You are on page 1of 12

KINH TẾ HỌC VI MÔ

Câu hỏi ôn tập

Chương 1:
1. Kinh tế học là gì?
2. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi và thái độ của các chủ thể kinh tế nào?
3. Sự khác nhau giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô?
4. Sự khác nhau giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? 
5. Thế nào là một nền kinh tế hỗn hợp? điểm khác nhau của nó với nền KT thị trường tự do là gì?
6. Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) dốc xuống từ trái qua phải?
7. Khi nào thì PPF dịch chuyển ra phía ngoài gốc tọa độ?
8. Chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội của việc bạn quyết định đi học ở trường là gì?
9. Giả sử một cá nhân đang cân nhắc việc giữ một khoản thu nhập dưới dạng tiền mặt và việc gửi số tiền này
vào ngân hàng để hưởng thanh toán lãi suất. Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt thay vì gửi tiền vào
ngân hàng là gì? Chi phí cơ hội của việc gửi tiền vào ngân hàng thay vì nắm giữ tiền mặt là gì?
10. Độ dốc của PPF thay đổi như thế nào khi số lượng hàng X tăng? Điều này có nghĩa là chi phí cơ hội của
việc sản xuất hàng X (trục hoành) tăng hay giảm? giải thích tại sao qui luật sản lượng biên giảm dần làm
cho PPF lồi ra phía ngoài gốc tọa độ.
Chương 2: Các nhận định sau đây là đúng hay sai, tại sao?
1. Cung tăng làm giá cả cân bằng tăng.
2. Thu nhập tăng làm giá cả cân bằng tăng.
3. A và B là hai mặt hàng thay thế cho nhau, Cầu B giảm sẽ làm giá cân bằng của A tăng.
4. A và B là hai mặt hàng bổ sung cho nhau, Cung B tăng sẽ làm giá cân bằng của A giảm.
5. Đường Cung sẽ dịch chuyển song song sang trái khi giá tăng.
6. độ co dãn chéo: Exy > 0 thể hiện X và Y là hai hàng hóa bổ sung cho nhau.
7. Di chuyển trên đường Cầu: khi giá tăng thì tổng doanh thu (TR) sẽ tăng?
8. khi thu nhập tăng, cầu đối với hàng xa xỉ sẽ tăng nhanh hơn cầu đối với hàng thiết yếu
9. Ep = - 1,5, thể hiện rằng Cầu co dãn ít tại điểm quan sát?
10. Khi thu nhập tăng, cầu đối với hàng thiết yếu sẽ tăng
Các câu hỏi khác:
11. Yếu tố nào ảnh hưởng tới độ co dãn của Cầu theo giá (Ep) và độ co dãn của Cung theo giá (Es)?
12. Theo bạn, đối với các mặt hàng nông sản (ví dụ : lúa gạo) thì Cầu co dãn nhiều hay ít theo giá? Đối với các
mặt hàng công nghiệp (ví dụ : xe máy) thì sao (Ep)?
13. Giả sử rằng năm nay thời tiết tốt làm cho nông dân có một mùa lúa bội thu, theo bạn thu nhập của hộ gia
đình sản xuất lúa sẽ tăng hay giảm?
14. Một nhận định được đồng ý là trong dài hạn Cung sẽ co dãn (theo giá) nhiều hơn so với ngắn hạn. Theo
bạn, đường Cung trong dài hạn sẽ dốc hơn hay thoải hơn so với đường Cung trong ngắn hạn.
15. Biết rằng Cầu đối với thuốc lá có độ co dãn ít theo giá (tại mức giá hiện hành), chính phủ tăng thuế đánh
vào thuốc lá sẽ làm cho ai bị thiệt nhiều hơn?
16. Thực tế là các hàng xa xỉ thường có giá cao hơn so với hàng thiết yếu, việc chính phủ tăng thuế đánh vào
hàng xa xỉ sẽ làm cho người bán hay người mua chịu thiệt nhiều hơn?
17. Hàm Cầu và hàm Cung của một hàng hóa như sau:
Qd = - P +20 và Qs = 3P + 4
a) Tính giá cả và sản lượng cân bằng, tính Es và Ep tại điểm cân bằng
b) Một chính sách giá tối đa (giá trần) P = 2 sẽ gây ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt, tính số lượng dư
thừa (thiếu hụt) nếu có ?
c) Nếu chính phủ đánh thuế đơn vị t = 3, thì người mua và người bán lần lượt chịu thuế là bao nhiêu?
chính phủ thu được tiền thuế là bao nhiêu?
d) Nếu chính phủ trợ cấp đơn vị t = 3 thì người mua và người bán lần lượt nhận được trợ cấp là bao
nhiêu? chính phủ phải chi bao nhiêu?
Chương 3: Các câu hỏi lý thuyết: xem phần câu hỏi cuối chương.
1. Cho Px = 2, Py = 5 và thu nhập của ngườI tiêu dùng I = 50, hãy viết phương trình đường ngân sách.
2. Khi tăng tiêu dùng hàng X, thì độ thỏa dụng biên của hàng X: MUx giảm hay tăng?
3. Khi tăng tiêu dùng hàng X, thì độ thỏa dụng biên của hàng Y: MUy giảm hay tăng? tại sao?
1
4. Đường ngân sách sẽ thay đổi như thế nào khi thu nhập I tăng?
5. Đường ngân sách sẽ thay đổi như thế nào khi giá hàng X tăng?
6. “Khi đường ngân sách cắt đường bàng quan thì người tiêu dùng (NTD) đạt được mức thỏa mãn lớn nhất
với một mức thu nhập cho trước”. Nhận định này là đúng hay sai?
7. khi MUx/Px < MUy/Py thì người tiêu dùng sẽ làm gì để tăng tổng độ thỏa dụng với một thu nhập cho trước?
8. Viết hệ phương trình cân bằng tiêu dùng. Các phương trình của hệ này cho biết điều gì?

Chương 4:
1. Cho biết như thế nào là ngắn hạn và dài hạn?
2. Cho biết tại sao hàm sản xuất Cobb-Douglas: Q = A.K  L (0< α, β < 1) thể hiện qui luật sản lượng biên
giảm dần? (gợi ý: Q’’(L) hoặc Q’’(K) dương hay âm? Xem xét ý nghĩa của đạo hàm bậc 2).
3. “Chi phí sản xuất trong dài hạn có xu hướng thấp hơn chi phí sản xuất trong ngắn hạn” là nhận định đúng
hay sai? Tại sao?
4. “Khi MPL (sản lượng biên theo lao động) tăng thì chi phí biên MC tăng” là nhận định đúng hay sai? Tại
sao?
5. “Khi AP (sản lượng trung bình) tăng thì chi phí biến đổi trung bình giảm” là nhận định đúng hay sai?
6. Phân biệt chi phí kế toán và chi phí kinh tế, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế.
7. Nêu rõ chi phí nào là FC và VC khi bạn sử dụng dịch vụ điện thoại thuê bao.
8. Tại sao trong dài hạn thì TC = VC?
9. Trong ngắn hạn, khi biết được MC thì chúng ta có thể suy ra được các đường chi phí nào?
10. Tại sao khi MC > AC, tăng sản lượng sẽ làm AC tăng?
11. Các câu hỏi lý thuyết khác: xem phần câu hỏi cuối chương.
12. Bài tập: Hàm số Cầu đối với sản phẩm của một doanh nghiệp có dạng: Q = 3000 – 10P, cho biết: tổng chi
phí TC = 0,1Q2 + 180Q + 6000.
a) Xác định các hàm: AC, MC, AVC, và AFC
b) Để tối đa hóa lợi nhuận thi sản lượng tối ưu và giá bán là bao nhiêu? Tính lợi nhuận tối đa?
c) Doanh thu tối đa mà DN có thể đạt được là bao nhiêu?
d) Nếu mục tiêu của DN là tối đa hóa doanh thu thì sản lượng và giá bán là bao nhiêu? Lợi nhuận là bao
nhiêu? So sánh lợi nhuận trong trường hợp này và lợi nhuận tính được từ câu b.

Chương 5: Các câu hỏi lý thuyết và bài tập: xem phần câu hỏi cuối chương.

Chú ý: Nội dung thi không chỉ và không nhất thiết bao gồm các câu hỏi ôn tập nói trên!
Để đạt kết quả cao, xin tham khảo phần Câu hỏi và bài tập ở cuối mỗi chương.
Chúc các bạn may mắn!

2
Bài tập chương 2
(Hãy giải bài tập trước khi tham khảo các lời giải dưới dây)
Bài 1 (trang 62)
câu e)
Qd = 80 – 10P
Qs = 20P - 40
điểm cân bằng trong câu (a) là P = 4 và Q = 40.
Sau khi chính phủ đánh thuế đơn vị t = 3/sp, phương trình đường Cung thay đổi thành:
Qts = 20(P-3) – 40 = 20P - 100
Do Cầu không đổi nên chúng ta có:
Qd = 80 – 10P
Qts= 20P – 100 Giải hệ trên chúng ta được: P = 6 và Q = 20
P
St

S
6 E2

t=3 4
E1

3
D

0 20 40
Q
Người mua chịu thuế: (6 – 4) 20 = 40
Người bán chịu thuế: (4 – 3) 20 = 20

Chính phủ thu thuế: 40 + 20 = 60.

Bài 2 (trang 62)


Phương trình đường Cầu: Q = 1200 – 15P (1)
a) Cho: Q = 300, yêu cầu: tìm P? Thay Q = 300 vào (1), chúng ta được: 300 = 1200 –15P → P = 60.
→ Doanh thu: TR = PQ = 60*300 = 1800.
b) Tính Ep tại Q = 300?
Ep = (1/độ dốc đường Cầu) (P/Q)
Từ (1) → P = - (1/15) Q + 80. → Độ dốc đường Cầu = P’(Q) = - 1/15
1 60
→ Ep = * = - 3 (trong trường hợp này cầu co dãn nhiều)
1 300

15

60 Hình minh họa câu


(a)
D

Q
3
0 300
c) Để tăng doanh thu thì doanh nghiệp nên giảm giá, vì:
TR P
 1  Ep, do Ep = - 3 nên 1 +Ep = -2 < 0, do đó P và TR nghịch biến → muốn tăng TR phải giảm P
P TR
d) tính P để TR đạt giá trị cực đại. (TR max → P?), có 2 cách để trả lời câu hỏi trên.
Cách1: Chúng ta biết rằng nếu TR max thì Ep = -1
Ep = (1/độ dốc đường Cầu) (P/Q), từ kết quả câu b): độ dốc đường Cầu = -1/15
1 P
Ep  *
1 1200  P

15
Đặt Ep = - 1, chúng ta sẽ tìm được P = 40, thay vào (1) chúng ta sẽ có Q = 600,
do đó TRmax = 40*600 =24.000

Cách 2: Chúng ta biết rằng TR = P*Q


Từ phương trình (1): TR = P (1200 – 15P), (kết quả này có được bằng việc nhân 2 vế của (1) với P)
Hay TR = -15P2 + 1200P, để hàm số này đạt giá trị cực đại thì đạo hàm bậc nhất của TR theo P phải bằng 0.
TRmax ↔ TR’(P) = 0 hay: -30P +1200 = 0 ↔ P = 40 (tương tự như kết quả của cách 1).

TR
24.000

TR

0 600 Q

Bài 3. Bài này cho Cầu và Cung cá nhân:


20 người mua giống nhau: Qd = 6-P, 20 người bán giống nhau: Qs = P
a) Cầu thị trường (Qdtt) = ∑ Cầu cá nhân
→ Qdtt = 20 Qd = 20 (6-P)
Qdtt = 120 – 20P (1)
Cung thị trường (Qstt) = ∑ Cung cá nhân
→ Qstt = 20 Qs = 20 P (2)
b) Cân Bằng Cầu thị trường và Cung thị trường để tìm giá và sản lượng cân bằng.
Qdtt = Qstt ↔ 120 – 20P = 20P → P = 3, Q = 60.
c) Ep = (1/độ dốc đường Cầu) (P/Q)
4
Từ (1) → P = -(1/20) Q + 6 → độ dốc đường Cầu = P’(Q) = -(1/20)
Thay vào công thức với P = 3, Q = 60. → Ep = - 1 (Cầu co dãn đơn vị).
d) Qd = 7 – P => Hàm Cầu thị trường là: Qd1tt = 20 (7 – P) = 140 –20P.
Chúng ta biết rằng Cung không đổi, do đó điểm cân bằng mới sẽ được xác định thông qua việc cân bằng Q stt
[phương trình (2)]và Qd1tt. Hay: 20 P = 140 –20P → P = 3,5 và Q = 70
e) Viết lại phương trình hàm Cầu và Cung:
Qd1tt = 140 –20P.
Qstt = 20 P
VớI giá sàn Pf = 4,5 thì lượng Cầu: Qd = 140 – 20(4,5) = 50, lượng Cung Qs = 90, dư thừa: 40.

Chú ý:
Với bài toán trợ cấp đơn vị thì chúng ta viết phương trình của hàm Cung có trợ cấp từ hàm Cung ban đầu: Qst =
aP + b như sau: Qst = a(P + t) + b

5
Bài tập chương 3

Bài 1 (trang 81)

Px = 2 Py = 6 I = 48
1 2 3 4 5 6 7 8
TU MUx/P MUy/P
x x MUx x y TUy MUy y
0 0     0 0    
1 7 7 3.5 1 25 25 4.2
2 13 6 3 2 48 23 3.8
3 18 5 2.5 3 70 22 3.7
4 22 4 2 4 91 21 3.5
5 25 3 1.5 5 108 17 2.8
6 27 2 1 6 124 16 2.7
7 28 1 0.5 7 139 15 2.5
8 29 1 0.5 8 146 7 1.2
9 27 -2 -1 9 150 4 0.7
Câu a) cột 3 và 7
Câu b)
Đáp số Kiểm tra
Chưa tiêu dùng hết thu
x=1 xPx + yPy = 1*2+4*6 =26 nhập do
đó không chấp nhận tập
y=4 hợp này Cách tìm đáp số: chúng ta
biết rằng tại điểm cân
x=3 xPx + yPy = 3*2+7*6 =48 Chấp nhận băng tiêu dùng: MUx/Px
y=7 = MUy/Py
Do đó chúng ta sẽ so sánh
các MU/P ở cột 4 và cột 8. Với quan sát thứ nhất: MUx/Px = MUy/Py = 3,5 (tương ứng vớI Qx = 1 và Qy = 4),
tập hợp này không thỏa mãn điều kiện tiêu dùng hết ngân sách. Với quan sát thứ 2: MUx/Px = MUy/Py = 3,5
(tương ứng vớI Qx = 3 và Qy = 7), quan sát này thỏa mãn điều kiện.

Câu hỏi: TUmax trong ví dụ trên là bao nhiêu?

Bài 2 TU (X, Y) = X.Y


a) Hiện tại X = 14 và Y = 12 nên TU = 14*12 = 168.
Do Y giảm 8 nên Y = 12 – 8 = 4. Để TU như cũ thì TU = X*4 = 168 => X = 42.
b) TU (3,10) = 3*10 = 30, TU(4,8) = 4*8= 32 => tập hợp (4,8) được ưa thích hơn (có TU cao hơn).
c) TU (8,12) = 8*12 = 96. TU (16,9) = 16*9 = 144. Hai tập hợp này không bàng quan (có TU khác nhau).
d) Px = 2, Py = 4, I =80. Do đó phương trình đường ngân sách sẽ là:
80 = 2X + 4Y (1)
Chúng ta biết rằng: TU = X*Y. Từ phương trình (1) => X = 40 – 2Y
Do đó: TU = (40 – 2Y)*Y
TU = 40Y – 2Y2.
Muốn thì TU’(Y) = 0, hay: 40 – 4Y = 0  Y = 10, thay vào (1) chúng ta được X = 20. Tóm lại: TU đạt cực đại
với tập hợp (20, 10), hay TUmax = 20*10 =200.

Câu hỏi: TU’(Y) trong bài trên có phải là MUy hay không?

6
7
Bài tập Chương 4
2
Bài 4. VC = Q + 4Q (1)
Hàm Cầu của 1 cá nhân: Q = 10 – (1/10)P
a) hàm cầu của DN: Q = 50 [10 – (1/10)P] hay: Q = 500 – 5P (2)
b) Từ (1), MC = VC’(Q) = 2Q + 4.
Từ (2) => P = -(1/5)Q + 100 →TR = P*Q = [-(1/5)Q + 100] Q = -(1/5) Q2 + 100Q
 MR = TR’(Q) = -(2/5)Q + 100
c) Lợi nhuận () sẽ cực đại nếu
MR = MC  -(2/5)Q + 100 = 2Q + 4.
MR’(Q) < MC’(Q) (thỏa mãn vì -2/5 <2)
 Q = 40, P = 92.
  = TR – TC = P*Q – VC – FC
 max = 92*40 – (402 + 4*40) – 120 = 1800
d)  = TR – TC = P*Q – VC – FC = 92*40 – (402 + 4*40) – FC
 thông thường = 0  92*40 – (402 + 4*40) – FC = 0 => FC = 1920.
e) TRmax  MR = 0  -(2/5)Q + 100 = 0 (từ câu b)  Q = 250 thay vào (2) được P = 50.
 = TR – TC = P*Q – VC – FC
= 50*250 – (2502 + 4*250) – 2.000
= - 53.000.

8
Một hình vẽ minh họa về sản lượng tối ưu (Q*) và sản lượng mà tại đó TRmax (Q1).
P, AC, AVC, MC, MR

MC

P* A
H AC
B

AVC
G S

MR = MC

MR
O
G
Q* Q1 Q

Câu hỏi: bạn hãy xác định , FC và AFC từ đồ hình trên.

9
Bài tập Chương 5

Câu 1
A) Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: P = MR, do đó DN sẽ sản xuất tại:
MC = MR = P
Do đó: 3 + 2 Q = 9 hay Q = 3
B) Thặng dư sản xuất: PS = TR – diện tích hình thang vuông (3A30)

P MC = S
A
9.
oo
PS

0 3 QS
PS = 6*3/2
= 9

Câu 2
TC = Q2 + Q +100
a)
FC = 100,
VC = Q2 + Q
AC = TC/Q = Q +1 + 100/Q
AVC = VC/Q = Q + 1
MC = VC’ = TC’ = 2Q + 1

b) Nếu P = 27,
Cân bằng P = MC chúng ta sẽ được: 27 = 2Q + 1 → Q = 13
TR = P*Q = 27*13 = 351
TC = (13)2 + 13 +100 = 282
 Π = TR – TC = 69

c) Tại P = ACmin, doanh nghiệp sẽ hòa vốn


tại ACmin thì AC’ = 0, từ kết quả của câu (a)→ AC’ = 1 – 100/Q2
AC’ = 0 ↔ Q = 10→ ACmin = 10 + 1 + 100/10 = 21
[cách khác: có thể tìm ra sản lượng mà tại đó AC là nhỏ nhất bằng cách
đặt MC = AC, ↔ 2Q + 1 = Q +1 + 100/Q, giải phương trình này chúng ta sẽ
được Q = 10]
Thay Q = 10 vào phương trình của AC, ACmin = 10 + 1 + 100/10 = 21
đáp số: P = ACmin = 21, Q = 10
d) khi P = 9, => MC = MR = P => 2Q + 1 = 9 => Q = 4
10
Tại Q = 4, thì AVC = Q +1 = 5
Chúng ta thấy rằng mức giá này lớn hơn AVC,
do đó DN sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q = 4

e) đường Cung ngắn hạn của DN: là đoạn MC phía trên AVCmin:
MC = 2Q + 1
Tại các mức giá cả thì MR = P (theo tính chất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo)
và do MR = MC (hành vi tối đa hóa lợi nhuận),
nên đường Cung sẽ có phương trình: P = 2Q + 1

Câu 3
a) Viết lại các phương trình về hàm cầu:
QA = 20.000 – 1.000 P
QB = 40.000 – 2.000 P
QC = 10.000 - 2.000 P

Hàm Cầu thị trường: Q = QA + QB + QC = 70.000 - 5.000 P (1)


Theo đề bài: TC = (1/20) Q2 – 16 Q + 1.800
 MC = (1/10) Q – 16,
Tại các mức giá cả thì MR = P (theo tính chất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo)
vì MR = MC, nên đường Cung sẽ có phương trình: P (= MC) = (1/10) Q – 16,
do đó hàm Cung cá nhận sẽ là: Q = 10 P + 160
 Hàm Cung thị trường: Q = ∑ QSi = 250*(10P + 160)
 Q = 2500 P + 40000
b) Cân bằng Qd = Qs chúng ta sẽ được: 70.000 - 5.000 P = 2500 P + 40000
hay P = 4 và Q = 50.000
c) Thị trường hình thành mức giá P= 4, và nếu như doanh nghiệp chấp nhận mức giá này thì MR = P = 4. Do
đó mức sản lượng mà DN sẽ lựa chọn sẽ được tìm bằng cách:
đặt MC = MR, hay: (1/10) Q – 16 = 4 => Q = 200
=> ∏max = TR – TC = 200*4 – [(1/20) (200)2 – 16 (200) +1800] = 200
d) Viết lại hàm Cung Thị trường QStt = 2500P + 40000 (tìm từ câu a)
Do Cung tăng 20% nên hàm Cung thị trường thay đổi thành: QS1tt = 1,2 (2500P + 40000)
=> QS1tt = 3000 P + 48.000.
Hàm Cầu thị trường (câu a): QDtt = 70.000 - 5.000 P
=> P = 2,75 và Q = 56.250
Câu 7. Hàm Cầu: P = 1.000 – (1/10) Q, TC = (1/20)Q2 + 400Q + 20.000
a) TR = P*Q = 1000Q – (1/10)Q2
MR = TR’(Q) = 1000 – (1/5)Q. TRmax ↔ MR = 0 ↔ Q = 5.000, thay vào hàm Cầu => P = 500
∏ = TR – TC = 500*5.000 – [(1/20)5.0002 + 400*5.000 + 20.000] = ???
b) MC = (1/10) Q + 400
∏max ↔ MR = MC (chú ý điều kiện đủ cũng đã thỏa mãn) ↔ 1000 – (1/5)Q = (1/10) Q + 400 => Q = 2.000,
=> P = 800. Thay P & Q vào ∏ = TR – TC sẽ tính ra lợi nhuận.
c) TCt = (1/20)Q2 + 400Q + 20.000 + 150Q
= (1/20)Q2 + 550Q +20.000.
lặp lại trình tự của câu (b) để tìm ra đáp số
d) TCt0 = (1/20)Q2 + 400Q + 20.000 + 10.000 lặp lại trình tự của câu (b).
Câu 8. Hàm Cầu cá nhân: P = 280 – (70/4) Q (1), VC = (1/6)Q2 + 30Q và FC = 15.000
a) (1) => Q = - (4/70) P + 16
11
=> Hàm Cầu thị trường: Qtt = 70[- (4/70)P + 16] hay Qtt = - 4P +1120
b) Từ hàm Cầu thị trường (câu a) => P = -(1/4)Q + 280 => TR = PQ = -(1/4)Q2 + 280Q => MR = -(1/2)Q +
280, MC = VC’(Q) = (1/3)Q + 30.
MR = MC ↔ MR = -(1/2)Q + 280 = (1/3)Q + 30 => Q = 300, thay Q = 300 vào hàm Cầu thị trường => P = 205
=> ∏ = TR – TC = 205*300 – [(1/6)3002 + 30*300 + 15.000] = 22.500
c) Hàm chi phí biến đổi sau khi có thuế: VCt = (1/6)Q2 + 30Q + 20Q
Tính MC mới, sau đó cân bằng với MR để tìm ra sản lượng tối ưu (theo các bước trong câu b) để tìm đáp số.
d) Nếu chính phủ qui định Pmax = 172. Chúng ta để ý rằng mức giá này thấp hơn mức giá độc quyền (P = 205,
tìm ra ở câu b). Do đó doanh nghiệp độc quyền sẽ chọn giá là P = 172. Thay mức giá này vào hàm Cầu thị
trường để tìm sản lượng: Q = 432
∏ = TR – TC = 172*432 – [(1/6)4322 + 30*432 + 15.000] = 15.240

12

You might also like