You are on page 1of 3

I.

ĐỌC - HIỂU (6 điểm)


THUẬT HỨNG
( Nguyễn Trãi)
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen
( Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976, tr. 418-419)

Câu 1. Bài Thuật hứng được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thơ 7 chữ
Câu 2. Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?
A. Hai câu đề B. Hai câu thực, hai câu luận
C. Hai câu kết D. Hai câu luận và hai câu kết.
Câu 3. Câu thơ thứ nhất “ Công danh đã được hợp về nhàn“ có thể hiểu là:
A. Công thành, danh toại, hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.
B. Với Nguyễn Trãi, công danh không còn nữa thì lựa chọn tốt nhất là lui về nhàn.
C. Nguyễn Trãi vẫn khao khát lập công danh nhưng thời thế thay đổi buộc phải về nhàn.
D. Công danh không thể vui bằng thú nhàn, Nguyễn Trãi chọn thú nhàn.
Câu 4. Suy nghĩ "Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa" được
thể hiện trong câu thơ nào?
A. Công danh đã được hợp về nhàn,
B. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
C. Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
D. Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Câu 5. Nội dung biểu đạt của hai câu thực và hai câu luận:
A. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng giàu có, đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
B. Nói về những công việc lao động nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng
túng ngoài kia.
C. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi
khi về nhàn.
D. Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại đối lập với cảnh giàu sang, phú quý ngày còn
làm quan.
Câu 6. Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm thành tải sản riêng của mình,
đúng như mơ ước "Túi thơ chứa hết mọi giang san" . Nhận xét này phù hợp với nội dung những câu
thơ nào?
A. Hai câu luận B. Hai câu đề
B. Hai câu thực D. Hai câu kết.
Câu 7. Nội dung biểu đạt của hai câu thơ cuối là:
A. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua;
B. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi với cha mẹ;
C. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể thay đổi.
D. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua không điều kiện bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.
Câu 8. Em hãy khái quát ngắn gọn nội dung bài thơ trên.
A. Bài thơ thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi về cuộc sống nhàn, vui thú với thiên nhiên, với công
việc đồng ruộng…
B. Tận hưởng cuộc sống tự nhiên dân dã, rời xa chốn quan trường nhiễu nhương, sát phạt…
C. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị của Nguyễn Trãi.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 9. Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ trên
(khoảng 3 – 5 câu).
Câu 10: Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người
(khoảng 5-7 câu)
II.VIẾT (4 điểm)
Viết bài văn phân tích bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.


Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
Trí dũng song toàn
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ
Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc
lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để
cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!
Vua Minh phán:
- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật
không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt
nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
Từ đó, nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền
mạng Liễu Thăng.
Lần khác, khi Giang Văn Minh vào yết kiến, vua Minh sai một đại thần ra vế đối:
- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng,
Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại ngay:
- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và
Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám
hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu
ông, khóc rằng:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng
chết, chết như ông, chết như sống.’’

Theo Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quỳnh và Trung Lưu


1. Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Truyền thuyết
B. Truyện lịch sử
C. Truyện cổ tích
D. Truyện đồng thoại
Câu 2: Mùa đông năm 1637, Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông giao cho trọng trách gì ?
A. Cải trang vi hành, tìm hiểu đời sống của nhân dân.
B. Viết cho vua một cuốn sách về những phong tục trong dân gian.
C. Đi sứ Trung Quốc.
D. Đấu trí với sứ thần nhà Trung Quốc đang có mặt ở nước ta.
Câu 3 “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”
Câu trên là lời điếu văn của ai dành cho Giang Văn Minh?
A. Người đời sau B. Lê Thần Tông
C. Vua nhà Minh D. Dân nhà Minh
Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt?
A. Khóc lóc B. Yết kiến
C. Cứng cỏi D. Nổi dậy
Câu 5: “Trí dũng song toàn” được hiểu là:
A. vừa thật thà vừa dũng cảm
B. vừa trung thực vừa dũng cảm
C. vừa mưu trí vừa dũng cảm
D. vừa trung thực vừa gan dạ
Câu 6: Vế đối “Bạch Đằng thuở ấy máu còn loang” của Giang Văn Minh đối lại vế đối của sứ
thần nhà Minh thâm sâu ở chỗ nào?
A. Sông Bạch Đằng nơi ghi lại nhiều chiến công hiển hách của cha ông ta.
B. Câu chuyện về sông Bạch Đằng chỉ là quá khứ, chúng ta nên quên đi và sống hòa bình.
C. Gợi nhắc chuyện quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Mông của Trung Quốc đều
thảm bại trên sông Bạch Đằng.
D. Gợi nhắc chuyện quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên của Trung Quốc đều
thảm bại trên sông Bạch Đằng.
Câu 7. Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh của vua nhà Minh đã nói lên điều gì về
vị vua này?
A. Sự hèn hạ, nhục nhã. B. Bất khuất, kiên cường.
C. Trí tuệ, thật thà. D. Trí dũng song toàn.
2. Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Khái quát ý nghĩa của câu chuyện Trí dũng song toàn.
Câu 9. Chia sẻ cảm nghĩ của em về nhân vật Giang Văn Minh. ( Trả lời bằng một đoạn văn từ 3-5
dòng).
Câu 10. Bài học em rút ra sau khi đọc câu chuyện lịch sử trên.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Em hãy kể lại một chuyến tham quan khu di tích lịch sử, văn hóa thú vị, bổ ích.

You might also like