You are on page 1of 4

Đề thi thử giữa học kì II:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị Luận


Câu 2: Nội dung chính: Bàn về những thế mạnh và những nhược điểm
ta cần khắc phục để chạy đua với sự phát triển không ngừng của thế
giới.
Câu 3: Đoạn trích trên cho em thấy được ta phài có lòng tự hào khi là
dân tộc Việt Nam, chúng ta không thua kém gì những đất nước gì trên
thế giới. Tuy vậy ta vẫn những nhận thức những điều ta còn sai sót và
phải khắc phục, đồng thời phải phát huy điểm mạnh của riêng để bắt
kịp nhịp phát triển toàn cầu.
Văn Bản
Câu 1:
Bài làm
Theo em, quan niệm trên hoàn toàn đúng đắn. Hèn nhát là sự yếu đuối,
trốn tránh với những gì ta phải vượt qua còn nhẫn nhịn là sự nhường
nhịn, kiềm chế và tôn trọng. Trong cuộc sống sẽ nhiều lúc ta hồ đồ mất
kiểm soát và làm tổn thương người khác thậm chí là người thân của
mình vậy trong mỗi con người chúng ta nên có chữ “nhẫn”. Một trong
những cách cải thiện bản thân, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
khác là kiểm soát cảm xúc. Tuy vậy khác với nhẫn nhịn, hèn nhát là một
khái niệm tiêu cực. Khi ta trốn bỏ hay chấp nhận cái sai của người khác
hay bắt buộc chính mình phải theo con đường họ đã định thì chính bạn
đã đánh mất đi tiếng nói của bản thân. Tóm lại trong cuộc sống mỗi bản
thân chúng ta phải biết dừng lại nhẫn nhịn nhưng cũng không phải mà
dừng quá lâu để rồi mất chính bản thân mình.
Câu 2:
Bài làm
Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong
công cuộc dẹp giặc. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng
tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Đại cáo bình
Ngô được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất với những áng văn độc đáo và
những tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn đầu tiên.
Phần đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân
nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến rực rỡ lâu đời của Đại Việt:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả
đều hướng về con người, về nhân dân đang bị áp bức . Thương dân,
đánh kẻ có tội cứu nhân dân thoát khỏi chết chóc đau thương, đem lại
cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân
nghĩa.
Tiếp theo bài cáo, Nguyễn Trãi đã cất giọng, khẳng khái xưng danh hiệu
tên nước:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Đại Việt ta tuy nhỏ bé về lãnh thổ mà tinh thần không nhỏ, vẫn xưng
vương, bờ cõi độc lập, mạnh mẽ, không chịu nhún mình dưới quyền uy
kẻ khác, tấm lòng Đại Việt cũng vì thế mà rộng lớn biết bao. Đất Việt
cũng có hào kiệt bốn phương, vang danh sử sách, nhân tài giỏi giang cả
về mưu cơ, chiến lược, văn võ song toàn. Những yếu tố đó đã góp phần
dựng xây nên một Đại Việt hùng hồn, trên mọi chiến trận luôn giành
thắng lợi:
"Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi"


Trước sự xâm lăng ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù, tinh thần chiến
đấu của Đại Việt ta nôi nổi, quyết tâm hơn bao giờ hết, bao chiến công
lẫy lừng, oanh liệt được Nguyễn Trãi kể ra chứa chan những cảm xúc tự
hào.Cuối cùng, chính nghĩa mãi mãi là nguồn ánh sáng cao đẹp soi sáng
con đường đấu tranh của dân tộc.
Đoạn thơ tuy ngắn mà không chỉ nêu lên được tư tưởng nhân nghĩa
sáng ngời mà còn khẳng định nền độc lập, tổng kết lại được những
chiến công hào hùng của dân tộc. Nguyễn Trãi cho thế hệ mai sau một
bài học phải có lòng tự hào với văn hiến Việt Nam, đồng thời phải khắc
ghi trong tim dòng máu “Con Rồng Cháu Tiên” mãi mãi không quên.

You might also like