You are on page 1of 7

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất nước”, trích trường ca

“Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:


“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng
Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà
Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...”
(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.120)
Bài làm
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung
- Giới thiệu yêu cầu của đề bài:
Trong số những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, NKĐ có
một vị trí vẻ vang. Thơ ông giàu chất suy tư cảm xúc dồn nén dễ đi vào lòng
người. Năm 1974, bạn đọc vui mừng chào đón bản trường ca Mặt đường khát vọng
của ông. Tác phẩm viết về tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm, ý thức được sứ mệnh
lịch sử của thế hệ mình, hướng về đất nước nhân dân, đã xuống đường đấu tranh
giải phóng quê hương đất nước. Trong bản trường ca đó, phần đặc sắc hơn cả là
chương V mang tựa đề Đất nước. Viết về đề tài quen thuộc, song Đất nước của
Nguyễn Khoa Điềm đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của sáng tạo nghệ thuật. Nó
được giới phê bình văn học xem là sự thành công của việc kết hợp hài hòa giữa hai
yếu tố trí tuệ và cảm xúc, chính luận và trữ tình – một đóa hoa nghệ thuật giàu
hương sắc dân gian trong vườn thơ hiện đại. Linh hồn tạo nên hương sắc ấy chính
là tư tưởng Đất nước của nhân dân được thể hiện rõ trong nội dung và hình thức
của toàn tác phẩm tiêu biểu là đoạn thơ sau: “...”
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
1.1. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác (đã nói ở mở bài rồi thì thôi)
Trường ca “ Mặt đường khát vọng” viết năm 1971 tại chiến khu Trị- Thiên,
giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc và được in lần đầu năm 1974. Bản
trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non
sông đất nước, giúp họ thấy được vai trò, sứ mệnh của thế hệ mình, từ đó xuống
đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc.
1.2. Nội dung đoạn trích “Đất nước"
Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ
đều có những cảm nhận rất riêng về đất nước nên hình ảnh đất nước, Tổ quốc hiện
lên văn học thật muôn màu muôn vẻ. Các nhà thơ cùng thời với Nguyễn Khoa
Điềm thường thể hiện vẻ đẹp đất nước bằng những hình ảnh hoành tráng, kỳ vĩ, mỹ
lệ hay gắn đất nước với một thời điểm lịch sử cụ thể. Điển hình như Nguyễn Đình
Thi đã viết về đất nước bằng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)
Hoàng Cầm gắn hình ảnh đất nước với cuộc kháng chiến chống Pháp:
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
(Bên kia Sông Đuống - Hoàng Cầm)
Nguyễn Khoa Điềm khi viết về đất nước đã thể hiện những cảm nhận rất
mới mẻ, sâu sắc. Nhà thơ đã chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc; giọng điệu thủ
thỉ tâm tình như lối trò chuyện thân mật; hình ảnh và ngôn từ giản dị mang đậm
màu sắc dân gian và viết về đất nước trong một không gian và thời gian rộng. Từ
chỗ cảm nhận đất nước ở ba chiều là chiều dài về lịch sử, chiều rộng về địa lí và
chiều sâu về văn hóa phong tục nhà thơ đi đến khẳng định tư tưởng có tính then
chốt: Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân".
1.3. Bố cục Đoạn trích gồm hai phần:
- 42 câu đầu: Cảm nhận về đất nước trong tính toàn vẹn ở các phương diện
nhiều mặt: địa lý, lịch sử, văn hoá, tâm hồn và lối sống.Từ đó nhà thơ khơi gợi ý
thức trách nhiệm của mỗi người với đất nước.
- 46 dòng cuối: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
2. Phân tích đoạn thơ: Tư tưởng đất nước của nhân dân ở chiều địa lí (Nhân
dân đã làm nên dáng hình đất nước)
2.1. Giới thiệu đoạn thơ
- Ở các đoạn thơ trước nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về cội
nguồn thiêng liêng của đất nước và thấy đất nước rất gần gũi, thân thiết với mỗi
con người và lớn lên trưởng thành trong gian lao, vất vả. Đất nước có chiều dài
lịch sử đằng đẵng, không gian địa lí mênh mông và có nền văn hóa, văn hiến lâu
đời, đậm đà bản sắc. Đất nước ở trong mỗi con người, là máu là xương là huyết lệ
bởi vậy mỗi con người đều phải có trách nhiệm với đất nước.
- Ở đoạn thơ này, nhà thơ bắt đầu đi vào tư tưởng có tính then chốt trong
suốt đoạn trích là tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân". Tư tưởng đất nước của nhân
dân là tư tưởng tiến bộ đã manh nha từ thời trung đại. Từ "Bình Ngô đại cáo" của
Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Sau này Phan Bội Châu cũng khẳng định "Nước là dân, dân là nước"... Đến
giai đoạn 1945 - 1975, tư tưởng này đã thấm nhuần trong các tác phẩm văn học.
Không chỉ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm mà trong thơ của hầu hết các nhà thơ từ
thời chống Mỹ đều có những cảm nhận sâu sắc về nhân dân và coi đó là nền tảng
của lòng yêu nước. Thanh Thảo trong trường ca "Những người đi tới biển" đã khắc
hoạ chân dung của những con người bình dị và dùng những lời ngợi ca xúc động
nhất để nói về nhân dân:
Và cứ thế nhân dân thường ít nói
Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời
Và cứ thế nhân dân cao vời vợi
Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời
- Tuy nhiên, phải đến "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm thì tư tưởng đất
nước của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm vào trong tất cả
những thành tố thuộc về đất nước. Trong đoạn trích "Đất nước" nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm chủ yếu cảm nhận đất nước ở ba chiều là chiều dài lịch sử, chiều rộng
địa lí, chiều sâu về văn hóa phong tục và sau đó tư tưởng đất nước của nhân dân
cũng được triển khai theo ba chiều ấy. Chính nhân dân đã làm nên dáng hình đất
nước, làm nên lịch sử và làm nên nền văn hóa, văn hiến lâu đời của đất nước.
- Đoạn thơ 12 câu này thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân ở chiều
địa lí, là sự cảm nhận của tác giải về sự hi sinh bền bỉ, lớn lao của nhân dân để làm
nên những cảnh sắc thiên nhiên kì thú, những không gian mênh mông của đất
nước. Đây là một ý tưởng bất ngờ, chính xác và sâu sắc của nhà thơ.
- Xưa nay, nói đến núi sông, rừng biển đến những danh lam thắng cảnh của
đất nước người ta thường ca ngợi sự ban tặng hào phóng của tự nhiên. Giờ đây,
qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm tất cả đã hóa thành tặng vật vô giá của nhân
dân. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn không gian đất nước không chỉ là những cảnh trí
thiên nhiên kỳ thú mà còn cảm nhận qua cảnh ngộ và số phận của nhân dân mình,
nhín sâu vào lớp trầm tích bên trong để thấy đất nước là sự hóa thân của những
cuộc đời. Đoạn thơ gồm 12 câu thơ tự do như một thứ tùy bút đầy ngẫu hứng. Tám
câu đầu gợi tả những hi sinh to lớn của nhân dân để kiến tạo nên một đất nước hữu
tình, diễm lệ, hùng vĩ. Bốn câu còn lại là những suy cảm của nhà thơ trước hiện
thực ấy.
- Đọc tám câu thơ đầu, ấn tượng mạnh mẽ của bạn đọc là bị chìm ngợp trong
không gian cổ tích, truyền thuyết, thần thoại. Mỗi câu thơ gợi một câu chuyện, cả
đoạn thơ là một kho truyện cổ từ sự tích núi vọng phu đến hòn Trống Mái, từ câu
chuyện đánh giặc của Thánh Gióng đến chuyện xây dựng đất tổ Hùng Vương, từ
truyện núi non nghiêng bút đến chuyện thắng cảnh Hạ Long với những đảo gà, đảo
cóc. Mỗi chuyện là sự hóa thân kỳ diệu, mỗi câu thơ là một lời ca ngợi sự đóng
góp của nhân dân cũng kỳ diệu như thế giới cổ tích.
- Ta từng biết đến Đất Nước của Nguyễn Đình Thi khẳng định đất nước của nhân
dân và đã vẽ không gian đất nước Việt Nam thật tráng lệ bằng nét bút của một họa
sĩ có tài
Trời xanh Đây là của chúng ta
Núi rừng Đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngã đường bát ngát những dòng sông đỏ lặng Phù Sa
- Nay, với dòng thơ này Nguyễn Khoa Điềm lại nhấn mạnh đất nước do nhân dân
kiến tạo nên. Nguyễn Khoa Điềm không tả mà gợi bằng chất liệu thơ chất lọc từ
văn hóa dân gian. Điều này dựng lên một không gian nghệ thuật rất quen và rất lạ
có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Viết về đất nước do nhân dân kiến tạo nên, Nguyễn
Khoa Điềm lại dùng cách buồm thơ làm bằng chất liệu văn hóa dân gian tạo nên sự
hòa hợp tuyệt vời giữa nội dung và hình thức.
- Tám câu thơ này mỗi câu có một vẻ dài ngắn khác nhau nhưng đều có chung một
kết cấu. Chúng đều chia thành hai phần và liên kết với nhau bằng động từ, điệp từ
“góp” Ta có thể chia đoạn thơ theo chữ “góp” đó thành hai nửa: nửa trước từ góp
nói về nhân dân và nhân dân đã góp để tạo thành nửa sau một đất nước núi sông
hữu tình, diễm lệ.
- Hai nửa đó lại được diễn tả theo tương quan đối lập nửa trước từ góp lời thơ mộc
mạc bình dị, trái lại nửa sau từ góp lại lộng lẫy sắc màu muôn hình vạn trạng sông
núi huy hoàng, diễm lệ, hữu tình cảm xúc thơ bay bổng, tự hào.Với nghệ thuật
tương phản này, nhà thơ đã ca ngợi sự hóa thân kỳ diệu như cổ tích của nhân dân
để làm lên đất nước huy hoàng.
- Nhân dân gồm những ai? trước hết nhân dân đa dạng, đông đảo từ “những” ở
đầu những câu thơ nói lên điều ấy. Đó là những người vợ thủy chung, chờ chồng
mòn mỏi đã dồn tình yêu và nỗi đau để tạc cho đất nước những núi vọng phu. Đó
là những cặp vợ chồng yêu nhau thắm thiết để góp cho đất nước hòn Trống Mái-
biểu tượng muôn đời cho tình yêu bất tử, cho hạnh phúc lứa đôi bền vững. Đó là
những anh hùng như Thánh Gióng với chiến công chói lọi phi thường để lại cho
muôn đời sau dấu chân ngựa sắt, để đất hóa thành lịch sử. Truyền thống đoàn kết
luôn kề vai, sát cánh bên nhau của nhân dân đã làm nên cảnh tượng hùng vĩ 99 con
voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương. Những con rồng nằm im góp dòng sông
xanh thẳm. Những người học trò nghèo suốt đời miệt mài đèn sách đã tặng cho quê
hương Núi bút non nghiêng. Đến tảng đá nhỏ bé cũng có thể hóa thân thành con
cóc, con gà góp phần làm lên thắng cảnh Hạ Long. Những người dân rất đỗi bình
dị nhưng ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm nhưng tên tuổi họ đã thành tên núi,
tên sông, cuộc đời họ đã thành hồn núi sông nhân dân đông đảo thế, đa dạng thế đã
góp sức, chung lòng tạo dựng không gian địa lý mênh mông kỳ thú của đất nước
Việt Nam ta.
- Tám câu thơ mà có đến bảy chữ “góp” điệp từ này thật ấn tượng gợi sự kiên trì
bền bỉ gợi ý chí thống nhất triệu người chung một việc làm, một mục đích duy nhất
góp phần kiến tạo nên đất nước ta. Nhân dân góp những gì? góp tình, góp nghĩa
góp sự đoàn kết, góp máu xương, tính mạng. Một nhân dân như thế nhân văn biết
bao! đáng kính biết bao! Nhờ có nhân dân mà ngày nay chúng ta có được một đất
nước hữu tình, đất nước của anh hùng và chiến công của thi thư nhạc họa.
- Không ít những tên núi tên sông đã soi bóng và thơ ca dân tộc nhằm ca ngợi đất
nước địa linh nhân kiệt, quan hà hiểm trở, núi sông hữu tình. Nguyễn Khoa Điềm
không đi theo hướng đó nhà thơ có một cách nói riêng để mỗi địa danh, mỗi thắng
cảnh như một nét khắc tạc vào cõi đất trời những tính cách, số phận và phẩm chất
của nhân dân mình. Nguyễn Khoa Điềm đã diễn tả sự sinh sôi của địa danh ấy để
mô tả sự phát triển của đất nước mình có sự sinh sôi các địa danh ấy là vì có lòng
chung thủy gắn bó thậm chí là cả xương máu và tính mạng của nhân dân. Nhờ đó
mà đất nước cứ bung nở những địa danh huy hoàng, kỳ thú muôn hình vạn trạng
trải từ miền núi, xuống đồng bằng rồi trườn ra biển cả, trải từ Bắc vào Nam một
giang sơn gấm vóc. Đọc đoạn thơ, bạn đọc thấy nước mình thật huy hoàng, nhân
dân mình thật kỳ diệu. Có thể nói đoạn thơ giống như một tượng đài chói lọi mà tổ
quốc ghi công cho nhân dân- nhà nghệ sĩ vĩ đại đã làm nên tác phẩm kỳ diệu của
đất nước ta.
- Đoạn thơ chật ních những chất liệu dân gian được viết với một vẻ phóng túng
như một thứ tùy bút. Ngòi bút của thi sĩ như bị cuốn đi theo đà cảm xúc. Nhưng
đọc kỹ, ta lại thấy chúng chạy đều trên một trục tư duy thống nhất. Điều này như
một thanh nam châm quy tụ mọi ý thơ như 99 con voi quy tụ dựng đất tổ Hùng
Vương vậy. Mỗi câu thơ gợi một câu chuyện dân gian và khẳng định sự đóng góp
của nhân dân nhưng lại có một dẫn chứng, một cứ liệu. Chúng vừa phong phú đa
dạng vừa có chung một hạt nhân ý nghĩa từ đó nhà thơ quy nạp nhằm rút ra những
luận điểm của mình: hồn sông núi cũng là điệu hồn của nhân dân, hình sông núi
cũng là hình hài của nhân dân
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi! đất nước 4000 Năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Nếu đoạn thơ trước tưng bừng những sắc màu lấp lánh vẻ đẹp của hình tượng
đầy chất thơ thì bốn câu này lại có màu chính luận và sự trầm ngâm của một nhà tư
tưởng Hai câu thơ đầu của đoạn này được viết liền mạch vắt dòng và dùng lối nói
phủ định để khẳng định nó giống như một lời tuyên ngôn sôi nổi mang hình thức
tranh luận khẳng định nội ca công lao to lớn của nhân dân. Chính nhân dân đã sáng
tạo lên núi non, sông biển, ruộng đồng, gò bãi kia.
- Câu thơ thứ ba của đoạn thơ này bắt đầu bằng từ “ôi” một lời cảm thán. Nhà thơ
đã không dấu nổi lòng mình công khai bộc lộ sự xúc cảm nghẹn ngào trước sự
cống hiến vĩ đại thiêng liêng của nhân dân mình:
Ôi! đất nước 4000 Năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Đây là những lời thơ thật ấn tượng thể hiện một cảm nhận khái quát mà thấm
thía Cuộc đời là cái gì trôi nổi ngắn ngủi, hữu hạn, cát bụi thế mà lại trở thành núi
sông gợi sự hùng vĩ ,vô hạn, vĩnh hằng một sự biến đổi phi thường. Nhân dân mình
thật kỳ diệu! Những câu thơ trên đang kéo dài mỗi dòng đến 13, 15 âm tiết diễn tả
sự đóng góp vô tận, trùng điệp của nhân dân và cái say mê của tấm lòng người viết
Bỗng kết thúc bằng một câu tám âm tiết như một sự trầm ngâm, như một sự đúc
kết để rút ra một chân lý cô đọng. Hơn nữa, hai thanh bằng ở cuối câu thơ như một
lời hạ giọng để suy tư in dấu ấn và tâm tưởng. Dấu chấm lửng như một phút lặng
của lòng người trước những xáo trộn tâm hồn.
Đọc đoạn thơ ta như nghe hai tiếng nói: tiếng nói sôi nổi dạt dào giàu hình
tượng của nhà thơ và tiếng nói trầm tĩnh giàu suy tư giàu trí tuệ lý trí của một nhà
tư tưởng. Sự kết hợp hài hòa giữa hai tiếng nói đã tạo nên chất đa thanh cho đoạn
thơ, làm nên vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trí tuệ và cảm xúc chính
luận và trữ tình.

Tiếng nói ấy lại được tả thông qua chất liệu rút ra từ kho tàng văn hóa dân gian
mà bạn đọc ai cũng đã từng biết từ tuổi ấu thơ. Chính điều này đã tạo nên không
gian nghệ thuật riêng vừa rất quen mà rất lạ. Lạ vì mỗi câu thơ đứng độc lập giàu ý
nghĩa Những câu thơ liên kết lại, đặt cạnh nhau lại lấp lánh ý nghĩa mới, sự khám
phá mới lạ. Đoạn thơ như một lời ngợi ca nhân dân ta nhà nghệ sĩ vĩ đại đã kiến tạo
nên tác phẩm Kỳ Diệu là đất nước ta- một đất nước vô cùng kỳ thú, núi sông diễm
lệ hữu tình, đất nước của anh hùng và nghệ sĩ của Chiến Công và Văn Chương.
Cùng với những đoạn thơ khác khẳng định đất nhân dân là người đã sáng tạo
ra chiều sâu văn hóa, chiều dài lịch sử oanh liệt đoạn thơ này ngợi ca sự hi sinh
thầm lặng lớn lao của nhân dân để kiến tạo nên chiều rộng không gian địa lý huy
hoàng cho đất nước, góp phần làm ánh lên tư tưởng đất nước của nhân dân. Tư
tưởng này là sản phẩm của thời chống Mỹ nó là sự kế thừa và phát triển những tư
tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu nhưng phải đến thời
đại Hồ Chí Minh khi vai trò của nhân dân được phát huy cao độ thì quan điểm đất
nước của nhân dân mới được thừa nhận rộng rãi tư tưởng đó đã được đề cập tới
trong các bài thơ như: Tre xanh, Hơi ấm ổ rơm (Nguyễn Duy), Lửa đèn của Phạm
Tiến Duật và các bản trường ca như Những người đi tới biển (Thanh Thảo),
Đường đi tới thành phố (Hữu Thỉnh) và Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa
Điềm Trong đó đoạn thơ này có lẽ đặc sắc hơn cả.
Nhân dân ta đã để lại cho ta một giang sơn kỳ thú bằng mồ hôi, xương máu
tâm hồn và tính mạng của mình. Nhân dân vĩ đại ấy có người người lớp lớp bằng
tuổi chúng ta, là những người vô danh giống ta lứa tuổi. Họ đã gánh đất nước đi
qua các thế hệ đã dạy cho anh biết yêu em say đắm, biết trọng nghĩa khinh tài, biết
kiên cường bất khuất. Họ đã hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất nước
muôn đời

Trong nhân dân vĩ đại ấy có anh, có em, có con của chúng ta từ đó nhà thơ gửi
tới bạn đọc một lời nhắn nhủ vưà tha thiết, vừa thiêng liêng hệ trọng:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời
Đó là bức thông điệp mà Nguyễn Khoa Điềm trước hết muốn gửi tới bạn đọc
thời chống Mỹ. Hơn một thế hệ đã đi qua, ngày nay đọc lại bức thông điệp ấy thế
hệ chúng em vẫn cảm thấy ngân vang xao động tâm hồn. Cảm ơn nhà thơ đã đánh
thức trong lòng chúng em những tình cảm cao cả thiêng liêng mà lại gần gũi ấm áp
ấy.

You might also like