You are on page 1of 9

CHƯƠNG 8: ỨNG DỤNG CHI

PHÍ CỦA THUẾ

Ở Chương 6, chúng ta đã nghiên cứu về thuế ảnh hưởng như thế nào đến giá
cả, số lượng bán ra của hàng hóa đó và lực lượng cung - cầu phân chia gánh
nặng thuế giữ người bán và mua. Trong Chương 8, chúng ta sẽ mở rộng phân
tích và xem xét thuế tác động như thế nào đến phúc lợi, lợi ích kinh tế của các
thành phần tham gia thị trường.

Để hiểu rõ và đầy đủ hơn tác động của thuế lên phúc lợi kinh tế, chúng ta so
sánh phần phúc lợi bị suy giảm của người bán và người mua với khoản thu tăng
lên của chính phủ bằng các công cụ thặng dư sản xuất/tiêu dùng.

TỔN THẤT VÔ ÍCH CỦA THUẾ

Nhắc lại Chương 6, tác động của thuế là như nhau khi thuế đánh lên người mua và
người bán. Dù thuế tác động lên người mua hay người bán thì cuối cùng độ co giãn
cung cầu xác định khoản chịu được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu
dùng.

Tác động của thuế đến các bên tham gia thị trường
● Lợi ích người mua nhận được trên một thị trường được đo lường bằng thặng
dư tiêu dùng - là khoản tiền mà người mua phải trả trừ đi khoản tiền họ thật sự
trả để mua hàng hóa đó
● Lợi ích người bán nhận được trên một thị trường được đo lường bằng thặng dư
sản xuất - là khoản tiền mà người bán nhận được trừ đi khoản chi phí sản xuất
mà họ phải chịu
● Về phía chính phủ? Nếu T là mức thuế, Q là số lượng hàng hóa được bán ra
thì chính phủ sẽ thu được tổng doanh thu thuế là T x Q => Nguồn thu này được
sử dụng để cung cấp dịch vụ như đường sá, giáo dục,...

=>> Để phân tích thuế tác động đến phúc lợi kinh tế ntn, chúng ta sử dụng doanh thu
thuế của chính phủ để đo lường lợi ích chung từ thuế.

● Doanh thu thuế được mô


tả bởi hình chữ nhật giữa
đường cung và cầu

● Chiều cao của HCN là


mức thuế T, chiều rộng
là mức sản lượng hàng
hóa được bán ra Q

=> Doanh thu thuế bằng diện


tích HCN = T x Q
Hình b

Pb: Giá người mua phải trả


Ps: Giá người bán nhận
được
P1: Giá không có thuế

Phúc lợi khi không có thuế: Khi không có thuế, mức giá và sản lượng cân bằng được
xác định tại giao điểm cung - cầu, tương ứng giá P1 và số lượng bán ra Q1. Khi đó:

● Thặng dư tiêu dùng là: A + B + C


● Thặng dư sản xuất là: D + E + F
● Doanh thu thuế bằng 0
=>> Tổng thặng dư (tiêu dùng + sản xuất) = A+B+C+D+E+F
Phúc lợi khi có thuế: Khi chính phủ đánh thuế lên hàng hóa, mức giá người mua
phải trả tăng từ P1 lên Pb, mức giá người bán nhận được giảm từ P1 xuống Ps (cả
người mua/bán đều chịu thiệt), sản lượng bán ra giảm từ Q1 xuống Q2. Khi đó:

● Thặng dư tiêu dùng: A


● Thặng dư sản xuất: F
● Doanh thu thuế: B+D
=>> Tổng thặng dư (tiêu dùng + sản xuất): A+B+D+F

Thay đổi phúc lợi:

● Nhìn vào sự thay đổi giữa lúc có hoặc không có thuế, rõ ràng thuế gây tổn thất
cho người mua và người bán nhưng mang lại lợi ích cho chính phủ
● Sự thay đổi trong tổng thặng dư đã giảm bằng phần diện tích C + E. Phần sụt
giảm này (C+E) bóp méo kết quả thị trường được gọi là tổn thất vô ích.

Tổn thất vô ích và lợi ích từ thương mại:

Hãy xem xét ví dụ sau:

● Giả sử Kiệt quét dọn nhà cho Uyên với giá 100 đô mỗi ngày. Chi phí cơ hội
cho việc làm này của Kiệt là 80 đô, và giá trị một ngôi nhà sạch đối với Uyên
là 120 đô. Do đó, Kiệt và Uyên sẽ nhận được lợi ích là 20 đô la từ giao dịch
trên. Và tổng thặng dư 40 đô la này là phần lợi ích thương mại của giao dịch cụ
thể này.
● Bây giờ nếu chính phủ đánh thuế 50 đô la thì sẽ không thể có khoản chi trả nào
phù hợp để cả 2 cùng đạt lợi ích sau khi thanh toán thuế. Vì khoản tiền lớn nhất
Uyên có thể trả là 120 đô, khoản tiền ít nhất mà Kiệt có thể nhận là 80 đô.
=> Uyên và Kiệt sẽ hủy bỏ thỏa thuận. Kiệt sẽ không có thu nhập và Uyên sẽ
sống trong căn nhà bụi bẩn hơn.
Kết quả: Thuế gây ra tổn thất vô ích là 40 đô vì mỗi người đều chịu mất đi 20 đô
trong tổng thặng dư và chính phủ không thu được bất kỳ khoản tiền nào từ Kiệt và
Uyên

Tổn thất vô ích chính là khoản thiệt hại mà người mua và người bán phải chịu trên
một thị trường mà không được bù đắp bằng chính mức tăng trong doanh thu của
chính phủ.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔN THẤT VÔ ÍCH

Điều gì quyết định độ lớn nhỏ của tổn thất vô ích? Câu trả lời là độ co giãn của
đường cung và đường cầu. Để hiểu rõ hơn hãy quan sát các đồ thị dưới đây.
Ở hai đồ thị phía trên, đường cầu và mức thuế là giống nhau. Sự khác nhau giữa hai
đồ thị này là độ co giãn của đường cung và phần tổn thất vô ích là tam giác giữa
đường cung - cầu:

● Đồ thị (a) đường cung tương đối ít co giãn, lượng cung chỉ thay đổi nhẹ khi giá
thay đổi
● Đồ thị (b) đường cung tương đối co giãn, lượng cung thay đổi đáng kể khi giá
thay đổi
(Tương tự cho phần đường cầu)

=> Như ta thấy ở đồ thị (b) diện tích phần tổn thất vô ích sẽ lớn hơn so với (a).
Thuế làm tăng mức giá người mua phải trả và hạ thấp mức giá người bán nhận
nên người mua sẽ tiêu dùng ít đi còn người bán sẽ sản xuất ít hơn. Dẫn đến thị
trường thu hẹp dưới mức tối ưu. Độ co giãn cung - cầu đo lường mức phản ứng
của người mua/bán trước sự thay đổi của giá, từ đó quyết định mức độ mà kết quả
thị trường bị biến dạng do thuế.

=>> Độ co giãn của cung và cầu càng lớn thì phần tổn thất vô ích do thuế gây ra
cũng càng lớn.

TỔN THẤT VÔ ÍCH VÀ DOANH THU THUẾ KHI MỨC


THUẾ THAY ĐỔI

Thuế hiếm khi giữ nguyên trong dài hạn. Các nhà hoạch định policy luôn xem xét việc
nên tăng hay giảm loại này kia. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét về độ lớn của tổn thất vô
ích và doanh thu thuế ra sao khi độ lớn thuế thay đổi.

Quan sát những đồ thị dưới đây:


Các đồ thị trên miêu tả tác động của thuế ở các mức độ thấp, vừa và cao với đường
cung - cầu thị trường không thay đổi:

● Với mức thuế thấp như đồ thị (a), tổn thất vô ích nhỏ, doanh thu thuế tăng ít.
● Với mức thuế lớn hơn ở đồ thị (b), tổn thất vô ích lớn hơn, doanh thu thuế
nhiều hơn.
● Với mức thuế rất lớn như đồ thị ( c), tổn thất vô ích rất lớn, doanh thu thuế
giảm.

=> Khi thuế tăng đến một mức độ nhất định, doanh thu thuế và tổn thất vô ích sẽ
tăng theo nhưng khi chính phủ tiếp tục tăng thuế đến mức đủ lớn thì doanh thu
thuế sẽ bắt đầu giảm.
Đồ thị dưới đây đang thể hiện sự biến động của doanh thu thuế khi chính phủ điều
chỉnh mức thuế.

=> Đường cong Laffer

Ngoài ra, phần tổn thất vô ích do thuế tăng nhanh hơn sự gia tăng về độ lớn của
thuế.

[Giải thích (optional, muốn thì đọc cho hiểu): Bởi vì phần tổn thất vô ích bằng diện
tích của một tam giác (tùy thuộc vào chiều cao, cạnh đáy). Giả sử khi ta tăng thuế lên
gấp đôi dẫn đến chiều cao và đáy cũng tăng gấp đôi => Do đó diện tích tăng gấp 4.]

THE END

You might also like