You are on page 1of 23

Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn

TUẦN 09
Ngày soạn:14.10.2012
Ngày dạy: 15.10.2012
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân
Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả vá phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và
Kiều Nguyệt Nga

2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn
trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đọa đức mà Nguyễn
Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.


* Thầy: soạn bài lên lớp
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:


1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Phân tích bức tranh tâm cảnh trong đoạn trích.
3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài


Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
I- Tìm hiểu chung
HS đọc phần chú thích (*) 1. Tác giả
Trình bày những hiểu biết của Nguyễn Đình Chiểu (1822 – Nguyễn Đình Chiểu (1822 –
em về tác giả Nguyễn Đình 1888) 1888)
Chiểu ? - Có nghị lực sống : 26 tuổi bị
+ Cuộc đời. mù, đường công danh nghẽn - Tục gọi là Đồ Chiểu, sinh sống
lối, đường tình duyên trắc trở, ở Gia Định.
về quê nhà lại gặp buổi loạn ly , - Có nghị lực sống và cống hiến
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
vẫn không gục ngã trước số lớn lao cho đời : thầy giáo, thầy
phận và cống hiến lớn lao cho thuốc, nhà thơ.
đời : thầy giáo, thầy thuốc, nhà - Yêu nước và tinh thần bất khuất
thơ. chống giặc ngoại xâm.
- Yêu nước và tinh thần bất - Quan điểm sáng tác :
khuất chống giặc ngoại xâm : “Chở bao nhiêu đạo thuyền
Mù lòa, bệnh tật, gia cảnh thanh không khẳm,
bạch, khó khăn vẫn kiên quyết Đâm mấy thằng gian, bút chẳng
giữ vững lập trường kháng tà”.
chiến, tìm đến các căn cứ chống
giặc : Làm quân sư, viết thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ
chống giặc. Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời
kì đau thương mà anh dũng của
+ Quan điểm sáng tác ? Quan điểm sáng tác : dân tộc ta vào thế kỉ XIX
+ Trước khi thực dân Pháp xâm
lược : nhân nghĩa.
+ Sau khi thực dân Pháp xâm
lược : yêu nước, chống giặc.
“Chở bao nhiêu đạo thuyền
không khẳm,
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng
tà”

Nêu một số tác phẩm tiêu biểu Truyện Lục Vân Tiên; Dương
của Nguyễn Đình Chiểu? Từ-Hà Mậu; Ngư Tiều y thuật
vấn đáp; Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc; Thơ điếu Trương Định...

Nguyễn Đình Chiểu


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Đình Chiểu

Chân dung Nguyễn Đình Chiểu tại đền thờ ông (Ba Tri, Bến Tre)

Sinh 1 tháng 7 1822

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)

Mất 3 tháng 7 1888

Ba Tri, Bến Tre, Việt Nam

Công việc Nhà thơ, nhà văn hóa

Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh
Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất củamiền Nam Việt
Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1] .
Mục lục
[ẩn]

1 Thân thế và sự nghiệp

o 1.1 Đi học

o 1.2 Mẹ mất, bị mù lòa

o 1.3 Dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn yêu nước
o 1.4 Qua đời

2 Tác phẩm chính

3 Sự nghiệp văn chương

4 Giai thoại

5 Thông tin liên quan

6 Ảnh

7 Chú thích

8 Sách tham khảo chính

9 Liên kết ngoài

[sửa]Thân thế và sự nghiệp


Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là
làng Tân Thới , phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận
[2]

1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền , [3]

huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lớn
lên, ông cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái). Mùa hạ, tháng 5 năm Canh
Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành.
Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân, để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc
dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng
Tân Thới, sinh được 7 con (4 trai, 3 gái), và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.

[sửa]Đi học
Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông
thầy đồ ở làng.

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất
mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn
binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì
thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó
ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840),
thì trở về Gia Định.

Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ
hứa gả con gái cho ông .[4]

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Lần này, ông cùng đi với em trai
là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).

[sửa]Mẹ mất, bị mù lòa


Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (10 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia
Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng
Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc
vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh
đui mù, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến
năm 1851, thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân
Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này . [5]

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần
Giuộc, trước thuộc Gia Định; nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê
Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy, đã xin gia đình tác hợp. Truyện
thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này . [5]

[sửa]Dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn yêu nước
Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân
Việt, họ vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ
(17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức
quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông, và
rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc" .[6]

Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861) , những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là
[7]

nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt
được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp.
Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình . Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong
[8]

nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.

Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp, theo phong trào “tỵ
địa” , Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre), vì không
[9]

thể sống chung với họ. Chia tay với bạn bè thân quen, ông làm bài thơ “Từ biệt cố nhân”.

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc
đấu tranh anh dũng của đồng bàoNam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa . [10]

Năm 1863, em trai út ông là Nguyễn Đình Huân theo Đốc binh Là chống Pháp, hy sinh ở Cần
Giuộc.

Tháng 8 năm 1864, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công là Trương Định bị thương
rồi tuẫn tiết ở Ao Dinh; xúc động, Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế và mười hai bài thơ liên
hoàn để điếu ông.

Năm 1867, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản và Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông tổ chức đưa di
hài nhà giáo Võ Trường Toản từ làng Hòa Hưng (Gia Định) về táng ở Bảo Thạnh (Ba Tri),
Nguyễn Đình Chiểu có đến dự lễ rước.

Ngày 4 tháng 8 năm đó (1867), Phan Thanh Giản tuẫn tiết vì không giữ được thành Vĩnh Long,
Phan Thanh Giản có làm hai bài thơ điếu ông. Có thể ông bắt đầu soạn quyển thơ Ngư tiều vấn
đáp nho y diễn ca trong năm này.

Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tòng (còn có tên là Phan Ngọc Tòng) hy sinh,
ông làm 10 bài thơ điếu.

Năm 1877, Nguyễn Đình Chiểu dời đến ở làng An Bình Đông (sau đổi là An Đức) cách chợ Ba
Tri khoảng hai cây số [11]

Năm 1883, Tỉnh trưởng Bến Tre là Michel Ponchon đã đến nhà để yêu cầu ông nhuận chính
quyển thơ Lục Vân Tiên, đồng thời ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ông mà họ đã chiếm đoạt . [12]

Ông khảng khái nói: "Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì", rồi khước từ mọi hứa
hẹn giúp đỡ của chính quyền thực dân. Lại hỏi ý muốn riêng của ông, ông đáp "muốn tế vong
hồn nghĩa sĩ Lục tỉnh", và được viên Tỉnh trưởng chấp thuận. Sau đó, ông tổ chức lễ tế tại chợ
Ba Tri, và đọc bài "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh" . [13]

[sửa]Qua đời
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà
tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng , hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu
[14]

Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn
nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những
người mến mộ ông . [15]

Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre . [16]

[sửa]Tác phẩm chính

 Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1851), gồm 2082 câu thơ lục bát.
Đây là một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời"
đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu , và là một tác phẩm lớn của văn học Việt Nam,
[17]

được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng . Sau thời gian phổ biến theo lối
[15]

truyền miệng, truyện Lục Vân Tiên đã được Duy Minh Thị (tên thật là Trần Quang Quang ở
Chợ Lớn) khắc in lần đầu ở Trung Quốc trước năm 1864, và đã được các nhà văn như

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn

Aubaret, Abel de Michels, Bajot...dịch ra tiếng nước ngoài [18]

 Dương Từ-Hà Mậu (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1854). Căn cứ bản Tân Việt
(Sài Gòn, 1964) do Phan Văn Hùm sao lục và hiệu đính, thì tập thơ gồm 3.456 câu, trong đó
phần lớn là thơ lục bát, có xen thơ luật Đường (33 bài) và các thể khác... . Tác giả mượn
[19]

câu chuyện này để nói lên thái độ của ông đối với đạo Phật và đạo Thiên chúa mà ông không
tán thành .
[20]

 Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca (Ngư tiều y thuật vấn đáp, 1867?), gồm 3.642 câu,
trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú…trích từ các
sách thuốc Trung Quốc . Đây là một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới
[21]

hình thức truyện thơ Nôm. Song giá trị chủ yếu là ở chỗ tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước
vào trong cái nội dung y thuật . [22]

Ngoài ra, ông còn để lại khoảng 37 bài thơ và văn tế, trong số đó có nhiều bài nổi tiếng, như:

 Chạy giặc (1859)


 Từ biệt cố nhân (1859)
 Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn (tức Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 1861)
 Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định (1864)
 Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản (2 bài, 1867)
 Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng (1868)
 Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, chưa biết đích xác thời
điểm sáng tác) . [23]

 Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
 Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột, chưa xác định thời điểm sáng tác), v.v...

[sửa]Sự nghiệp văn chương


Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù tối, và gặp
lúc biến loạn mà vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người
thầy mẫu mực, mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu
hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo,
sửa đời và dạy người" . Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi,
[24]

và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông. Sự nghiệp văn chương của ông, có
thể chia thành hai thời kỳ sáng tác:

-Giai đoạn đầu (những năm 50 của thế kỷ 19): Trong giai đoạn này, ông viết "Lục Vân
Tiên" và "Dương Từ-Hà Mậu". Có thể xem đây là thời kỳ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa,
tư tưởng yêu nước yêu dân của ông.
-Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859) cho đến khi
ông qua đời (1888): Ngòi bút của ông ở giai đoạn này gắn bó mật thiết với cuộc sống của

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
người dân mất nước. Trong nhiều tác phẩm như "Chạy Giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc", "Lục tỉnh sĩ dân trận vong", v.v,...ông đã lên án mạnh mẽ quân Pháp xâm lược,
phê phán triều đình nhu nhược, đồng thời ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm
gương chiến đấu anh dũng của nhân dân. Đây là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của
sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu [25]

Và dù ở giai đoạn nào, trong các tác phẩm của ông nổi bật lên ba đặc điểm về nội dung
và hình thức, đó là:

-Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm,
khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân
miền Nam.
-Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn
học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công
cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
-Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư
tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận
mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu chi một thời đai văn
chương sử thi mới sau này . [26]

Tóm lại, so với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu
đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào
hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái
hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác... . [27]

[sửa]Giai thoại

Mộ Nguyễn Đình Chiểu (trái), mộ vợ ông (phải), phía xa là mộ Sương Nguyệt Anh và đền thờ của ông

Thực dân Pháp cho Tôn Thọ Tường, là bạn của Đồ Chiểu đến dụ dỗ ông. Đến
mấy lần, nhưng lần nào đều bị Đồ Chiểu tìm cớ lánh mặt, Sau Tường gửi tặng
hủ mắm cá lóc, mà Tường nói rõ trong thư là chính tay của vợ mình làm, để
biếu bạn xưa. Sau khi ăn gần hết, Đồ Chiểu mới phát hiện ở dưới đáy hũ có
mấy nén vàng, ông vô cùng tức giận, viết thư trách Tôn Thọ Tường và sai
người trả lại vàng.

Michel Ponchon, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre cũng đã mấy lần thân hành đến nhà
Đồ Chiểu. Có lần lấy cớ nhờ nhuận sắc bản Lục Vân Tiên, nhưng ông giả vờ
điếc đặc. Có lần viên quan này thông báo việc trả lại ruộng đất ở Tân Thới
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
(Gia Định) cho Đồ Chiểu, nhưng nhận được câu trả lời: "Đất vua còn phải bỏ,
thì đất tôi sá gì!". Lần khác, M. Ponchon đặt ra vấn đề cấp dưỡng, Đồ Chiểu
nói: "Tôi đây đang sống đầy đủ trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quí
mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thỏa mãn lắm rồi"...Duy nhất có một
lần, M. Ponchon hỏi Đồ Chiểu về một ước nguyện. Đồ Chiểu nói chỉ mong
ước chính phủ Pháp cho ông tổ chức một buổi lễ tế vong hồn những người
dân đã chết trận, và đã được viên quan này đồng ý. Hôm đó, tại chợ Đập (nay
là chợ Ba Tri), nghe Đồ Chiểu đọc bài văn tế thảm thiết, đông đảo mọi người
đến dự đều không cầm được nước mắt... . [28]

[sửa]Thông tin liên quan

 Con của Nguyễn Đình Chiểu có tất cả là ba trai ba gái. Trong số ấy có nữ


sĩ Sương Nguyệt Anh (con gái thứ tư) và Nguyễn Đình Chiêm (con trai thứ
sáu) là người có tiếng trong giới văn chương.
 Toàn thể khu đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri (Bến
Tre) đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích Lịch sử Văn
hóa ngày 16 tháng 3 năm 1993.
 Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hội Văn nghệ Giải phóng Miền
Nam đã lập ra Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu công bố năm1965 dành
tặng cho các tác giả, tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật
ở miền Nam.

[sửa]Ảnh

Cổng vào khu di tích đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức, (Ba Tri).

Tượng Nguyễn Đình Chiểu trong đền thờ ông.

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn

Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu trong khu đền mộ.

Tượng Nguyễn Đình Chiểu trong Văn miếu Trấn Biên(Đồng Nai).
[sửa]
2. Tác phẩm:
Xác định thể loại , thời gian Thể loại : truyện thơ Nôm. Thời Truyện Lục Vân Tiên ra đời
sáng tác ? gian : khoảng đầu những năm khoảng đầu những năm 50 của
50 của thế kỷ XIX. thế kỉ XIX, thể hiện rõ lí tưởng
đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu
muốn gửi gắm qua tác phẩm.
GV : Truyện Lục Vân Tiên là một truyện để kể nhiều hơn để đọc,
nên tác giả chú ý đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu gåm 4 phÇn:
tả nội tâm nhân vật--> Tính cách nhân vật bộc lộ qua việc làm , +PhÇn 1:LVT cø KNN khái tay
lời nói, cử chỉ ; nhiệt tình ngợi ca, phê phán của tác giả gởi gắm bän cíp
qua nhân vật. +PhÇn 2:LVT gÆp n¹n ®îc thÇn
vµ d©n cø gióp
+PhÇn 3:KNN gÆp n¹n vÉn
chung thuû víi LVT
+PhÇn 4:LVT víi KNN gÆp l¹i
nhau.

Truyện Lục Vân Tiên được kết Kết cấu theo kiểu truyền thống Kết cấu theo kiểu truyền thống
cấu theo kiểu thông thường của của truyện phương Đông : theo của truyện phương Đông : theo
các loại truyện truyền thống từng chương hồi, xoay quanh từng chương hồi, xoay quanh diễn
xưa như thế nào ? diễn biến cuộc đời nhân vật biến cuộc đời nhân vật chính.
chính :
Chuyện nàng sau hãy còn lâu,
Chuyện chàng xin nối thứ đầu
chép ra./Đoạn nầy đến thứ
Nguyệt Nga…

Đối với loại văn chương nhằm Mục đích trực tiếp : truyền dạy Mục đích trực tiếp : truyền dạy
tuyên truyền đạo đức thì kiểu đạo lý làm người : đạo lý làm người :
kết cấu đó có ý nghĩa gì ? + Xem trọng tình nghĩa giữa
con người với con người trong
xã hội.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp,
sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
+ Thể hiện khát vọng của nhân
dân hướng tới lẽ công bằng.

GV : Ở thời đại đó, chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng,
kỉ cương trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy vi, Truyện Lục Vân
Tiên đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, cho nên ngay từ lúc
mới ra đời, nó đã được nhân dân Nam Bộ tiếp nhận nồng nhiệt.

Tóm tắt tác phẩm.

Tóm tắt nội dung


Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân
Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài, giữa đường chàng đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt
Nga. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự hoạ bức chân dung chàng giữ
luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình, gặp và kết bạn với Hớn Minh, một sĩ tử khác.

Sau khi về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả
con gái là Võ Thể Loancho chàng. Từ đây, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, tới kinh
đô lại gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm, Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào
trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt
nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên
được gia đình ông ngư cứu mạng. Sau đó chàng lại bị Võ Công khinh rẻ và bị Võ Thể Loan gạt bỏ vào hang
núiThương Tòng. Được thần tiên cho thuốc chữa mắt, Vân Tiên may mắn gặp lại Hớn Minh (vì trừng trị công
tử Đặng Sinh ỷ thế làm càn mà Hớn Minh phải bỏ thi, sống lẩn lút trong rừng). Hớn Minh đón Vân Tiên về am
dưỡng bệnh. Khoa thi năm ấy Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý
muốn gả Thể Loan, bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt, Võ Công hổ thẹn ốm chết.

Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con
trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng
mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ
Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nằng đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải
trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải.

Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh, được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm
cha của Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn
Minh được tiến cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng và gặp lại Nguyệt Nga.
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều
Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc.

Vào truyện

Trước đèn xem truyện Tây Minh, (câu đầu)


Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
Có người ở quận Đông Thành,
Tu nhân tích đức, sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên,
Tuổi vừa hai tám, nghề chuyên học hành.
Theo thầy nấu sử xôi kinh,
Tháng ngày bao quản sân Trình lao đao.
Văn đà khởi phụng đằng giao,
Võ thêm ba lược, sáu thao ai bì.

GV đọc-> gọi HS đọc 3- Đọc-chú thích

Nêu vị trí của đoạn trích? Vị trí đoạn trích


Đoạn trích nằm ở phần đầu của
Truyện Lục Vân Tiên. Diễn
biến sự việc trong đoạn trích
nằm trong kiểu kết cấu của các
truyện truyền thống: người tốt
thường gặp nhiều gian truân,
trắc trở, bị hãm hại nhưng cuối
cùng bao giờ cũng tai qua nạn
khỏi, cái thiện luôn chiến thắng
cái ác.
Nêu bố cục của đoạn trích? Gồm 2 phần:Phần 1<14 câu
đàu>LVT đánh tan bọn
cướp,tiêu diệt tên cầm đàu
Phong lai
Phần2<đoạn còn lại>Cuộc trò
chuyện giữa LVT với KNN sau
trận đánh.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết


Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
II- Đọc-hiểu văn bản
1. Hình ảnh Lục Vân tiên:
a/ Khi đánh cướp
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
Hình ảnh LVT đánh cướp được ...Ghé lại bên đàng..,bẻ cây làm -“bẻ cây làm gậy”, “tả đột hữu
miêu tả tập trung qua những câu gậy nhằm đàng xông vô xông” (miêu tả hành động)
thơ nào? - “khác nào Triệu Tử” (so sánh)

Cách miêu tả đó gợi cho em Hình ảnh Thạch Sanh đánh đại
nhớ tới những nhân vật nào bàng cứu công chúa Quỳnh Nga
trong truyện cổ Trung Hoa và trong truyện cổ,Võ Tòng,Lỗ Trí
trong truyện dân gian? Thâm trong Thuỷ Hử...

Tác giả dùng BPNT gì trong khi Nghệ thuật so sỏnh với vien
miêu tả LVT đánh cướp?T/dụng dũng tướng anh hùng Triệu Tử
của nó? Long ở trận Đương Dương trong
Tan Quốc diễn nghĩa.Trận đánh
diễn ra nhanh,mặc dù lưc lượng
rất chênh lệch.Bọn lâu la tan vỡ
cuống cuồng chảy trốn...

Qua đó ta thấy LVT có những Phẩm chất :anh hùng ,tài năng, Phẩm chất :anh hùng ,tài năng,
phẩm chất gì? giàu lòng vị nghĩa giàu lòng vị nghĩa

:Đây là nhân vật lí tưởng.H/động đánh cướp cứu người của LVT Đạo lí nhân nghĩa ở hình
cho thấy tính cách của chàng.Chỉ có 1 mình lại tay không chàng bẻ tượng nhân vật Lục Vân Tiên
cây làm gậy.LVT xông xáo tung hoành được nhà thơ miêu tả thật được thể hiện qua hành động
đep... dũng cảm đánh cướp cứu
Haønh ñoäng cuûa Vaân Tieân chöùng toû caùi ñöùc cuûa con người, tấm lòng chính trực,
ngöôøi vò nghóa vong thaân , caùi taøi cuûa baäc anh huøng vaø hào hiệp, trọng nghĩa khinh
söùc maïnh beânh vöïc keû yeáu, chieán thaéng nhöõng theá löïc tài, từ tâm, nhân hậu khi cư xử
taøn baïo. với Kiều Nguyệt Nga sau khi
đánh lại bọn cướp.
b) Cách cư xử với KNN :

Hãy phân tích những phẩm chất Thái độ cư xử với KNN sau khi - Lời nói : “Khoan khoan… ta là
của Vân Tiên qua cách cư xử đánh cướp bộc lộ tư cách con phận trai”-->Khiêm nhường,
với Kiều Nguyệt Nga. người chính trực, hào hiệp, giữ lễ giáo phong kiến.
trọng nghĩa khinh tài, từ tâm , - “Làm ơn há dễ trông người trả
nhân hậu : ơn”.
Tìm cách an ủi hai cô gái, ân - “Nhớ câu kiến ngãi bất vi,Làm
cần hỏi han. người thế ấy cũng phi anh
Không muốn được lạy tạ ơn. hùng”
“Làm ơn há dễ trông người trả Hình ảnh LVT là một hình ảnh
ơn”; từ chối lời mời về thăm đẹp, lý tưởng: tài ba, dũng cảm,
nhà. trọng nghĩa khinh tài

Em có nhận xét gì về nhân vật (Khắc họa tính cách nhân vật .Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng
Lục Vân Tiên ? Nhân vật Vân qua hành động, lời nói) nhân vật Lục Vân Tiên được thể
Tiên được tác giả xây dựng qua hiện qua hành động dũng cảm
biện pháp nghệ thuật nào ? đánh cướp cứu người, tấm lòng
chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa
: Làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Đó là cách cư khinh tài, từ tâm nhân hậu khi
xử mang tinh thần hiệp nghĩa của các bậc anh hùng hảo hán. cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau
khi

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn

Em có bao giờ làm việc nghĩa HS tự liên hệ bản thân.


chưa ?

2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:

Với tư cách là người chịu ơn, Lời lẽ của một cô gái khuê các, - Lời lẽ của một cô gái khuê các,
Kiều Nguyệt Nga trong đoạn thùy mỵ, nết na, có học thức : thùy mỵ, nết na, có học thức .
trích này đã bộc lộ vẻ đẹp tâm + Cách xưng hô khiêm nhường - Là người chịu ơn, rất xem
hồn như thế nào ? Hãy phân tích (“quân tử”, “tiện thiếp”) trọng ơn nghĩa”Ơn ai một chút
điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ + Cách nói năng văn vẻ, dịu chẳng quên”
của nàng . dàng, mực thước (“Làm con đâu (Khắc họa tính cách nhân vật
dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu qua lời lẽ)
đào thơ – Giữa đường lâm phải => là một cô gái hiền hậu nết na,
bụi dơ đã phần” ân tình.
+ Cách trình bày vấn đề rõ ràng,
khúc chiết, đáp ứng đầy đủ Đạo lí nhân nghĩa còn được
những điều thăm hỏi ân cần của thể hiện qua lời nói của cô gái
Lục Vân Tiên . thùy mị, nết na, Kiều Nguyệt
Nga một lòng tri ân người đã
cứu mình.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật
Nêu những nét nghệ thuật của - Miêu tả nhân vật chủ yếu qua
văn bản? cử chỉ, hành động, lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc,
bình dị, gắn với lời nói thông
thường mang màu sắc Nam Bộ
rõ nét, phù hợp với tình tiết
truyện
Ý nghĩa của văn bản là gì? 2- Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất
cao đẹp của hai nhân vật Lục
Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và
khát vọng hành đạo cứu người
của tác giả.
Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên.

Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học


Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học: - Học thuộc lòng đoạn trích.
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thông qua lời nói, hành động
của nhân vật.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng ở phần chú thích
b. Bài sắp học:
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Sự phát triển của từ vựng...,Trau dồi vốn từ)
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn

Ngày soạn: 14.10.2012


Ngày dạy: 17.10.2012
Tiết 43 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Sự phát triển của từ vựng...,Trau dồi vốn từ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Sự phát triển của từ vựng.
Mục tiêu: HS nắm được những cách phát triển từ vựng dễ thấy.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 8 phút.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Cho HS ôn lại những cách phát I- Sự ph¸t triÓn cña
triển của từ vựng. Vận dụng tõ vùng:
kiến thức đã học để điền nội
dung thích hợp vào các ô trống
trong sơ đồ.(Kẻ vào vở)

Hướng dẫn HS làm bài tập 2 - Phát triển từ vựng bằng cách phát triển
mục 1 sgk. nghĩa của từ (dưa)chuột, (con) chuột
(một bộ phận của máy tính)…
- Phát triển từ vựng bằng cách tăng số
lượng từ ngữ :
+ Tạo thêm từ ngữ mới : rừng phòng hộ,
sách đỏ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi,…
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài :
in-tơ-nét (intơnet), cô-ta (quota), (bệnh
dịch) SARS,…

Hướng dẫn HS thảo luận vấn Không. Vì : Nếu không có sự phát triển
đề :Có thể có ngôn ngữ mà từ nghĩa, thì nói chung, mỗi từ ngữ chỉ có
vựng chỉ phát triển theo cách một nghĩa, và để đáp ứng nhu cầu giao
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
tăng số lượng từ ngữ hay tiếp ngày càng tăng của người bản ngữ.
không ? Vì sao? Nói cách khác, mọi ngôn ngữ đều phát
triển từ vựng theo cách thức đã nêu trong
sơ đồ.

Hoạt động 3: Từ mượn


Mục tiêu: HS nắm được khái niêm, đặc điểm của từ mượn, giải thích nghĩa của một số từ mượn.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 8 phút.
GV cho ôn lại khái niệm từ II Từ mượn
mượn.

Hướng dẫn HS làm bài tập 2 Chọn nhận định (c).


mục II. + Không thể chọn nhận định (a) vì :
Không có ngôn ngữ nào trên thế giới
không có từ ngữ vay mượn.
+ Không thể chọn (b) vì việc vay mượn
từ ngữ là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp
của người người bản ngữ dưới sự tác
động của sự phát triển về kinh tế, chính
trị, xã hội của cộng đồng người bản ngữ
+ sự giao lưu về nhiều mặt của cộng đồng
đó với các cộng đồng nói những ngôn
ngữ khác.
+ Không thể chọn (d) vì nhu cầu giao tiếp
của người Việt cũng như tất cả các dân
tộc khác trên thế giới phát triển không
ngừng. Từ vựng tiếng Việt phải liên tục
được bổ sung để đáp ứng nhu cầu đó.
Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ
khác, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân
loại--> Vay mượn từ ngữ là tất yếu.

Hướng dẫn HS làm bài tập 3* Những từ như : săm, lốp, (bếp)ga, xăng,
mục II sgk. phanh,…tuy là vay mượn nhưng nay đã
được Việt hoá hoàn toàn.
Về âm, nghĩa, cách dùng coi như là từ
thuần Việt.`
+ Những từ như :a-xít (axit), ra-đi-ô
(radio), vi-ta-min (vitamin),… --> Từ vay
mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai, chưa
được Việt hoá hoàn tòan. Mỗi từ được
cấu tạo bởi nhiều âm tiết, có chức năng
cấu tạo vỏ âm thanh cho từ, không có
nghĩa.

Hoạt động 4: Từ Hán Việt


Mục tiêu: HS nắm được khái niêm, đặc điểm của từ Hán Việt, giải thích nghĩa của một số từ Hán Việt .
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 8 phút.
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
Cho HS ôn lại khái niệm từ Hán III- Từ Hán Việt
Việt.

Hướng dẫn HS làm bài tập 2 Chọn cách hiểu (b) .


mục III sgk. + Không thể chọn (a), vì trên thực tế
từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ rất lớn. Từ
Hán Việt là từ vay mượn từ tiếng Hán
khoảng sau thế kỷ VIII , xe ngựa,
buồng, chém, chìm, chém, chứa,…
được Việt hóa hoàn toàn ; xì dầu, ca la
thầu, quẩy, mì chính, lẩu,…
+ Không thể chọn (c) vì khi được tiếng
Việt vay mượn thì nó trở thành một bộ
phận quan trọng của tiếng Việt.
+ Không thể chọn (d), vì việc dùng
nhiều từ Hán Việt trong nhiều trường
hợp là cần thiết.

Hoạt động 5: Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.


Mục tiêu: HS nắm được khái niêm, đặc điểm của thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
Phân tích vai trò của thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
Giải thích nghĩa của một số thuật ngữ và biệt ngữ xã hội .
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 8 phút.
GV cho ôn lại khái niệm thuật IV- Thuật ngữ và biệt
ngữ và biệt ngữ xã hội. ngữ xã hội.

Hướng dẫn HS thảo luận về vai Chúng ta đang sống trong thời đại khoa
trò của thuật ngữ trong đời sống học công nghệ phát triển hết sức mạnh
hiện nay. mẽ và có ảnh hưởng lớn đối với đời
sống con người. Trình độ dân trí của
người Việt Nam cũng không ngừng
được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và
nhận thức của mọi người về những vấn
đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa
từng thấy. Dĩ nhiên trong tình hình đó,
thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và
ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Hướng dẫn HS làm bài tập 3 HS dựa vào khái niệm biệt ngữ xã hội
mục IV. và thực tiễn sử dụng ngôn ngũ của bản
thân để làm bài tập này
Hoạt động 5: Trau dồi vốn từ.
Mục tiêu: HS nắm được các hình thức trau dồi vốn từ, giải thích nghĩa của từ ngữ, sử lỗi dùng từ
trong các câu văn cụ thể
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 8 phút.
Cho HS ôn lại các hình thức để V- Trau dồi vốn từ.
trau dồi vốn từ.

Hướng dẫn HS giải thích nghĩa + Bách khoa toàn thư: từ điển bách
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
của những từ ngữ đã cho . khoa, ghi đầy đủ các tri thứ của các
ngành.
+ Bảo hộ mậu dịch : (chính sách ) bảo
vệ sản xuất trong nước chống lại sự
cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài
trên thị trường nước mình.
+ Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua
(động từ) ; bản thảo để đưa thông qua
(danh từ)
+ Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính
thức và toàn diện của một nhà nước ở
nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh
toàn quyền đứng đầu (khác lãnh sự
quán).
+ Hậu duệ: con cháu của người đã
chết.
+ Khẩu khí: Khí phách của con người
toát ra qua lời nói.
+ Môi sinh: môi trường sống của sinh
vật.

Hướng dẫn HS làm bài tập 3 a) “Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này
mục V : Sửa lỗi dùng từ trong đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty
những câu đã cho. lớn trên thế giới.” : Sai từ béo bổ. Từ
này chỉ tính chất, cung cấp nhiều chất
bổ dưỡng cho cơ thể . Có thể sửa lại :
béo bở, nghĩa là dễ mang lại nhiều lợi
nhuận .
b) “Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm
bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình
thấy xấu hôû mà quyết chí học hành,
lập thân.” : Dùng sai từ đạm bạc.
Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ
tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu.
Thay bằng từ : tệ bạc: không nhớ gì
ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa
trước sau trong quan hệ đối xử.
c) “BaÙo chí đã tấp nập đưa tin về sự
kiện SEA Game 22 được tổ chức tại
Việt Nam.”Dùng sai từ tấp nập. (gợi tả
quang cảnh đông người qua lại không
ngớt).Thay bằng từ tới tấp (liên tiếp,
dồn dập, cái này chưa qua cái khác đã
đến)

Bài tập:
1- Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ có tác dụng gì?Vì sao?
2- Cho các từ: chạy, tự do, đỏ, cam tâm. Hãy giải thích nghĩa của các từ đó và chỉ ra cách
mà em giải thích mỗi từ.
Hoạt động 6: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học:Chỉ ra các từ mượn, từ hán việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể.Giải
thích vì sao những từ đó lại được sử dụng(hay không được sử dụng)trong văn bản đó.
b. Bài sắp học: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Ngày soạn: 14/10/2012


Ngày dạy: 17/10/2012
Tiết 44 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.


* Thầy: soạn bài lên lớp. Chuẩn bị tư liệu để cung cấp cho HS.
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:


1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài


Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Mục tiêu: HS nắm được yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm
Thời gian: 28 phút.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
I- Tìm hiểu yếu tố
nghị luận trong văn
bản tự sự

Nêu một số yếu tố để tạo nên Trả lời * Kiến thức về văn bản
văn bản tự sự? tự sự đã học: ngôi kể,
người kể, thứ tự kể,
nhân vật sự việc...;văn
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
tự sự có thể kết hợp với
miêu tả.
Nghị luận là gì? Nghị luận là nêu dẫn chứng lí lẽ, dẫn 1- Ví dụ
chứng để bảo vệ một quan điểm, tư
tưởng( luận điểm ) nào đó.

Đoạn văn a và đoạn thơ b được Đoạn văn a và đoạn thơ b được viết theo
viết theo phương thức biểu đạt phương thức biểu đạt tự sự.
nào?

Lời kể chuyện trong đoạn trích a Lời của ông giáo. Đoạn trích a
là của ai?

Ông giáo đang thuyết phục ai? Ông giáo thuyết phục chính mình vì vợ
Về điều gì? ông không ác nên ông chỉ thấy buồn mà
không giận( đối thoại ngầm- >độc thoại
nội tâm)

Để đi tới kết luận đó, ông đã đưa


ra những lí lẽ nào?

Nội dung, hình thức, cách lập luận phù hợp với tính cách của nhân vật ông
giáo trong truyện Lão Hạc (một con người có học thức, hiểu biết, giàu lòng
thương người, luôn nghĩ suy, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn
người, nhìn đời…

GV yêu cầu HS đọc thầm lại HS đọc lại đoạn b. Đoạn trích b
đoạn b.

Trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán, cuộc đối thoại giữa Kiều và
Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù
hợp với một phiên toà.
Trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán, cuộc đối thoại giữa Kiều và
Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù
hợp với một phiên toà.

Lập luận của Kiều như thế nào?


Hoạn thư biện minh như thế Hoạn Thư trong cơn “hồn lạc phách
nào? xiêu” vẫn biện minh cho mình bằng một
đoạn lập luận thật xuất sắc. Trong 8 dòng
thơ, Hoạn Thư đã nêu lên 4 “luận
điểm” :
- Thứ nhất : Tôi là đàn bà nên ghen
tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ
thường)
- Thứ hai : Ngoài ra tôi cũng đói xử rất
tốt với cô khi ở gác viết kinh ; khi cô
trốn khỏi nhà tôi cũng chẳng đuổi theo
(kể công)
- Thứ ba : Tôi với cô đều trong cảnh
chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.
- Thứ tư : Nhưng dù sao tôi cũng đã trót
gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết
trông nhờ vào lượng khoan dung rộng
lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
Kiều)

Với lập luận đó, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan
đến mực nói năng phải lời”. Và cũng hính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã
đặt Kiều vào một tình thế khó xử : Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Gọi các lời lẽ của ông giáo và Những điều mà nhân vật suy ngẫm, đánh 2- Kết luận:
của Hoạn Tư là yếu tố nghị luận giá về một vấn đề hoặc các lí lẽ và dẫn
- Những biểu hiện suy
trong văn bản tự sự. chứng nhằm thuyết phục người đối thoạinghĩ, đánh giá, bàn
H: Em hiểu thế nào là yếu tố trong văn bản tự sự. luận trong văn bản tự
nghị luận trong văn bản tự sự? sự là những yếu tố
nghị luận.
Trong đoạn văn nghị luận, người * Câu :khẳng định, câu phủ định, câu có - Tác dụng của việc sử
ta thường dùng những loại từ và cặp từ hô ứng. dụng yếu tố nghị luận
câu nào ? * Từ ngữ : tại sao, thật vậy, tuy thế, trong văn bản tự sự là
trước hết, sau cùng,tóm lại, nói chung, hố trợ cho việc kể, làm
tuy nhiên,… cho tự sự thêm sâu sắc

Hoạt động 3: Luyện tập


Mục tiêu: - Tìm những câu, chữ thể hiện tính chất nghị luận với lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng
để bảo vệ cho một quan điểm, tư tưởng trong một văn bản tự sự cụ thể.
- Xác định vai trò của nghị luận trong một đoạn văn tự sự.
- Chỉ rõ chủ thể và vấn đề nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
- Phân tích để thấy được hiệu quả của nghị luận trong một đoạn văn tự sự.
- Lập dàn ý cho một bài làm văn tự sự, nêu mục đích và dự định sử dụng yếu tố nghị
luận cho mỗi phần.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 10 phút.
II. Luyện tập :
Nêu yêu cầu bài tập 1. Xác dịnh lời của người thuyết
phục, nội dung và đối tượng
thuyết phục.

Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? Tóm tắt lý lẽ của Hoạn Thư để
chứng minh lời khen của nàng.

Bài tập:
Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng nghị luận ghi lại cuộc đối thoại có tính chất tranh luận giữa
hai nhân vật về vấn đề hạnh phúc gia đình
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể.
b. Bài sắp học:
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn

Ngày soạn: 14/10/2012


Ngày dạy: 19.10.2012
Tiết 45 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức
Đặc điểm của thể thơ tám chữ
2. Kĩ năng
- Nhận biết thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.


* Thầy: soạn bài lên lớp.
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:


1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài


Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Nhận diện thể thơ tám chữ
Mục tiêu: HS nhận diện được thể thơ tám chữ
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm
Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
I/ Nhận diện thể thơ tám
GV gọi HS đọc ba khổ thơ trong HS đọc ba khổ thơ trong sách giáo chữ
sách giáo khoa. khoa. -Câu thơ tám tiếng. Mỗi
bài tùy theo thể loại có
Nhận xét về số chữ trong mỗi tám chữ. thể có bốn câu, tám câu
dòng ở các đoạn thơ trên. hoặc có nhiều khổ thơ.
-Ngắt nhịp linh hoạt 4/4
Tìm những chữ có chức năng Đoạn thơ (a) : gieo vần chân liên tiếp, hoặc 3/3/2 hoặc 3/2/3
gieo vần ở mỗi đoạn . chuyển đổi theo từng cặp : tan – ngàn,
mới - gội, bừng - rừng, gắt – mật.
- Đoạn thơ (b) : cũng gieo vần chân
liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp : về
– nghe, học – nhọc, bà – xa.
- Đoạn thơ (c) : được gieo vần chân
nhưng lại gián cách : ngát – hát, non –
Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà
Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn
son, đứng – dựng, tiên – nhiên.

Nhận xét về cách ngắt nhịp ở Đa dạng, linh hoạt.


mỗi đoạn thơ trên. Nào đâu / những đêm vàng/ bên bờ
suối, (2 / 3 / 3)
Ta say mồi / đứng uống / ánh trăng
tan (3 / 2 / 3)
Đâu những ngày / mưa chuyển / bốn
phương ngàn (3 / 2 / 3)
Ta lặng ngắm / giang sơn ta / đổi mới.
(3 / 3 / 2)
+ Mẹ cùng cha / công tác bận / không
về (3 / 3 / 2)
Cháu ở cùng bà / bà bảo / cháu nghe
(4 /2 / 2)

Một số đoạn thơ tám chữ


* Ta rắp nâng lời chào ngày mới mẻ,
Vì Đông, Thu, hay Hạ cũng như Xuân;
Cũng có tình riêng với lòng thi sĩ.
Ta vui ca trông ngày tháng xoay vần.
(Khúc ca hoài xuân - Thế Lữ)
* Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách - cố nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về...
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...
(Ngập ngừng - Hồ Dzếnh)
* Trời xuân vắng, cỏ cây rên xào xạc
Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi.
Gió xuân lạnh, ngàn sâu, thời ca hát
Trăng xuân sầu, sao héo, cũng thôi cười.
(Đêm xuân sầu - Chế Lan Viên)
Hoạt động 3: Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
Mục tiêu: HS thực hành nhận diện được thể thơ tám chữ
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm
Thời gian: 10 phút.
II. Luyện tập nhận diện
thể thơ tám chữ :

Gọi HS đọc bài tập. Nêu yêu HS dán chữ phù hợp theo thứ tự : ca Bài tập 1
cầu của bài tập. hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.

Gọi HS đọc bài tập . Nêu yêu Thứ tự điền : cũng mất, tuần hoàn, đất Bài tập 2.
cầu của bài tập. trời .

GV yêu cầu HS đọc kỹ đoạn thơ Sai ở từ rộn rã. Âm tiết cuối của câu Bài tập 3.
dã bị chép sai câu thứ ba trong thơ này phải mang thanh bằng và hiệp
bài thơ Tựu trường của Huy vần với chữ gương ở cuối câu thơ trên
cận . Chỉ ra chỗ sai, biết cách (gieo vần chân liên tiếp) : Những
sửa. chàng trai mười lăm tuổi vào trường .

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà


Trường THCS Nguyễn Khuyến Tổ Ngữ văn

Hoạt động 4: Thực hành làm thơ tám chữ


Mục tiêu: HS tập làm thơ tám chữ theo các yêu cầu:
- Chủ đề tự chọn
- Chọn cách ngắt nhịp,gieo vần
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm
Thời gian: 20 phút.
III. Thực hành làm thơ tám chữ :
Bước 1. Hướng dẫn HS tìm TL : Thanh bằng.
những từ thích hợp (đúng thanh,
đúng vần) để điền vào chỗ trống
trong khổ thơ ở bài Trưa hè của - TL : Khuôn âm (a), mang
Anh Thơ. thanh bằng.
- Từ điền vào chỗ trống ở dòng Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ
thơ thứ ba phải mang thanh gì ? nắng
- Từ điền vào chỗ trống ở cuối Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay
dòng thơ thứ tư phải có khuôn qua
âm và mang thanh gì ?

Bước 2. Hướng dẫn HS làm : Câu thơ 8 chữ, chữ cuối phải
thêm một câu thơ cuối . Yêu cầu có khuôn âm (ương) hoặc (a),
đúng vần, phù hợp với nội cảm mang thanh bằng.
xúc từ ba câu trước.

Hướng dẫn HS trao đổi theo - Mỗi nhóm cử đại diện đọc và
nhóm về các bài thơ theo thể bình bài thơ của nhóm mình
tám chữ đã ở nhà để chọn bài trước tập thể .
của nhóm mình sẽ trình bày - Cả lớp nhận xét, đánh giá các
trước lớp. bài thơ đã được đọc và bình

Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học


Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
a. Bài vừa học: - Sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
- Tập làm bài thơ tám chữ không giới hạn về số câu về trường lớp, bạn bè.
b. Bài sắp học:
KIỂM TRA VĂN (Phần truyện trung đại)

Giáo án Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Lê Hà

You might also like