You are on page 1of 52

BÀI 5:

CÂN BẰNG VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ


TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG

I. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ:


ĐƯỜNG IS
II. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ:
ĐƯỜNG LM
III. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ BẰNG
MÔ HÌNH IS-LM
Nghiên cứu hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô đối
với nền kinh tế đóng
1
 

2
Y là chi tiêu thực tế. Khi nền kinh tế ở trạng thái cân bằng:

thu nhập = chi tiêu : Y = E

Nghĩa là: chi tiêu thực tế (GDP thực) = Chi tiêu dự kiến (kế hoạch)

- Trên đồ thị, đường 45° biểu thị điều kiện cân bằng (dài hạn).

- Khi bổ sung đường chi tiêu dự kiến: Giao điểm Keynes tại A.

A là điểm biểu thị trạng thái cân bằng vì tại đó các doanh nghiệp bán
được lượng hàng mà họ muốn bán, trong khi mọi người tiêu dùng đều
mua được lượng hàng mình cần mua. Khi đó cả 2 bên đều không thay đổi
hành vi của mình.

Giao điểm Keynes là phương thức xác định thu nhập Y tại mỗi mức đầu tư
I dự kiến với chính sách tài chính T và G định trước: Y=C(Y-T)+I+G.
 Khi một trong các nhân tố này thay đổi thì thu nhập sẽ thay đổi.

Trường hợp mất cân bằng: Cơ chế cân bằng tự động được thể hiện qua
đồ thị sau. 3
Nếu sản xuất Ya: A là giao điểm Keynes,
Ya > Ea;  tình là điểm cân bằng ổn định
trạng tăng tồn kho
ngoài dự định  DN
sẽ giảm sản lượng 
thất nghiệp tăng 
thu nhập giảm, nhu
cầu giảm  Y, E Ea
đều giảm về Y1 E1 A
Eb
Tại Yb: Yb < Eb; 
tình trạng giảm tồn
kho ngoài dự định 
DN tăng sản lượng,
thuê thêm công nhân
 thu nhập và nhu
cầu tăng  Y, E
4
tăng lên Y .
2) Xây dựng đường IS

a) Xây dựng IS từ sơ đồ giao điểm Keynes của thị trường HH&DV


- Hàm đầu tư: Để hợp nhất các phân tích kinh tế thực và kinh tế tiền tệ,
bước đầu tiên phải làm là phân tích ảnh hưởng của lãi suất tới các
biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thu nhập, vì theo Keynes, lãi suất là
trung gian nối hai khu vực (tiền tệ  lãi suất  đầu tư).

Giao điểm Keynes cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập tại mỗi
mức đầu tư định trước (Ī).

Tuy nhiên trên thực tế, đầu tư dự kiến là một đại lượng thay đổi.

Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, đầu tư dự kiến phụ thuộc vào lãi
suất (thực) r:

I = I(r) I’<0
Vì lãi suất thực là chi phí vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư nên khi lãi
suất thực tăng thì đầu tư dự kiến sẽ giảm  Quan hệ âm giữa I và r. 5
Lưu ý: Ở tầm ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát dự kiến (kỳ vọng lạm phát) đã
biết, nên r và i (lãi suất danh nghĩa) coi như đã biết

 Có thể sử dụng r hoặc i để phân tích đều được.

- Đường IS:
Xuất phát từ 1 điểm cân bằng được xây dựng căn cứ vào một lãi suất
danh nghĩa i1 hoặc thực r1 (cố định, đã biết)  Câu hỏi:

Thu nhập sẽ thế nào nếu Ngân hàng TW hạ lãi suất thực từ r1
xuống r2 (trên thực tế là hạ lãi suất danh nghĩa từ i1 xuống i2) ?

Trả lời: Lãi suất giảm làm đầu tư mong muốn tăng  tổng cầu dự kiến
hay mong muốn (E=C+I+G) tăng  Theo quá trình tăng lên của tổng
cầu, đường cầu sẽ chuyển dịch lên trên. Theo Keynes, sản xuất sẽ tăng
lên để đáp ứng cầu  nền kinh tế sẽ chuyển dịch dần từ A lên B  Thu
nhập tăng.
 Sản lượng (GDP) cân bằng được thiết lập ở mức cao hơn tương
6
ứng với lãi suất giảm xuống.
Lãi suất giảm từ r1 lên r2, đầu tư dự E (Chi tiêu dự kiến) Y=E (45°)
kiến tăng từ I1 lên I2  Dịch chuyển E2=C+
2
đường chi tiêu dự kiến từ E1 lên E2 B I2+G
 Cân bằng mới tại B: Chi tiêu và E2 ∆I E1=C+
Thu nhập (Y) tăng tương ứng với I1+G
A
việc giảm lãi suất. E1

 Quan hệ âm giữa lãi suất và


sản lượng tạo thành đường IS. Y1 Y
Y2
r r
I=I(r) 1 3

r1 r1 C

r2 E D
r2
IS
∆I
I1 I2 Y1 Y2 Y
I 7
Kết hợp các đồ thị 1 và 2, chúng ta có đồ thị 3 thể hiện quan hệ giữa Y và
r tại các điểm C và D

Nối các điểm C và D tạo thành một đường thể hiện quan hệ giữa r
và Y. Đường này được gọi là đường IS.

Các điểm C và D lần lượt tương ứng với các tình huống ban đầu (lãi suất r1
và Y1) và kết thúc (r2 và Y2).

Đường IS không nhất thiết là đường tuyến tính mặc dù để đơn giản ở đây
chúng ta thể hiện nó là đường thẳng.

Đường IS thể hiện quan hệ âm giữa lãi suất và sản xuất (GDP
thực) để đảm bảo cân bằng trên thị trường hàng hóa đối với các
giá trị cho trước (dự kiến) của các biến ngoại sinh (I , T, G).

Khi các biến ngoại sinh I, T, G,... thay đổi thì đường IS dịch chuyển.

8
b) Xây dựng IS từ phương trình cân bằng tiết kiệm và đầu tư
- Tiết kiệm = đầu tư
Cân bằng cơ bản trong một nền kinh tế mở:
Y = C + I + G + NX
Trong nền kinh tế đóng: NX = X – M = 0, nên:
Y = C + I + G 
Phương trình trên nói rằng GDP là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I) và
chi tiêu của chính phủ (G), hay:
I=Y-C-G
Vế phải (Y - C - G) là tổng thu nhập của nền kinh tế còn lại sau khi
đã thanh toán cho tiêu dùng của dân cư và mua hàng của chính phủ.
 Phần còn lại này được gọi là tiết kiệm quốc dân, ký hiệu là S.
S=Y-C-G
 Trong nền kinh tế đóng:  I = S   Tiết kiệm = đầu tư.
9
-Đường IS:

Giả sử G là biến ngoại sinh đã được xác định: Ḡ

Vì cân bằng của thị trường HH&DV trong nền kinh tế đóng:

Y=C+I+Ḡ  I=Y–C-Ḡ
Và C là hàm số của thu nhập nên:

I = Y – C(Y) - Ḡ

Đưa thêm phương trình hành vi đầu tư I phụ thuộc vào lãi suất:

I = I(r)

Giảm lãi suất thì tăng đầu tư, tức I’(r)<0.

Phương trình cân bằng cuối cùng: I(r) = Y – C(Y) - Ḡ

Tức là có quan hệ âm giữa r và Y: Y’(r)<0

10
Để đơn giản, có thể đặt Ḡ = 0, khi đó:

I(r) = Y – C(Y) = S

Đây là phương trình IS: Y = Y(r) với Y’(r)<0

Đường IS là toàn bộ những điểm được tạo nên bởi tổ hợp quan hệ giữa
lãi suất r và thu nhập Y để đảm bảo cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư
đối với các giá trước trị cho của các biến ngoại sinh (Ḡ, T, …).
Điều kiện cân bằng IS có nghĩa là giải phương trình cân bằng đầu tư -
tiết kiệm sẽ xác định được tổng cầu  xác định được Tổng cung.

Trong nền kinh tế mở, thực chất là giải phương trình:

Y = AE

Y = C(Y) + I(r) + G  (+ NX nếu nền KT mở)

Điều kiện trên có thể được minh họa bằng đồ thị lớn kết hợp 4 đồ thị
thành phần sau:
11
Lãi suất giảm  đầu tư tăng  Tiết kiệm tăng  Thu nhập tăng

r Hàm đầu tư r Điều kiện cân bằng IS


r1
r1
IV
I
A D
r2
r2
IS
Cầu đầu tư
0 I 0 Y1 Y2 Y
I1 I2
S S
Cân bằng III
I=S tiết kiệm
và đầu tư S=Y-(a+mpcY)
=-a+mpsY
II B S2 C
S2
Hàm tiết kiệm
S1
S1

0 I 0 Y
I1 I2 Y1 Y2
12
c) Độ nghiêng của đường IS
Độ nghiêng của đường IS là tỷ lệ giữa các khoảng cách AB và AC (AB/AC).
Độ nghiêng đo lường mức độ tác động của lãi suất tới tổng cầu, thu nhập.
Độ nghiêng của đường IS âm: Khi lãi suất giảm, đầu tư và cầu tăng  cung
cũng tăng để đảm bảo cân bằng trên thị trường HH&DV  Thu nhập tăng.

r r
I=I(r)
r1 r1 B

r2 C r2 A βC C
IS

I1 I2 I Y1 Y2 Y
13
Độ nghiêng của IS phụ thuộc vào hai nhân tố:

- Mức độ nhạy cảm của đầu tư so với biến động của lãi suất:
• Đầu tư rất nhạy cảm với lãi suất: I(r) = Y – C(Y) - Ḡ

Một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng làm cho đầu tư thay đổi một lượng
lớn (I=I(r))  thu nhập (Y=C+I+G) thay đổi lớn

 góc β nhỏ  đường IS sẽ thoai thoải.


• Đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất: góc β lớn  đường IS sẽ rất dốc.

- Độ lớn của tác động nhân tử để chuyển ảnh hưởng ban đầu và trực tiếp
thành ảnh hưởng toàn cục cuối cùng, theo đó:
Nhân tử tiêu dùng (mpc) càng nhỏ (tác động qua tiêu dùng càng thấp)
thì đường IS càng dốc (khi đó r giảm nhiều nhưng Y tăng ít).

Ngược lại, nhân tử tiêu dùng càng lớn thì đường IS càng thoải (r giảm ít
nhưng Y tăng nhanh).
14
•  

15
d) Phân biệt chuyển dịch và đi dọc trên đường IS
Để tránh nhầm lẫn giữa chuyển dịch đường IS và đi dọc trên đường IS,
cần phân biệt rõ các biến nội sinh và các biến ngoại sinh.

Đường IS đặt ra điều kiện cân bằng trên thị trường HH&DV đối với
2 biến được xem là nội sinh là lãi suất r và sản xuất Y.
Tất cả những biến khác coi như không đổi (I, T, G, M...), đặc biệt
tổng cung tiên tệ M và chi tiêu chính phủ G không đổi.
Do đó vị trí của đường IS được xác định bởi các biến ngoại sinh.

- Khi r thay đổi, các biến ngoại sinh không đổi: Đi dọc trên đường IS

- Khi r không đổi, một hoặc một số biến ngoại sinh thay đổi, đường IS sẽ
chuyển dịch.

16
(i) Đường IS sẽ dịch chuyển lên cao (sang phải) khi biến ngoại sinh thay
đổi theo hướng mở rộng, tức là cầu tăng.

Ví dụ trường hợp cầu tăng do:


- Tăng chi tiêu nhà nước,

- Giảm thuế,

- Tăng cầu nước ngoài hoặc

- Tăng sự giàu có ở trong nước (xuất hiện nguồn ngoại tệ khổng lồ đưa
vào nước).

(ii) Ngược lại, khi biến ngoại sinh thay đổi theo hướng co hẹp lại, đường
IS sẽ chuyển dịch sang trái và xuống thấp.

Ví dụ như các chỉ tiêu trên thay đổi theo chiều ngược lại.

17
3) Hai trường hợp dịch chuyển đường IS

a) Biến đổi tỷ lệ tiết kiệm. Khi xu hướng tiết kiệm trung bình hay cận biên
(MPS = S/Y hay mps = ∆S/∆Y) thay đổi, IS sẽ dịch chuyển.

MPS hay mps tăng  Đầu tư (bằng tiết kiệm) tăng  Sản xuất và thu nhập
tăng  IS dịch chuyển sang phải (1). Ngược lại, khi MPS hay mps giảm thì IS
dịch chuyển sang trái (2).

r
IS

1
2

Y 18
b) Dịch chuyển đường IS khi chi tiêu nhà nước (∆G) hoặc đầu tư
(∆I) thay đổi
i, r
Chi tiêu dự Y=E (45°)
kiến E, C, I, G E2=C+
I+G2
B ∆G E1=C+
∆I I+G1 ∆Y
i, r

IS’
IS
45°
Y1 Y2 Y ∆Y= ∆G/(1-mpc) Y
19
- Khi tăng, giảm chi tiêu nhà nước
Chi tiêu Nhà nước tác động tới tổng cầu tại bất kỳ mức lãi suất nào.

Khi tăng chi tiêu nhà nước, tổng cầu dịch lên trên một khoảng ∆G làm thu
nhập Y tăng lên ∆Y=∆G/(1-mpc).

Do đó, đường IS dịch sang phải đúng mức ∆Y.

Nhận xét: ∆G < ∆Y vì vai trò của hiệu quả nhân tử (mpc < 1):

∆Y= ∆G/(1-mpc)

Nếu giảm chi tiêu nhà nước thì đường IS dịch sang trái.

- Tương tự như với G, có thể tăng, giảm đầu tư I và cũng thấy kết quả
tương tự. Đó là vì vai trò tương đương của G và I trong tổng cầu (tương tự
với X và M trong nền kinh tế mở).

- Khi tăng thuế T, thu nhập sẽ giảm một lượng là:

∆Y = -∆T * mpc/(1-mpc)
Dịch chuyển đường IS khi G tăng
Chi tiêu
kế hoạch Y=AE AD2= C + I(r1) + G2
AD E2
AD1= C + I(r1) + G1
E1

450
O
Y1 Y2 Y Với mỗi mức lãi suất, bất
kỳ biến động nào của
r một trong các thành
phần của tổng cầu, đều
làm đường tổng cầu
r1
chuyển dịch  kéo theo
tổng cung thay đổi, tức
IS2 là đường IS chuyển dịch.
IS1
Y1 Y2 Y 21
II. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ ĐƯỜNG LM
1. Quan hệ âm giữa cung tiền tệ và lãi suất

Trở lại lý thuyết ưa thích thanh khoản ở bài 1, điều kiện cân bằng thị
trường tiền tệ là cơ sở để xác định lãi suất:

M/P = L(i, Y)

M là cung tiền tệ, P là giá, Y là thu nhập, i là lãi suất danh nghĩa.

Lưu ý: Lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền  Lãi suất tăng thì cầu
tiền giảm (giảm nhu cầu giữ tiền)  L(i) là hàm dốc xuống.

Giả sử M đã biết và do ngân hàng trung ương quyết định theo chính sách
tiền tệ.

Giả thuyết Keynes cho biết P không đổi, là hằng số ở tầm ngắn hạn;

do đó tỷ lệ lạm phát π = 0,

vì vậy πe = 0  i = r + πe = r  Sử dụng i và r có vai trò như nhau


22
Viết lại điều kiện cân bằng trên thị trường tiền tệ như sau:

M/P = L(r, Y)

Tức là có thể thay lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực và ngược lại.

Ta sẽ chứng minh điều kiện cân bằng trên thị trường tiền tệ dẫn tới một
quan hệ dương giữa thu nhập và lãi suất.

Y = Y(r) , Y’(r) > 0

Quan hệ này được gọi là đường LM.

Đường LM là tập hợp các giá trị của Y và i (hoặc r) để có cân bằng
trên thị trường tiền tệ.

Đây là tên viết tắt bằng tiếng Anh của hai biến liên quan là cầu tiền tệ
(Liquidity), và biến cung tiền tệ (Money).

Giả sử Y cho trước, quan hệ M/P và r trên đồ thị đường LM như sau:

23
Thị trường tiền tệ:
Cung tiền tệ thực M/P độc
lập với r; L(r, Y) là đường
cầu tiền tệ thực.
MS>MD
r2
Cho trước Y = Y1, chỉ có
một giá trị r1 thoả cân
bằng trên thị trường tiền
tệ: M/P = L(r, Y).

Do vậy, (Y1, r1) là một


điểm nằm trên đường LM.

 Điều chỉnh cung tiền tệ


để kiểm soát lãi suất.

Quá trình cân bằng trên thị trường tiền tệ khi cung tiền tệ (M)
không đổi như sau: 24
- Nếu lãi suất (ngân hàng…) quá cao, cung sẽ vượt quá cầu về tiền. Người
thừa tiền sẽ đem gửi ngân hàng hoặc mua trái phiếu lấy lãi.

Tiền vào nhiều, ngân hàng và người phát hành trái phiếu giảm lãi suất huy
động (để giảm phí và thu lợi nhuận cao).

- Ngược lại, nếu lãi suất quá thấp, cầu tiền sẽ vượt cung. Người dân sẽ rút
tiền gửi ở ngân hàng hay bán ra các trái phiếu, làm cho lãi suất tăng.

Tại mức lãi suất cân bằng, mọi người hài lòng với sự cân đối giữa lượng tài
sản bằng tiền và lượng tài sản không dưới dạng tiền, trong đó lượng tài
sản bằng tiền có lãi suất thỏa đáng, chấp nhận được.

Chính sách: lý thuyết ưa thích thanh khoản khuyến nghị giảm


cung tiền tệ sẽ làm tăng lãi suất và ngược lại:
Giả sử NHTW cắt giảm lượng tiền cung ứng. M giảm  M/P giảm (ngắn
hạn P không đổi)  Đường M/P dịch sang trái  Lãi suất cân bằng tăng
 Kích thích người dân nắm lượng tiền thực tế (M/P) ít hơn, gửi nhiều tiền
hơn vào ngân hàng hay mua trái phiếu  giảm lạm phát. 25
r2

26
2) Xây dựng đường LM và đi dọc trên đường LM

Y tăng  Cầu tiền tệ cho giao dịch tăng  Dịch chuyển đường L(r, Y) sang
phải  lãi suất tăng r1 lên r2  điểm L(r, Y) di chuyển dọc theo đường
LM.
 Lãi suất được điều chỉnh cho tới khi xuất hiện cân bằng cung, cầu tiền tệ.

27
3) Dịch chuyển đường LM: Trường hợp r thay đổi

Cho trước Y (cố định tại Y1), khi các yếu tố làm thay đổi giá trị cân
bằng r xuất hiện trên thị trường tiền tệ, ví dụ, thực hiện CSTT mở rộng,
tăng cung M (thêm ΔM)  (M/P)S dịch sang phải  lãi suất r giảm  Ứng
với Y cho trước thì đường LM dịch xuống dưới (sang phải).

28
4) Di chuyển trên đường LM: Trường hợp Y thay đổi

Nếu GDP tăng từ Y1 lên Y2, M/P không đổi; cầu tiền tệ cũng sẽ tăng lên.
Đường cầu tiền tệ chuyển dịch sang phải (lúc này do Y tăng chứ không phải
do r). Điểm cân bằng mới tại B. Lãi suất từ i1 sang i2. Kết quả này được đưa
vào đồ thị b; các điểm cân bằng tương ứng là A(Y1, i1) và B(Y2, i2).

LM2
M
M/P

LM1
L(Y2)

L(Y1)
M
M/P
29
5) Quá trình lập lại cân bằng:

Tăng GDP  Tăng cầu tiền  Tăng lãi suất.


Xuất phát A. Giả sử GDP tăng từ Y1 lên Y2 (sang điểm C). Điểm này không
nằm trên đường LM, tức là đang có tình trạng phi cân bằng.

Trong điều kiện lãi suất không đổi, việc chuyển từ A sang C tương ứng với
sự tăng lên của cầu tiền tệ.

Để lập lại cân bằng trong điều kiện cung tiền tệ ngoại sinh (cố định), lãi
suất phải tăng để buộc các tác nhân kinh tế phải giảm nhu cầu tiền.

Chính tại điểm B mà sự tăng lên của lãi suất sẽ luôn luôn vừa đủ.

6) Độ dốc của đường LM

Viết lại hàm cầu tiền tệ và điều kiện cân bằng trên thị trường tiền tệ :

MD/P = L(r, Y) và MS = MD

30
Độ dốc của đường LM được đo bằng tỷ lệ CB/CA (∆r/∆Y).

Độ dốc này phụ thuộc vào hai nhân tố:


- Độ nhạy cảm hay hệ số co dãn của cầu tiền tệ so với hoạt động kinh tế
thực. Một hệ số co dãn của cầu tiền tệ với thu nhập cao dẫn tới tăng
nhanh cầu tiền tệ  gây áp lực làm tăng nhanh lãi suất.

Độ nhạy cảm càng cao thì độ dốc của đường LM lớn, vì chỉ thay đổi Y
nhỏ, nhưng làm L(r, Y) thay đổi mạnh, dẫn tới lãi suất thay đổi mạnh.

- Độ nhạy của cầu tiền tệ so với lãi suất: Nếu hệ số co dãn này lớn, đối
với mỗi sự gia tăng của GDP, lãi suất sẽ thay đổi khá mạnh để lập lại cân
bằng trên thị trường tiền tệ  độ dốc của đường LM sẽ lớn.

Chứng minh:

- Quan sát đồ thị

- Phân tích phương trình

31
 

32
7) Phân biệt chuyển dịch và đi dọc trên đường LM

Việc tránh nhầm lẫn giữa chuyển dịch trên đường LM và chuyển dịch bản
thân đường này cũng được thực hiện tương tự như đối với đường IS.

Đường LM tương ứng với các giá trị đã biết của các biến ngoại sinh gồm
khối lượng tiền tệ thực (M/P) và các chi phí giao dịch ngân hàng (c) nếu có.

Chừng nào các biến ngoại sinh này còn không đổi, nền kinh tế vẫn ở trên
đường LM ban đầu.
Ngược lại, mọi biến động của một trong các biến ngoại sinh đều làm chuyển
dịch đường LM.
LM sẽ chuyển dịch sang phải khi cung tiền tệ thực tăng lên (do tăng cung
tiền tệ danh nghĩa hoặc do giảm giá), trong khi lãi suất giảm xuống.

LM sẽ chuyển dịch sang phải khi chi phí giao dịch trên thị trường tiền tệ
giảm.

Ngược lại, khi sản xuất tăng lên thì lãi suất sẽ tăng lên.
33
III. LÝ GIẢI CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ BẰNG
MÔ HÌNH IS-LM (KHI GIÁ CỐ ĐỊNH)
Đến đây chúng ta đã có tất cả các thành tố của mô hình IS -LM
Hai phương trình của mô hình trong nền kinh tế đóng

Đường IS: Y = C(Y-T) + I(r) + G

Đường LM: M/P = L(r, Y)

Mô hình này coi chính sách tài chính (G và T), chính sách tiền tệ (M) và
mức giá (P) là các biến ngoại sinh (cố định).

Cân bằng đồng thời cả hai thị trường (hàng hoá và tiền tệ) sẽ cho
nghiệm (Y, r).

Tại mức Y và r cân bằng, chi tiêu thực tế bằng chi tiêu dự kiến, và cầu
tiền tệ thực tế bằng cung tiền tệ thực tế.
34
1) Xác định lãi suất và thu nhập

Xếp chồng hai đồ thị IS và LM để có điểm cân bằng cung-cầu trên hai thị
trường, tức là điểm giao nhau. Tại mức lãi suất cân bằng r, cung - cầu hàng
hóa cân bằng tại thu nhập Y.

Thu nhập Y biến động khi 1 trong 2 đường này dịch chuyển (thay đổi trạng
thái cân bằng ngắn hạn). Các đường này dịch chuyển khi có sự thay đổi
chính sách hoặc các cú sốc ngoại sinh đối với nền kinh tế.

r LM(M)

A
r*

IS(T,
G)

Y* Y 35
2) Khi có những thay đổi trong chính sách tài chính

Thay đổi chính sách tài chính (T, G) chỉ ảnh hưởng tới đường IS 
Dịch chuyển đường IS sẽ ảnh hưởng tới thu nhập và lãi suất.

a) Trường hợp chính phủ tăng chi ngân sách ∆G


- Nhân tử chi tiêu chính phủ trong giao điểm Keynes cho biết tại mỗi mức
lãi suất cho trước, tăng ∆G sẽ làm thu nhập tăng một mức ∆G/(1-mpc)
 Đường IS dịch chuyển sang phải 1 khoảng đúng bằng mức này.

Xuất phát từ A: G tăng ∆G  Y tăng (điểm C) 

Nhưng Y tăng thì L (cầu tiền tệ) tăng, trong khi cân bằng L(r, Y)
= M/P không đổi  r tăng  I giảm  Y giảm (về B)

Kết cục:

- Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển từ A sang B

- Tăng chi tiêu chính phủ ∆G làm thu nhập Y và lãi suất r đều tăng
36
Cân bằng khi chi tiêu chính phủ tăng lên ∆G
Đường IS dịch chuyển sang phải một đoạn ∆G/(1-mpc)

LM

r2 B

∆G/(1-mpc) C
r1
A
IS2

IS1

Y1 Y3 Y2

37
b) Trường hợp chính phủ giảm thuế một lượng ∆T
- Nhân tử thuế trong giao điểm Keynes cho biết tại mỗi mức lãi suất cho
trước, giảm thuế ∆T sẽ làm thu nhập tăng một mức

∆Y = -∆T . mpc/(1-mpc)

 Đường IS dịch chuyển sang phải 1 khoảng đúng bằng mức này.

- Nhưng giống trường hợp tăng ∆G: Y tăng làm r phải tăng để L(r, Y) =
M/P không đổi.

Trạng thái cân bằng của nền KT chuyển từ A sang B

 Giảm thuế một lượng ∆T làm thu nhập Y và lãi suất r đều tăng
 Chính sách giảm thuế có tác dụng tương tự tăng chi tiêu ngân sách.

Song: - Giảm thuế là để khu vực tư nhân tăng chi tiêu.

- Tác dụng của chính sách thuế yếu hơn so với chính sách chi NS.

38
Cân bằng khi giảm thuế một lượng ∆T
Đường IS dịch chuyển sang phải một đoạn ∆T.mpc/(1-mpc)

LM

r2 B
-∆T.mpc/(1-mpc)
r1 C
A
IS2

IS1

Y1 Y3 Y2
39
3) Khi có những thay đổi trong chính sách tiền tệ

M tăng  M/P tăng  r giảm  I tăng  Y tăng (cơ chế truyền


tải của chính sách tiền tệ)

Thay đổi chính sách tiền tệ (M hoặc r) chỉ ảnh hưởng tới đường LM. Tuy
nhiên, dịch chuyển đường LM sẽ ảnh hưởng tới thu nhập và lãi suất

a) Trường hợp ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ
Vì P không đổi, M tăng một lượng ∆M sẽ làm M/P tăng

Lý thuyết ưa thích thanh khoản cho rằng tại mọi mức thu nhập cho trước,
việc gia tăng số cung tiền tệ thực (∆M/P) đều làm hạ lãi suất (giá của
tiền)  LM hạ xuống, trạng thái cân bằng chuyển từ A sang B.

Kết quả: Tăng cung tiền làm giảm lãi suất, kích thích đầu tư, qua đó làm
tăng thu nhập.
b) Trường hợp ngân hàng trung ương giảm lãi suất: Tương tự, vì
để giảm lãi suất, NHTW phải tăng cung tiền tệ. 40
Khi ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ ∆M, đường LM
hạ xuống, cân bằng chuyển từ A xuống B. Lãi suất giảm, đầu tư
tăng và thu nhập tăng…

r LM1

LM2

r1 A

B
r2

IS

Y1 Y2 Y
41
4) Tương tác giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ

a) Sự tương tác
Trên thực tế, các chính sách tài chính và tiền tệ không hoàn toàn độc lập
nhau.

Khi có sự thay đổi của 1 trong 2 chính sách trên thì thường làm chính sách
còn lại cũng thay đổi theo vì mỗi chủ thể kinh tế (Chính phủ, NHTW) đều
có mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn riêng cần bảo đảm.

 Sự tương tác giữa hai loại chính sách làm thay đổi kết cục hay tác động
lý thuyết của một chính sách theo phân tích trong mục trên.

b) Ví dụ về phản ứng của NHTW khi Chính phủ tăng thuế:


Câu hỏi: Khi Chính thủ thực hiện chính sách tăng thuế thì NHTW sẽ
phản ứng với chính sách thuế mới như thế nào ?
Có ba khả năng có thể xảy ra:
42
- Trường hợp 1: NHTW giữ nguyên khối lượng tiền tệ

LM không đổi. Tăng thuế làm Y giảm (vì Y = C(Y-T) + I + G)  IS dịch


chuyển sang trái  Cân bằng từ A sang B. Thu nhập và lãi suất đều
giảm.
LM

r1 A
B -∆T.mpc/(1-mpc)
r2

IS1

IS2

Y2 Y1
43
- Trường hợp 2: NHTW muốn giữ lãi suất không đổi

LM phải dịch chuyển.

Tăng thuế sẽ làm Y giảm (vì Y = C(Y-T) + I + G)

 IS dịch chuyển sang trái.

Đồng thời NHTW phải giảm cung tiền để giữ nguyên lãi suất vì M/P =
L(r, Y)

 LM cũng dịch chuyển sang trái (lên trên) để giữ lãi suất luôn luôn ở
mức ban đầu.
 Lãi suất giữ nguyên, trong khi thu nhập giảm mạnh hơn so với
trường hợp không thay đổi cung ứng tiền.
 Đây là trường hợp Chính phủ và NHTW phối hợp thực hiện các chính
sách thắt chặt để hạ nhiệt nền kinh tế.

44
Trường hợp tăng thuế song NHTW vẫn giữ nguyên lãi suất ban đầu

LM2

LM1
B
A
r1

IS1
r2

IS2

Y3 Y2 Y1
45
- Trường hợp 3: NHTW muốn ngăn chặn tình trạng giảm thu
nhập do tăng thuế gây ra.

 NHTW phải tăng cung tiền  Chính sách kết hợp tăng thuế và
tăng tiền không gây ra suy thoái nhưng làm lãi suất giảm mạnh.

Mặt khác, sự kết hợp tăng thuế và chính sách tiền tệ mở rộng làm quá
trình phân bổ các nguồn lực thay đổi:

• Tăng thuế làm giảm tiêu dùng C và thu nhập Y

• Ngược lại, lãi suất giảm xuống sẽ thúc đẩy đầu tư, làm tăng thu
nhập Y.

Kết cục: Thu nhập không đổi nhưng tiêu dùng giảm, đầu tư tăng.

46
Trường hợp tăng thuế song NHTW vẫn
muốn giữ nguyên thu nhập ban đầu
r
LM1

A
LM2

B
C IS1

IS2

Y1
47
Tóm lại:

- Tác động của chính sách tài chính phụ thuộc vào chính sách tiền
tệ, tức là phụ thuộc vào mục tiêu của NHTW là kiểm soát (giữ ổn định):
(i) Cung tiền tệ,

(ii) Lãi suất,

(iii) Thu nhập.

- Việc đạt được đồng thời 3 mục tiêu trên là nhiệm vụ bất khả thi  Hài
hòa các mục tiêu.

- Thực tế xây dựng chính sách: Cần đưa ra các giả định về ảnh hưởng của
các chính sách khác đối với chính sách đang nghiên cứu. Sau đó mô phỏng
thay đổi chúng để phân tích, lựa chọn chính sách phù hợp.

- Việc xây dựng được 1 bộ các số liệu thực tế (quá khứ) và mô hình mô
phỏng tác động của hệ thống các chính sách… phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể và những nhân tố chính trị gắn với quá trình hoạch định chính sách.
48
5) Các cú sốc trong mô hình IS-LM

Mô hình IS-LM xác định thu nhập nên có thể sử dụng để nghiên cứu tác
động của một số sốc đối với thu nhập (sốc cầu).

a) Các sốc làm dịch chuyển đường IS gồm những thay đổi ngoại sinh của
các thành phần trong tổng cầu hàng hóa và dịch vụ.
Phân tích các nhân tố tác động tới cân bằng (Y=C(Y-T)+I(r)+G) qua

- Các làn sóng lạc quan hoặc bi quan sẽ làm tăng hay giảm mạnh đầu tư
(đầu tư không chỉ phụ thuộc vào r);

- Những làn sóng lạc quan hoặc bi quan sẽ làm thay đổi trong cầu về
hàng tiêu dùng.

Ví dụ: Nếu người tiêu dùng có niềm tin vào tương lai thì hiện tại họ sẽ tiêu
dùng nhiều hơn, đồng thời tiết kiệm ít hơn cho tương lai  Đường tiêu
dùng (và tổng cầu) trong đồ thị giao điểm Keynes dịch chuyển lên trên 
IS dịch chuyển sang phải, thu nhập tăng lên.
49
b) Các sốc làm dịch chuyển đường LM gồm những thay đổi ngoại sinh của
nhu cầu về tiền.
Phân tích các nhân tố tác động cân bằng M/P = L(r, Y)

Giả sử nhu cầu về tiền tăng mạnh  Tại mỗi mức thu nhập và cung tiền,
lãi suất cân bằng trên thị trường sẽ tăng.
 Đường LM dịch chuyển lên trên (sang trái)  Lãi suất tăng, thu nhập
giảm.

c) Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ có thể triệt tiêu các sốc ngoại
sinh.
Nếu các chính sách được thay đổi kịp thời để phản ứng với các sốc khách
quan thì nền kinh tế sẽ vẫn ổn định; không có các biến động lãi suất, thu
nhập hay việc làm… như các minh họa đồ thị ở trên.

50
6) Sự khác nhau giữa tiếp cận Keynes và tiếp cận cổ điển khi giải
thích về thu nhập:

Keynes cho rằng mức giá cứng nhắc (biểu thị bằng điểm A) nên các chính
sách tài chính, tiền tệ và biến động các thành tố khác của tổng cầu có thể
làm sản lượng chệch khỏi mức tự nhiên (vì không làm thay đổi được giá).

Cố điển cho rằng mức giá luôn được điều chỉnh linh hoạt (B) để nền kinh
tế liên tục cân bằng ở mức sản lượng tự nhiên.

Mô hình 3 phương trình ba biến Y, r và P

Đường IS: Y = C(Y-T) + I + G

Đường LM: M/P = L(r, L)

Để hoàn thiện mô hình (xác định 3 biến Y, r và P), Keynes đưa vào
phương trình thứ 3: Giá không đổi, P=P1

Tiếp cận cổ điển: Để P tự do, nhưng giả định sản lượng luôn đạt mức tự
nhiên Ỹ, Y=Ỹ. 51
Giả định Keynes hay cổ điển hợp lý ?

Câu trả lời phụ thuộc vào từng thời điểm cụ thể.

Keynes là cách mô tả nền kinh tế tốt nhất trong ngắn hạn  Khi phân tích
kinh tế ngắn hạn, nên giả định mức giá cố định, cứng nhắc; trong khi sản
lượng thường biến động.

Cố điển là cách mô tả nền kinh tế tốt nhất trong dài hạn  Khi phân tích
kinh tế dài hạn, nên giả định mức giá linh hoạt. Ngược lại, sản lượng
thường ổn định.

Trên thực tế, phần lớn các nghiên cứu kinh tế thực và giá cả… thường xét
trên quan điểm dài hạn, trong đó giả định sản lượng luôn bằng mức tự
nhiên.

52

You might also like