You are on page 1of 6

BÀI TẬP ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:


Đề 1: "… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/
Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng
dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc
biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại
Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ...
rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng,
cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi
chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe
bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ
tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy
đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần
thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày
13.4.2015)
a. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
b. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
c. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách
cũng dần phôi pha”?
d. Anh/chị hãy nêu ít nhất 03 tác dụng của việc đọc sách.
Đề 2: (1)Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận
mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ
thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và
trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế
giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức
nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã
hội.
(2)”Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập
ghềnh xa…”. Tiếng hát “Tiến quân ca” đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong
ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. “Tiến quân ca” mang theo ước vọng của cả dân
tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người
con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại
của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát
Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương
lai.
(3)Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục
ý thức công dân, về lễ thức trong xã hội, trong đó có việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát
Quốc ca, nên việc thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc có phần tùy tiện. Việc sử dụng các băng ghi
âm sẵn cả nhạc, cả lời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “hát nhép”, không hát Quốc ca
trong nghi lễ. Thậm chí, nhiều học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước không thuộc lời “Tiến
quân ca”. (Theo Thế Phương – Hà Nội Mới)
a. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Đặt tên cho văn bản.
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
c. Chép ra câu chủ đề trong đoạn (1)
d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 dòng) trình bày ý nghĩa của câu : Máu của những người con
nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân
tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.
Đề 3: Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có
được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau
thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn
phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng
được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ
sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình,
ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn
khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không
nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác.
Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người
để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình
yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại
là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
a. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
b. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
c. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật
sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’ ?
d. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan diêm của người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất
lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trà lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đề 4: Con yêu quý của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học, bài tập thật là vất
vả. Nhìn con nhiều lúc mệt mỏi ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng
cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách và vượt qua nó. Rồi con lại
bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường
thi, cha chỉ biết cầu chúc con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát
nét mặt những vị phụ huynh đứng ngồi la liẹt trước cổng trường, cha thất rõ được biết bao nhiêu
tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng … của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là
niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.
Con đã tham dự tới mấy đợt thi để cốt tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại
học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên
khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khát khao
hay cũng có thể là cơ hội đổi đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không
ngoại lệ, con đã được trải nghiệm sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay
con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng
của mình để thế hệ con em tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm, bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện
như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.
(Trích “thư gửi con mùa thi đại học 2013” trên netchunetnguoi.com)
a. Văn bản trên được viết bằng phong cách ngôn ngữ nào?
b. Nêu nội dung văn bản trên? Đặt tên cho văn bản?
c. Từ lời cha dành cho con ở trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm xúc suy nghĩ
của mình về vấn đề: Vào đại học không phải là con đường lập thân duy nhất.
Đề 5. Cuối năm nay cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các
quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc luân chuyển
lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy quá chình hợp tác và
lưu thông thương mại giữa các nước. Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các
nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ
quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách
thức cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động
trong khu vực.
(Báo Giáo dục và Thời đại, số 86, ngày 10/04/2015)
a. Xác định thao tác lập luận chủ yếu?
b. Văn bản nói về vấn đề gì?
c. Theo anh/ chị cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì?

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 1:
a. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong
cuộc sống phẳng hiện nay.
b. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
c. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở
thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể
tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian
nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
d. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm,
tăng vốn từ ngữ, tăng khả năng tập trung…..
Câu 2:
a. Văn bản trên đề cập đến ý nghĩa của việc hát quốc ca ở nước ta. Khẳng định đây là một nghi
lễ thiêng liêng thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, là vẻ đẹp của các bậc cháu con hướng đến tri
ân thế hệ cha anh. Văn bản cũng đề cập đến thực trạng hát quốc ca ở nước ta. Đó là hiện tượng
hát nhép, không hát, sử dụng băng ghi âm có sẵn lời nhạc…
Đặt tên cho văn bản: Quốc ca trong lòng tôi; Hãy hát bằng trái tim
b. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận
c. Chép ra câu chủ đề trong đoạn (1): Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia,
gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc.
d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 dòng) trình bày ý nghĩa của câu : Máu của những người con
nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân
tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.
Học sinh viết được các ý:
– Lòng nhớ ơn đời đời đến các vị anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để “tô thắm màu cờ đỏ sao vàng”.
– Niềm tự hào khi được hát vang bài ca vĩ đại.
Câu 3:
a. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận phân tích.
b. Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “ cho” và “nhận” trong cuộc sống.
c. Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi
mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì đó là sự “cho” xuất phát từ tấm
lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt.
d. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nhấn mạnh được đó là quan điểm hoàn
toàn đúng đắn, đúng với mọi người, mọi thời đại, như là một quy luật của cuộc sống, khuyên mỗi
người hãy cho đi nhiều hơn để được nhận lại nhiều hơn.
Câu 4 :
a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (hình thức một lá thư)
b. Nội dung của văn bản là lời tâm sự, động viên của một người cha dành cho một người con.
Người cha dùng những lời lẽ yêu thương, trách nhiệm, dùng những lời hay lẽ phải, những điều
chí tình để khuyên con vững tin trước kì thi Đại học. Lời văn xúc động gây ấn tượng mạnh cho
người đọc về tình cha con cao đẹp và trách nhiệm của người làm cha làm mẹ đối với con cái
- Nhan đề: Tình cha.
c. Học sinh có thể viết được theo nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu nêu được:
- Giải thích: quan niệm vào ĐH xưa và nay (xưa thì quan niệm lập thân bằng công danh; nay thi
phải vào ĐH)
- Bàn luận vấn đề: khẳng định quan niệm trên có hoàn toàn đúng hay không (chứng minh)
- bài học nhận thức và hành động rút ra sau khi bàn luận vấn đề.
Câu 5:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu?
 Thao tác lập luận chủ yếu: Phân tích
Câu 2. Văn bản nói về vấn đề gì?
 Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập cuối năm 2015 và việc cam kết thực
hiện tự do luân chuyển lao động trong khối.
Câu 3. Theo anh/ chị cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì?
 Cơ hội đối với lực lượng lao động Việt Nam là có cơ hội lao động ở nhiều nước trong khu
vực.
Thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam: Trong quá trình hội nhập đòi hỏi phải
có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công việc.

You might also like