, giảm thiểu việc Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế
và giúp giảm bớt dao động của nền kinh tế.
4. Chính sách ngoại thương

Mục tiêu: giữ ổn định nền kinh tế ở sản lượng tiềm năng, giữ
cán cân thương mại cân bằng.
Các công cụ: thuế nhập khẩu, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái
Để khuyến khích gia tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm
kích thích tiêu dùng nội địa,nhờ đó sản lượng sản xuất tăng
lên, tạo nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp  Chính
phủ miễn giảm thuế xuất khẩu, tăng thuế nhập khẩu, hay phá
giá đồng nội tệ. Tuy nhiên các chính sách này dẫn đến việc trả
đũa của các nước đối tác  ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.
Chính sách gia tăng xuất khẩu
M
Khi áp dụng chính sách miễn giảm thuế xuất khẩu X,M
hay trợ giá hàng xuất khẩu thì xuất khẩu có xu X2
X
hướng tăng them 1 lượng X  sản lượng tăng X1
thêm 1 lượng Y=k*X  nhập khẩu tăng thêm 1
lượng: Y1 Y2 Y
M = Mm.Y AD
AD2
M = Mm.k.X
 X - M = 1-Mm.k AD1
Nếu: Mm.k < 1 = X
AD
 X > M : khuynh hướng thặng dư
Nếu Mm.k > 1
450
 X < M : khuynh hướng thâm hụt
Nếu Mm.k = 1 Y1 Y2 Y

 X = M : cán cân TM không đổi


Chính sách hạn chế nhập khẩu
• Giaûm nhập khẩu một lượng M (giaûm Mo,
AD3
taêng ADo) AD
 AD tăng một lượng: AD = -M AD2
 Y tăng một lượng: Y = k. AD = - k. M
 Coù taùc duïng: AD1
• Thuùc ñaåy saûn löôïng
• Taêng vieäc laøm AD02
• Giaûm thaát nghieäp ADo1
Tuy nhiên, trên thực tế tác dụng của việc hạn
chế nhập khẩu thường không như mong
muốn, các nước thường có các biện pháp trả 450
đũa lại. Y1 Y2 Y
•Chính sách hạn chế nhập khẩu làm giảm Mm:
AD1  AD3
Tổng kết

1. Xét trong nền kinh tế mở cửa và có sự can thiệp của Chính phủ, tổng cầu trong
nền kinh tế được xác định bởi: AD=C+I+G+X-M
Với các hàm:
C=C0+Cm*Yd; I=I0+Im*Y; G=G0; T=T0+Tm*Y; M=M0+Mm*Y; X=X0
2. Tổng cầu trong nền kinh tế AD= A0+AM*Y
Trong đó
A0= C0-Cm*T0+Io+G0+X0-M0
Am= Cm*(1-Tm)+Im-Mm
3. Sản lượng cân bằng được xác định khi AD=AS=Y hoặc tổng các khoản rò rỉ
bằng các khoản bơm vào (S+T+M=I+G+X) khi đó ta tính được sản lượng cân bằng:
AD=Y= Ao/(1-Am)
Tổng kết

4. Tổng cầu trong nền kinh tế được xác định bởi hệ số k=1/(1-Am) có nghĩa rằng khi tổng
cầu tăng lên 1 đơn vị thì sản lượng cân bằng sẽ tăng lên k đơn vị.
5. Ngoài số nhân tổng cầu, thì còn các số nhân thành phần. Trong khi số nhân của các
thành phần C, I, G,X,M tác động trực tiếp lên AD nên số nhân các thành phần này đều
bằng k thì còn số nhân thành phần tác động gián tiếp thông qua C đó là Tx và Tr. Do tác
động này là gián tiếp nên số nhân này thấp hơn số nhân tổng quát: k Tx= -kTr= -Cm*k
6. Với mục tiêu ổn định nền kinh tế, giữ cho mức sản lượng cân bằng gần với sản lượng
tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp ở mức toàn dụng thì Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh
tế thông qua các chính sách tài khóa và ngoại thương.
7. Chính sách tài khóa là việc Chính phủ áp dụng công cụ về thuế và chi tiêu để tác động
đến tổng cầu. Nguyên tắc tổng quát của chính sách này là khi nền kinh tế suy thoái, cần
phải tăng cường chi tiêu của Chính phủ và giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, giúp tăng
sản lượng, giảm thất nghiệp. Trong khi nền kinh tế bị lạm phát cao thì Chính phủ có thể
giảm chi tiêu, tăng thuế để hạn chế đầu tư, giảm sản lượng, giữ cho nền kinh tế cân bằng
trở lại.
Tổng kết

8. Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng có các nhân tố tự ổn định, giúp cho nền
kinh tế giảm thiểu được những dao động chu kỳ. Các nhân tố đó bao
gồm: thuế và trợ cấp. Khi nền kinh tế suy thoái, thuế sẽ giảm và trợ cấp sẽ
tăng lên, giúp làm tăng tổng cầu  kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Trong khi đó, nều nền kinh tế tăng trưởng nóng, thuế sẽ tăng lên đồng
thời trợ cấp sẽ giảm xuống làm giảm tổng cầu  đưa nền kinh tế ổn định.
9. Chính sách ngoại thương bên cạnh mục tiêu ổn định còn bao gồm việc
giữ cân bằng cán cân thương mại. Chính phủ có thể áp dụng biện pháp
làm gia tăng xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu giúp cho sản xuất trong
nước phát triển, sản lượng tăng lên, giảm thất nghiệp. Tuy nhiên trong
nền kinh tế mở như hiện nay các chính sách này dễ gặp phải sự trả đũa từ
phía các nước, và nó còn gây thiệt hại hơn nhiều so với lợi ích có được từ
việc áp dụng các chính sách này.
 Bài 2. Một nền kinh tế có các dữ liệu sau đây:
 C= 200+0.8Yd T= 100+0.1 Y
 I = 200+0.2Y G= 100
 X= 200 M= 120+ 0,12Y
a. Xác định mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế
b. Xác định số nhân tổng cầu tổng quát
c. Do sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng dự kiến nên Chính phủ xây dựng chính
sách kích cầu bằng 2 công cụ: (1) thuế và (2) chi tiêu. Sản lượng tiềm năng dự kiến là
2700; vậy hãy định lượng cho mỗi công cụ này? (Chi tiêu Chính phủ hoặc Thuế sẽ phải
thay đổi như thế nào?)

You might also like