You are on page 1of 3

1.

Dẫn chứng về ý chí nghị lực:

-Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã
vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà
diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới.

- Khi nhắc đến tấm gương về nghị lực sống vượt lên trên số phận, chắc hẳn không
thể nào bỏ qua người thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Khi lên 4 tuổi, ông đã gặp cơn
bạo bệnh và thật không may, bị liệt cả hai tay. Tay liệt nhưng ý chí không liệt, mà
ngược lại càng mạnh mẽ hơn. Nguyễn Ngọc Kí vẫn nuôi một khát khao được đi
học như các bạn cùng trang lứa bằng việc lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô
giáo giảng bài. Và khi về nhà, ông đã tập viết bằng chân.Với đôi chân ấy, với ý chí
vượt lên hoàn cảnh của mình, sau này ông đã trở thành một nhà giáo ưu tú với
những phương pháp giảng dạy độc đáo. Đó chính là một tấm gương sáng về việc
không đầu hàng số phận.

2. Dẫn chứng về Tinh thần lạc quan, yêu đời vượt lên hoàn cảnh; Lòng trắc
ẩn, yêu thương con người; Việc tử tế; Sống cống hiến

Lê Thanh Thúy – cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười như hoa hướng dương, đối
mặt với căn bệnh ung thư, nhưng cô vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ
“Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất,
nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời. Ngày hội Hoa hướng
dương vẫn được tổ chức hàng năm để viết tiếp ước mơ của Thúy.

3. Dẫn chứng về dòng dũng cảm và sự hi sinh vì người khác:

-Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 ở Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam
thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh
chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy
vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ
được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn
trôi.

-Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, Phan Đình
Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; Nguyễn Văn Trỗi , Võ Thị Sáu , Bác Hồ hi
sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân…; những bác sĩ nơi tuyến đầu
chống dịch…
4.Dẫn chứng về sự vô cảm.

Tại một thành phố lớn ở Trung Quốc, có một bé gái 2 tuổi tên là
MeiMei bị một chiếc xe tải cán chết. Người tài xế không chỉ tàn nhẫn cán qua cô
bé một lần nữa, khiến cô bé chết hẳn. Cô bé nằm giữa đường, máu chảy đầy,
nhưng liên tiếp 18 người đi qua không ai chịu giúp đỡ đến khi người thứ 19 là một
bác lao công đi tới mới gọi cứu hộ

5. Dẫn chứng về hạnh phúc bình dị

Bác Hồ sống một cuộc đời giản dị, từ cách ăn mặc, đến nơi ăn chốn ở đều rất giản
đơn. Bởi với người hạnh phúc là cuộc sống bình dị được gắn bó với nhân dân,
mang lại hoà bình ấm no cho nhân dân. Cả đời người chỉ có 1 mong ước giản dị:
nước ta được độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

6. Dẫn chứng về kĩ năng sống:

Nguyễn Thị Bình với chức vụ là trưởng đoàn ngoại giao Việt Nam khi tham dự hội
nghị Pari là một nhà ngoại giao kiệt xuất với những lí luận sắc bén của bà đã làm
cho kẻ thù phải đặt bút kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và trên
bán đảo Đông Dương.Với câu trả lời các nhà báo quốc tế: “Người Mỹ lên mặt
trăng và có thể trở về nhưng sang Việt Nam tôi không chắc…” vô cùng sắc bén.

6. Lòng nhân ái

Ø Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị
mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ
quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông
vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé
khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia
đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…
7.. Sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn và nắm bắt cơ hội

Ø Gần như không một anh bộ đội nào không biết đến bếp Hoàng Cầm. Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ khi chỉ một lọn khói nhỏ cũng có thể bị phát hiện, đồng
nghĩa với những cuộc oanh kích dữ dội, đồng chí Hoàng Cầm đã sáng tạo ra chiếc
bếp không khói, vô hiệu hóa kỹ thuật quân sự của không quân Mỹ.
8.Tinh thần hiếu học, vượt qua nghịch cảnh
Cụ Huỳnh Thúc Kháng là người học rất giỏi, đã 2 lần đỗ thủ khoa trong kì thi
Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lúc nào cũng đọc sách, tìm tòi cái
mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức. Trong thời gian bị
đày đi Côn Đảo, cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn Từ điển tiếng Pháp dày khoảng
1800 trang, cụ đã kiên trì đọc sau các buổi lao động khổ sai.
9.Ngay thẳng, chính trực; Liêm khiết

Chu Văn An – nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi
tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế
kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh
thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về dạy học,
viết sách. Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình
những trò thiếu lễ độ.

10. Dẫn chứng về sự bao dung.


Bác còn thể hiện tấm lòng nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu đối với những
người lầm đường lạc lối. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài.
Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có
người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy
nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải
lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”.

You might also like