You are on page 1of 10

- Là nhân vật xuất hiện ở khoảng giữa câu chuyện, là người cuối cùng biết đến tình huống éo le

“Tràng nhặt được vợ” bà cụ Tứ đã để lại cho người đọc nhiều nỗi xúc động trước tấm lòng của
người mẹ nghèo khổ, giàu tình yêu thương con, bao dung, nhân hậu, giàu hi vọng sống. Nhân vật
được nhà văn khắc họa chân thực, sâu sắc, sinh động từ ngoại hình, cử chỉ, hành động, những lời
đối thoại và những dòng độc thoại nội tâm.
1. Nhân vật bà cụ Tứ:
- Khái quát: Người mẹ già nua còm cõi; trĩu nặng lo toan của một cuộc đời nhiều khó nhọc.
- Tâm trạng của bà cụ Tứ (trước tình huống bất ngờ, éo le đã được miêu tả chân thực, tinh tế
=> vẻ đẹp trong tâm hồn và tấm lòng của người mẹ) 
- Khi vừa về đến nhà: thái độ ngạc nhiên ngơ ngác đến tội nghiệp của bà cụ Tứ trong linh cảm về
một chuyện bất thường trước thái độ khác lạ của anh con trai. Dù trái tim nhạy cảm của người
mẹ đã nhận ra có điều gì thật trọng đại, thiêng liêng nhưng trong hoàn cảnh đói khát, nhất là
trong hoàn cảnh khốn khổ của gia đình, bà lão không dám tưởng tượng, không dám tin rằng
con mình có vợ.
 Khi hiểu ra: cúi đầu nín lặng với biết bao nỗi niềm
- “Lòng người mẹ nghèo khổ hiểu ra biết bao cơ sự”: hiểu hết những uẩn khúc trớ trêu, những éo le
trong việc Tràng nhặt được vợ - điều con bà không nỡ nói ra, điều bà không nỡ hỏi. Bởi vì đó
chính là điều làm cho người đàn bà đói rách kia lo sợ, tủi hổ bẽ bàng.
 Sự hiểu ra hiểu hết của một người mẹ từng trải và cũng là người có trái tim nhân hậu.
- Trước cả mừng vui là nỗi ai oán, thương xót cho số kiếp con mình, là những day dứt về bổn phận
của người làm mẹ. 
 Thương con tủi cho con vì thông thường người ta cha mẹ dựng vợ gả chồng khi gia đình ăn nên
làm nổi, mong sinh con đẻ cái, mở mặt mở mày; con mình nhặt được vợ trong cảnh đói khát,
người ta vì đói khát mới lấy đến con mình.
- Thương con mà đầy lo lắng trong những ngày đói quay, đói quắt này liệu có nuôi nổi nhau, có
sống nổi qua cơn đói khát. Hồi tưởng cả một cuộc đời dài dằng dặc, cực khổ của mình mà ngậm
ngùi “Cuộc đời nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”
- Người mẹ thương con mà xót tủi cho con, mà lo cho con âu cũng là lẽ thường. Bà cụ Tứ không
chỉ thương con mình mà còn thương xót, bao dung đón nhận người đàn bà rách rưới, xa lạ kia và
vun vén cho hạnh phúc của con. 
 Không phản đối, không tra xét, không rẻ rúng, không coi khinh người đàn bà đã theo không con
mình. Bà lão “đăm đăm” nhìn người đàn bà đang “cúi mặt, tay vân vê tà áo đã rách bợt” cái nhìn
“đăm đăm” là nhìn chăm chú nhưng không phải để phán xét mà để cảm thương. Bà cảm thấy hết
cái rách dưới đến cùng cực trong “tà áo rách bợt”, hiểu hết những nỗi lo âu, tủi buồn, bẽ bàng
trong cử chỉ tay vân vê tà áo.        
 Người đàn bà hiện ra trong cái nhìn của bà cụ Tứ không đáng ghét, đáng khinh mà đáng
thương, tội nghiệp, trong cái nhìn đầy thương xót ấy có sự đồng cảm của những con người
cùng cảnh đói rách, có sự xót thương cho số phận người đàn bà và có tình thương bằng tấm
lòng người mẹ.
 Người mẹ với tấm lòng bao dung đã chấp nhận người đàn bà chấp nhận sự việc trớ trêu, éo le. Sự
chấp nhận đầy bao dung ấy được thể hiện trong những lời đối thoại và độc thoại nội tâm. Bà cụ
Tứ gọi người đàn bà là con, những lời nói của bà cụ Tứ vừa mộc mạc vừa giản dị vừa ấm áp tình
người, tình mẹ “các con phải duyên phải kiếp…u cũng mừng lòng”. Câu nói không chỉ là sự chấp
thuận mà còn gửi gắm tấm lòng người mẹ mừng cho hạnh phúc các con. Người mẹ già nua, quê
mùa nhưng cách ứng xử thật tinh tế, nhân hậu làm vợi đi những lo lắng, căng thẳng của con cái và
nhất là những bẽ bàng, tủi cực của người đàn bà.
 Bà đã bỏ qua cả lễ giáo thông thường, vượt qua nỗi ám ảnh ghê gớm của đói khát, của chết
chóc để đùm bọc, cưu mang cho một con người nghèo khổ và vun vén cho hạnh phúc các con.
 Bao nỗi niềm của người mẹ: buồn tủi, lo lắng, ai oán, buồn vui đều xuất phát từ tình thương
“chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. Tình thương và tấm lòng nhân hậu, vị tha của
người mẹ nghèo khổ đã được Kim Lân miêu tả thật cảm động qua những chi tiết, cử chỉ, hành
động, lời nói, suy nghĩ, dòng nước mắt - dòng nước mắt của tình người, của tình mẹ. Những
dòng nước mắt làm người ta rưng rưng nhớ đến những điều mà Nam Cao đã từng viết: “Nước mắt
là tấm kính làm biến hình vũ trụ”. Tình thương đã cứu vớt con người khiến sự việc éo le trở thành
khởi đầu của hạnh phúc.
 Người mẹ có tinh thần lạc quan trong tình cảnh éo le
- Trong bao nỗi niềm ngậm ngùi, buồn tủi vì những lo lắng cơ cực, người mẹ vẫn mừng cho hạnh
phúc của con, động viên các con bằng niềm tin mơ hồ mà mãnh liệt “Ai giàu ba họ, ai khó ba
đời?”. Trong một tình huống đầy bất ngờ, éo le, trước một sự việc có thể có nguy cơ con người ta
phải đổi bằng mạng sống của chính mình, bà cụ Tứ vẫn gieo vào lòng các con niềm tin vào sự
sống và cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Có ngược đời chăng một khi xưa nay, hi vọng và tương lai vẫn gắn liền cùng tuổi trẻ? Nếu cho
đây là nghịch lí thì nó sẽ thuộc về loại nghịch lí bao hàm một cái lí sâu xa. Vì con người già lão
“lọng khọng” này không ao ước cho mình. Người mẹ ấy sống vì con, hi vọng cho lớp cháu con,
tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con, mơ ước cho con. Nhờ đó mà đến
những năm tháng cuối cùng của đời bà, niềm hi vọng không bị tàn theo đói nghèo và tuổi tác. 
d. Khái quát lại
- Đặt nhân vật trong tình huống bất ngờ, éo le, nhà văn đã khắc họa chân thực cảm động hình ảnh
bà cụ Tứ bằng những hình ảnh, chi tiết đặc sắc. Đây là nhân vật để lại nhiều xúc động nhất trong
câu chuyện. Đó cũng là sự cảm động, trân trọng trước tấm lòng yêu thương, nhân hậu, niềm tin,
niềm lạc quan vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. Qua nhân vật này, Kim Lân đã gửi gắm
bước thông điệp mang tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Nghệ thuật: 
 Dựng tình huống truyện độc đáo.
 Miêu tả tâm lí nhân vật hấp dẫn sinh động, 
 Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông dân được chắt lọc kỹ lưỡng giàu sức gợi.
C. KẾT BÀI
Những trang xúc động nhất của tác phẩm có lẽ gắn liền với cảm xúc vui buồn lẫn lộn của bà cụ Tứ.
Trái tim người mẹ thật bao dung và cũng thật chua xót. Những mâu thuẫn éo le được đẩy lên cao trào
nhưng cũng được hóa giải phần nào nhờ tình thương của người mẹ. Định mệnh như chà đạp hạnh phúc
nhưng không thể thắng được niềm tin của những người chưa tắt hy vọng vào tương lai. Cái đọng lại cuối
cùng trong tôi vẫn là cách nhìn đời, nhìn người thì xót xa và thương yêu của nhà văn, là niềm tin mà
dường như ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua thiên truyện ngắn. Rằng dù cuộc sống có bi thảm
đến đâu thì cái cội nguồn nhân bản lưu giữ trong nhân dân vẫn là bất diệt, rằng con người không còn khao
khát chính đáng nào hơn là khao khát được sống như một con người. Tác phẩm làm ấm ta bởi niềm vui
sống và thứ tình cảm thiêng liêng tuyệt đối. 
1. Phân tích
 Tràng thấy thấm thía cảm động khi nhận ra sự đổi thay của quang cảnh xung quanh mình.
"...Xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được
quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở
một góc nhà đã thấy đem ra sân hong.” Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước
đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch".
- Tràng nhận ra xung quanh mình giống như có gì thay đổi, mới mẻ, khác lạ, từ ánh sáng chan hòa,
sự gọn gàng sạch sẽ của căn nhà hôm qua còn bừa bộn, từ hình ảnh người vợ, người mẹ đang dọn
dẹp, quét tước, tất cả đã cho Tràng cảm nhận một sức sống mới, sự đầm ấm của mái ấm gia đình
ở chính căn nhà hôm qua còn vắng teo, rúm ró, tuềnh toàng, bừa bộn.
 Vẫn là căn nhà ấy nhưng lâu nay nhếch nhác, bừa bộn, nay dưới bàn tay vun vén của mẹ và vợ
Tràng, ngôi nhà rách nát đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ, trở thành một mái ấm thực sự. Xung quanh
Tràng toàn là những dấu hiệu vui, những dấu hiệu về một ngày mai tươi sáng hơn.
 Những cảm nhận về sự thay đổi xung quanh cho thấy Tràng đâu còn vô tâm, ngờ nghệch nữa.
Hắn đã có những quan sát, những nhận thức vô cùng tinh tế về cuộc sống, về thế giới xung
quanh.

 Sự thay đổi của người mẹ và người vợ:


- Thay đổi của thị:
 “xăm xắn” quét dọn vườn tược, nhà cửa.”; “tiếng chổi từng nhát sàn sạt”—> chủ động, tự tin, gắn
bó với căn nhà, với tổ ấm mới
 “nom Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao
chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.” 
 “đã lẳng lặng đi vào trong bếp”, chuẩn bị bữa ăn cho tổ ấm.
 Thị chỉ là nạn nhân của nạn đói, vì sự nghèo khổ mà đánh mất nét duyên dáng, ngọt ngào. Tình
yêu thương đã hồi sinh nét đẹp trong tâm hồn người phụ nữ.
- Thay đổi của cụ Tứ
 Cùng con dâu quét tước, dọn dẹp căn nhà rách nát, tuềnh toàng và mảnh vườn xác xơ đem lại
sinh khí, sức sống cho ngôi nhà. Người mẹ già như muốn góp phần vun vén, chăm lo cho cuộc
sống mới của gia đình, cho hạnh phúc mới của các con với một niềm tin, một hi vọng nhà cửa
sạch sẽ, gọn gàng thì cuộc sống cũng khấm khá hơn.
 Bà cụ Tứ hiện ra với nét mặt, với dáng vẻ khác hẳn ngày thường, đó là nét mặt nhẹ nhõm tươi
tỉnh khác hẳn nét trĩu nặng, lo âu của người hôm qua. Khuôn mặt “bủng beo u ám” vì đói khát thì
rạng rỡ hẳn lên, dáng vẻ lọm khọm thường ngày hôm nay đang xăm xắn thu dọn, quét tước.
 Ở người mẹ già như có một sức sống mới. Trong cơ thể già nua, cằn cỗi của người mẹ như có
một sức sống mới. Hạnh phúc của các con đã tiếp thêm sức sống cho người mẹ - một sự thay đổi
diệu kỳ mà chân thực, cảm động.

 Trạng thái cảm xúc của người đàn ông trong trải nghiệm hạnh phúc bất ngờ, mới mẻ:
- Sau đêm tân hôn, sáng hôm sau, Tràng thức dậy với trạng thái “êm ái lửng lơ như người vừa ở
trong giấc mơ đi ra”. Mấy chữ "êm ái, lửng lơ" cộng với phép so sánh "như người vừa ở trong
giấc mơ đi ra" đủ cho chúng ta thấy cái tâm trạng sung sướng, lâng lâng đắm chìm trong men say
hạnh phúc của Tràng.
- Trải nghiệm hạnh phúc đến quá đỗi bất ngờ vẫn chưa làm cho hắn hết ngạc nhiên “vẫn còn ngỡ
ngàng như không phải.”
 Không ngạc nhiên sao đc khi chuyện dựng vợ gả chồng vốn là chuyện trọng đại của cả đời con
người lại đến với hắn - một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, một cách rất tình cờ, vu
vơ như thế.
 Tình yêu, hạnh phúc có sức mạnh thật kì diệu: Trong khoảnh khắc ngập tràn hạnh phúc ấy, có lẽ
hắn đã quên tất cả, quên những tháng ngày tủi cực đã qua, quên cả những tháng ngày đói rét trước
mặt. Chuyện lấy vợ của Tràng giống như cổ tích, giống như giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật.
 Trong Tràng còn xuất hiện những trạng thái cảm xúc vô cùng mới mẻ khi chứng kiến những sinh
hoạt hết sức đời thường, bình dị: "Hình ảnh người mẹ lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở"
"tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt" trên mặt đất của vợ đã dấy lên trong lòng hắn niềm "thấm thía
cảm động".
 Dường như đây là lần đầu tiên Tràng cảm nhận được lòng mình đang rung lên niềm xúc động
chân thành, thấm thía. Có lẽ, đây cũng là lần đầu tiên Tràng nhận thấy niềm hạnh phúc thật giản
dị đang hiện hữu ngay xung quanh mình: Đó là niềm xúc động của một con người vừa cảm nhận
hơi ấm gia đình, hạnh phúc có ngay trong cuộc sống bình dị, thường ngày. Hạnh phúc của sự bình
yên, ấm áp.
 Hạnh phúc đã thực sự khiến Tràng trưởng thành:
- Tràng đã thực sự trưởng thành với những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc: “hắn thấy hắn thương yêu
gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.”
 Hai chữ "lạ lùng" nói lên sự đổi thay lớn lao trong suy nghĩ của Tràng. Lần đầu tiên, anh ta run
rẩy sống trong một cảm giác rất người: "yêu thương", cảm nhận rõ thứ tình cảm gia đình "gắn bó"
máu thịt.
 Với Tràng lúc này, "nhà" không là sự vật cụ thể hữu hình, mà "nhà" còn là gia đình, là tổ ấm.
- Từ nhận thức mình "đã có một gia đình", Tràng nghĩ đến những điều xa xôi hơn dự tính cho
tương lai: "Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một
nguồn vui sướng, phân chân đột ngột tràn ngập trong lòng." Hắn mơ về một mái ấm "gia đình",
một nơi che mưa che nắng, một tổ ấm có đủ vợ chồng, con cái.
- Trong lòng hắn, một lần nữa lại tràn ngập "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột". Lần này,
Tràng vui sướng, không phải vì "có vợ", mà lớn lao hơn, hắn có một "gia đình".
- Hai chữ “nên người” hạ xuống như một điểm nhấn xác nhận sự biến đổi về chất ở Tràng: Tràng
đã trưởng thành, đã trở thành người đàn ông của gia đình. Cái gốc của sự biến đổi ấy chính là gia
đình. Lần đầu tiên, hắn thấy mình đã trưởng thành, hắn ý thức được bổn phận, trách nhiệm của
người đàn ông với gia đình. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải
lo lắng cho vợ con sau này.
- Sự thay đổi của Tràng không chỉ thể hiện trong tình cảm, suy nghĩ mà biến thành hành động:
“xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
“xăm xăm”không chỉ diễn tả dáng vẻ mà còn thể hiện sự hăm hở hào hứng đầy trách nhiệm của
người đàn ông đã thấy mình nên người.
 Những gì tốt đẹp nhất trong lòng Tràng đã bừng thức. Một sức sống mới, một niềm hy vọng mới
tràn ngập trong tâm hồn người đàn ông này. Cuộc sống với Tràng kể từ bây giờ thực sự có ý
nghĩa bởi chàng đã có một gia đình để gắn bó, yêu thương, để có bổn phận, trách nhiệm. Trao đi
yêu thương, Tràng đã nhận về hạnh phúc, hạnh phúc đã tạo nên những sự thay đổi diệu kỳ.
 So với những tác phẩm viết về người lao động trước Cách mạng như Tắt đèn, Chí Phèo, Lão Hạc,
Vợ nhặt mang đến một giá trị nhân đạo mới mẻ hơn: Nhà văn không chỉ thấy nỗi khổ của con
người và vẻ đẹp tâm hồn của họ mà còn nhìn thấy tương lai và con đường sống tất yếu của họ.
Nhà văn có một niềm tin tưởng mãnh liệt vào khả năng tự vươn dậy của họ. Cho dù đang đứng
bên miệng vực của cái đói, cái chết, cho dù bị dồn đuối đến bước đường cùng thì người lao động
Việt Nam vẫn tràn đầy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, vẫn vững tin vào tương lai, vào một
ngày mai tươi sáng.

2. Tiểu kết:
- Đoạn trích đã diễn tả thành công sự đến sự đổi thay kì diệu trong tâm hồn Tràng ở buổi sáng đầu
tiên sau khi có vợ: Từ một anh chàng ngờ nghệch, cộc cằn, Tràng đã sớm thay đổi trở thành một
người con có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm.
 Qua diễn biến tâm trạng của Tràng, Kim Lân đã nói rõ với ta một cách dung dị, cảm động và thấm
thía về giá trị của tình yêu thương, giá trị của hạnh phúc gia đình, khát khao hạnh phúc và vươn tới
hạnh phúc là một nhu cầu, một giá trị đích thực của nhân sinh.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nhà văn đã khắc họa nhân vật bằng những chi tiết chân
thực, tinh tế với thái độ đầy yêu thương, cảm thông. Tràng hiện lên với vẻ đẹp trong tâm hồn,
tính cách của người nông dân dù bị đẩy đến tận cùng của đói khát vẫn mang một tấm lòng nhân
hậu, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Xây dựng nhân vật Tràng
vừa thể hiện tài năng của một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc, vừa thể hiện tư tưởng nhân đạo
sâu sắc của một con người đầy trân trọng, yêu thương đối với con người, nhất là của những con
người khốn khổ.
3. Đánh giá về nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng bối cảnh, tình huống truyện độc đáo vừa kì lạ, vừa oái oăm, vừa éo le,
nghịch cảnh, vừa cảm động: nhân vật bộc lộ đầy đủ nhất, chân thực nhất mọi cung bậc cảm xúc
phong phú, phức tạp.
- Tài năng nghệ thuật bậc thầy của KL kết tinh ở ngòi bút khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng tinh tế và giàu sức gợi cũng góp phần không nhỏ vào việc
khắc họa thế giới tâm trạng của nhân vật, tạo nên những trang văn diễn tả tâm trạng con người
sâu sắc, chân thực và đầy cảm động, khiến người đọc có cảm giác nhân vật như đi thẳng từ cuộc
đời vào trang viết.

Mỗi truyện ngắn của KL đều đạt đến trình độ mẫu mực và ko ít truyện đc xem là "thần bút"...-> “Nói như
nhà văn Nguyễn Khải: Tôi không tin Nguyễn Tuân có thể viết “Chữ người tử tù” cũng như Kim Lân có
thể viết “Vợ nhặt”. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết)
-> Chính Kim Lân cũng đã từng tâm sự: Tôi xuất phát từ anh nông dân nghèo, nên khi viết về những
người đó thì lại dốc sức mình ra viết. Ví dụ như lão Hai là tôi, anh cu Tràng trong “Vợ nhặt” cũng là tôi,
thậm chí con chó xấu xí cũng là tôi...”
 Bức tranh hiện thực:
- Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới rất quan trọng đối với mọi người, ai cũng sẽ cố gắng bằng
mọi giá làm cho nó được tươm tất, thịnh soạn nhất có thể. Tuy nhiên, vì cái đói đeo bám, vì thuộc
gia đình nghèo đứng bên bờ vực cái chết, cho nên dù có đầy đủ hơn ngày thường thì bữa cơm
cũng hiện lên hết sức thảm hại" mẹt rách "," độc một lùm rau chuối thái rối "," một đĩa muối ","
một niêu cháo loãng lõng bõng ". Ở đây, Kim Lân đã thể hiện tài năng ngôn ngữ của mình với
đầy sức gợi hình và gợi tả. Bữa cơm đơn sơ, tuềnh toàng và sơ sài nói lên sự nghèo đói của một
gia đình ở tầng lớp dưới cùng của xã hội, từ đó vẽ lên hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm
của cả dân tộc mùa xuân 1945. ". Họ đang cố gắng giành giật lại từng chút sự sống từ bàn tay của
tử thần. Và điều cần nhất lúc này không đòi hỏi đến ăn ngon, đủ ăn mà chỉ cần có ăn để được
sống. Niềm vui của bà cụ Tử vì thế cũng chỉ là niềm vui tội nghiệp. Cảnh cơ hàn vẫn ám ảnh, bủa
vây cụ và các con, khiển họ chẳng thể vui trọn vẹn trong ngày đại hỷ của đời người. Bữa cơm
mừng đầu mới như một nét vẽ cuối cùng hoàn tất bức tranh thể thảm của nạn đói năm Ất Dậu.
Đói đến thê lương, thảm khốc. Đối đến nổi người chết thì như ngả ra, người sống cũng dật dờ như
những bóng ma
- Cháo cám dẫu được mẹ già sang trọng gọi là chè khoán nhưng vẫn không sao xua được cảm giác
đắng ngắt, chát xít nơi cổ họng. “hai con mắt thị tối lại”, mặt Tràng “chun lại ngay, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Không khí bữa ăn chùng xuống, bởi “không ai nói câu gì”,
“tránh nhìn mặt nhau” và đeo đuổi theo “nỗi tủi hờn” dâng lên trong tâm trí. Bữa ăn nhà Tràng
quả là thê thảm nhưng dù sao vẫn còn khá hơn nhiều nhà khác trong sự so sánh đầy lạc quan:
“Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”. Chao ôi là khổ! Phải đói đến mức nào thì mới ăn
cám thấy ngon? Cuộc sống khắc nghiệt đày đọa con người, bắt họ phải sống cuộc sống của loài
vật khi ăn thứ thức ăn thường dùng cho gia súc. Hiện thực về cái đói vô cùng khốc liệt và ám ảnh
một lần nữa xuất hiện, đe dọa thứ hạnh phúc bé nhỏ, mong manh vừa mới nhen nhúm. Nỗi xót xa,
buồn tủi thấm trong trang văn của Kim Lân như lan sang người đọc.
 Một đoạn văn ngắn mà đã nói được một cách thấm thía nỗi cơ cực của con người. Qua đây,
người đọc có thể nhận ra thái độ cảm thông và cách tố cáo hiện thực của một nhà nhân đạo chủ
nghĩa.

 Vẻ đẹp tình người:


- Sự tế nhị, hiếu thảo, sẻ chia, thấu hiểu của thị:
 Nàng dâu mới đã được người mẹ chồng đón tiếp bằng bữa cơm ngày đói, bằng món ăn đặc
biệt: chè khoán mà thực chất chính là cháo cám. Thị đón lấy bát cháo cám từ tay người mẹ
chồng đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại, đó là nỗi chua chát rất thực trong tình cảnh
thê thảt. Nhưng chính trong tình cảnh thảm hại đó, cách cư xử của thị lại làm sáng lên bản
chất tốt đẹp của con người. Thị điềm nhiên và vào miệng. Đó là sự ứng xử ý tứ, Thị không
muốn làm mất đi niềm vui của người mẹ già tội nghiệp. Thậm chí cái điềm nhiên như
không của thị còn làm vơi đi nỗi cay cực, chua xót của tất cả mọi người. Đây còn là cách
cư xử của một con người trọng nghĩa tình. Bởi có lẽ thị thấu hiểu và trân trọng những
người trong gia đình này. Họ đã yêu thương đón nhận thị bằng cả tấm lòng. Đó cũng là
biểu hiện của sự chấp nhận, dũng cảm đối mặt với tất cả khó khăn để cùng chia sẻ, cùng
vun đắp, cùng nhau sống và vươn tới những điều tốt đẹp.
 So sánh: nếu những hành động của thị trong hai lần gặp gỡ với chàng là vì miếng ăn, liều
lĩnh bám lấy chàng để được ăn, được sống thì những hành động của thị trong buổi sáng
hôm sau là hành động của yêu thương, của đồng cảm, sẻ chia để cùng vun đắp hạnh phúc
gia đình. Sự khốn khó khiến người ta thành bèo bọt, rẻ rúm nhưng tình yêu thương, khát
vọng hạnh phúc đã khiến con người trở nên tốt đẹp hơn
- Người mẹ chồng đón nàng dâu mới bằng bữa cơm ngày đói:
 Một bữa ăn thảm hại về phương diện vật chất không giấu đi đâu được nhưng có sự ấm áp
niềm vui, niềm hi vọng lan tỏa từ người mẹ đến các con. Trong bữa cơm, bà lão là người
chủ động chuyện trò, tạo ra không khí đầm ấm, vui vẻ cho các con nhất là nàng dâu mới.
Cụ Tứ được miêu tả với hành động “lật đật, lễ mễ, vừa khuấy khuấy vừa cười”, với câu
nói cố tỏ ra vui vẻ “chè khoán đây ngon đáo để cơ”. Cuộc sống khắc nghiệt đày đọa con
người, bắt họ phải sống cuộc sống của loài vật, song nó không dập tắt được phần người,
rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Nồi chè cám nghẹn bứ cổ và đắng chát ấy lại là
món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà cố đổi buồn thành vui, tươi
cười, đon đả cho bữa cơm đỡ phần thê thảm, đó là sự gắng gượng của người mẹ để giữ lấy
niềm vui trong bữa cơm đón nàng dâu mới, là sự gắng gượng của người mẹ giúp các con
vượt qua nỗi tủi hờn chua chát khi nuốt những miếng cám “đắng chát nghẹn bứ trong cổ”.

 Niềm tin: Mặc dù cái đói khát tối sầm đang bủa vây nhưng gia đình họ vẫn tìm cho mình lí do,
niềm tin để vươn lên trên cái đói, cái thảm đảm để mà vui, mà hi vọng.
- Cái đói đã đẩy con người về hàng súc vật. Nhưng con người vẫn là con người, vẫn tìm cách
nương tựa vào nhau mà sống, vẫn khát khao, hi vọng. Bởi vậy, trong đoạn văn miêu tả bữa cơm
ngày đói của Kim Lân, ta vẫn thấy được không khí đầm ấm, đầy ắp tình người của gia đình
Tràng. “Chưa bao giờ trong gia đình này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế”. Bữa cơm thảm
hại về vật chất nhưng ai cũng ăn rất ngon lành, lại nói với nhau những điều rất vui vẻ. Nhân vật
tạo nên không khí đầm ấm đó không ai khác hơn là bà cụ Tứ. Trong bữa ăn “bà lão nói toàn
chuyện vui”, lúc nào cũng “tươi cười, đon đả” như để khỏa lấp tình trạng đen tối của hiện thực
hay cũng là nụ cười hạnh phúc của người mẹ nghèo trước cuộc sống mới của các con. Cụ
không nói về cháo cám như một món ăn dành cho con lợn, con gà, mà cụ nói đến nó như một
sự may mắn của gia đình khi nhiều nhà còn không có cả cám để ăn qua nạn đói. Bà kể chuyện
làm ăn, gia cảnh, toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này, còn động viên các con bằng
những dự tính mà trong hoàn cảnh hiện tại ai cũng biết là viển vông, xa vời nhưng trong cách
nói của bà vẫn đầy náo nức, hi vọng rằng nếu may mắn, cố gắng họ vẫn có thể sống, vẫn có thể
vượt qua đói khát, ấm no, sung túc. Tất cả đều cùng hướng đến một tương lai hạnh phúc và no
đủ hơn.
 Chính ở người mẹ già gần đất xa trời ấy, người ta còn cảm nhận một niềm tin thật mãnh liệt vào
những điều tốt đẹp dù con người đang phải sống trong tận cùng của khổ cực đói khát.
 Chính người mẹ đã truyền cho các con niềm tin sức mạnh “để đối mặt với khốn khổ để vượt lên
cái khốn khổ, cái đói, cái thảm hại để mà vui, mà hi vọng”.
 Tiểu kết:
- " Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống". Kim Lân không chỉ gợi lại
sinh động thảm trạng ngày đói năm nào mà nhà văn còn muốn ca ngợi tình người nồng thắm nơi
những tấm lòng thuần hậu, chất phác. Trong cảnh đói bi thương ấy, họ vẫn không thôi yêu
thương, vẫn nương tựa vào nhau cùng sẻ chia và cùng hi vọng. So với những tác phẩm viết về
người lao động trước Cách mạng như Tắt đèn, Chí Phèo, Lão Hạc, Vợ nhặt mang đến một giá trị
nhân đạo mới mẻ hơn: Nhà văn không chỉ thấy nỗi khổ của con người và vẻ đẹp tâm hồn của họ
mà còn nhìn thấy tương lai và con đường sống tất yếu của họ. Nhà văn có một niềm tin tưởng
mãnh liệt vào khả năng tự vươn dậy của họ. Cho dù đang đứng bên miệng vực của cái đói, cái
chết, cho dù bị dồn đuối đến bước đường cùng thì người lao động Việt Nam vẫn tràn đầy khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc, vẫn vững tin vào tương lai, vào một ngày mai tươi sáng.
1. Phân tích
 Trạng thái cảm xúc của người đàn ông trong trải nghiệm hạnh phúc bất ngờ, mới mẻ:
- Sau đêm tân hôn, sáng hôm sau, Tràng thức dậy với trạng thái “êm ái lửng lơ như người vừa ở
trong giấc mơ đi ra”. Mấy chữ "êm ái, lửng lơ" cộng với phép so sánh "như người vừa ở trong
giấc mơ đi ra" đủ cho chúng ta thấy cái tâm trạng sung sướng, lâng lâng đắm chìm trong men say
hạnh phúc của Tràng.
- Trải nghiệm hạnh phúc đến quá đỗi bất ngờ vẫn chưa làm cho hắn hết ngạc nhiên “vẫn còn ngỡ
ngàng như không phải.”
 Không ngỡ ngàng sao đc khi hắn - một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, vụng dại có
nằm mơ cũng khó lấy nổi vợ, ấy vậy mà hắn đã có đc vợ chỉ bằng vài ba bát bánh đúc và 1 câu
nói đùa. Không ngạc nhiên sao đc khi chuyện dựng vợ gả chồng vốn là chuyện trọng đại của cả
đời con người lại đến với hắn một cách rất tình cờ, vu vơ như thế.
 Tình yêu, hạnh phúc có sức mạnh thật kì diệu: Trong khoảnh khắc ngập tràn hạnh phúc ấy, có lẽ
hắn đã quên tất cả, quên những tháng ngày tủi cực đã qua, quên cả những tháng ngày đói rét trước
mặt. Chuyện lấy vợ của Tràng giống như cổ tích, giống như giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật.
 Kim Lân vừa đồng cảm, thấu hiểu, vừa trìu mến yêu thương trước những cảm giác, cảm xúc của
người đàn ông bất ngờ có vợ.
 Không chỉ ngạc nhiên vì việc mình đã có vợ, Tràng còn thấy thấm thía cảm động khi nhận ra
sự đổi thay xung quanh mình.
"...Xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được
quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở
một góc nhà đã thấy đem ra sân hong.” Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước
đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch".
- Tràng nhận ra xung quanh mình giống như có gì thay đổi, mới mẻ, khác lạ, từ ánh sáng chan hòa,
sự gọn gàng sạch sẽ của căn nhà hôm qua còn bừa bộn, từ hình ảnh người vợ, người mẹ đang dọn
dẹp, quét tước, tất cả đã cho Tràng cảm nhận một sức sống mới, sự đầm ấm của mái ấm gia đình
ở chính căn nhà hôm qua còn vắng teo, rúm ró, tuềnh toàng, bừa bộn.
 Vẫn là căn nhà ấy nhưng lâu nay nhếch nhác, bừa bộn, nay dưới bàn tay vun vén của mẹ và vợ
Tràng, ngôi nhà rách nát đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ, trở thành một mái ấm thực sự. Xung quanh
Tràng toàn là những dấu hiệu vui, những dấu hiệu về một ngày mai tươi sáng hơn.
 Những cảm nhận về sự thay đổi xung quanh cho thấy Tràng đâu còn vô tâm, ngờ nghệch nữa.
Hắn đã có những quan sát, những nhận thức vô cùng tinh tế về cuộc sống, về thế giới xung
quanh.
- Trong Tràng còn xuất hiện những trạng thái cảm xúc vô cùng mới mẻ:
 Dường như đây là lần đầu tiên Tràng cảm nhận được lòng mình đang rung lên niềm xúc động
chân thành, thấm thía khi chứng kiến những sinh hoạt hết sức đời thường, bình dị: "Hình ảnh
người mẹ lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở" "tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt" trên mặt
đất của vợ đã dấy lên trong lòng hắn niềm "thấm thía cảm động".
 Có lẽ, đây cũng là lần đầu tiên trong đời Tràng nhận thấy niềm hạnh phúc thật giản dị đang hiện
hữu ngay xung quanh mình: Đó là niềm xúc động của một con người vừa cảm nhận hơi ấm gia
đình, hạnh phúc có ngay trong cuộc sống bình dị, thường ngày. Hạnh phúc của sự bình yên, ấm
áp.
 Hạnh phúc đã thực sự khiến Tràng trưởng thành:
- Tràng đã thực sự trưởng thành với những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc: “hắn thấy hắn thương yêu
gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.”
 Hai chữ "lạ lùng" nói lên sự đổi thay lớn lao trong suy nghĩ của Tràng. Lần đầu tiên, anh ta run
rẩy sống trong một cảm giác rất người: "yêu thương", cảm nhận rõ thứ tình cảm gia đình "gắn bó"
máu thịt.
 Với Tràng lúc này, "nhà" không là sự vật cụ thể hữu hình, mà "nhà" còn là gia đình, là tổ ấm.
- Từ nhận thức mình "đã có một gia đình", Tràng nghĩ đến những điều xa xôi hơn dự tính cho
tương lai: "Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một
nguồn vui sướng, phân chân đột ngột tràn ngập trong lòng." Hắn mơ về một mái ấm "gia đình",
một nơi che mưa che nắng, một tổ ấm có đủ vợ chồng, con cái.
- Trong lòng hắn, một lần nữa lại tràn ngập "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột". Lần này,
Tràng vui sướng, không phải vì "có vợ", mà lớn lao hơn, hắn có một "gia đình".
- Lần đầu tiên, hắn thấy mình đã trưởng thành, hắn ý thức được bổn phận, trách nhiệm của người
đàn ông với gia đình. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng
cho vợ con sau này.
 Hai chữ “nên người” hạ xuống như một điểm nhấn xác nhận sự biến đổi về chất ở Tràng: Tràng
đã trưởng thành, đã trở thành người đàn ông của gia đình. Cái gốc của sự biến đổi ấy chính là gia
đình.
- Khi Tràng nhận thức về sự trưởng thành của mình, cũng là lúc Tràng nhận thức về bổn phận và
trách nhiệm với gia đình: "hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này". -> Tràng
nhận thấy ý nghĩa của cuộc đời chính là yêu thương, gắn bó và chăm lo cho những người thân.
- Sự thay đổi của Tràng không chỉ thể hiện trong tình cảm, suy nghĩ mà biến thành hành động:
“xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
“xăm xăm”không chỉ diễn tả dáng vẻ mà còn thể hiện sự hăm hở hào hứng đầy trách nhiệm của
người đàn ông đã thấy mình nên người.
 Những gì tốt đẹp nhất trong lòng Tràng đã bừng thức. Một sức sống mới, một niềm hy vọng mới
tràn ngập trong tâm hồn người đàn ông này. Cuộc sống với Tràng kể từ bây giờ thực sự có ý
nghĩa bởi chàng đã có một gia đình để gắn bó, yêu thương, để có bổn phận, trách nhiệm. Trao đi
yêu thương, Tràng đã nhận về hạnh phúc, hạnh phúc đã tạo nên những sự thay đổi diệu kỳ.
 So với những tác phẩm viết về người lao động trước Cách mạng như Tắt đèn, Chí Phèo, Lão Hạc,
Vợ nhặt mang đến một giá trị nhân đạo mới mẻ hơn: Nhà văn không chỉ thấy nỗi khổ của con
người và vẻ đẹp tâm hồn của họ mà còn nhìn thấy tương lai và con đường sống tất yếu của họ.
Nhà văn có một niềm tin tưởng mãnh liệt vào khả năng tự vươn dậy của họ. Cho dù đang đứng
bên miệng vực của cái đói, cái chết, cho dù bị dồn đuối đến bước đường cùng thì người lao động
Việt Nam vẫn tràn đầy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, vẫn vững tin vào tương lai, vào một
ngày mai tươi sáng.

2. Tiểu kết:
- Đoạn trích đã diễn tả thành công sự đến sự đổi thay kì diệu trong tâm hồn Tràng ở buổi sáng đầu
tiên sau khi có vợ: Từ một anh chàng ngờ nghệch, cộc cằn, Tràng đã sớm thay đổi trở thành một
người con có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm.
 Qua diễn biến tâm trạng của Tràng, Kim Lân đã nói rõ với ta một cách dung dị, cảm động và thấm
thía về giá trị của tình yêu thương, giá trị của hạnh phúc gia đình, khát khao hạnh phúc và vươn tới
hạnh phúc là một nhu cầu, một giá trị đích thực của nhân sinh.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nhà văn đã khắc họa nhân vật bằng những chi tiết chân
thực, tinh tế với thái độ đầy yêu thương, cảm thông. Tràng hiện lên với vẻ đẹp trong tâm hồn,
tính cách của người nông dân dù bị đẩy đến tận cùng của đói khát vẫn mang một tấm lòng nhân
hậu, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Xây dựng nhân vật Tràng
vừa thể hiện tài năng của một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc, vừa thể hiện tư tưởng nhân đạo
sâu sắc của một con người đầy trân trọng, yêu thương đối với con người, nhất là của những con
người khốn khổ.
3. Đánh giá về nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng bối cảnh, tình huống truyện độc đáo vừa kì lạ, vừa oái oăm, vừa éo le,
nghịch cảnh, vừa cảm động: nhân vật bộc lộ đầy đủ nhất, chân thực nhất mọi cung bậc cảm xúc
phong phú, phức tạp.
- Tài năng nghệ thuật bậc thầy của KL kết tinh ở ngòi bút khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng tinh tế và giàu sức gợi cũng góp phần không nhỏ vào việc
khắc họa thế giới tâm trạng của nhân vật, tạo nên những trang văn diễn tả tâm trạng con người
sâu sắc, chân thực và đầy cảm động, khiến người đọc có cảm giác nhân vật như đi thẳng từ cuộc
đời vào trang viết.

Mỗi truyện ngắn của KL đều đạt đến trình độ mẫu mực và ko ít truyện đc xem là "thần bút"...-> “Nói như
nhà văn Nguyễn Khải: Tôi không tin Nguyễn Tuân có thể viết “Chữ người tử tù” cũng như Kim Lân có
thể viết “Vợ nhặt”. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết)
-> Chính Kim Lân cũng đã từng tâm sự: Tôi xuất phát từ anh nông dân nghèo, nên khi viết về những
người đó thì lại dốc sức mình ra viết. Ví dụ như lão Hai là tôi, anh cu Tràng trong “Vợ nhặt” cũng là tôi,
thậm chí con chó xấu xí cũng là tôi...”

You might also like