You are on page 1of 9

ISL1988/4 và một số bài toán liên quan

Nguyễn Trung Tuân


THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và T’s Lab.

Tóm tắt nội dung


Gần đây bài toán sau lại tìm đến tôi: Cho số nguyên n lớn hơn 1 và một bảng ô
vuông cỡ n × n. Viết vào các ô vuông của bảng các số 1, 2, . . . , n2 sao cho hai
ô khác nhau được viết hai số khác nhau. Chứng minh rằng tồn tại hai ô vuông
có chung cạnh mà hiệu hai số được viết trên đó không bé hơn n.

Đây là bài toán số 4 trong cuốn IMO 1988 Shortlist, mà tôi ký hiệu là
ISL1988/4. Để làm tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp và học sinh,
tôi giới thiệu nhiều lời giải của bài toán và một số bài toán liên quan. Không
có kiến thức đặc biệt nào được sử dụng trong bài, các bạn học sinh lớp 8 hay 9
định hướng thi vào các lớp chuyên Toán có thể hiểu được tất cả các lời giải.

Mục lục
1 ISL1988/4 và một số lời giải 2

2 Một số bài toán liên quan 4

3 Lời giải 5

1
1 ISL1988/4 và một số lời giải
ISL1988/4. Cho số nguyên n lớn hơn 1 và một bảng ô vuông cỡ n × n. Viết vào các
ô vuông của bảng các số 1, 2, . . . , n2 sao cho hai ô khác nhau được viết hai số khác
nhau. Chứng minh rằng tồn tại hai ô vuông có chung cạnh mà hiệu hai số được viết
trên đó không bé hơn n.
(IMO 1988, Shortlist)

Trong bài này ô vuông được viết số α sẽ được gọi là ô α. Các hàng và cột của
bảng được đánh số 1, 2, . . ., n theo cách thông thường, từ trên xuống dưới và từ trái
sang phải. Ô nằm ở hàng i và cột j được gọi là ô (i, j). Hai ô vuông được gọi là kề
nhau nếu chúng có chung một cạnh.

Lời giải 1. Giả sử mới đầu các ô của bảng đều được tô màu trắng. Ta lần lượt tô các ô
1, 2, 3, ... bằng màu đen cho đến khi được một hàng hoặc một cột có tất cả ô màu đen
thì dừng. Giả sử ta dừng tại ô k và hàng 1 là hàng gồm toàn ô đen với ô k là ô (1, 1).
Xét một cột i với i ≥ 2. Cột này có ít nhất một ô đen (là ô (1, i) chẳng hạn) và ít
nhất một ô trắng, do nếu nó không có ô trắng thì quá trình tô đen sẽ kết thúc trước
đó. Suy ra trên cột này có ô đen ai kề với ô trắng bi .
Bây giờ giả sử b2 < b3 < . . . < bn . Vì b2 > k nên bn ≥ k + n − 1, suy ra

bn − an ≥ k + n − 1 − (k − 1) = n.

Bài toán được giải.

Lời giải 2. Giả sử mới đầu các ô của bảng được tô màu trắng. Ta lần lượt tô các ô
1, 2, 3, ... bằng màu đen cho đến khi mỗi hàng hoặc mỗi cột có ít nhất một ô đen. Giả
sử ta dừng ở ô k và mỗi hàng có ít nhất một ô đen. Ta thấy là không có hàng nào mà
gồm toàn ô đen do cách tô, vì vậy mỗi hàng sẽ có ít nhất một ô đen và một ô trắng.
Từ đó suy ra tồn tại n cặp ô (ai , bi ) kề nhau sao cho ai màu đen, bi màu trắng và
chúng thuộc cùng một hàng. Vì ai ≤ k và các bi đôi một khác nhau nên ta có điều
phải chứng minh.

Lời giải 3 (từ [1]). Ta chứng minh một kết quả tổng quát sau:

Bổ đề 1. Cho số hai nguyên dương d và n cùng lớn hơn 1. Các ô vuông của bảng
vuông n × n được viết các số nguyên, mỗi ô điền một số. Giả sử hiệu của mỗi hai số
được viết trên hai ô kề nhau không lớn hơn d. Khi đó có ít nhất một số xuất hiện trên
n
bảng ít nhất lần.
d
Chứng minh. Ký hiệu aij là số được viết ở ô (i, j). Ta quan tâm đến số lớn nhất trên
mỗi hàng và số lớn nhất trên mỗi cột. Gọi m là số nhỏ nhất trong các số đó, và giả
sử nó là số lớn nhất ở hàng i.
Với một cột j , gọi số lớn nhất của nó là Mj , khi đó Mj ⩾ m ⩾ aij . Từ giả thiết,
trong cột j có số trong [m, m + d − 1] nằm giữa aij và Mj . Do đó có ít nhất n số

2
nguyên thuộc [m, m + d − 1] xuất hiện trên bảng, một trong những số này phải xuất
n
hiện ít nhất lần.
d
 
n
Từ bổ đề 1, nếu khẳng định sai thì có một số xuất hiện ít nhất = 2 lần
n−1
trên bảng, vô lý. Bài toán được giải.

Lời giải 4 (từ [2]). Với mỗi k = 1, 2, 3, ..., n2 − n, phân hoạch tập hợp {1, 2, 3, ..., n2 }
thành ba tập con khác rỗng Ak = {1, 2, 3, ..., k}, Bk = {k + 1, k + 2, ..., k + n − 1}, và

Ck = {k + n, k + n + 1, ..., n2 }.

Giả sử khẳng định không đúng, xét một cách viết số sao cho mỗi hai ô vuông kề nhau,
hai số được viết trên chúng có hiệu bé hơn n.
Xét một phần tử k của tập hợp {1, 2, 3, ..., n2 − n}. Vì Bk có ít hơn n phần tử,
ta có thể chọn một hàng và một cột của bảng không chứa phần tử nào của Bk . Gọi
tập hợp các số được viết trên hàng và trên cột đó là Xk . Nếu Xk chứa một phần tử
của Ak và một phần tử của Ck , thì nó phải chứa hai phần tử được viết trong hai ô kề
nhau, một trong Ak và một trong Ck . Điều này không thể xảy ra vì hai phần tử này
có hiệu không bé hơn n. Như vậy Xk là một tập con của Ak hoặc một tập con của Ck .
Vì A1 chỉ có một phần tử nên X1 là một tập con của C1 . Tương tự, vì CN chỉ có
một phần tử nên XN phải là một tập con của AN , ở đây N = n2 − n. Do đó có một k
để Xk là một tập con của Ck và Xk+1 là một tập con của Ak+1 . Hai tập Xk và Xk+1
có ít nhất hai phần tử chung trong khi Ak+1 và Ck rời nhau, vô lý.

Chú ý 1. Viết lần lượt các số 1, 2, . . . , n2 vào bảng, từ trái sang phải và từ trên xuống
dưới, ta thấy số n trong biên nói đến trong đề bài là lớn nhất.

3
2 Một số bài toán liên quan
Trong mục này tôi sẽ giới thiệu một vài bài toán liên quan đến ISL1988/4. Các em
học sinh đừng vội vàng xem lời giải, hãy thử giải bài toán trong vài ngày.

1. Cho số nguyên n lớn hơn 1 và một bảng ô vuông cỡ n × n. Viết vào các ô vuông
của bảng các số 1, 2, . . . , n2 sao cho hai ô khác nhau được viết hai số khác nhau.
Chứng minh rằng tồn tại hai ô vuông có chung ít nhất một đỉnh mà hiệu hai số
được viết trên đó không bé hơn n + 1.

2. Cho số nguyên lẻ n lớn hơn 3. Các ô của một bảng ô vuông cỡ n × n được đánh số
bởi các số 1, 2, . . . , n2 , sao cho mỗi số dùng đúng một lần. Tìm số nguyên dương
k lớn nhất có tính chất: Với mọi cách đánh số, tồn tại hai ô vuông con nằm trên
cùng một hàng hoặc nằm trên cùng một cột sao cho hiệu của hai số được viết trên
hai ô vuông đó không bé hơn k.

3. Cho số nguyên lẻ n lớn hơn 1. Các ô của một bảng ô vuông cỡ n × n được đánh
số bởi các số 1, 2, . . . , n2 , sao cho mỗi số dùng đúng một lần. Sau đó ta dán theo
cách thông thường hai cạnh trái và phải của bảng với nhau, hai cạnh trên và dưới
của bảng với nhau để được một xuyến. Tìm số nguyên dương M lớn nhất sao cho
với mọi cách đánh số, tồn tại hai ô vuông có chung cạnh mà các số được viết trên
chúng có hiệu không bé hơn M.

4
3 Lời giải
Trong mục này tôi sẽ giới thiệu lời giải của các bài toán trong mục 2. Chúng đều là
những lời giải ngắn, nhưng không phải vì thế mà bài toán dễ.

1. Cho số nguyên n lớn hơn 1 và một bảng ô vuông cỡ n × n. Viết vào các ô vuông
của bảng các số 1, 2, . . . , n2 sao cho hai ô khác nhau được viết hai số khác nhau.
Chứng minh rằng tồn tại hai ô vuông có chung ít nhất một đỉnh mà hiệu hai số
được viết trên đó không bé hơn n + 1.

Lời giải. Một đường đi trên bảng ô vuông là một dãy các ô vuông con đôi một khác
nhau sao cho hai ô liên tiếp là hai ô có chung ít nhất một đỉnh, số ô thuộc đường
đi gọi là độ dài của đường đi đó. Với hai ô vuông con A và B của bảng.
Giả sử khẳng định là sai, và xét đường đi có độ dài bé nhất có ô đầu là 1 và
ô cuối là n2 . Độ dài của đường đi không vượt quá n và hai ô liên tiếp lệch nhau
không quá n, suy ra n2 − 1 ≤ (n − 1)n, vô lý.

2. Cho số nguyên lẻ n lớn hơn 3. Các ô của một bảng ô vuông cỡ n × n được đánh số
bởi các số 1, 2, . . . , n2 , sao cho mỗi số dùng đúng một lần. Tìm số nguyên dương
k lớn nhất có tính chất: Với mọi cách đánh số, tồn tại hai ô vuông con nằm trên
cùng một hàng hoặc nằm trên cùng một cột sao cho hiệu của hai số được viết trên
hai ô vuông đó không bé hơn k.

n(n + 1)
Lời giải. Số phải tìm là − 1.
2

Viết n = 2m + 1. Xét một cách đánh số bất kỳ. Đặt

X = {1, 2, . . . , m2 + 1}

và Y = {3m2 + 3m + 1, 3m2 + 3m + 2, . . . , (2m + 1)2 }. Gọi i1 và j1 lần lượt là số


hàng và số cột của bảng mà có phần tử của X trên đó. Gọi i2 và j2 lần lượt là số
hàng và số cột của bảng mà có phần tử của Y trên đó. Khi đó
p p p
i1 + j1 ≥ 2 i1 j1 ≥ 2 | X | = 2 m2 + 1 > 2m,

suy ra i1 + j1 ≥ 2m + 1. Chứng minh tương tự ta được i2 + j2 ≥ 2m + 2, suy ra

(i1 + i2 ) + (j1 + j2 ) ≥ 4m + 3 > 4m + 2,

do đó có một dòng hay cột mà trên đó có một phần tử của X và một phần tử của
Y. Hiệu hai phần tử này không bé hơn 2m2 + 3m.
Như vậy số k = 2m2 + 3m có tính chất trong đề bài. Sau đây ta sẽ chứng minh
mọi số nguyên dương lớn hơn 2m2 + 3m không có tính chất trong đề bài.
Gọi A là bảng cỡ m × m các số:

5
1 2 ··· m
m+1 m+2 ··· 2m
··· ··· ··· ···
m2 − m + 1 m2 − m + 2 ··· m2

Ta đánh số bảng n × n như hình dưới đây:

A B
2m2 + 2m + 1
D C

Trong đó
ˆ B là bảng có được từ A bằng cách cộng mỗi số với 2m2 + 2m + 1;
ˆ C là bảng có được từ A bằng cách cộng mỗi số với 3m2 + 4m + 1;
ˆ D là bảng có được từ A bằng cách cộng mỗi số với m2 + 2m;
ˆ hàng m + 1 (từ trái sang phải) là

m2 +1, m2 +2, ..., m2 +m, 2m2 +2m+1, 3m2 +2m+2, 3m2 +2m+3, ..., 3m2 +3m+1;

ˆ cột m + 1 (từ trên xuống dưới) là

m2 +m+1, m2 +m+2, ..., m2 +2m, 2m2 +2m+1, 3m2 +3m+2, 3m2 +3m+3, ..., 3m2 +4m+1.

Dễ thấy trong cách đánh số này không có hàng hay cột nào chứa hai số có hiệu
lớn hơn 2m2 + 3m.
Bài toán được giải.

3. Cho số nguyên lẻ n lớn hơn 1. Các ô của một bảng ô vuông cỡ n × n được đánh
số bởi các số 1, 2, . . . , n2 , sao cho mỗi số dùng đúng một lần. Sau đó ta dán theo
cách thông thường hai cạnh trái và phải của bảng với nhau, hai cạnh trên và dưới
của bảng với nhau để được một xuyến. Tìm số nguyên dương M lớn nhất sao cho
với mọi cách đánh số, tồn tại hai ô vuông có chung cạnh mà các số được viết trên
chúng có hiệu không bé hơn M.

Lời giải. Bài toán này rất khó, nhưng sẽ bớt khó hơn nếu ta đã biết ISL1988/4
và hai lời giải đầu tiên của nó trong mục 1.

Số phải tìm là 2n − 1.

Một đường đi trên bảng ô vuông là một dãy các ô vuông con đôi một khác nhau
sao cho hai ô liên tiếp là hai ô kề nhau, số ô thuộc đường đi gọi là độ dài của đường
đi đó. Với hai ô vuông con A và B của bảng, độ dài ngắn nhắn của đường đi có ô
đầu là A và ô cuối là B được gọi là khoảng cách giữa A và B .

6
(1) Số M > 2n − 1 không có tính chất trong đề bài.

Đầu tiên ta gán nhãn các ô của bảng theo cách sau: Gán số 0 cho ô vuông ở tâm
của bảng, các ô cách ô 0 một khoảng 2 ta gán số 1, các ô cách ô 0 một khoảng
3 ta gán số 2, và cứ thế (xem bảng 1). Sau đó ta điền số 1 và ô có nhãn 0, điền

Bảng 1 Sau khi gán


nhãn cho bảng 5 × 5.

4 3 2 3 4
3 2 1 2 3
2 1 0 1 2
3 2 1 2 3
4 3 2 3 4

các số 2,3,4,5 vào các ô có nhãn 1 theo chiều kim đồng hồ, ở bước tiếp theo ta xét
các ô có nhãn 2, và cứ thế (xem bảng 2). Ta đã đánh số xong các ô của bảng và

Bảng 2 Sau khi đánh số


cho bảng 5 × 5.

23 17 9 18 24
16 8 3 10 19
7 2 1 4 11
15 6 5 12 20
22 14 13 21 25

thấy rằng không có hai ô kề nhau mà các số được viết trên chúng có hiệu lớn hơn
2n − 1. Như vậy (1) được chứng minh.

(2) Số M = 2n − 1 có tính chất trong đề bài.

Xét một cách điền số như trong đề bài, và giả sử mới đầu các ô đều được tô trắng.
Lần lượt tô các ô 1, 2, 3, ... bằng màu đen cho đến khi mỗi hàng hoặc mỗi cột có
ít nhất hai ô đen thì dừng. Giả sử ta dừng tại ô k và mỗi hàng chứa ít nhất hai
ô đen. Khi đó có tối đa một hàng chứa toàn ô đen. Thật vậy, nếu có ít nhất hai
hàng gồm toàn ô đen, ta xét hai trường hợp sau:
ˆ k thuộc một trong hai hàng đen. Khi đó tất cả các hàng đã có ít nhất 2 ô đen
trước đó, vô lí.
ˆ k không thuộc một trong hai hàng đen. Khi đó tất cả các cột đã có ít nhất 2 ô
đen trước đó, vô lí.
Bây giờ ta tô đỏ mỗi ô đen mà nó kề với ít nhất một ô trắng. Với hàng toàn ô đen
(nếu có), tồn tại một ô bị tô đỏ do có tối đa một hàng đen. Với mỗi hàng khác, vì

7
ta đang làm với xuyến và hàng có ít nhất hai ô đen và một ô trắng nên có ít nhất
2 ô bị tô đỏ. Tóm lại, xuyến có ít nhất 2n − 1 ô từ đen đổi sang đỏ. Gọi các ô đỏ là

d1 < d2 < . . . < d2n−1 ,

và ô trắng kề với di là ti . Vì ti > k với mọi i nên

t1 − d1 ≥ k + 1 − d1 ≥ 2n − 1.

Như vậy (2) được chứng minh. Từ (1) và (2), bài toán được giải.

Các bạn hãy thử giải các bài 2 và 3 khi n chẵn, và tìm biên tốt hơn cho bài 1.

Tài liệu
[1] https://artofproblemsolving.com/community/c6h57272p352656

[2] IMO 1988, Shortlist.

Mọi góp ý và thảo luận xin gửi về

Nguyễn Trung Tuân


THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và T’s Lab
Email: math@nttuan.org
Điện thoại: 0915011235

8
Nếu bạn thích tài liệu này và muốn hỗ trợ tôi, hãy mời tôi một cốc đen đá!

You might also like