You are on page 1of 33

Ngữ văn cô Phương Thu

ĐỀ TRẮC NGHIỆM
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Câu 1 : Địa danh nào sau đây là quê hương
của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Làng Tân Thới, huyện Bình Dương,
tỉnh Gia Định.
B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ
Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
C. Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
D. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh
Nam Định.
Câu 2 : Nguyễn Đình Chiểu xuất thân
trong gia đình như thế nào?
A. Nông dân
B. Nho giáo
C. Quan lại đã sa sút

1
Ngữ văn cô Phương Thu

D. Gia đình có truyền thống đấu tranh


cách mạng.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không đúng
về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
A. Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian
truân.
B. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì
thời tiết thất thường, vất vả khóc thương
nhiều nên ông bị bệnh. Nhưng sau đó
chữa khỏi được.
C. Nguyễn Đình Chiểu bị hôn thê bội
ước.
D. Sau khi đóng cửa chịu tang, ông mở
trường dạy học và làm thuốc.
Câu 4. Nhận định nào dưới đây nói chính
xác về Nguyễn Đình Chiểu?
A. Sĩ phu yêu nước.
B. Thầy đồ, thầy thuốc.

2
Ngữ văn cô Phương Thu

C. Nhà thơ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5. Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là
những giai đoạn nào?
A. Hai giai đoạn: Trước và sau khi bị mù hai
mắt.
B. Hai giai đoạn: Trước và sau khi thực dân
Pháp xâm lược.
C. Hai giai đoạn: Trước và sau khi mẹ mất.
D. Hai giai đoạn: Trước và sau khi lấy vợ.
Câu 6. Tác phẩm nào nào sau đây không phải
là sáng tác của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
A. Thương vợ
B. Chạy giặc
C. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
D. Truyện Lục Vân Tiên

3
Ngữ văn cô Phương Thu

Câu 7. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn


Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:
A. Trung Bộ
B. Bắc Bộ
C. Nam Bộ
D. Tất cả đều đúng
Câu 8. Đáp án không phải là đặc điểm thơ
văn của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm,
ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi
cảm.
B. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng
thành công hình ảnh người nông dân đánh
giặc trong văn học Việt Nam.
C. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói
của văn học dân gian.
D. Ông đề cao tư tưởng Nho gia.

4
Ngữ văn cô Phương Thu

Câu 9. Đáp án không phải mẫu người lí


tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu?
A. Con người nhân hậu.
B. Con người ngay thẳng, dám đấu tranh
với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
C. Con người thủy chung.
D. Con người gặp nhiều bất hạnh trong
cuộc sống.
Câu 10. Nguyễn Đình Chiểu được xem là
nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn
chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
A. Người đi tiên phong trong việc làm
giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.
B. Người đi tiên phong trong các tác giả
Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà vào
dòng chảy chung của văn học nước nhà.

5
Ngữ văn cô Phương Thu

C. Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại


xâm thời thuộc Pháp.
D. Là người có số phận bất hạnh nhưng
trái tim vô cùng quả cảm.
Câu 11. Nguyễn Đình Chiểu được
UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa
thế giới năm nào?
A. 2019
B. 2020
C. 2021
D. 2022

ĐỀ LUYỆN VĂN BẢN 2:


XÚC CẢNH
(Ngóng gió đông)
-Nguyễn Đình
Chiểu-

6
Ngữ văn cô Phương Thu

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió


đông,
Chúa xuân đâu hỡi, có hay
không?
Mây giăng ải bắc trông tin
nhạn,
Ngày xế non nam bặt tiếng
hồng.
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời
chung.
Chừng nào Thánh đế ân soi
thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi
sông?
(Nguồn: Trích trong “Ngư Tiều
y thuật vấn đáp”,

7
Ngữ văn cô Phương Thu

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu,


NXB Kim Đồng, 2021)

----
Chú thích
(1) Gió đông: Gió từ phương đông tới, tức gió
mùa xuân
(2) Chúa xuân: Mùa xuân đưa lại sức sống
mới cho muôn loài, cho con người. Do đó nó
được gọi là Chúa xuân. Ở đây ý nói Tổ quốc
độc lập (vì Tổ quốc độc lập thì mọi người dân
có hạnh phúc)
(3) Ải bắc: Ải vốn có nghĩa chỗ đất hiểm trở,
chật hẹp, quạnh hiu. Ải cũng có nghĩa chỗ
giáp giới giữa hai nước. Ở đây, ải bắc có
nghĩa là phương bắc xa xôi

8
Ngữ văn cô Phương Thu

(4) Non nam: Núi ở phương nam. Ở đây, non


nam là phương nam (cũng có thể nói là Nam
Bộ lúc này đã bị chiếm đóng hoàn toàn)
(5) Thánh đế: Vị vua đáng tôn kính. Trong
điều kiện ý thức hệ phong kiến còn thống trị,
Nguyễn Đình Chiểu không thể không nói đến
thánh đế, nhưng đó là vị vua lý tưởng mà ông
ước mơ.
Tiểu dẫn
1. Tác giả
* Tiểu sử, cuộc đời
- Nguyễn Đình Chiểu - Đồ Chiểu (1822 -
1888) Tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, là
nhà thơ lớn của Nam Kỳ trong nửa cuối thế
kỷ XIX. Ông xuất thân trong gia đình nhà
nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người
làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa

9
Ngữ văn cô Phương Thu

Thiên Huế). Ông sinh ra tại quê mẹ là làng


Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương,
tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí
Minh).
- Năm 1843 Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài.
Năm 1846 ra Huế thi tiếp nhưng đến năm
1949 lúc sắp thi thì mẹ mất, bỏ thi về Nam
chịu tang mẹ. Trên đường đi bị đau mắt nặng
nên đã bị mù hai mắt.
- Bị mù từ năm 27 tuổi, Nguyễn Đình
Chiểu vẫn mở lớp dạy học, làm thuốc chữa
bệnh cho người nghèo và sáng tác thơ văn
chống Pháp.
- Năm 1859 Pháp đánh Gia Định, Nguyễn
Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn
mưu đánh giặc và sáng tác nhiều thơ văn
chiến đấu.

10
Ngữ văn cô Phương Thu

- Thực dân Pháp biết ông là người có tài


tìm cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông kiên
quyết bất hợp tác.
- Năm 1888 ông qua đời, được an táng tại
An Đức, Ba Tri, Bến Tre.
- Ngày 24/11/2021, ông được UNESCO
công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
=> Bài học từ cuộc đời Nguyễn Đình
Chiểu: bài học về nghị lực, bản lĩnh sống vượt
lên bi kịch cá nhân, tinh thần bất khuất trước
kẻ thù, tấm lòng yêu nước thương dân sâu
nặng.
* Nội dung thơ văn
- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
+ Đạo lí làm người mang tinh thần nhân
nghĩa của đạo Nho, nhưng lại rất đậm đà tính
nhân dân và truyền thống dân tộc.

11
Ngữ văn cô Phương Thu

+ Những mẫu người lí tưởng trong tác


phẩm là những con người sống nhân hậu,
thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay
thẳng, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức
mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn,
cứu nhân độ thế.
- Lòng yêu nước, thương dân:
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của
đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc,
nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ
hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những
kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước,
bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu
nước, ý chí cứu nước

12
Ngữ văn cô Phương Thu

=> Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ


đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa
cuối thế kỉ XIX
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Nguồn gốc của tác phẩm vốn xuất phát từ
truyện thơ Ngư tiều y thuật vấn đáp được tác
giả sáng tác vào những năm cuối đời, và sau
khi đất Lục tỉnh Nam Kì đã rơi trọn vào tay
giặc Pháp. Bài thơ là những lời cảm khái kèm
theo tiếng thở dài của nhân vật Đường Nhập
Môn trong truyện cũng chính là hiện thân của
tác giả. Mượn chuyện chữa bệnh cứu người,
Nguyễn Đình Chiểu kín đáo gửi gắm nỗi
niềm tâm sự u uất về vận nước đen tối và cảnh
lầm than của dân tộc. Xúc cảnh còn có một
tên gọi khác là Ngóng gió đông do người đời
sau đặt, được viết theo thể thơ Đường luật

13
Ngữ văn cô Phương Thu

thất ngôn bát cú mang đến cho toàn bài thơ


một vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, đồng thời
cũng phù hợp với tâm trạng u buồn của thi
nhân nhân thời buổi loạn lạc.
b. Nội dung
- Hai câu đề: Trong cả bài thơ, phần đề
này được viết theo lối ẩn dụ kín đáo mà thiết
tha nhất. Nói “hoa cỏ” mà ngụ ý nói quê
hương, đất nước, nói cả sông núi, nhân dân.
Hoa cỏ đang trông ngóng đón đợi gió đông
(gió mùa xuân) mát lành, đầm ấm để nảy nở
tốt tươi cũng chính là nhân dân đang mong
đợi những bậc anh hùng ra tay cứu nước. Câu
hỏi tu từ diễn tả nỗi khắc khoải ngóng trông,
có ít nhiều trách móc. Chữ “ngùi ngùi” biểu
hiện tâm trạng buồn rầu, là sự héo hon tàn lụi.
Chữ “ngóng” càng tô đậm vẻ thiết tha, nóng
lòng của sự mong đợi. Lời hỏi tìm dồn dập

14
Ngữ văn cô Phương Thu

mà không gặp lời đáp như rơi vào khoảng


không mông lung, vô vọng.
- Hai câu thực: “Mây giăng ải bắc”, gợi ra
không gian xa vắng, ảm đạm. “Ngày xế non
nam” gợi lên cảm giác tàn lụi. Nghệ thuật đối
diễn tả không gian mênh mông, thời gian
đằng đẵng. Bốn phương trời đất nước, ngày
cũng như đêm, đều mịt mờ, đều bặt mọi tin
tức. Vẫn dùng các hình ảnh ước lệ nhưng hai
câu thực biểu hiện cảm động nỗi niềm trông
ngóng rất thực ở nhà thơ. Mặt khác, nó cũng
kín đáo thể hiện sự trách móc trước thái độ
hờ hững của “Chúa xuân”.
- Hai câu luận: Lời thơ vừa xót xa căm
giận, vừa oán trách. Ở đây có sự đối lập giữa
“bờ cõi xưa” và “đất khác”. “Bờ cõi xưa” là
giang sơn có chủ quyền, là sông núi thiêng
liêng được tạo dựng, giữ gìn bằng mồ hôi,

15
Ngữ văn cô Phương Thu

xương máu của bao thế hệ cha ông. Ấy vậy


mà giờ đây bờ cõi muôn đời ấy bỗng bị cắt
chia cho kẻ khác, đã thành “đất khác”. Câu
thơ nghe như tiếng khóc nức nở, căm giận.
“Bờ cõi xưa” đã thành “đất khác” thì làm sao
ta có thể “đội trời chung” với những kẻ bán
nước, xâm lăng. Câu thơ sau vang lên như
một lời thề. Trong lời thề ấy cố thái độ dứt
khoát, quyết liệt nhưng cũng có cả niềm uất
hận.
- Hai câu kết: Mở đầu bài thơ còn ngóng
“gió đông”, còn tìm “Chúa xuân”, giờ đây
Nguyễn Đình Chiểu gọi, hỏi thẳng ra, trực
tiếp. Bao giờ mới xuất hiện một vị vua sáng
suốt, anh minh để rửa nhục cho non sông này.
Nhà thơ ao ước một trận mưa lớn có thể cuốn
phăng đi mọi thứ rác rưởi tanh hôi, tắm gội
lại cho non nước quê hương mình. Là một

16
Ngữ văn cô Phương Thu

nhà nho nên Nguyễn Đình Chiểu vẫn khao


khát đợi một “thánh đế”. Giọng thơ ở hai câu
này vừa nghi vấn vừa cảm thán. Nó vừa
chứng tỏ nỗi chờ đợi thiết tha, cũng vừa toát
lên sự vô vọng.
c. Nghệ thuật
Hệ thống ẩn dụ tượng trưng tạo nên tính
đa nghĩa của bài thơ. Bài thơ có hai lớp nghĩa
đan xen nhau, rõ ràng mà sâu kín. Bề nổi dễ
thấy của bài thơ là cảnh một con người đang
buồn bã, ngóng đợi “gió đông”, ao ước một
“trận mưa nhuần” … Nhưng ẩn sau đó là sự
khao khát, mong đợi một ngày mai tốt lành sẽ
tới.
ĐỀ LUYỆN
PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu
đạt của bài thơ.

17
Ngữ văn cô Phương Thu

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. PTBĐ:


biểu cảm.
Câu 2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của
phép đối trong hai câu thơ:
“Mây giăng ải bắc trông tin
nhạn,
Ngày xế non nam bặt tiếng
hồng.
- NT Đối: “Mây giăng ải bắc”>< “Ngày xế
non nam”, trông tin nhạn >< bặt tiếng
hồng.
- Tác dụng: gợi ra không gian mênh mông,
thời gian tàn lụi đằng đẵng. Bốn phương
trời đất nước, ngày cũng như đêm, đều mịt
mờ, đều bặt mọi tin tức. Trông về phương
bắc chỉ thấy mây giăng, trông về phương
nam chỉ thấy núi non điệp trùng, “tin
nhạn”, “tiếng hồng” đều vắng bóng, tuyệt

18
Ngữ văn cô Phương Thu

vọng. Phép đối tạo ra cách diễn đạt ấn


tượng, giàu hình ảnh và nhịp điệu ngậm
ngùi, chua xót.

Câu 3. Phân tích giá trị nghệ thuật của câu


hỏi tu từ trong câu thơ:
Chừng nào thánh đế ân soi
thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi
sông?.
Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ gợi lên một
sự thật đau xót của đất nước lúc bấy giờ. Bao
giờ mới xuất hiện một vị vua sáng suốt, anh
minh để rửa nhục cho non sông này. Nhà thơ
ao ước một trận mưa lớn có thể cuốn phăng
đi mọi thứ rác rưởi tanh hôi, tắm gội lại cho
non nước quê hương mình. Là một nhà nho
nên Nguyễn Đình Chiểu vẫn khao khát đợi

19
Ngữ văn cô Phương Thu

một “thánh đế”. Câu hỏi tu từ vừa mang ý


nghi vấn vừa hàm ý cảm thán. Nó vừa chứng
tỏ nỗi chờ đợi thiết tha, cũng vừa toát lên sự
vô vọng, khó xoay chuyển được tình thế non
sông.
Câu 4. Bài thơ bộc lộ nỗi niềm tâm sự gì của
tác giả?
Bài thơ khắc họa nỗi đau buồn, xót xa, tủi
nhục của nhà thơ trước hiện thực đen tối của
đất nước bị giặc xâm lược. Bên cạnh đó là
niềm khao khát, ước ao có được một vị Chúa
xuân, thánh đế tài giỏi xuất hiện giúp nước,
giúp dân thoát khỏi cảnh điêu tàn, giặc giã.
Bài thơ cho thấy lòng yêu nước, thương dân,
tinh thần trách nhiệm to lớn của nhà nho
Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh đất nước
đau thương.
PHẦN VIẾT

20
Ngữ văn cô Phương Thu

Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)


phân tích nỗi lòng của nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu khi đất nước bị quân giặc giày xéo
trong bốn câu thơ cuối bài “Xúc cảnh”.
Nguyễn Đình Chiểu là một danh nhân văn
hóa thế giới, một ngôi sao sáng trên bầu trời
văn học dân tộc. Cuộc đời ông và thơ văn của
ông là một bài ca yêu nước chống Pháp nửa
cuối thế kỉ XIX. Ở Nguyễn Đình Chiểu, con
người nghệ sĩ và con người chiến sĩ hài hòa
với nhau. Quan điểm sáng tác thơ văn của Đồ
Chiểu là để chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạo
thuyền không khẳm/Đâm mấy thằng gian bút
chẳng tà”. Nguyễn Đình Chiểu đã sống vào
lúc đất nước không còn sự nhất trí đồng lòng
bảo vệ non sông với hào khí Đông A thời
Trần, cũng không còn nữa những vị minh
quân hay những bậc anh hùng áo vải, mà trí

21
Ngữ văn cô Phương Thu

tuệ và tài năng như một khối thống nhất với


ý chí toàn dân, để tạo nên những chiến công
hiển hách như Bạch Đằng, Đống Đa ghi danh
vào sử sách. Ông đã sống vào một thời kỳ bạo
loạn nhất, trên khắp đất nước đâu đâu cũng
diễn ra cảnh điêu linh. Nỗi đau thương nung
nấu vì quê hương dân tộc và hoàn cảnh sống
giữa lúc nhân dân luôn sục sôi tranh đấu đã
khiến ông từ một thầy đồ bị tật nguyền trở
thành người chiến sĩ xuất sắc trên mặt trận
văn hóa, góp phần giữ gìn và phát huy truyền
thống yêu nước của ông cha. Đọc thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu, ta không chỉ thấy tiếng
nói thiết tha của người rất mực thương dân
yêu nước, mà còn phản ánh một tinh thần bất
khuất hiên ngang, sẵn sàng sống chết với
quân thù. Bài thơ “Xúc cảnh” phản ánh tình
thế và tâm trạng của nhà thơ yêu nước

22
Ngữ văn cô Phương Thu

Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh lịch sử


đau thương mà anh dũng đó. Bài thơ viết theo
thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật gợi lên
sự cổ kính, trang nghiêm. Hai câu đề được
viết theo lối ẩn dụ kín đáo mà thiết tha nhất:
“Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông/Chúa
Xuân đâu hỡi có hay không?”. Nói “hoa cỏ”
mà ngụ ý nói quê hương, đất nước, nói cả
sông núi, nhân dân. Hoa cỏ đang trông ngóng
đón đợi gió đông (gió mùa xuân) mát lành,
đầm ấm để nảy nở tốt tươi cũng chính là nhân
dân đang mong đợi những bậc anh hùng ra
tay cứu nước. Câu hỏi tu từ diễn tả nỗi khắc
khoải ngóng trông, có ít nhiều trách móc.
“Chúa Xuân” ở nơi đâu, có biết chăng, thấu
chăng lòng mong mỏi của người dân? Chữ
“ngùi ngùi” biểu hiện tâm trạng buồn rầu, là
sự héo hon tàn lụi. Chữ “ngóng” càng tô đậm

23
Ngữ văn cô Phương Thu

vẻ thiết tha, nóng lòng của sự mong đợi. Lời


hỏi tìm dồn dập mà không gặp lời đáp như rơi
vào khoảng không mông lung, vô vọng. Hai
câu thực: “Mây giăng ải bắc trông tin
nhạn,/Ngày xế non nam bặt tiếng hồng” với
những hình đăng đối nhịp nhàng. “Mây giăng
ải bắc” gợi ra không gian xa vắng, ảm đạm.
“Ngày xế non nam” gợi lên cảm giác tàn lụi.
Nghệ thuật đối diễn tả không gian mênh
mông, thời gian đằng đẵng. Bốn phương trời
đất nước, bắc cũng như nam, ngày cũng như
đêm, đều mịt mờ, đều bặt mọi tin tức. Vẫn
dùng các hình ảnh ước lệ nhưng hai câu thực
biểu hiện cảm động nỗi niềm trông ngóng rất
thực ở nhà thơ. Mặt khác, nó cũng kín đáo thể
hiện sự trách móc trước thái độ hờ hững của
“Chúa xuân”. Đến hai câu luận: “Bờ cõi xưa
đà chia đất khác,/Nắng sương nay há đội trời

24
Ngữ văn cô Phương Thu

chung” ý thơ mở rộng hơn. Lời thơ vừa xót


xa căm giận, vừa oán trách. Ở đây có sự đối
lập giữa “bờ cõi xưa” và “đất khác”. “Bờ cõi
xưa” là giang sơn có chủ quyền, là sông núi
thiêng liêng được tạo dựng, giữ gìn bằng mồ
hôi, xương máu của bao thế hệ cha ông. Ấy
vậy mà giờ đây bờ cõi muôn đời ấy bỗng bị
cắt chia cho kẻ khác, đã thành “đất khác”.
Câu thơ nghe như tiếng khóc nức nở, căm
giận. “Bờ cõi xưa” đã thành “đất khác” thì
làm sao ta có thể “đội trời chung” với những
kẻ bán nước, xâm lăng. Câu thơ sau vang lên
như một lời thề. Trong lời thề ấy cố thái độ
dứt khoát, quyết liệt nhưng cũng có cả niềm
uất hận. Bài thơ khép lại là hai câu kết với
hình thức của câu hỏi tu từ: “Chừng nào
Thánh đế ân soi thấu,/Một trận mưa nhuần
rửa núi sông?”. Mở đầu bài thơ còn ngóng

25
Ngữ văn cô Phương Thu

“gió đông”, còn tìm “Chúa xuân”, giờ đây


Nguyễn Đình Chiểu gọi, hỏi thẳng ra, trực
tiếp. Bao giờ mới xuất hiện một vị vua sáng
suốt, anh minh để rửa nhục cho non sông này.
Nhà thơ ao ước một trận mưa lớn có thể cuốn
phăng đi mọi thứ rác rưởi tanh hôi, tắm gội
lại cho non nước quê hương mình. Là một
nhà nho nên Nguyễn Đình Chiểu vẫn khao
khát đợi một “thánh đế”. Giọng thơ ở hai câu
này vừa nghi vấn vừa cảm thán. Nó vừa
chứng tỏ nỗi chờ đợi thiết tha, cũng vừa toát
lên sự vô vọng. Như vậy, với bài thơ “Xúc
cảnh” Nguyễn Đình Chiểu đã kín đáo thể hiện
nỗi niềm yêu nước thiết tha. Bằng hệ thống
ẩn dụ tượng trưng bài thơ tạo nên tính đa
nghĩa. Bài thơ có hai lớp nghĩa đan xen nhau,
rõ ràng mà sâu kín. Bề nổi dễ thấy của bài thơ
là cảnh một con người đang buồn bã, ngóng

26
Ngữ văn cô Phương Thu

đợi “gió đông”, ao ước một “trận mưa nhuần”


… Nhưng ẩn sau đó là sự khao khát, mong
đợi một ngày mai tốt lành sẽ tới. Bài thơ cho
chúng ta thêm tự ý thức cao về tinh thần trách
nhiệm đối với đất nước, đặc biệt là thế hệ trẻ
của thời đại mới chúng ta càng phải nêu cao
ý chí, nghị lực, trí tuệ và đạo đức để cống hiến
cho Tổ quốc.

Câu 2. Ngày nay, tốc độ gia tăng của Internet


và sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội
và các thiết bị công nghệ hiện đại dường như
khiến chúng ta đang lạm dụng các cách kết
nối ảo mà quên mất cách kết nối với nhau
ngoài đời thật. Bằng một bài văn nghị luận
(khoảng 1,5-2 trang giấy) em hãy trả lời câu
hỏi: Làm thế nào để ta có thể kết nối tích
cực với mọi người trong giao tiếp?

27
Ngữ văn cô Phương Thu

Dàn ý
Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận – dẫn dắt ý
kiến đề bài.
Thân bài
1) Thế nào là kết nối ảo?
Kết nối ảo được tạo ra từ việc sử dụng các
thiết bị máy tính, điện thoại thông minh có
kết nối mạng internet để online, cập nhật
thông tin và giải trí qua màn hình. Ngày
nay, hình thức kết nối này rất phong phú và
phát triển với một tốc độ nhanh chóng, thu
hút và dần thay thế việc giao tiếp trực tiếp,
đặc biệt là thế giới vừa trải qua bối cảnh
dịch covid toàn cầu nên nó càng có xu
hướng thúc đẩy người ta sử dụng kết nối
online thay vì kết nối với nhau ngoài đời
thật.
2) Mặt lợi – hại của kết nối ảo:

28
Ngữ văn cô Phương Thu

- Mặt lợi: Tạo ra các mối quan hệ ảo có


tính ổn định với gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và kết nối với những người quen
ở những nơi xa xôi trên khắp mọi miền
đất nước và giữa các đất nước trên thế
giới. Người ta có thể thoải mái trao đổi
thông tin, sở thích, đăng ảnh, chia sẻ
cảm nhận lên mạng xã hội hoặc trò
chuyện hàng giờ, mỗi ngày trước màn
hình. Đồng thời, người ta có thể xem,
tìm kiếm tin tức, đọc sách báo trên mạng
một cách nhanh chóng.
- Mặt hại: Làm mất đi khả năng giao tiếp
một cách trực tiếp bằng ngôn ngữ và
bằng cảm xúc giữa con người với con
người qua các giác quan thực tế. Giao
tiếp ảo khiến người ta có thể gặp nguy
hiểm khi như bị lừa đảo, không phân

29
Ngữ văn cô Phương Thu

biệt được thật giả, đúng sai, dễ bị sa đà


vào một mối quan hệ nhất thời, mất thời
gian vô bổ vào những tro chơi game
online và trở nên xao lãng với học tập,
công việc, hoặc nặng hơn có thể bị tự kỉ,
trầm cảm, sa ngã vào các tệ nạn xã hội,
trở thành nạn nhân hoặc tội phạm mà
không hay.
3) Vì sao cần có những giao tiếp ngoài
đời thực? Làm thế nào để ta có thể kết
nối tích cực với mọi người trong giao
tiếp?
- Chúng ta cần có những kinh nghiệm
ngoài đời thực, san sẻ để gắn kết với giá
trị của tình bạn, gia đình, đồng nghiệp,...
- Những kinh nghiệm ngoài đời thực cho
ta những trải nghiệm thực tế về cảm xúc
và sự thấu hiểu. Đó là yếu tố cơ bản để

30
Ngữ văn cô Phương Thu

kiến tạo giá trị của tình bạn, tình yêu và


các mối quan hệ xã hội.
- Trong những hoàn cảnh khó khăn,
những kết nối ngoài đời thực có thể tạo
nên sức mạnh gắn kết mạnh mẽ, chữa
lành những nỗi đau, tổn thương,…
Những mối quan hệ ngoài đời thực sẽ
chó ta cảm nhận rõ rệt về sự gắn kết và
duy trì bền vững hơn là online.
- Để có thể kết nối tích cực với mọi người
trong giao tiếp, mỗi người cần tăng
cường trau dồi, học hỏi kĩ năng, trải
nghiệm cuộc sống, dành thời gian hỏi
han, quan tâm đến bạn bè, người thân
trong gia đình. Học cách cân bằng thời
gian, tìm đến những thú vui giải trí có
ích, lành mạnh như tập thể dục thể thao,
đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, tham gia

31
Ngữ văn cô Phương Thu

các câu lạc bộ theo sở thích, đam mê; đi


trải nghiệm thực tế, giao lưu học hỏi mọi
người xung quanh để tăng cường khả
năng giao tiếp, dám thể hiện bản thân
một cách tự tin và cởi mở,…
- Đặc biệt, là thế hệ trẻ của thời đại mới,
mỗi bạn trẻ cần nhận thức rõ ngoài tri
thức, tài năng thì kiến thức xã hội, giao
tiếp cũng là một nghệ thuật rất quan
trọng để thành công trong cuộc sống.
4) Mở rộng vấn đề, phản đề, rút ra bài
học:
- Nếu cứ chìm đắm trong kết nối ảo, lâu
dần con người sẽ bị lạm dụng, mất đi
cảm xúc và sự nhanh nhạy, thích nghi
với cuộc sống, sẽ co mình lại như con ốc
và không dám thể hiện bản thân. Nói
khác đi, sẽ rơi vào trạng thái cô đơn, tự

32
Ngữ văn cô Phương Thu

ti và khó gần, khó giao tiếp, bộc lộ bản


thân với người khác.
- Cần dũng cảm để bước ra khỏi vùng an
toàn, dám thay đổi, sửa chữa để thích
nghi với môi trường xung quanh. Vì
vậy, cần nhận thức đúng đắn vai trò của
giao tiếp ngoài đời thực.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản
thân.

33

You might also like