You are on page 1of 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.

HCM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU

MÔN NGỮ VĂN


PHÂN TÍCH BÀI: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Họ và tên: Nguyễn Bá Khôi


Lớp : 11T04
MỤC LỤC
I. TÌM HIỂU CHUNG.......................................................................................................1
1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888).............................................................1
2. Tác phẩm:...................................................................................................................3
a. Hoàn cảnh ra đời......................................................................................................3
b. Thể loại.....................................................................................................................3
c. Bố cục.......................................................................................................................3
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.................................................................................................3
1. Phần lung khởi: Giới thiệu hoàn cảnh hi sinh của nghĩa quân..............................3
2. Phần thích thực: Hình tượng người nghĩa quân.....................................................6
a. Nguồn gốc của nghĩa quân (3, 4, 5).........................................................................6
b. Giàu lòng yêu nước và lòng căm thù giặc (6, 7, 8, 9 ).............................................8
c. Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải (10 - 15).....................................................10
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu
Trọng Phủ (sau khi mù lấy hiệu Hối Trai),
sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 ở làng Tân
Thới, tổng Bình Trị thượng, huyện Bình
Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Thân phụ
ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là
Thừa Thiên – Huế). Tháng 5 năm 1820, Tả
quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế
phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành.
Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo
Tả quân để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty
thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông
Nguyễn Đình Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người lòng. Các em của
Nguyễn Đình Chiểu là: Nguyễn Thị Thục, Nguyễn Thị Nữ, Nguyễn làng Tân Thới, sinh
ra 7 con (4 trai, 3 gái), và Nguyễn Đình Chiểu chính là con Thị Thành, Nguyễn Đình
Tựu, Nguyễn Đình Tự và Nguyễn Đình Huân.
Từ một cậu ấm con quan, Nguyễn Đình Chiểu trở thành đứa trẻ phải chật vật chạy loạn,
phải nương nhờ người bạn của cha ở Huế để có thể tiếp tục việc học. Năm 1843, ông vào
Gia Định thi và đỗ tú tài. Năm 1847, ông tiếp tục ra Huế học để chờ thi Hội năm 1849.
Song ông bỏ thi vì hay tin mẹ mất (1849). Trên đường về quê mẹ bị ốm nặng, lại thêm
phần ông thương khóc lâu ngày nên hai mắt bị mù. Trong thời gian chạy chữa ở nhà một
thầy thuốc là cựu ngự y, ông học được nghề thuốc, sau trở về quê vừa mở trường dạy học
vừa bốc thuốc.
Năm 1854, Lê Tăng Quýnh – một học trò của Nguyễn Đình Chiểu, vì thương mến thầy
nên gả em gái thứ năm của mình cho ông – bà Lê Thị Điền, người Cần Giuộc.

1
Năm 1858, quân Pháp đổ bộ vào Việt Nam, bắt đầu tấn công từ bán đảo Sơn Trà, song
gặp phải sự chống trả quyết liệt từ quân dân ta.Từ đó, chúng tấn công ngược vào Nam
nhằm lấy bàn đạp tấn cống trở lại Đà Nẵng và Huế. Năm 1859, thành Gia Định thất thủ.
Nguyễn Đình Chiểu chạy giặc về quê vợ. Thời gian này, ông sáng tác bài “Chạy giặc”
diễn tả sâu sắc nỗi đau mất nước và sự phẫn uất trước thái độ hèn yếu của triều đình.
Năm 1861, Pháp chiếm Cần Giuộc. Đến năm 1862, sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình
nhường ba tỉnh miền đông Nam kì cho Pháp. Nguyễn Đình Chiểu theo phong trào “tị
địa”, cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Trị (Bến Tre), tiếp tục dạy học, làm
thuốc và tham gia kháng chiến dưới lá cờ khởi nghĩa của Bình Tây đại tướng quân
Trương Định.
Năm 1864, Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết ở Ao Dinh. Đến năm 1867, Pháp chiếm
trọn lục tỉnh Nam kì, Nguyễn Đình Chiểu lui về với gia đình, tỏ thái độ bất hợp tác. Ngày
3 tháng 7 năm 1888, ông buồn rầu, đau bệnh mà mất ở làng Am Đức, tổng Bảo An, quận
Ba Tri, tỉnh Bến Tre
Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho “tiết tháo”, suốt đời đấu tranh cho đạo nghĩa vànon sông.
Bản thân ông là minh chứng cho đạo lí của mình. Ông không chỉ là người con chí hiếu,
danh y nhân đức, người thầy mẫu mực, mà còn là một chí sĩ yêu nước. Trong Nguyễn
Đình Chiểu chứa đựng tinh thần thời đại và tâm hồn quần chúng.
Chính vì thế, ông có uy tín rất lớn trong nhân dân. Năm 1883, Tỉnh trưởng Bến Tre là
Michel Ponchon đã đến nhà để yêu cầu ông nhuận chính quyển thơ Lục Vân Tiên, đồng
thời ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ông mà họ đã chiếm đoạt. Ông khảng khái nói:
"Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì", rồi khước từ mọi hứa hẹn giúp đỡ của
chính quyền thực dân. Lại hỏi ý muốn riêng của ông, ông đáp "muốn tế vong hồn nghĩa sĩ
Lục tỉnh", và được viên Tỉnh trưởng chấp thuận. Sau đó, ông tổ chức lễ tế tại chợ Ba Trị,
và đọc bài "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh".Ngày Nguyễn Đình Chiểu mất, cánh đồng
từ chợ Ba Tri lên Giồng Cụt màu tang rợp trắng.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời
Phần tiểu dẫn SGK/ 60

2
b. Thể loại
Văn tế là hình thức văn học dùng để đọc khi truy điệu cho một hoặc nhiều người chết vì
việc dân việc nước.
- Nội dung: bày tỏ lòng thương cảm và ca ngợi công đức, nguyện làm theo người chết.
- Văn tế là một thể loại trữ tình được viết theo thể phú luật Đường.
c. Bố cục
a) Lung khởi: câu 1+2
Giới thiệu hoàn cảnh hi sinh của nghĩa quân.
b) Phần thích thực: câu 3 -15
Kể lại hành động, kết quả, công đức của người chết.
(ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu hi sinh của nghĩa quân)
c) Ai vãn: câu 16 - 28
Bày tỏ lòng thương tiếc của tác giả và của nhân dân đối với người nghĩa sĩ.
d) Kết: hai câu cuối
Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Phần lung khởi: Giới thiệu hoàn cảnh hi sinh của nghĩa quân
• Câu 1: “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ.”
- Vế đầu tiên vẽ ra hiện thực chiến tranh lúc bấy giờ: Cuộc tấn công của quân xâm lược
mở đầu cho cuộc chiến tranh tàn khốc, trước hết thể hiện trong thảm cảnh “súng giặc đất
rền”. Trong cặp đối ứng trời – đất, đất có thể xem như mặt đất, là không gian sinh sống,
là xóm làng, là sơn hà xã tắc. Tiếng súng rền vang khắp non nước, súng giặc lửa thù vây
bủa khắp núi sông, thôn xóm. Từ đó, ta nhận ra sự bạo ngược, hung tàn của quân xâm
lược. Tiếng rền vang không chỉ là tiếng rền vang của súng mà còn là tiếng rền vang căm
giận của núi non lãnh thổ, là tiếng rền vang của những đổ nát hoang tàn dưới nòng súng
giặc.
→ Vận nước nghiêng ngửa, sơn hà nguy biến.
- Vế thứ hai cho thấy tình cảnh và tấm lòng của nhân dân:

3
+ Tổ quốc nguy nan, nhân dân những muốn đứng lên xả thân cứu sơn hà, góp công gìn xã
tắc nhưng lệnh trên chưa xuống, chưa thể vùng lên chống giặc. Tấm lòng muốn vị quốc
mà chưa thể góp sức đó, họa chăng có trời cao chứng giám. Đó là tình thế trái ngang của
người nông dân nghĩa sĩ.
+ Chữ “tỏ” mang nghĩa tỏ tường, biết cho. Tấm lòng của nhân dân chỉ có đèn trời soi xét
mà thấu hiểu, tình cảnh của nhân dân chỉ có hồn thiêng sông núi nghiêng mình vị nể. Vế
thứ hai này không chỉ cho thấy tình cảnh của nhân dân, tấm lòng của nhân dân mà còn có
ý ngợi ca: tấm lòng yêu nước của họ, sự hi sinh quật cường, anh dũng của họ sẽ được trời
cao ghi lấy, sẽ tạc vào hình sông thế núi, sống mãi với núi non, hoa cỏ xứ này. Đây là
một quan niệm đặc trưng của tư tưởng phong kiến: việc làm hay tấm lòng mình chỉ cần
trời cao thấu, đất dày tỏ, cỏ giao hòa nghĩa là đã không uổng một kiếp làm người.
→ Ở câu văn này, tác giả đã nói lên chủ đề của tác phẩm: hình tượng người nông dân
giữa cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Người nông dân chân lấm tay bùn lần đầu tiên
được đưa vào văn học viết với tư cách là hình tượng trung tâm. Họ đã đứng lên chống
giặc, họ đã chiến thắng và họ đã hi sinh trong niềm tiếc thương của trời Nam đất Việt.
→ Câu văn đầu tiên đưa ra một cặp đối lập, từ đó tô đậm thêm tương quan giữa nhân dân
và quân thù:
Súng giặc đất rền Lòng dân trời tỏ
» Tinh thần
→ Vật chất → Lòng yêu nước
→ Sự hung tàn, bạo ngược → Trời cao thấu tỏ, hồn sông núi ghi
→ Rền vang, tàn phả, khốc liệt công
→ Vũ khi tối tân → Nhân dân thô mộc

→ So sánh:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay.”
(Chạy giặc, Nguyễn Đình Chiểu)

4
Ở Chạy giặc, tác giả chỉ đơn giản tái hiện tiếng súng Tây lúc vừa tan chợ hay tiếng súng
Tây làm chợ làng tan tác. Nhưng ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả đã dùng không
gian tượng trưng (đất) để đặc tả sức tàn phá của súng giặc, của tội ác kẻ thù. Đất văn học
trung đại là một hình tượng thiên nhiên lớn lao, thiêng liêng nay vang dội tràn ngập súng
đạn thù. Giữa đất vang tiếng
giặc và trời cao thương tỏ là hình ảnh những người nông dân hiện ra nhỏ bé nhưng ngoan
cường, quật khởi. Họ đứng lên đôi sánh, đương đầu với nòng súng, đạn thù. Đó chính là
bức tranh rộng lớn mang đậm tính sử thi được gợi ra từ câu văn đầu tiên này.
→ Qua đó ta cũng thấy được tấm lòng của tác giả: một mặt thương xót cho nỗi lòng nhân
dân, đau đớn trước thảm cảnh non sông; mặt khác kính trọng người nông dân đã đứng lên
chống lại quân thù.
Câu 2: “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh
Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.”
Đây là quan niệm về sống – chết của Nguyễn Đình Chiểu, cũng chính là của những nhà
Nho xưa. Lẽ sống – chết trong quan niệm phong kiến luôn gắn với sự vinh – nhục của
mỗi người. Chết vinh hơn sống nhục; Sĩ khả sát, bất khả nhục. Tư tưởng đó được bày tỏ
qua câu văn tế thứ 2.
+ Mười năm công vỡ ruộng: Mười năm là một khoảng thời gian tượng trưng, đại diện cho
một khoảng thời gian dài, có khi là cả đời người. Suốt đời vỡ ruộng, sống đời an bần lạc
đạo dẫu có đóng góp cũng chưa ắt còn danh nổi như phao, cũng chưa chắc còn lưu lại
tiếng tăm đời sau.
+ Một trận nghĩa đánh Tây: Mười năm đối với một trận, nhưng nếu mười năm là khoảng
thời gian tượng trưng, ước lượng thì một trận lại là số đếm thật sự. Chỉ một trận nghĩa
(trận chiến vì nghĩa) thôi dẫu có hi sinh cũng ngàn đời còn lưu lại tiếng thơm: “Tuy là
mất
tiếng vang như mõ.”
+ Quan niệm về sinh – tử, nhục – vinh của Nguyễn Đình Chiểu không đơn thuần gắn với
tư tưởng: chết vinh hơn sống nhục mà còn gắn bó sâu sắc với lòng yêu nước và tinh thần
vị nghĩa quên thân. Nguyễn Đình Chiều không có ý hạ thấp công vỡ ruộng mà ông nhấn

5
mạnh tính vĩ đại của việc người nông dân tham gia đánh Tây. Vì họ là nông dân, việc vỡ
ruộng là chuyện thường ngày. Nhưng sơn hà nguy biến, nước mất nhà tan, người nông
dân từ bỏ việc thường ngày để quên thân chiến đấu cho đất tổ quê cha, dám hi sinh cho
sông núi, cho từng mảnh ruộng bờ đê, đó là một nghĩa cử cao đẹp, một tinh thần yêu
nước mãnh liệt, một ý chí chiến đấu ngoan cường, một cách sống vĩ đại. Chết để được
sống, để được bất tử trong lòng đời, lòng người. Ý nghĩa bất tử của cái chết vì nghĩa lớn,
làm nền tảng cho tượng đài người nghĩa Cần Giuộc mang đậm chất sử thi hi trăng
• Nghệ thuật:
- So sánh mộc mạc: Nổi tựa phao, vang như mõ
- Câu văn biền ngẫu đối xúng:
. Mười năm -- công ( vỡ ruộng ) > giá trị vật chất
Một trận -- nghĩa ( đánh Tây ) > giá trị về tinh thần
2. Phần thích thực: Hình tượng người nghĩa quân
Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của nghĩa quân
a. Nguồn gốc của nghĩa quân (3, 4, 5)
- Xuất thân: là những người nông dân hiền lành nghèo khó;
- Công việc: Chỉ quen lao động cui cút, làm ăn;
- Chưa biết: cung kiếm, trường nhung;
Câu 3: “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.”
- Câu văn chính là kiếp đời của những người nông dân. Người nông dân mà Nguyễn Đình
Chiểu trân trọng đặt lên chiếu thơ ông với tư cách một hình tượng vĩ đại, một bức tượng
đài lớn lao đậm chất sử thi lại chỉ đơn giản là những người nông dân khó nghèo, lam lũ.
- Câu văn chỉ có 8 chữ, mở ra bằng “cui cút” và khép lại bằng “nghèo khó”. “Cui cút” là
dáng làm, dáng đi, là thân phận của người nông dân. Họ suốt đời cui cút với ruộng vườn,
chái bếp, với đất bùn, rom rạ; bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Là cui cút, không phải ĩ
côi cút. Côi cút, người nông dân bỗng trở nên nhỏ bé và đơn độc đến đáng thương, gợi sự
lẻ loi, cần được đùm bọc. Trong

6
khi cui cút chỉ gợi ra sự tảo tần, lam lũ, lặng thầm; nó khiến ta thương cảm mà không
thương hại họ. Dù nói rằng cui cút mở ra hình ảnh về cuộc đời lam lũ của người nông dân
nhưng thực tế nó
cũng đã khép lại cuộc đời họ: người nông dân suốt đời chỉ có lặng thầm và lam lũ với
việc đồng áng, cuốc cày sớm tối: cui cút làm ăn
- Vất vả, tảo tần là thế mà cuộc sống của họ cũng không khấm khá chi hơn, thậm chí còn
khó nghèo, cơ cực, chạy ăn từng bữa. Đằng này “cui cút làm ăn”, tối mặt tối mày với
ruộng vườn mà mới ngẩng mặt lên đã thấy những nỗi lo toan nghèo khó. Hơn một lần ca
dao bày tỏ niềm xót thương cho thân phận họ: “Gánh cực mà đổ lên non/Cong lưng mà
chạy cực còn theo sau.” Nếu cui cút làm ăn là cuộc đời hiện tại thì toan lo nghèo khó
chính là viễn cảnh tươnglai. Nỗi lo và sự vất vả trĩu nặng đôi gánh đời đã làm oằn vai số
phận những người nông dân đáng thương ấy. Ta như thấy giữa hai vế câu là hình ảnh con
người bé mọn, nhỏ nhoi, âm thầm từng ngày
nhận thấy kiếp đời tủi cực của mình: mở ra hay khép lại cũng thể hôi, suốt dọc những
cuộc đời ấy chỉ có nghèo khó, cơ hàn.
Câu 4, 5: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trưởng nhung; chi
biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bùa, việc cấy, tay quen làm;
tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”
Hai câu văn đề cập đến những đặc tính của người nông dân:
+ Người nông dân chỉ quen với việc cuốc, cày, bừa, cấy; suốt cuộc đời gắn bó với lũy tre
làng, với ruộng sâu trâu nước.
+ Người nông dân chưa từng đến nơi thao trường trận mạc, hoàn toàn không có một chút
hiểu biết về chiến trận. Họ không hề được tập luyện vũ trang khiên, súng, mác, cờ.
- Những người nông dân nghĩa sĩ thuần chất là những kẻ chân lấm tay bùn, hoàn toàn
không biết gì đến việc cung kiếm nhà binh. Họ chỉ là những người nông dân bình thường.
Điều này chính là nhẫn tố quan trọng làm nên sự phi thường của họ: chỉ những người
nông dân nghèo khổ mà cũng có được lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu mãnh liệt.

7
b. Giàu lòng yêu nước và lòng căm thù giặc (6, 7, 8, 9 )
Lòng yêu nước:
• Câu 6: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn
trông mưa...”
“Phong hạc” lấy ở câu “Phong thanh hạc lệ, thảo mộc giai binh”, chỉ sự hồi hộp, lo lắng,
nghe tiếng gió thổi, tiếng chim hạc kêu, thấy cây cỏ cũng tưởng quân giặc đuổi đánh. Câu
văn một mặt tái hiện nỗi lo lắng của nhân dân suốt nhiều tháng nghe tin dữ giặc chiếm
đóng Cần Giuộc, mặt khác cho thấy sự chờ mong và trông đợi của nhân dân về phía triều
đình: như trời hạn trông mưa (Nghệ thuật so sánh). Hình ảnh trời hạn trông mưa cho thấy
tình thế đang rơi vào hoàn cảnh hiểm nghèo suốt một thời gian dài, khiến nhân dân mòn
mỏi trông quân. Đến giây phút này, nhân dân vẫn hết mực tin tưởng vào triều đình. Điều
này đã từng được nhắc đến trong
“Ngóng gió đông”.
• Câu 8: “Một mối xa thư đồ sộ, hả để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói
lòa, đâu dung lũ treo dê bản chó.”
- Đây là niềm tự hào cao độ của nhân dân với văn hiến ngàn năm của dân tộc, với hồn
thiêng sông núi. “Mối xa thư đồ sộ” lấy từ câu như “Xa đồng quỹ, thư đồng văn” nghĩa là
trục bánh xe có cùng độ dài, sách viết có cùng một lối chữ - nghĩa là sự thống nhất và độc
lập của một dân tộc. “Hai vầng nhật nguyệt chói lòa” có thể xem tinh thần dân tộc ngàn
đời, như thiên nhiên thung thổ muôn năm của đất này. Đến đây, ta thấy được lòng căm
thù của nhân dân xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc, từ niềm tự hào cao độ với truyền
thống văn hiến và độc lập của dân tộc. Với niềm tự hào, tự tôn đó; với truyền thống mà
cha ông đã dựng xây và truyền giữ đó, những người nông dân nghĩa sĩ sẽ không để ai
“chém rắn đuổi hươu”, “treo dê bản chó”, họ sẽ tự mình đứng lên chống giặc.
Lòng căm thù giặc:
Câu 6, 7: “... mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa
thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra
cắn cổ.”

8
- Những câu văn lột tả nỗi căm tức của nhân dân đối với bọn xâm lược. Cách diễn đạt dân
dã phù hợp với tính cách bộc trực, chân chất của người nông dân. Họ ghét cảnh “mùi tinh
chiên vây và đã
ba năm” (tức mùi tanh hội làm nhơ bẩn đất này đã ba năm). Họ coi quân giặc là quân mọi
rợ, dã man. Họ chán cảnh quân Pháp nhởn nhơ trước mắt với “bòng bong che (tức vải
trắng căng buồm trên boong tàu giặc), “ống khói chạy sì” (tức xe tàu quân Pháp) đến mức
muốn “cắn cổ, ăn gan”. Nỗi căm thù quân giặc đã trở thành mối thu không đội trời chung
với bè lũ cướp nước.
-Những hình ảnh vải trắng căng buồm, ống khói đen sì đã trở thành biểu tượng của văn
minh phương Tây trong thơ ca giai đoạn này.
- Họ quyết tâm:
+ Há để ai chém rắn đuổi hươu
+ Đâu dung lũ treo dê bán chó.
> Với lòng yêu nước và lòng căm thù giặc họ sẵn sàng tham gia chống giặc cứu nước:
Câu 9: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn
xuôi, chuyển này dốc ra tay bộ hổ.”
- “Nào đợi ai đòi ai bắt”, “chẳng thèm trốn ngược là tinh thần tự giác, tự ý thức; là thái độ
quyết tâm đứng lên chống giặc của những người nông dân. Họ không thể đợi được triều
đình vì tự thấy trách nhiệm đã sẵn bên lòng, tình thế nước non đã rơi vào nguy biến. Họ
không sợ hãi mà bỏ trốn, lại anh dũng đứng lên chống giặc.
- “Ra sức đoạn kình”, “ra tay bộ hổ” là những cách nói giàu hình tượng với những hình
tượng quen thuộc trong lịch sử chống giặc. Bà Triệu ngày trước quyết không chịu luồn
cúi làm vợ người, để trên rừng cưỡi voi một sừng, dưới biển đạp sóng kình muôn dặm;
đem thân nhi nữ mà gìn giữ non sông. Phùng Hưng đả hổ kêu gọi nhân dân khởi nghĩa
năm nào... Tất cả những huyền thoại đó trở
thành nguồn huyết mạch suốt ngàn đời vẫn lưu giữ trong cõi đất này: đó là lòng yêu
nước, quyết tâm ra sức tiêu diệt giặc. Trong lời quyết tâm của những người nông dân như
thế vừa có tinh thân tự ý thức, tự giác của riêng họ, lại vừa thấm nhuần truyền thống cho
ông.

9
->ca ngợi bản chất cao đẹp của người nông dân yêu nước.
c. Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải (10 - 15)
Điều kiện chiến đấu: chỉ có áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay
> thiếu vật chất, vũ khí
- Bản thân:
+ Không được học binh thư: chín chục trận binh thư ...
+ Không biết võ nghệ: Mười tám ban..
Tinh thần chiến đấu:
+ Hành động: dũng cảm, dứt khoát (đạp rào lướt tới, xô
của xông vào... đâm ngang chém ngược... hè trước ó sau...
+ Tinh thần: liều mình hi sinh
Nghĩa quân Quân Pháp
Tương quan lực lượng • Xuất thân: Không phải • Xuất thân: lính viễn chinh
dòng dõi “quân cơ, quân Pháp, lính cảnh sát, lính
vệ”. Chỉ là người nông dân tuyển ở Philippin; có vũ
bình thường. Nhưng là khí tối tân
người nông dân "mén
nghĩa”,trọng nghĩa. •
Không có kinh nghiệm
chiến dáu, không có vũ khí.

Diễn biến trận đánh • Người nông dân nghĩa sĩ • Quân Pháp thất
anh kinh, dù có vũ khí hiện đại
dũng tiến lên, không đợi ai cũng phải chịu những tổn
giục, ai đòi. thất nặng nề.

Kết quả • “Đốt xong nhà day • Quân Pháp chịu nhiều tổn
thất lớn. Hai tên quan Pháp

10
“chém rớt đầu đạo”, và
quan hai no", nhiều lính thuộc địa bị giết,
“làm cho mã tà, ma ni hồn mất đồn trong hai ngày.
kinh”.

> Tác giả đã xây dựng nghĩa quân dù là những người nông dân, nhưng khi đất nước bị
xâm lược họ sẵn sàng chiến đấu không sợ hi sinh. Tác giả đã tạc nên một tượng đài nghệ
thuật sừng sững về
người nông dân.

11

You might also like