You are on page 1of 9

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

Tuần 5
Tiết 17
Ngày soạn: 22/09/2013
Ngày dạy: 24/09/2013

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống gia tiếp.

B. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, gợi mở, qui nạp. Nêu vấn đề, kĩ thuật động não.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:


1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Thế nào là từ tượng hình? Từ tượng thanh? Tác dụng? Lấy ví dụ?
Tìm 5 từ tượng hình tả hoạt động của người?
Tìm 5 từ tượng thanh mô phỏng tiếng sóng biển
3. Bài mới:
Giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG


- Gọi học sinh đọc ví dụ ở mục I? I. Từ ngữ địa phương:
- Trong ba từ: bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ dùng phổ
biến hơn? Vì sao? -bắp, bẹ: là từ ngữ địa phương.
HS: Ngô. Vì nó là từ nằm trong vốn từ vựng toàn dân, - ngô : là từ ngữ toàn dân.
có tính chuẩn mực văn hóa.
- Trong 3 từ trên, từ nào được gọi là từ địa phương? Tại
sao?
HS: Bắp, bẹ. vì nó được dùng trong phạm vi hẹp.
Vậy từ địa phương là gì? Ví dụ? Từ ngữ địa phương: từ ngữ được sử
dụng ở một hoặc một số địa phương
nhất định.
Bài tập nhanh: Các từ “mè đen, trái thơm” có nghĩa là
gì? Nó là từ địa phương vùng nào?
HS: - Vừng đen, quả dứa: Nam Bộ.
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ ở mục II? II. Biệt ngữ xã hội:
Tại sao tác giả dùng 2 từ “mẹ” và “mợ” để chỉ cùng một Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa.
đối tượng?
HS: - Mẹ: miêu tả suy nghĩ của nhân vật.
- Mợ: xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao
tiếp.

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

Trong nước ta, trước CMT8 tầng lớp xã hội nào gọi mẹ Ở xã hội ta trước Cách mạng tháng
bằng mợ, cha bằng cậu? Tám, trong tầng lớp trung lưu, thượng
HS: Tầng lớp trung lưu. lựu, con gọi mẹ là mợ, cha được gọi là
cậu. => Mẹ là từ ngữ toàn dân. Mợ là
từ ngữ tầng lớp trung lưu, thường
dùng để gọi mẹ.
Các từ: “ngỗng, trúng tủ” có nghĩa là gì? Tầng lớp xã Các từ ngữ ngỗng, có nghĩa là: con số
hội nào thường dùng từ ngữ này? 0 (điểm), trúng tủ trúng vấn đề đã học
HS: - Ngỗng: điểm 2 chắc (do đoán mò). Đó là các từ ngữ
- Trúng tủ: đúng cái phần đã học thuộc lòng. dùng hạn chế trong tầng lớp HS hiện
- Học sinh, sinh viên. nay.
Những từ đó gọi là biệt ngữ xã hội.Vậy biệt ngữ xã hội Biệt ngữ xã hội: từ ngữ được dùng
là gì? Cho ví dụ? trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Cho học sinh làm bài tập nhanh.

- Gọi học sinh đọc 2 ví dụ ở mục III? III. Sử dụng từ ngữ địa phương,
Em có dễ dàng hiểu nghĩa của các từ in đậm đó không? biệt ngữ xã hội:
Vì sao?
HS: Không. Việc sử dụng từ ngữ địa phương và
biệt ngữ xã hội phải phù hợp với
tình huống giao tiếp:
Vậy khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, +Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã
cần chú ý điều gì? hội thường được sử dụng trong
Cho biết, cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ khẩu ngữ, trong giao tiếp thường
xã hội? nhật với người cùng địa phương
HS: Đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn hoặc cùng tầng lớp xã hội với mình;
cảnh đạt hiệu quả giao tiếp.
Trong các tác phẩm thơ, văn, tác giả có thể sử dụng lớp +Trong thơ văn, tác giá có thể sử
từ này, có tác dụng gì? dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ
HS: Tô đậm sắc thái địa phương, tính cách nhân vật. này để thể hiện nét riêng về ngôn
ngữ, tính cách của nhân vật;
Có nên sử dụng lớp từ này tùy tiện không? Tại sao? +Cần tránh lạm dụng hai lớp từ
HS: Không, vì dễ gây sự tối nghĩa, khó hiểu. này.
Một số từ địa phương: IV. Luyện tập.

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Bài 1: Tìm một số từ địa phương:
Dề Về.
Dui Vui.
Té Ngã…
GV nêu yêu cầu Bài 2:

- Học gạo: học thuộc lòng một cách


máy móc.
- Học tủ : đoán mò một số bài nào
đó để học thuộc lòng, không ngó
ngàng gì tới bài khác.
- Gậy : điểm 1
GV nêu yêu cầu Bài 3:
Bài 3:

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

Trường hợp a, có thể trường hợp d.


GV nêu yêu cầu Bài 4:

Răng: sao;
Chi: sao, gì;
Bây chừ: bây giờ;
Rứa: thế, vậy

4 .Hướng dẫn tự học


a. Bài vừa học:
-Sưu tầm một số câu ca dao, hò vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã
hội.
- Đọc và sửa các lỗi do làm dụng từ địa phương trong một số bài tập làm văn của bản
thân và bạn
b. Bài sắp học: Tóm tắt văn bản tự sự

Tiết 18
Ngày soạn: 22/09/2013
Ngày dạy: .../09/2013

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự
2. Kỹ năng:
- Đọc- hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của VBTS
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt VBTS phù hợp với yêu cầu sử dụng.

B. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, phân tích, gợi mở, học theo góc.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:


1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Nêu tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản . Trình bày các phép liên kết.
(Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng với
nhau.
Có thể sử dụng các phượng tiện từ ngữ ( quan hệ từ, chỉ từ, đại từ, từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh,
đối lập, khái quát,... ) và câu nối để liên kết các đoạn văn )
3. Bài mới:
Giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG


Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 1. I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời
câu 2.I.SGK
HS:
Kết luận (b) là đúng : ghi lại một cách ngắn gọn, trung
thành, chính xác những nội dung chính của văn bản...
(đó cũng là mục đích của tóm tắt văn bản tự sự).
- Các kết luận a, c, d không đúng với mục đích tóm tắt
(a : ghi lại đầy đủ chi tiết..., c : kể lại một cách sáng
tạo..., d : phân tích nội dung, ý nghĩa...)

Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn
của mình trình bày ngắn gọn, trung
thành với nội dung chính của tác
phẩm đó ( bao gồm các sự việc tiêu
biểu, nhân vật và các chi tiết quan
trọng ) nhằm phục vụ cho học tập và
trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn II.Cách tóm tắt tác phẩm tự sự:
Nội dung văn bản trên nói về tác phẩm nào? Dựa vào 1. Những yêu cầu đối với một văn bản
đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên tóm tắt:
có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không?
HS: Tác phẩm Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, dựa vào các chi
Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

tiết, hình ảnh nhân vật trong truyện được nêu trong bản
tóm tắt.
Văn bản ấy đã nêu được các nhân vật và sự việc chính
của truyện.

Đoạn văn trên có gì khác so với tác phẩm ấy? ( Gợi ý:


Về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc…)
HS:
- Đoạn văn có độ dài ngắn hơn rất nhiều so với tác
phẩm
- Số lượng nhân vật, sự việc ít hơn vì lựa chọn nhân
vật chính, sự việc quan trọng.
- Đoạn văn tóm tắt tác phẩm không phải trích nguyên
văn từ tác phẩm Sơn Tinh – Thuỷ Tinh mà là lời của
người viết tóm tắt.

Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết các yêu cầu đối với Yêu cầu: phản ánh trung thành nội
một văn bản tóm tắt? dung văn bản được tóm tắt.
HS: Văn bản tóm tắt trung thành phản ánh nội dung
của văn bản được tóm tắt. Có sáng tạo cần thiết và
phải diễn đạt bằng lời văn của mình.

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 2. 2.Các bước tóm tắt văn bản:
Gọi dẫn học sinh trao đổi thảo luận:
Muốn viết được một văn bản tóm tắt theo em cần phải Các bước tóm tắt văn bản tự sự:
làm những việc gì? Theo trình tự như thế nào? - Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản;
- Xác định nội dung chính cần tóm
tắt;
- Sắp xếp các nội dung ấy theo một
trình tự hợp lí;
- Viết văn bản tóm tắt.

4. Hướng dẫn tự học


a. Bài vừa học:
- Ôn lại các kiến thức về tóm tắt văn bản tự tự
- Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
b. Bài sắp học: Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.

Tiết 19
Ngày soạn: 22/09/2013
Ngày dạy: .../09/2013

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự
2. Kỹ năng:
- Đọc- hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của VBTS
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt VBTS phù hợp với yêu cầu sử dụng.

B. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận, trình bày

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:


1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
- Hãy nêu cách thức tiến hành tóm tắt văn bản tự sự.
- Hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự ?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG


Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc bản liệt kê, chia nhóm Bản liệt kê đã nêu được các sự việc,
Bản liệt kê đã nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân nhân vật, một số chi tiết tương đối đầy
vật chính của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung đủ nhưng còn lộn xộn, thiếu mạch lạc
thì em thêm những gì? và từ ngữ liên kết.

Hãy sắp xếp các sự vệc trên theo một thứ tự hợp lý. Thứ tự là: b,a,d,c,g,e,i,h,k.
Viết tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một văn bản ngắn
gọn nhưng phản ánh được một cách trung thành nội
dung của tác phẩm này?
Văn bản tóm tắt:
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một
con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ
còn lại con chó.Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con,
Lão Hạc phải bán con chó mặc dù lão rất buồn và đau
xót.Tất cả tiền lão dành dụm được lão gửi ông giáo và
nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày
một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối
những gì ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ. Một hôm lão
xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả một con chó làm
thịt để rủ Binh Tư uống rượu.Ông giáo rất buồn khi
nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết,
cái chết thật dữ dội.Cả làng không hiểu vì sao lão
chết, chỉ có ông giáo và Binh Tư là hiểu.

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Bài tập 2:
Hãy tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” bằng một
đoạn văn khoảng 10 dòng. Gợi ý: Gia đình chị Dậu thiếu một suất
HS viÕt tãm t¾t kho¶ng 10 phót sau ®ã tr×nh bµy tríc sưu, anh Dậu bị đánh đập ở đình làng
líp. một cách tàn bạo gần như chết -> được
GV nhËn xÐt. trả về nhà.
Tóm tắt : Vì thiếu suất sưu của người em đã chết, anh - Cai lệ và người nhà Lý Trưởng xông
Dậu bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa vào nhà chị đánh và bắt anh Dậu ra đình
được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh với thái độ hống hách độc ác dã man.
nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng
bát gạo để nấu cháo cho. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy để cố khơi gợi một chút tình người ở
cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gã bọn chúng.
đầy tớ Lý trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. - Nhưng cái ác ngày càng lấn tới, chị đã
Van xin thiết không được, chị Dậu đã liều mạng chống vùng dậy quật bọn tay sai để bảo vệ
lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. chồng với lòng yêu thương chồng tha
thiết.

HS giải quyết bài tập 3. Bài tập 3:


Có ý kiến cho rằng: Văn bản “Tôi đi học “ và “Trong Giải thích: Là tác phẩm tự sự nhưng
lòng mẹ” rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ
Giải thích? tình)
Các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả
cảm giác và nội tâm nhânvật vì thế nên
khó tóm tắt.

4. Hướng dẫn tự học


a. Bài vừa học:
Rút ra được bài học để tóm tắt được tốt một văn bản tự sự: cần hiểu đúng, sâu sắc
về tác phẩm, xác định được đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt ( theo nội dung,
nhân vật nào, dung lượng như thế nào... , sắp xếp và trình bày văn bản tóm tắt
bằng lời văn của mình.
b. Bài sắp học: Soạn bài: Trả bài Tập làm văn số 1

Tiết 20
Ngày soạn: 22/09/2013
Ngày dạy: .../09/2013
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


Kiến thức: Giúp h/s :
- Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với tóm tắt tác phẩm tự sự .
- Hs nhận thấy những ưu điểm đã làm được trong bài viết của mình và nêu hướng khắc phục
những nhược điểm .
Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ và kĩ năng xây dựng văn bản
B.PHƯƠNG PHÁP:
Gợi tìm, thuyết trình, giới thiệu bài làm mẫu của HS
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Kiểm tra bài cũ:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG


I.Ôn tập: I.Ôn tập:
Trả lời một số câu hỏi để ôn lại một số nội dung đã học

II. Sửa bài: II. Sửa bài:


Đề: Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học Đề: Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu
1. Hướng dẫn tìm hiểu đề tiên đi học
Hướng dẫn học sinh tìm , nhận xét, bổ sung cho hoàn 1.Tìm hiểu đề bài
chỉnh dàn ý.
- Thể loại : Tự sự .
- Nội dung : Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học .
2. Tìm ý
3.Lập dàn ý

2.Tìm ý
3.Làm dàn ý:
A.Mở bài:
Phần mở bài cần nêu những nội dung gì ? - Nêu lí do gợi cho em nhớ lại kỉ niệm
về ngày đầu tiên đi học.
- Tâm trạng khi nhớ lại .
Phần thân bài cần kể lại những sự việc gì , kể lại ntn ? B.Thân bài
- Kể lại diễn biến tâm trạng trong ngày
đầu tiên đi học .
- Hôm trước ngày đi học .
+ Bố mẹ chuẩn bị chu đáo ....
+ Tâm trạng : hồi hộp , mong đợi .
- Buổi sáng trước khi đi học .
+ Trên đường tới trường .
+ Trên sân trường .
+ Khi vào trong lớp học .
Phần kết bài cần nêu những nội dung gì ? C.Kết bài :
GV: Nhận xét bổ sung Khẳng định lại cảm xúc mãi mãi
không bao giờ quên

Nhận xét chung: Theo dõi nhận xét chung của giáo
Theo dõi nhận xét chung của giáo viên viên
Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bài soạn: Ngữ Văn 8

Ưu điểm:
- Hầu hết nắm được yêu cầu đề bài , đúng nội dung .
- Bài viết tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm
Hạn chế:
+ Chưa xác định yêu cầu đề bài , sai nội dung .
+ Bài viết sơ sài , chỉ đơn thuần kể sự việc , không có
miêu tả , biểu cảm , chưa xác định rõ ràng
bố cục bài văn .
- Phát bài
- HS nhận bài, đọc lại và sửa chữa
- Ghi điểm
4. Hướng dẫn tự học
a. Bài vừa học:
- Rút kinh nghiệm từ bài làm của mình
- Ôn lại văn tự sự
- Đọc một số bài văn hay để học hỏi
b. Bài sắp học
Soạn bài: Cô bé bán diêm
- Tóm tắt phần văn bản trong SGK
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm theo câu hỏi SGK.

Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn nhận xét

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi

You might also like