You are on page 1of 12

ÔN TẬP GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA K17

Chọn phương án ĐÚNG/ SAI và giải thích ngắn gọn:


a. Giao tiếp là một quá trình thông tin hai chiều.
b. Phong cách giao tiếp mang tính ổn định nghề nghiệp.
c. Ngôn ngữ không lời phụ thuộc vào khung cảnh giao tiếp.
d. Tập quán giao tiếp của người châu Âu có biểu hiện là sự thẳng thắn, bộc trực, sôi nổi,
chính xác.
e. Giao tiếp không chính thức là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách,
quy định, thể chế.
f. Thực hiện sự bình đẳng trong giao tiếp là biểu hiện của nguyên tắc đồng cảm với đối
tượng giao tiếp.
g. Giáo viên giảng bài cho sinh viên là giao tiếp không chính thức.
h. Phong cách giao tiếp không mang tính ổn định cá nhân.
Đáp án gợi ý:
a. Đúng: Giao tiếp là một quá trình thông tin hai chiều….
b. Đúng: Phong cách giao tiếp mang tính ổn định nghề nghiệp. Nó chịu ảnh hưởng rất
lớn của tính chất nghề nghiệp. Nó được hình thành từng bước trong quá trình tiếp cận
với nghề nghiệp ngay từ trong môi trường giáo dục đào tạo.
c. Đúng: Ngôn ngữ không lời phụ thuộc vào khung cảnh giao tiếp như thời điểm, thời
tiết, không gian, bối cảnh xung quanh…. Một bối cảnh không phù hợp sẽ gây một sự
đáp ứng và phản hồi ngược lại mong muốn của chủ thể.
d. Đúng: Tập quán giao tiếp của người châu Âu có biểu hiện là sự thẳng thắn, bộc trực,
sôi nổi, chính xác. Đó là do nếp sống công nghiệp lâu đời đã tạo ra tính cách rõ nét
này của người dân các nước Châu Âu.
e. Sai: Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách,
quy định, thể chế….
f. Sai: Thực hiện sự bình đẳng trong giao tiếp là biểu hiện của nguyên tắc tôn trọng với
đối tượng giao tiếp….
g. Sai: Giáo viên giảng bài cho sinh viên là giao tiếp chính thức. Vì ở đây giáo viên và
sinh viên đang giao tiếp mặt giáp mặt trong cùng 1 không gian.
h. Sai: Phong cách giao tiếp mang tính ổn định cá nhân. Đặc trưng này do bẩm sinh vốn
có, do học tập, rèn luyện, bắt chước đc từ ngoài đời, hoặc sự kết hợp cả 2 yếu tố đó
tạo thành cái riêng của cá nhân mỗi người.
Chọn phương án ĐÚNG/ SAI và giải thích ngắn gọn:
a. Giao tiếp tạo điều kiện cho con người hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách.
b. Giao tiếp thông qua chữ viết đòi hỏi sự chính xác cao hơn giao tiếp thông qua lời nói.
c. Tập quán giao tiếp của người châu Á đề cao trọng lễ nghi và tín nghĩa.
d. Phong cách tự do sẽ làm tăng khả năng sáng tạo của đối tượng giao tiếp.
1
e. Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào thể thức
f. Thực hiện nhớ tên đối tượng giao tiếp là biểu hiện của nguyên tắc đồng cảm với đối
tượng giao tiếp.
g. Phong cách giao tiếp tự do sẽ làm mất đi sự tự do, dân chủ trong giao tiếp.
h. Ngôn ngữ nói tạo nên sự sinh động, cuốn hút trong giao tiếp.
Đáp án gợi ý:
a. Đúng: Giao tiếp tạo điều kiện cho con người hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân
cách. Đây là một trong các vai trò của giao tiếp trên phương diện cá nhân.
b. Đúng: Giao tiếp thông qua chữ viết đòi hỏi sự chính xác cao hơn giao tiếp thông qua
lời nói. Vì các chủ thể có nhiều điều kiện để nghiền ngẫm, chọn lọc nội dung, cách
diễn đạt sao cho phù hợp , chính xác, hiệu quả.
c. Đúng: Tập quán giao tiếp của người châu Á đề cao trọng lễ nghi và tín nghĩa. Vì đây
là thước đo phẩm hạnh của mỗi người, cũng là truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa
phương Đông.
d. Đúng: Phong cách tự do sẽ làm tăng khả năng sáng tạo của đối tượng giao tiếp. Vì
phong cách tự do là kiểu phong cách linh hoạt, cơ động, mềm dẻo, dễ thay đổi theo
đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
e. Sai: Giao tiếp không chính thức là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào
thể thức…
f. Sai: Thực hiện nhớ tên đối tượng giao tiếp là biểu hiện của nguyên tắc tôn trọng với
đối tượng giao tiếp….
g. Sai: Phong cách giao tiếp độc đoán sẽ làm mất đi sự tự do, dân chủ trong giao tiếp….
h. Sai: Ngôn ngữ không lời tạo nên sự sinh động, cuốn hút trong giao tiếp….
Chọn phương án ĐÚNG/ SAI và giải thích ngắn gọn:
a. Giao tiếp không chính thức là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách,
quy định, thể chế. …
b. Ngôn ngữ không lời chịu sự chi phối bởi đặc trưng của nền văn hóa….
c. Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức, tự đánh giá….
d. Tập quán giao tiếp của người Mỹ, nữ giới thường không bắt tay nhau khi được giới
thiệu. …
e. Bạn bè trò chuyện là hình thức giao tiếp chính thức….
f. Tâm lý của con người khi giao tiếp là thích được người khác chê, phê bình….
g. Giao tiếp bằng lời nói có khả năng gửi những thông điệp tế nhị.. ..
h. Phong cách giao tiếp mang tính cố định, không thay đổi…..
Đáp án gợi ý:
a. Sai: Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách,
quy định, thể chế….
b. Đúng: Ngôn ngữ không lời chịu sự chi phối bởi đặc trưng của nền văn hóa. Đối với
phương Đ ngta coi trọng sự tế nhị, kín đáo, nhẹ nhàng trong khi văn hóa phương Tây

2
với nhịp sống gấp gáp của phong cách công nghiệp, ngta mong muốn 1 kq nhanh
chóng nên ngôn ngữ không lời của họ thường rõ ràng, cụ thể và mạnh mẽ hơn so với
người phương Đông.
c. Đúng: Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức, tự đánh giá. Nhờ giao
tiếp, con người gia nhập vào xã hội, vào các mối quan hệ, đồng thời nhận thức được
bản thân, tự đối chiếu so sánh với người khác, với các chuẩn mực xã hội, tự đánh giá
bản thân như 1 nhân cách để hình thành thái độ, giá trị cảm xúc.
d. Đúng: Tập quán giao tiếp của người Mỹ, nữ giới thường không bắt tay nhau khi được
giới thiệu. Đây là tập quán giao tiếp của người Mỹ.
e. Sai: Bạn bè trò chuyện là hình thức giao tiếp không chính thức. Đây là loại giao tiếp
mang tính cá nhân, không câu nệ vào thể thức, chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau
giữa các chủ thể.
f. Sai: Tâm lý của con người khi giao tiếp là thích được người khác khen….
g. Sai: Giao tiếp bằng không lời có khả năng gửi những thông điệp tế nhị. Nó như
những ”mật mã” giúp con người có những giao tiếp rất riêng tư, kín đáo ngay giữa
một thế giới rất đông người.
h. Sai: Phong cách giao tiếp mang tính năng động, linh hoạt. Do hành vi ứng xử khéo
léo, linh hoạt, tế nhị của mỗi cá nhân khi biến tấu những thói quen để thích ứng với
từng trường hợp cụ thể.
Chọn phương án ĐÚNG/ SAI và giải thích ngắn gọn:
a. Khi giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối tượng giao tiếp.
b. Phong cách giao tiếp độc đoán không gây được thiện cảm với đối tượng giao tiếp
c. Thiếu sự kiên trì là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình lắng nghe.
d. Phong cách giao tiếp mang tính ổn định xã hội.
e. Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp mặt giáp mặt giữa các chủ thể giao tiếp.
f. Ngôn ngữ không lời không có tính đa nghĩa.
g. Thực hiện tôn trọng các giá trị văn hóa là biểu hiện nguyên tắc đồng cảm với đối
tượng giao tiếp.
h. Bạn bè trò chuyện là hình thức giao tiếp chính thức.
Đáp án gợi ý:
a. Đúng: Khi giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối tượng giao tiếp. Vì họ là 1 con
người, một chủ thể, 1 nhân cách. Như vậy, đối tượng giao tiếp cũng sẽ tôn trọng lại
mình và sẵn sàng giao tiếp.
b. Đúng: Phong cách giao tiếp độc đoán không gây được thiện cảm với đối tượng giao
tiếp. Vì các thành viên tham gia giao tiếp không quan tâm đến đặc điểm riêng của đối
tượng giao tiếp dẫn tới thiếu thiện chí, hay va chạm và gây căng thẳng.
c. Đúng: Thiếu sự kiên trì là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình lắng nghe. Sự
nóng vội, hấp tấp, không kiên nhẫn trong chờ đợi các ý tưởng, suy nghĩ của người khác
làm trở ngại việc tiếp nhận thông tin, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp.

3
d. Đúng: Phong cách giao tiếp mang tính ổn định xã hội. Đặc trưng này mang dấu ấn của
thời đại, của truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc. Nó tạo ra phong cách và
nhận thức của cả nhóm người, một thế hệ.
e. Sai: Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp mặt giáp mặt giữa các chủ thể giao tiếp.
f. Sai: Ngôn ngữ không lời mang tính đa nghĩa. Cùng 1 thông điệp được đưa ra chủ thể
này có thể hiểu khác chủ thể kia và có thể khác cả với chủ thể phát ra tín hiệu. Cũng
có khi chỉ 1 tín hiệu nhưng người phát muốn gửi gắm nhiều ý nghĩa đến đối tác của
mình.
g. Sai: Thực hiện tôn trọng các giá trị văn hóa là biểu hiện nguyên tắc tôn trọng với đối
tượng giao tiếp.
h. Sai: Bạn bè trò chuyện là hình thức giao tiếp không chính thức. Đây là hình thức giao
tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ hình thức mà dựa trên những hiểu biết về nhau
của các chỉ thể.
Chọn phương án ĐÚNG/ SAI và giải thích ngắn gọn:
a. Thông qua giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức, tự đánh giá.
b. Thực hiện sự bình đẳng trong giao tiếp là biểu hiện nguyên tắc tôn trọng đối tượng
giao tiếp.
c. Phong cách dân chủ thể hiện sự nhiệt tình, thiện ý, tôn trọng nhân cách của đối tượng
giao tiếp.
d. Ngôn ngữ không lời chịu sự chi phối bởi đặc trưng nền văn hóa.
e. Phong cách giao tiếp mang tính ổn định cá nhân trong bất kỳ tình huống nào.
f. Tập quán giao tiếp của người Châu Mỹ là rất trọng lễ nghi và tín nghĩa.
g. Giao tiếp thông qua lời nói đòi hỏi sự chính xác cao hơn giao tiếp thông qua chữ viết.
h. Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào thể thức,
chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể.
Đáp án gợi ý:
a. Đúng: Thông qua giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức, tự đánh giá.
Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào xã hội, các mối quan hệ từ đó tự nhận thức
được bản thân mình, đối chiếu, so sánh với người khác, các chuẩn mực xã hội, tự
đánh giá bản thân như 1 nhân cách từ đó hình thành thái độ, giá trị cảm xúc.
b. Đúng: Thực hiện sự bình đẳng trong giao tiếp là biểu hiện nguyên tắc tôn trọng đối
tượng giao tiếp.
c. Đúng: Phong cách dân chủ thể hiện sự nhiệt tình, thiện ý, tôn trọng nhân cách của đối
tượng giao tiếp
d. Đúng: Ngôn ngữ không lời chịu sự chi phối bởi đặc trưng nền văn hóa. Đối với
phương Đ ngta coi trọng sự tế nhị, kín đáo, nhẹ nhàng trong khi đối với phương tây
ngta mong muốn có kết quả nhanh chóng nên ngôn ngưc không lời của họ thường rõ
ràng, cụ thể, mạnh mẽ hơn so với người phương Đ.
e. Sai: Phong cách giao tiếp mang tính năng động, linh hoạt. Đặc trưng này xuất hiện do
hành vi ứng xử linh hoạt, khéo léo, tế nhị của mỗi người khi biến tấu thói quen để
thích ứng với từng trường hợp cụ thể.

4
f. Sai, Tập quán giao tiếp của người châu Á là rất trọng lễ nghi và tín nghĩa. Vì đây
không chỉ là thước đo phẩm hạnh của mỗi người mà còn là truyền thống tốt đẹp của
nền văn hóa các nước châu Á.
g. Sai: Giao tiếp thông qua chữ viết đòi hỏi sự chính xác cao hơn giao tiếp thông qua lời
nói. Vì các chủ thể có nhiều điều kiện để nghiền ngẫm, chọn lọc nội dung, cách diễn
đạt sao cho phù hợp, chính xác và hiệu quả.
h. Sai: Giao tiếp không chính thức là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào
thể thức, chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể.
Cho tình huống sau:
Trong một buổi trao đổi giữa trưởng phòng và nhân viên của công ty máy tính X,
trưởng phòng đưa ra 2 câu hỏi sau đây cho nhân viên:
- “Tại sao bạn nghĩ phương án đó khả thi?”
- “Bạn có tự tin vào năng lực của bản thân trong dự án này không?”
Câu hỏi:
a. Em hãy cho biết 2 câu hỏi trên của trưởng phòng thuộc dạng câu hỏi nào?
b. Trình bày đặc điểm của 2 dạng câu hỏi đó và nêu tên các bước chuẩn bị và thực hiện
kỹ năng đặt câu hỏi.
Đáp án gợi ý:
a. Câu hỏi mở, Câu hỏi đóng
b.
* Câu hỏi mở:
+ Là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi….
+ Khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ….
* Câu hỏi đóng:
+ Là câu hỏi mà câu trả lời thường là “có”, “không”….
+ Tính chất là xác nhận lại thông tin, chứ không có tính chất gợi mở. …
* Kỹ thuật đặt câu hỏi:
+ Lên kế hoạch.
+ Đặt câu hỏi.
+ Lắng nghe, đồng cảm và cùng chia sẻ với người được hỏi.
Cho tình huống sau:

5
Hôm nay, Mai đi làm về và nói với Hoa việc bạn ấy đi làm và làm rơi mất ví tiền. Mai
rất buồn vì đó là tất cả số tiền sinh hoạt của cả tháng. Trong khi Mai nói, Hoa tập trung sự
chú ý, tình cảm vào thông tin và sau đó Hoa ôm và nói với Mai “Tớ rất hiểu tâm trạng của
bạn lúc này, đừng buồn nữa, tớ sẽ cho cậu mượn tiền”.
Câu hỏi:
a. Hoa đã thực hiện những cấp độ nghe nào trong các cấp độ của kỹ năng lắng nghe? (Trình
bày nội dung của những cấp độ nghe đó.
Đáp án gợi ý:
a. Nghe chăm chú và nghe thấu cảm
b.
* Nghe chăm chú:
+ người nghe tập trung sự chú ý, trí tuệ, thậm chí cả ý chí, tình cảm vào thông tin, cảm xúc
của người đối thoại….
+ nghe chăm chú tác động, kích thích để người nói bọc lộ, chia sẻ những tâm tư, nguyện
vọng của mình….
* Nghe thấu cảm:
+ người nghe không những chăm chú mà còn đặt địa vị của mình vào người nói để hiểu
những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng, cảm xúc của họ….
+ khi nghe thấu cảm chúng ta không chỉ hiểu được lời của người đối thoại mà còn hiểu được
tại sao họ lại nói như vậy, họ muốn gì, có nhu cầu gì…
Cho tình huống sau:
Trong một buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng đưa ra 2 câu hỏi sau đây cho các
ứng cử viên:
- “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”
- “Trong công việc đã từng làm có điều gì làm cho anh hứng thú nhất?”
Câu hỏi:
a. Em hãy cho biết 2 câu hỏi trên của nhà tuyển dụng thuộc dạng câu hỏi nào?
b. Trình bày đặc điểm của 2 dạng câu hỏi đó và nêu tên các bước chuẩn bị và thực hiện
kỹ năng đặt câu hỏi.
Đáp án gợi ý:

6
a. Câu hỏi mở; Câu hỏi gián tiếp
b.
* Câu hỏi mở:
+ Là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi….
+ Khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ….
* Câu hỏi gián tiếp:
+ Là hỏi một vấn đề này để suy ra vấn đề mà mình cần tìm hiểu….
+ Dùng để khai thác những vấn đề tế nhị, mà mà thể hỏi trực tiếp….
* Kỹ thuật đặt câu hỏi:
+ Lên kế hoạch
+ Đặt câu hỏi
+ Lắng nghe, đồng cảm và cùng chia sẻ với người được hỏi
Cho tình huống sau:
Trong một buổi trao đổi giữa trưởng phòng và nhân viên của công ty máy tính X,
trưởng phòng đưa ra 2 câu hỏi sau đây cho nhân viên:
- “Tại sao không thử mạo hiểm mở rộng thị trường ở khu vực châu Á?”
- “Các bạn có tự tin vào năng lực của bản thân trong dự án này không?”
Câu hỏi:
c. Em hãy cho biết 2 câu hỏi trên của trưởng phòng thuộc dạng câu hỏi nào?
d. Trình bày đặc điểm của 2 dạng câu hỏi đó và nêu tên các bước chuẩn bị và thực hiện
kỹ năng đặt câu hỏi.
Đáp án gợi ý:
a. Câu hỏi mở, Câu hỏi đóng
b.
* Câu hỏi mở:
+ Là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi….
+ Khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ….
* Câu hỏi đóng:

7
+ Là câu hỏi mà câu trả lời thường là “có”, “không”…
+ Tính chất là xác nhận lại thông tin, chứ không có tính chất gợi mở….
* Kỹ thuật đặt câu hỏi:
+ Lên kế hoạch.
+ Đặt câu hỏi.
+ Lắng nghe, đồng cảm và cùng chia sẻ với người được hỏi.
Cho tình huống sau:
Trong một buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng đưa ra 2 câu hỏi sau đây cho các
ứng cử viên:
- “Tại sao chúng tôi nên chọn bạn mà không phải là các ứng viên khác?”
- “Bạn có cảm thấy có chút hơi hồi hộp không?”
Câu hỏi:
a. Em hãy cho biết 2 câu hỏi trên của nhà tuyển dụng thuộc dạng câu hỏi nào?
b. Trình bày đặc điểm của 2 dạng câu hỏi đó và nêu tên các bước chuẩn bị và thực hiện
kỹ năng đặt câu hỏi.
Đáp án gợi ý:
a. Câu hỏi mở, Câu hỏi tiếp xúc
b.
* Câu hỏi mở:
+ Là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi…
+ Khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ….
* Câu hỏi tiếp xúc:
+ Là hỏi về những vấn đề phụ trước nhằm tạo ra bầu không khí thoải mái, tin tưởng, cởi mở
với nhau…
+ Để sau đó hỏi về những vấn đề cần tìm hiểu…
* Kỹ thuật đặt câu hỏi:
+ Lên kế hoạch
+ Đặt câu hỏi
+ Lắng nghe, đồng cảm và cùng chia sẻ với người được hỏi
TỰ LUẬN
8
Tại sao cần giải quyết vấn đề xung đột trong công việc? Khi xảy ra xung đột, trong tình
huống nào thì chúng ta nên sử dụng phương pháp cạnh tranh và phương pháp thỏa hiệp?
Lấy ví dụ minh họa.
Đáp án gợi ý:
* Giải quyết vấn đề xung đột trong công việc:
- Sẽ giúp sự tương tác giữa các thành viên trong tập thể trở nên hài hòa về các mục tiêu, giá
trị hoặc lợi ích được nhận thức….
- Sẽ giải quyết được các hành động chống đối và hành động chống lại nhau giữa các thành
viên trong tập thể….
- Giúp duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tập thể…
* Tình huống sử dụng phương pháp cạnh tranh:
- Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng hoặc không quan trọng.
- Người quyết định biết chắc mình đúng.
- Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kỳ.
* Tình huống sử dụng phương pháp thỏa hiệp:
- Vấn đề là rất quan trọng
- Áp dụng với những tính huống khẩn cấp
- Xung đột liên quan đến nhiều người
- Những nỗ lực giải quyết xung đột trước đó bị thất bại
* Ví dụ minh họa:……………
Trình bày những yêu cầu cần chuẩn bị trong phần mở đầu của bài diễn thuyết. Em hãy viết
phần mở đầu bằng cách đặt câu hỏi cho bài diễn thuyết với nội dung: “Thực trạng lối sống
của sinh viên hiện nay”.
Đáp án gợi ý:
* Yêu cầu cần chuẩn bị trong phần mở đầu của bài diễn thuyết:
- Thiết lập mối quan hệ với người nghe….
- Trình bày những nội dung cơ bản của bài diễn thuyết để người nghe dễ theo dõi….
* Phần mở đầu bằng cách đặt câu hỏi
Chào các bạn! Có thể nói đây là thời điểm tích cực để chúng ta nói về lối sống của
sinh viên. Các bạn sinh viên đang có mặt tạo căn phòng này cho rằng mình đang duy trì một
9
lối sống tích cực? Điều gì sẽ xảy ra nếu các bạn sinh viên không duy trì được lối sống lành
mạnh? Thực trạng lối sống hiện nay như thế nào? Làm thế nào xây dựng lối sống sinh viên
lành mạnh hiện nay. Buổi thuyết trình ngày hôm nay, tôi và các bạn sẽ cùng nhau đi trả lời
các câu hỏi trên.

Tại sao cần giải quyết vấn đề xung đột trong công việc? Khi xảy ra xung đột, trong tình
huống nào thì chúng ta nên sử dụng phương pháp hợp tác và phương pháp lẩn tránh? Lấy
ví dụ minh họa.
Đáp án gợi ý:
* Giải quyết vấn đề xung đột trong công việc:
- Sẽ giúp sự tương tác giữa các thành viên trong tập thể trở nên hài hòa về các mục tiêu, giá
trị hoặc lợi ích được nhận thức….
- Sẽ giải quyết được các hành động chống đối và hành động chống lại nhau giữa các thành
viên trong tập thể….
- Giúp duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tập thể….
* Tình huống sử dụng phương pháp hợp tác:
- Vấn đề là rất quan trọng, có đủ thời gian để tập hợp quan điểm.
- Áp dụng với những tình huống không khẩn cấp
- Xung đột liên quan đến nhiều người
- Những nỗ lực giải quyết xung đột trước đó bị thất bại.
* Tình huống sử dụng phương pháp lẩn tránh:
- Vấn đề không quan trọng
- Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình
- Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại
- Xung đột sẽ sớm tự động giải quyết
* Ví dụ minh họa
Tại sao cần giải quyết vấn đề xung đột trong công việc? Khi xảy ra xung đột, trong tình
huống nào thì chúng ta nên sử dụng phương pháp thỏa hiệp và phương pháp nhượng bộ?
Lấy ví dụ minh họa.
Đáp án gợi ý:

10
* Giải quyết vấn đề xung đột trong công việc:
- Sẽ giúp sự tương tác giữa các thành viên trong tập thể trở nên hài hòa về các mục tiêu, giá
trị hoặc lợi ích được nhận thức….
- Sẽ giải quyết được các hành động chống đối và hành động chống lại nhau giữa các thành
viên trong tập thể…
- Giúp duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tập thể….
* Tình huống sử dụng phương pháp thỏa hiệp:
- Vấn đề là rất quan trọng
- Áp dụng với những tính huống khẩn cấp
- Xung đột liên quan đến nhiều người
- Những nỗ lực giải quyết xung đột trước đó bị thất bại
* Tình huống sử dụng phương pháp nhượng bộ:
- Việc duy trì quan hệ quan trọng hơn là thắng thua
- Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu
- Cảm thấy vấn đề là quan trọng với đối phương hơn với mình
* Ví dụ minh họa
Phân tích những yêu cầu cần chuẩn bị trong phần mở đầu của bài diễn thuyết. Em hãy viết
phần mở đầu theo lối tương phản cho bài diễn thuyết với nội dung: “Thực trạng đi làm thêm
của sinh viên hiện nay”.
Đáp án gợi ý:
* Yêu cầu cần chuẩn bị trong phần mở đầu của bài diễn thuyết:
- Thiết lập mối quan hệ với người nghe…
- Trình bày những nội dung cơ bản của bài diễn thuyết để người nghe dễ theo dõi….
* Phần mở đầu bằng cách đặt câu hỏi
Thưa các bạn sinh viên, tình hình hiện nay của sinh viên đang cực kỳ mâu thuẫn được thể
hiện ở: Thứ nhất là các bạn sinh viên vừa muốn kiếm nhiều tiền vừa muốn có nhiều thời gian
để học bài; Thứ hai là sinh viên vừa muốn đi làm thêm để có tiền để tiêu pha thoải mái
nhưng lại muốn có nhiều thời gian để rèn luyện các kỹ năng ở các trung tâm kỹ năng; Thứ
ba là sinh viên bảo đi làm thêm để rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp nhưng các công việc

11
sinh viên làm không có liên quan đến nghề nghiệp. Tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy
trong các bạn sinh viên, bài thuyết trình ngày hôm nay tôi sẽ xin chia sẻ với các bạn.

Phân tích vai trò của giao tiếp xét trên phương diện cá nhân. Cho ví dụ

Đáp án gợi ý:

- giao tiếp giúp cá nhân hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách.. + cho ví dụ…

- giao tiếp tốt giúp cá nhân mở rộng mối quan hệ với mọi người xung quanh… + cho ví
dụ….

- giao tiếp giúp cá nhân phát triển năng lực tự ý thức, tự đánh giá… + cho ví dụ….

12

You might also like