You are on page 1of 1

Bài Tập Nhóm Lần I

Câu 1: Khi tung một đồng xu, sẽ có hai khả năng xảy ra là mặt sấp (kí hiệu “S”) và mặt ngửa ( kí hiệu “N”)
Vậy, khi tung 2 đồng xu cùng lúc, cỏ thế xảy ra các khả năng sau: hai đồng sấp (SS), hai đồng ngửa (NN),
đồng thứ nhất sấp và đồng kia ngửa (SN), đồng thứ nhất ngửa và đồng thứ hai sấp (NS).
Không gian mẫu của phép thử:
Omega = {SS; SN; NS; NN}
Một biến cố sơ cấp:
M = {SS}

Câu 2: A = {NN; NS} ; B = {NN; SN}


Biến cố xuất hiện mặt ngửa cả 2 đồng: C = {NN} = AB
Biến cố xuất hiện mặt sấp ở một trong hai đồng: D = {NS; SN} = A\B *B\A

Câu 3: Gọi B1 là biến cố xuất hiện hai đồng sấp:


B1 = {SS}
B2 là biến cố xuất hiện 2 đồng ngửa:
B2 = {NN}
B3 là biến cố xuất hiện 2 đồng khác mặt nhau:
B3 = {SN; NS}
Hệ 3 biến cố đầy đủ: B1, B2 và B3
Trong đó: B1 và B2 mỗi biến cố có 1 phần tử
B3 là biến cố có 2 phần tử

Câu 4: Gọi: A1 là biến cố cả hai đồng xu đều xuất hiện mặt ngửa
A1 = {NN}
A2 là biến cố đồng xu thứ nhất xuất hiện mặt sấp và đồng xu thứ hai xuất hiện mặt ngửa 
A2 = {SN}
A3 là biến cố cả hai đồng xu xuất hiện mặt sấp 
A3 = {SS}
A4 là biến cố đồng xu thứ nhất xuất hiện mặt ngửa và đồng xu thứ hai xuất hiện mặt sấp
A4 = {NS}
Hệ 4 biến cố đầy đủ: A1, A2, A3 và A4
Các biến cố đều có 1 phần tử.

You might also like